Tiểu luận Tầm quan trọng của Hán tự

 

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU

A. HÁN TỰ : KAN JI

I. Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản

II. Đặc điểm Hán tự trong ngôn ngữ Nhật Bản

III. Sự tái du nhập chữ Hán vào Trung Quốc

B. HIRAGANA VÀ KATAKANA

I. Sự hình thành Hiragana và Katakana

II. Hệ thống chữ cái Hiragana và Katakana

C. CÁC HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TIẾNG NHẬT TRONG VĂN TỰ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx28 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tầm quan trọng của Hán tự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc kêu gọi người khác gia nhập hiệp hội, chính Đảng đó), ネグる neguru (sao lãng, bỏ bê, xem thường) và アジる ajiru (lay động, kích động) lại là kết quả của việc “động từ hóa” thêm một bước nữa bằng cách thay する suru bằng る ru trong các động từ オルガナイズする (< oruganaizu ‘organize’), ネグレクトする (< negurekuto ‘neglect’) và アジテートする (< ajitēto ‘agitate’).
Danh từ 
Danh từ kết hợp yếu tố tiếng nước ngoài với một chữ hoặc một tổ hợp chữ Hán. 
Ví dụ: 
+介護保険 kai-go-ho-ken: hình thức bảo hiểm chi trả lương hưu hoặc tiền phụ cấp trong trường hợp người được bảo hiểm ở vào tình trạng cần được chăm sóc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định”. Và vì hai từ 介護 và ケア kea (care) cùng nghĩa nên có từ ケア保険. 
+kuchikomi gồm khẩu với komi là hình thức rút gọn của komyunikēshon (‘communication’) và có nghĩa là “sự truyền đạt thông tin bằng miệng”. 
+Hoặc 合コン gōkon là từ rút gọn của từ 合同コンパ gōdōkonpa, trong đó 合同hợp đồng có nghĩa là “việc hợp nhiều cái thành một hoặc việc nhiều cái hợp với nhau thành một” và コンパ là hình thức rút gọn của từ コンパニーkonpanī (< ‘company’) được sử dụng trong tiếng Nhật với nghĩa “liên hoan”. Từ 合コンgōkon, chính vì vậy, có nghĩa là “việc nhiều thanh niên nam nữ cùng họp mặt giao lưu, ăn uống và có khi có thêm mục đích tìm người yêu”.
Tính từ:
 Tính từ đuôi i:
naui là sự kết hợp giữa nau (now) với phụ tố I nghĩa là “mới mẻ, hiện đại, mốt”.
 Ví dụ: Kore naui ne/ Cái này mốt nhỉ! (từ này đã lỗi thời )
Tính từ đuôi な na:
tiếng Anh thuần túy: 
rakkiiラッキイ (lucky) 
 anrakkii アンラッキイ(unlucky) 
kuria クリア (clear) 
happiiハッピイ (happy) 
 romanchikkuロマンチック(romantic) 
derikeito デリケイト(delicate)
Ngoài ra còn một số tính từ đuôi “na” vốn không có trong ngôn ngữ gốc. 
Ví dụ: 
+ rabarabu ラブラブ( ‘love love’, “một cặp trai gái hoặc vợ chồng luôn có những biểu hiện quấn quýt, yêu thương nhau”). 
 (Ano futari wa itsumo raburabu da/ Hai người đó luôn quấn quýt nhau.) 
 Mượn hậu tố “tic” từ tính từ tiếng Anh (phát âm là chikku) kết hợp với một số danh từ để tạo ra tính từ đuôi な na (và danh từ) tương ứng. 
Ví dụ: 
+Mangachikkuna マンガチック: (cách phục sức) trông như nhân vật trong truyện tranh 
+Ossanchikkuna オッサンチック: ossan: cách nói năng, suy nghĩ, phục sức) như ông già
 Biến thể: (wa-sei-ei-go和製英語 hòa chế anh ngữ)Từ ghép:Gồm nhiều từ đơn hợp thành. Trong những từ đơn này, thường chỉ có một có trong từ gốc. Ví dụ:
+ afutā sābisu ‘after service’ trong tiếng Nhật được sử dụng với nghĩa “các nhà sản xuất, các nhà phân phối hoặc bán sản phẩm sau khi bán một mặt hàng nào đó vẫn chịu trách nhiệm đối với khách hàng về chất lượng của sản phẩm đó, sẵn sàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết”. Cũng với nghĩa này, trong tiếng Anh, người ta thường sử dụng các từ ‘customer service’, ‘after sales service’, ‘service after the sales’ chứ không sử dụng từ ‘after service’. Trong từ này, ‘service’ là từ đơn có mặt trong từ gốc. +ōdā mēdo ‘order made’ (làm theo đơn đặt hàng)/ custom made, tailor made, made to