Phân tích lỗi sử dụng cấu trúc “Yue a yue b” (越 a 越 b) của sinh viên Việt Nam

Bài viết trình bày kết quả khảo sát lỗi sử dụng cấu trúc “ A B” trên cơ sở Kho ngữ liệu

ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy không có

sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ sử dụng chính xác cấu trúc “ A B” giữa các giai đoạn trình độ

tiếng Trung Quốc. Lỗi sử dụng của sinh viên trong quá trình thụ đắc có thể quy về 3 loại: lỗi về ngữ

nghĩa, lỗi về cú pháp và lỗi do nhầm lẫn (); trong đó, lỗi về ngữ nghĩa và lỗi do nhầm lẫn

là phổ biến nhất. Từ cơ sở này, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy cấu trúc

A B” cho sinh viên Việt Nam, như: cần chú trọng đối chiếu Việt – Trung; tăng số lượng, đa

dạng hóa bài tập; và tăng tính tái hiện của cấu trúc này

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích lỗi sử dụng cấu trúc “Yue a yue b” (越 a 越 b) của sinh viên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18 Số 1 (2021): 13-20 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 1 (2021): 13-20 
ISSN: 
1859-3100 Website:  
13 
Bài báo nghiên cứu* 
PHÂN TÍCH LỖI SỬ DỤNG CẤU TRÚC “YUE A YUE B” (越 A越 B) 
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 
Lưu Hớn Vũ 
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Lưu Hớn Vũ – Email: vulh@buh.edu.vn 
Ngày nhận bài: 10-01-2020; ngày nhận bài sửa: 11-02-2020;ngày duyệt đăng: 18-01-2021 
TÓM TẮT 
Bài viết trình bày kết quả khảo sát lỗi sử dụng cấu trúc “越 A越 B” trên cơ sở Kho ngữ liệu 
ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy không có 
sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ sử dụng chính xác cấu trúc “越 A越 B” giữa các giai đoạn trình độ 
tiếng Trung Quốc. Lỗi sử dụng của sinh viên trong quá trình thụ đắc có thể quy về 3 loại: lỗi về ngữ 
nghĩa, lỗi về cú pháp và lỗi do nhầm lẫn (越 và更); trong đó, lỗi về ngữ nghĩa và lỗi do nhầm lẫn 
là phổ biến nhất. Từ cơ sở này, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy cấu trúc 
“越 A越 B” cho sinh viên Việt Nam, như: cần chú trọng đối chiếu Việt – Trung; tăng số lượng, đa 
dạng hóa bài tập; và tăng tính tái hiện của cấu trúc này. 
Từ khóa: “越 A越 B”; lỗi sử dụng; thụ đắc; tiếng Trung Quốc 
1. Đặt vấn đề 
 Cấu trúc “越 A越 B” là một trong những cấu trúc thường dùng của người Trung Quốc, 
cũng là một trong những điểm ngữ pháp cơ bản mà người học tiếng Trung Quốc cần biết. 
Song, trong quá trình giảng dạy tiếng Trung Quốc, chúng tôi phát hiện sinh viên Việt Nam 
ở các giai đoạn trình độ tiếng Trung Quốc khác nhau đều xuất hiện lỗi sử dụng cấu trúc này, 
với tỉ lệ lỗi tương đối cao. Điều này cho thấy, đây là cấu trúc ngữ pháp tương đối khó thụ 
đắc đối với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, 
hiện chỉ có luận văn thạc sĩ của Gu (2017) đề cập thụ đắc cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên 
Hàn Quốc, vẫn chưa có công trình nào đề cập vấn đề thụ đắc cấu trúc “越 A越 B” của sinh 
viên Việt Nam. 
 Trong bài viết này, trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của 
sinh viên Việt Nam (phiên bản 2018) (quy mô 905.951 chữ), chúng tôi khảo sát tình hình sử 
Cite this article as: Luu Hon Vu (2021). Error analysis by Vietnamese students on the chinese “yue A yue B” 
structure. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 13-20. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 13-20 
14 
dụng cấu trúc “越 A越 B”, phân tích các lỗi sử dụng của sinh viên Việt Nam, từ đó đưa ra 
một số kiến nghị trong giảng dạy cấu trúc này. 
2. Nội dung 
2.1. Đặc điểm cấu trúc “越 A越 B” 
 Căn cứ vào các giáo trình tiếng Trung Quốc Giáo trình Hán ngữ(Tập 2, quyển hạ), 
Giáo trình chuẩn HSK 3, Giáo trình Hán ngữ BOYA (Sơ cấp, tập 2), 345 Câu khẩu ngữ tiếng 
Hán (Tập 3) và 现代汉语八百词, chúng tôi rút ra các đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của 
cấu trúc “越 A越 B” như sau: 
 Về ngữ nghĩa, cấu trúc “越 A越 B” biểu thị B thay đổi theo sự biến đổi của A. 
 Về cú pháp, cấu trúc “越 A越 B” có bốn đặc điểm sau: 
 Thứ nhất, chủ ngữ của A và B có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau. Ví dụ: 
 (1) 雨越下越大。 
 (2) 山越高, 路越难走。 
 Thứ hai, khi A là cụm từ mang tính động từ, B có thể là cụm từ mang tính tính từ, cũng 
có thể là cụm từ mang tính động từ. Ví dụ: 
 (3) 你的中文越说越好。 
 (4) 我越看越喜欢。 
 Thứ ba, khi A là tính từ, B có thể là cụm từ mang tính tính từ, cũng có thể là cụm từ 
mang tính động từ. Ví dụ: 
 (5) 雪下得越大,孩子们越高兴。 
 (6) 明天的考试越容易越好。 
 Thứ tư, “越 A越 B” có thể lặp lại khi sử dụng. Ví dụ: 
 (7) 研究得越细致,讨论得越深入,问题也就解决得越好, 
 Thứ năm, trước B có thể sử dụng phó từ phủ định “不”, nhưng không được sử dụng 
các phó từ mức độ như “很, 非常, 特别, 比较, 更”. Ví dụ: 
 (8) 父母越说,他们越不听。 
 (9) *这本书我越看越很喜欢。 
2.2. Tình hình sử dụng cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên Việt Nam 
 Qua khảo sát Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt 
Nam, chúng tôi tìm được 80 câu sử dụng cấu trúc “越 A越 B”. Trong đó, số lượng và tỉ lệ 
câu đúng và câu sai như sau (xem Bảng 1): 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ 
15 
Bảng 1. Tình hình sử dụng cấu trúc “越 A越 B” 
Giai đoạn Tổng số câu Số câu đúng Số câu sai 
Sơ cấp 
13 
(100%) 
7 
(53,8%) 
6 
(46,2%) 
Trung cấp 
40 
(100%) 
23 
(57,5%) 
17 
(42,5%) 
Cao cấp 
27 
(100%) 
17 
(63%) 
10 
(37%) 
Tổng số 
80 
(100%) 
47 
(58,8%) 
33 
(41,2%) 
 Bảng 1 cho thấy, tỉ lệ sử dụng chính xác của sinh viên tỉ lệ thuận với trình độ tiếng 
Trung Quốc của sinh viên. Tỉ lệ sử dụng chính xác ở giai đoạn sơ cấp là 53,8%, giai đoạn 
trung cấp là 57,5%, giai đoạn cao cấp là 63%, tỉ lệ lỗi trung bình của sinh viên là 41,2%. 
Nhìn chung, số lần xuất hiện lỗi của sinh viên chiếm hơn 1/3 số lần sử dụng cấu trúc này. 
Qua đó cho thấy tình hình thụ đắc cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên Việt Nam không mấy 
khả quan. 