order +ofisu redī ‘office lady’ hoặc ofisu gāru ‘office girl’ (nhân viên văn phòng nữ)/ female office worker; +kī horudā ‘key holder’ (cái móc chìa khóa)/ key chain, key ring; +shirubā shīto ‘silver seat’ (ghế ngồi ưu tiên dành cho người cao tuổi và người khuyết tật trên xe điện, xe buýt và một số phương tiện giao thông công cộng khác)/ seats for seniors, priority seat; +bakku mirā ‘back mirror’ (kính chiếu hậu ở xe ôtô và xe máy)/ rearview mirror; +terebi gēmu ‘television game’ (trò chơi trên màn hình có sử dụng máy vi tính)/ video game… Cũng có trường hợp, trong một số từ, không có bất cứ từ đơn nào trong từ được tạo ra có mặt trong từ gốc. Ví dụ:  +gasorin sutando ‘gasoline stand’ (cây xăng)/ petrol station (tiếng Anh) hoặc ‘gas station’ (tiếng Mỹ);  +gēmu senta ‘game center’ hoặc rút gọn hơn nữa gēsen (trung tâm hoặc cửa tiệm các trò chơi trên máy có mất tiền)/ video arcade, amusement arcade;  +sararīman ‘salaryman’ (người sinh sống bằng lương)/ salaried man, salaried employee, salaried worker;  +mai houmu ‘my home’ (nhà của mình, do mình làm chủ chứ không phải nhà thuê)/ own house… Đảo trật tự: ▸ グレードアップ gurēdo appu ‘grade up’ (nâng cao trình độ, đẳng cấp)/ upgrade▸ コインランドリー koin randorī ‘coin laundry’ (nơi giặt công cộng sử dụng tiền xu)/ launderette, laundromat,… Từ phái sinh:
Là từ được tạo ra từ một yếu tố gốc bằng cách thêm, bớt hay thay một vài thành tố. 
Ví dụ: 
+naitā nighter: thêm “er” vào từ ‘night’ vào có nghĩa là “trận thi đấu” ( bóng chày) vào buổi tối, tiếng Anh: ‘night game’. .  +panerā ‘paneler’ (panel + -er, “người tham gia tranh luận hoặc người trả lời trong một chương trình thi đố)/ panelist; sukinshippu ‘skinship’ [skin + -ship, “sự gần gũi, sự giao lưu về mặt tinh thần, tình cảm thông qua sự tiếp xúc về mặt thể chất (qua da thịt) giữa người mẹ và đứa trẻ, giữa thầy cô giáo và các bé hoặc mối quan hệ gần gũi giữa những người bạn, đồng nghiệp như khi họ cùng đi tắm tại các nhà tắm công cộng ở Nhật”]/ physical contact. .  Từ rút gọn:
Được tạo ra bằng cách sử dụng một bộ phận (thường là bộ phận đầu) của một từ hoặc tổ hợp từ trong tiếng Anh.
apāto: apātomento hausu ‘apartment house’, depāto: depātomento sutoa ‘department store’, konbini: konbiniensu sutoa ‘convenience store’, sūpā: sūpā māketto ‘super market’ (hoặc sūpā sutoa ‘super store’), hankachi: hankachīfu ‘handkerchief’, pasokon: pāsonaru konpyūtā ‘personal computer’, rimokon: rimōto kontorōru ‘remote control’, dejikame: dejitaru kamera ‘digital camera’, infura: infurasutorakuchā ‘infrastructure’, infure: infurēshon ‘inflation’, defure: defurēshon ‘deflation’, demo: demonsutorēshon ‘demonstration’, masukomi: masu komyunikēshon ‘mass communication’, sekuhara: sekusharu harasumento ‘sexsual harassment’,…
Từ phát triển nghĩa:
Ví dụ:
 +kanningu ‘cunning: hành vi quay cóp, gian lận trong phòng thi. Anh: cheating. +kurēmu ‘claim’ (việc bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên bán về số lượng, chất lượng, đóng gói hàng hóa,… hoặc là lời mắng vốn)/ complain; +sumāto ‘smart’ (người hoặc vật có dáng thanh mảnh, đẹp)/ stylish, slim; +panku ‘puncture’ (vỏ xe bị hết hơi)/ flat tire; +hōmupēji ‘home page’ (trang web)/ website, web page, home page; +manshon ‘mansion’ (chung cư thuộc loại trung hoặc cao cấp)/ apartment, condominium…. 
HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TIẾNG NHẬT TRONG 
VĂN TỰ