 Kết quả kiểm định sự khác biệt về tỉ lệ sử dụng chính xác cấu trúc “越 A越 B” của 
các giai đoạn trình độ tiếng Trung Quốc được trình bày ở Bảng 2 sau đây: 
Bảng 2. Kết quả kiểm định sự khác biệt về tỉ lệ sử dụng chính xác 
Giai đoạn so sánh Giá trị Z Sự khác biệt 
Sơ cấp – Trung cấp -0.233831804 Không có ý nghĩa 
Trung cấp – Cao cấp -0.450221521 Không có ý nghĩa 
Cao cấp – Sơ cấp 0.556318977 Không có ý nghĩa 
 Bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ sử dụng chính xác cấu trúc 
“越 A越 B” của sinh viên Việt Nam giữa giai đoạn sơ cấp và giai đoạn trung cấp, giữa giai 
đoạn trung cấp và giai đoạn cao cấp, giữa giai đoạn cao cấp và giai đoạn sơ cấp. Nói cách 
khác, tuy sinh viên có sự nâng cao về năng lực tiếng Trung Quốc, song không có sự tiến bộ 
trong việc sử dụng cấu trúc “越 A越 B”. 
2.3. Phân tích lỗi sử dụng cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên Việt Nam 
 Căn cứ vào đặc điểm lỗi sử dụng cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên Việt Nam, chúng 
tôi quy các câu sử dụng sai về 3 loại lỗi: lỗi về ngữ nghĩa, lỗi về cú pháp và lỗi do nhầm lẫn. 
Số lượng và tỉ lệ của các loại lỗi như sau (xem Bảng 3): 
Bảng 3. Các loại lỗi sử dụng cấu trúc “越 A越 B” 
Loại lỗi Lỗi về ngữ nghĩa Lỗi về cú pháp Lỗi do nhầm lẫn Tổng số 
Số lượng 15 3 15 33 
Tỉ lệ 45.5% 9% 45.5% 100% 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 13-20 
16 
 Bảng 3 cho thấy, khi sử dụng cấu trúc “越 A越 B”, sinh viên thường dễ mắc lỗi về 
ngữ nghĩa và lỗi do nhầm lẫn. Chúng tôi tiến hành phân tích các lỗi sử dụng của sinh viên 
trong phần trình bày dưới đây. 
2.3.1. Lỗi về ngữ nghĩa 
 Lỗi về ngữ nghĩa có tổng cộng 15 câu, chiếm tỉ lệ 45,5%. Ví dụ: 
 (10) * 这孩子越哭越大了。 (sơ cấp) 
 (11) * 谁也不谅解谁,越闹越深。 (sơ cấp) 
 (12) * 在那儿空气越高越好。 (trung cấp) 
 (13) * 因为我认为学外语最重要的还是生词越多越进步。 (trung cấp) 
 (14) * 我去桂林旅行,一定要去很多的地方,越去越好。 (cao cấp) 
 (15) * 仙泉公园越好玩越有意思。 (cao cấp) 
 Cấu trúc “越 A越 B” biểu thị B thay đổi theo sự biến đổi của A. Nếu A là tính từ, thì 
“越 A” là sự tăng thêm về mức độ của A. Nếu A là động từ, thì “越 A” là sự tăng thêm về 
thời gian được duy trì. Nếu giữa A và B không có mối quan hệ biến đổi giữa mức độ và mức 
độ, hay giữa mức độ và thời gian, thì không thể sử dụng cấu trúc “越 A越 B”. Giữa “哭” và 
“大” trong câu (10), “闹” và “深” trong câu (11), “高” và “好” trong câu (12), “多” và “进
步” trong câu (13), “去” và “好” trong câu (14), “好玩” và “有意思” trong câu (15) đều 
không tồn tại mối quan hệ ngữ nghĩa “B thay đổi theo sự biến đổi của A”. 
 Trong câu (10), “哭” và “大” phải có chủ ngữ khác nhau, chủ ngữ của “哭” là “这孩
子”, chủ ngữ của “大” có thể là “声音”. Tương tự, “闹” và “深” trong câu (11) cũng phải có 
chủ ngữ khác nhau, chủ ngữ của “闹” có thể là từ chỉ người số nhiều “我们” hoặc “他们”, 
chủ ngữ của “深” có thể là “矛盾”. Vì vậy, hai câu này cần được chữa lại là: 
 (10’) 这孩子越哭,声音越大。 
 (11’) 谁也不谅解谁,他们越闹,矛盾越深。 
 Trong câu (12), “好” không phải do sự biến đổi của tính từ “高” mang đến, mà có thể 
do sự biến đổi của tính từ “干净”. Tương tự, “好” trong câu (14) cũng không phải do sự biến 
đổi của động từ “去” mang đến, mà có thể do sự biến đổi của tính từ “多”. Trong câu (13), 
sinh viên đang nói về điều quan trọng nhất trong học ngoại ngữ là từ vựng càng nhiều càng 
tốt, trong trường hợp này sự biến đổi của “多” phải mang đến kết quả “好”. Vì vậy, ba câu 
này cần được chữa lại là: 
 (12’) 在那儿空气越干净越好。 
 (13’) 因为我认为学外语最重要的还是生词越多越好。 
 (14’) 我去桂林旅行,一定要去很多的地方,越多越好。 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ 
17 
 Trong câu (15), giữa “好玩” và “有意思” tồn tại mối quan hệ đẳng lập, đồng thời có 
sự trùng lặp về ngữ nghĩa, vì thế không thể dùng cấu trúc “越 A越 B” mà phải dùng cấu 
trúc “又 A又 B”. Song, nếu phải dùng cấu trúc “越 A越 B” thì câu (15) cần được chữa 
lại là: 
 (15’) 仙泉公园越玩越有意思。 
2.3.2. Lỗi về cú pháp 
 Lỗi về cú pháp có tổng cộng 3 câu, chiếm tỉ lệ 9%. Ví dụ: 
 (16) * 玖瑰花越美越多刺。 (cao cấp) 
 (17) * 每次喝酒都有两个人以上做酒友,越多人越热闹。 (cao cấp) 
 Trong câu (16), chủ ngữ của “越多” là “刺”. Tương tự, trong câu (17), chủ ngữ của “
越多” là “人”. Vì vậy, hai câu này cần được chữa lại là: 
 (16’) 玖瑰花越美刺越多。 
 (17’) 每次喝酒都有两个人以上做酒友,人越多越热闹。 
 Sinh viên mắc lỗi này có thể là do ảnh hưởng của chuyển di tiêu cực từ trật tự từ trong 
ngôn ngữ mẹ đẻ – tiếng Việt. Hai câu (16) và (17) có thể lần lượt được diễn đạt từ hai câu 
sau trong tiếng Việt: 
 (16’’) Hoa hồng càng đẹp càng nhiều gai. 
 (17’’) Mỗi lần nhậu đều có hai người trở lên làm bạn nhậu, càng nhiều người càng vui. 
2.3.3. Lỗi do nhầm lẫn (越 thành 更) 
 Lỗi do nhầm lẫn có tổng cộng 15 câu, chiếm tỉ lệ 45,5%. Ví dụ: 
 (20) * 学更多更好。 (sơ cấp) 
 (21) * 时间更晚月亮更大更亮。 (trung cấp) 
 (22) * 更学化学我更发现自己学化没有感兴趣。 (trung cấp) 
 (23) * 更了解中国文化我更想学好汉语。 (trung cấp) 
 (24) * 吃越南粉更热更好吃。 (cao cấp) 
 (25) * 人的学问程度在现代社会要更提高更好。 (cao cấp) 
 Trong các câu trên, sinh viên đã sử dụng cấu trúc “更 A更 B” để thay thế cho cấu trúc 
“越 A越 B”, điều này đã dẫn đến lỗi. Trong tiếng Trung Quốc, không tồn tại cấu trúc “更
A更 B”, vì vậy các câu trên cần được chữa lại như sau: 
 (20’) 学越多越好。 
 (21’) 时间越晚月亮越大越亮。 
 (22’) 越学化学我越发现自己对化学没有兴趣。 
 (23’) 越了解中国文化我越想学好汉语。 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 13-20 
18 
 (24’) 吃越南粉越热越好吃。 
 (25’) 人的学问在现代社会要越高越好。 
 Sinh viên mắc lỗi này có thể là vì ảnh hưởng của việc chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ 
mẹ đẻ – tiếng Việt. Tiếng Việt có phó từ “càng” dùng trước động từ, tính từ biểu thị mức độ 
tăng thêm (Do, 2007; Hoang, 2008). Phó từ này có cách dùng và ngữ nghĩa tương tự với phó 
từ “更” trong tiếng Trung Quốc. Theo Hou (1998), Lü (1999), “更” dùng trước động từ, tính 
từ biểu thị mức độ tăng thêm. Tuy nhiên, phó từ “càng” trong tiếng Việt có thể tạo thành cấu 
trúc “càng A càng B”, còn phó từ “更” trong tiếng Trung Quốc không thể tạo thành cấu trúc 
“更 A更 B”. Cấu trúc “càng A càng B” của tiếng Việt có cách dùng và ngữ nghĩa tương tự 
với cấu trúc “越 A越 B” của tiếng Trung Quốc. Sinh viên có thể do không hiểu về sự khác 
biệt này nên đã dẫn đến sự nhầm lẫn, sử dụng cấu trúc “更 A更 B” thay thế cho cấu trúc 
“越 A越 B”. 