Ở trong câu nói chung, ngoài việc viết pha trộn các Hán tự - Hiragana - Katakana như ở trên, Romaji - Số Ả Rập cũng được sử dụng cùng lúc khi cần thiết. Một cách cơ bản, đa số dùng Hán tự cho Hán ngữ, với phần biểu thị khái niệm chung của Hòa ngữ (như danh từ và gốc từ biến cách) thì dùng Hán tự, với yếu tố hình thức (như trợ từ - trợ động từ) và một phần của phó từ - từ nối thì dùng Hiragana, Ngoại lai ngữ (trừ Hán ngữ) thì sử dụng Katakana. Theo tài liệu chính thức thì cũng có trường hợp quy định chữ viết cụ thể, người dân bình thường cũng dùng theo theo cách đó. Tuy nhiên, không có phép chính tả chính xác chặt chẽ và sự linh động về chữ viết đang được chấp nhận rộng rãi. Tùy theo loại văn chương và mục đích mà có các cách viết sau:
さくらのはながさく/サクラの花が咲く/桜の花が咲く
[sakura no hana ga saku ("Hoa anh đào nở")]
Lợi ích của việc viết trộn lẫn hệ thống chữ viết một cách đa dạng là ở chỗ từng khối từ được nắm bắt dễ dàng và rất có lợi để đọc nhanh. Từ đồng âm dị nghĩa bắt nguồn từ cấu tạo âm tiết đơn thuần của tiếng Nhật được phân biệt bằng Hán tự, số chữ có được cũng được rút ngắn, đó cũng là một lợi ích. Theo lịch sử, đã từng có chủ trương hủy bỏ Hán tự cũng như Quốc tự hóa (Kana hóa) Rōmaji nhưng không thể thực hiện rộng rãi. Ngày nay kiểu viết trộn lẫn Hán tự - Hiragana - Katakana đang được thừa nhận rộng rãi như kiểu chữ viết chuẩn. Tuy nhiên khi sử dụng loại chữ nào thì cần phải xem xét kỹ lưỡng nghĩa của câu, văn cảnh, đội tượng tiếp nhận.
Ví dụ: Khi xin lỗi một người bằng vị trí của mình với thái độ thân mật, người Nhật thường nói “Gomen” 「ごめん」theo chữ Hiragana .
 Còn khi một người chồng có lỗi với vợ, muốn xin lỗi vợ một cách vô cùng chân thành thì khi viết thư cho vợ, anh ta sẽ dùng “Gomen”「ゴメン」 viết bằng Katakana.
Trong tương lai sắp tới, tiếng Nhật sẽ thay đổi rất nhiều về mọi mặt. Khi tiếp xúc với các dòng ngôn ngữ khác trong làm ăn, giao tiếp sẽ khó tránh khỏi những biến đổi về mặt từ vựng, nhất là về sự pha trộn các hệ chữ trong văn tự. Điều này sẽ mang lại những thuận lợi, những điểm tích cực, những chắc chắn cũng không ít tiêu cực. 
KẾT LUẬN
– —
	Như vậy trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn tự nói riêng, Nhật Bản quả là một thành viên xuất sắc. Quốc gia này là nước đầu tiên xây dựng thành công một hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ dân tộc dựa trên cơ sở chữ Hán. Bên cạnh đó, việc sáng tạo nên hai hệ thống chữ cái Hiragana và Katakana đã giúp cho Nhật Bản thuận tiện hơn trong việc sử dụng chữ Hán và tiếp nhận những từ ngữ ngoại lai.
Ở Việt Nam, tuy là điều kiện khách quan thuận tiện hơn vì tiếng Việt và tiếng Hán đều là hình thức ngôn ngữ đơn lập, nhưng mãi cho đến sau thế kỷ X, hệ thống chữ Nôm mới hình thành, bản chất khác với tiếng Nhật.
Nói về tầm quan trọng của Hán tự, trong thời kỳ lịch sử cận đại, khi mà một số trí thức, những nhà cách tân ở Việt Nam, Triều Tiên và cả Trung Quốc xem chữ Hán như chướng ngại vật trên con đường đi đến thế giới hiện đại mọi mặt thì thành công của Nhật Bản đã chứng minh rằng chữ Hán có thể trở thành công cụ truyền bá tối ưu các mặt của công cuộc hiện đại hóa mà không thoát ly truyền thống và bản sắc dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt (Lê Đình Khẩn-NXB ĐHQG)
Nhật Bản –thành viên xuất sắc trong giới Hán hóa
Nihongo no tokucho (Kindaichi Haruhito)
Trang web: http//www.wikimedia.com
Trang web: http//www.thongtinnhatban.net
MỤC LỤC
– —
PHẦN MỞ ĐẦU
HÁN TỰ : KAN JI
Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản
Đặc điểm Hán tự trong ngôn ngữ Nhật Bản
Sự tái du nhập chữ Hán vào Trung Quốc
HIRAGANA VÀ KATAKANA
Sự hình thành Hiragana và Katakana
Hệ thống chữ cái Hiragana và Katakana
CÁC HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TIẾNG NHẬT TRONG VĂN TỰ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_2_4429.docx
Tài liệu liên quan