3. Kết luận 
 Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề thụ đắc cấu trúc “越 A越 B” của sinh viên Việt Nam 
không mấy khả quan. Tuy tỉ lệ sử dụng chính xác của sinh viên tỉ lệ thuận với trình độ tiếng 
Trung Quốc của sinh viên, song không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ sử dụng chính xác 
của sinh viên giữa các giai đoạn trình độ tiếng Trung Quốc. Nói cách khác, tuy sinh viên có 
sự nâng cao về năng lực tiếng Trung Quốc, nhưng không có sự tiến bộ trong việc sử dụng 
cấu trúc “越 A越 B”. Trong quá trình sử dụng, sinh viên thường dễ mắc lỗi về ngữ nghĩa, 
lỗi về cú pháp và lỗi do nhầm lẫn; trong đó, lỗi về ngữ nghĩa và lỗi do nhầm lẫn chiếm tỉ lệ 
cao nhất. 
4. Kiến nghị 
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: 
- Chú trọng đối chiếu Việt – Trung: Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng 
của sinh viên là chuyển di ngôn ngữ tiêu cực từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì vậy, trong quá trình 
giảng dạy giảng viên cần chú trọng đối chiếu Việt – Trung. Giảng viên cần nhấn mạnh với 
sinh viên đối ứng của cấu trúc “càng A càng B” trong tiếng Trung Quốc không phải là cấu 
trúc “更 A更 B”, mà là cấu trúc “越 A越 B”. Như thế sẽ hữu ích trong việc hạn chế tần suất 
xuất hiện lỗi do ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng Việt. 
- Tăng số lượng và đa dạng hóa bài tập: Hiện nay, trong các giáo trình tiếng Trung 
Quốc mà chúng tôi khảo sát, số lượng bài tập về cấu trúc “越 A越 B” rất ít, dạng bài tập 
cũng rất đơn điệu. 345 Câu khẩu ngữ tiếng Hán (Tập 3) có 1 bài tập với dạng “dùng cấu trúc
越 A越 B viết lại câu cho sẵn”. Giáo trình Hán ngữ BOYA (Sơ cấp, tập 2) có 1 bài tập với 
dạng “hoàn thành đối thoại với cấu trúc越 A越 B”. Giáo trình Hán ngữ (Tập 2, quyển hạ) 
và Giáo trình chuẩn HSK 3 đều có 1 bài tập với dạng “hoàn thành câu với cấu trúc越 A越
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ 
19 
B”. Nếu kết hợp cả 3 dạng bài tập này, đồng thời bổ sung thêm dạng các dạng bài tập như: 
chữa câu sai, dịch Việt – Trung, sẽ làm tăng số lượng bài tập, đa dạng hoá bài tập trong giáo 
trình, đồng thời qua đó có tác dụng làm giảm lỗi sử dụng của sinh viên. 
- Tăng tính tái hiện của cấu trúc: Cấu trúc “越 A越 B” chỉ xuất hiện ở các giáo trình 
giai đoạn sơ cấp, ít xuất hiện trong các giáo trình ở các giai đoạn trung cao cấp. Sinh viên 
không được ôn luyện thường xuyên dẫn đến tình trạng vẫn tiếp tục xuất hiện lỗi sử dụng cấu 
trúc này trong các giai đoạn sau. Đây cũng chính là lí do vì sao sinh viên có sự nâng cao về 
năng lực tiếng Trung Quốc, song không có sự tiến bộ trong việc sử dụng cấu trúc “越 A越
B”. Vì vậy, các giáo trình cần tái hiện cấu trúc này thông qua các bài tập tổng hợp. Nếu giáo 
trình không có tái hiện, giảng viên có thể thiết kế thêm các bài tập tổng hợp (kết hợp kiến 
thức ngữ pháp của bài đang giảng với cấu trúc “越 A越 B”) cho sinh viên luyện tập. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Do, T. (2017). Tu dien Tu cong cu tieng Viet [Dictionary of Functional Words in Vietnamese]. Hanoi: 
Education Publishing House. 
Duong, K. C. (ed) (2017). Giao trinh Han ngu (Tap 2, quyen ha) [Chinese Language Course (ep.2B)] 
(translated by Tran Thi Thanh Liem). Hanoi: Vietnam National University Publishing House. 
Gu, L. C. (2017). Hanguo Liuxuesheng Shiyong “Yue yue” Geshi Pianwu Fenxi [Error 
Analysison South Korean Students Use of “yue... yue...” Structure]. Master Degree Thesis of 
Anhui University. 
Hoang, T. P. (2008). Tu dien Giai thich hu tu tieng Viet [Dictionary of Explanation of Functional 
Words in Vietnamese]. Hanoi: Tri thuc Publishing House. 
Hou X. C. (1998). Xiandai Hanyu Xuci Cidian [Dictionary of Modern Chinese Functional Words]. 
Beijing: Peking University Press. 
Khuong, L. B. (ed) (2016). Giao trinh chuan HSK 3 [HSK Standard Course - 3] (translated by 
Nguyen Thi Minh Hong). Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City General Publishing House. 
Lü, S. X. (ed) (1999). Xiandai Hanyu Babai Ci [800 Words in Modern Chinese]. Beijing: The 
Commercial Press. 
Ly, H. K. (ed) (2015). Giao trinh Han ngu BOYA (So cap, tap 2) [BOYA Chinese Course 
(Elementary, ep.2)] (translated by Nguyen Hoang Anh). Hanoi: Vietnam National University 
Publishing House. 
Tran, T. T. (ed) (2015). 345 Cau khau ngu tieng Han (Tap 3) [345 Spoken Chinese Expressions 
(ep.3)] (translated by Tran Thi Thanh Liem). Hanoi: Vietnam National University Publishing 
House. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 13-20 
20 
ERROR ANALYSIS BY VIETNAMESE STUDENTS 
ON THE CHINESE “YUE A YUE B” STRUCTURE 
Luu Hon Vu 
Banking University of Ho Chi Minh City, Vietnam 
Corresponding author: Luu Hon Vu – Email: vulh@buh.edu.vn 
Received: January 10, 2020; Revised: February 11, 2020; Accepted: January 18, 2021 
ABSTRACT 
Based on the Vietnamese Chinese Interlanguage Corpus, the article explores the acquisition 
of the structure “yue A yue B” (越 A 越 B) among Vietnamese students. In general, there is no 
significant difference in the use of “yue A yue B” (越 A 越 B) among different Chinese levels 
(elementary, intermediate and advanced). The errors Vietnamese students committed can be divided 
into three types: semantic errors, syntactic errors and confused errors (越 and更). Among the three 
types, semantic errors and confusion errors are two main types of errors with the highest percentage. 
Based on these results, this article recommends that teachers, when teaching students the structure 
“yue A yue B” (越 A 越 B), should focus on the comparison of Vietnamese and Chinese language, 
use more grammatical exercises, diversify the activities to practice the structure, and pay attention 
to the recurrence rate of this structure. 
Keywords: “越 A越 B”; errors; acquisition; Chinese as a foreign language 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_loi_su_dung_cau_truc_yue_a_yue_b_a_b_cua_sinh_vien.pdf