Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ

Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự

nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của

đất nước. Biết ngoại ngữ không những là yêu cầu

tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp

ứng nhu cầu xã hội đang ngày càng đổi mới mà

còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt

Nam hiện đại.

Đánh giá 59 trường đại học lớn không chuyên

ngữ tại Việt Nam, có khoảng 51,7% sinh viên tốt

nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng

tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát,

chỉ có 10,5% số trường đại học đã thực hiện khảo

sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc

về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt

nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% sinh viên

đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9%

sinh viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên

cần đào tạo thêm [4]. Tiếng Anh đang là mối quan

tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi phỏng vấn

tuyển dụng. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây,

báo chí thường đưa tin về phản hồi của các nhà

tuyển dụng là trên 50% sinh viên tốt nghiệp không

đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Các sinh

viên khối không chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng

khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống

thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn

không sử dụng được. Như vậy, tình hình chung

là khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi

trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

đại học là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu

cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động và

sinh viên yếu nhất là kỹ năng nói [4, 5].

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 105
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 
tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ
The situation and solutions to improve English training quality 
at Sao Do University
 Phạm Thị Huyền Trang, Đặng Thị Minh Phương
Email: trang.phamhuyen88@gmail.com 
 Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 10/12/2017 
Ngày nhận bài sau phản biện: 26/9/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018 
Tóm tắt
Bài báo nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ. 
Các phương pháp quan sát, câu hỏi khảo sát, phỏng vấn được sử dụng cho đối tượng là sinh viên 
đang học tập tại trường. Kết quả chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế trong quá trình đào tạo tiếng Anh. 
Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh 
ở Trường Đại học Sao Đỏ, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo; đào tạo theo tín chỉ.
Abstract 
The current article aims at analyzing and evaluating the situation of English education at Sao Do 
University. The methods of observation, questionnaire and interviews were used with the participants 
(students at Sao Do University). Findings showed both the strength and weakness of English training 
process. Besides, the author proposed some suggestions in order to improve the English training quality 
at Sao Do University with the purpose of fulfilling the social need.
Keywords: Training quality; credit-based training system.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của 
đất nước. Biết ngoại ngữ không những là yêu cầu 
tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp 
ứng nhu cầu xã hội đang ngày càng đổi mới mà 
còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt 
Nam hiện đại.
Đánh giá 59 trường đại học lớn không chuyên 
ngữ tại Việt Nam, có khoảng 51,7% sinh viên tốt 
nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng 
tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, 
chỉ có 10,5% số trường đại học đã thực hiện khảo 
sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 
về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt 
nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% sinh viên 
đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% 
sinh viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên 
cần đào tạo thêm [4]. Tiếng Anh đang là mối quan 
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi phỏng vấn 
tuyển dụng. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, 
báo chí thường đưa tin về phản hồi của các nhà 
tuyển dụng là trên 50% sinh viên tốt nghiệp không 
đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Các sinh 
viên khối không chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng 
khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống 
thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn 
không sử dụng được. Như vậy, tình hình chung 
là khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi 
trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 
đại học là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu 
cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động và 
sinh viên yếu nhất là kỹ năng nói [4, 5].
Qua đó, trình độ tiếng Anh được xem xét là một 
tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân viên tại 
các doanh nghiệp, không chỉ là các công ty nước 
ngoài mà còn đối với nhiều đơn vị trong nước. Đào 
tạo ngoại ngữ là một quá trình phức tạp đòi hỏi 
sự kết hợp của nhiều nhân tố quan trọng. Trong 
phạm vi bài báo, tác giả phân tích và đánh giá về 
thực trạng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học 
Sao Đỏ, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh 
tại trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Độ
 2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
106
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
2.1. Khái quát việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh
Trong thực tế, tiếng Anh là môn học bắt buộc được 
áp dụng cho tất cả sinh viên trong trường. Theo 
đó, sinh viên không chuyên ngữ học 3 học phần 
tiếng Anh (tiếng Anh cơ bản 1-TACB1, tiếng Anh 
cơ bản 2-TACB2, tiếng Anh chuyên ngành) tương 
đương 10 tín chỉ (150 tiết). Ngoài ra, với chương 
trình mới (hiệu chỉnh năm 2018) áp dụng từ năm 
học 2018-2019 cho đại học khóa 9, sinh viên được 
học thêm 1 học phần tiếng Anh luyện kỹ năng theo 
định dạng đề thi TOEIC nhằm đáp ứng chuẩn đầu 
ra đại học. Nhà trường giao nhiệm vụ cho bộ môn 
Ngoại ngữ biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết, 
đề cương bài giảng phục vụ giảng dạy cho đối 
tượng là sinh viên toàn trường (thuộc các ngành 
nghề khác nhau). Mục tiêu môn học nhằm trang 
bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng giao tiếp 
cơ bản bằng tiếng Anh trong cuộc sống cũng như 
trong công việc chuyên môn. Như vậy, giảng viên 
tiếng Anh phải chuẩn bị, thiết kế bài giảng cho phù 
hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau về chuyên 
ngành, về trình độ tiếng Anh, về giới tính Do đó, 
việc quản lý chất lượng giảng dạy và học tập môn 
tiếng Anh gặp không ít khó khăn. 
Về cơ sở vật chất, Nhà trường đã trang bị 2 phòng 
thực hành ngoại ngữ với 56 máy tính kết nối 
Internet, 2 máy chiếu đa năng và các thiết bị đa 
phương tiện khác. Nhờ đó, giảng viên và sinh viên 
có thể thực hiện được những giờ học ngoại ngữ 
sinh động, hiệu quả đáp ứng mục tiêu bài giảng.
Với chủ trương xây dựng môi trường giao tiếp 
tiếng Anh rộng rãi, Nhà trường luôn hỗ trợ, ủng 
hộ các hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn 
nâng cao năng lực ngoại ngữ; khuyến khích các 
phong trào thi đua, tổ chức lớp học ngoài giờ, câu 
lạc bộ tiếng Anh
Như vậy, việc tổ chức giảng dạy môn tiếng Anh tại 
Trường Đại học Sao Đỏ đang được thực hiện một 
cách bài bản, khoa học, tuân thủ đúng chương 
trình khung. Nội dung đủ các yếu tố thực hành kỹ 
năng giao tiếp và kiến thức chuyên ngành. Trang 
thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập phù hợp, tuy 
nhiên, cần được nâng cấp, cập nhật thường xuyên 
để đáp ứng hiệu quả nhu cầu khai thác sử dụng, 
giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh. 
2.2. Thái độ, ý thức học tập của sinh viên đối 
với môn tiếng Anh
Thái độ là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối 
với một đối tượng, con người hay một tình huống 
cụ thể mà chúng ta cảm nhận được và có hành 
vi đối với chúng theo cách tích cực hoặc tiêu cực 
tương ứng (Ajzen and Fishbein, 1980) [1].
Thái độ học tập của người học dựa vào khả năng 
tự học và sự sẵn sàng cho việc học. Thái độ học 
tập là những biểu hiện ra bên ngoài bằng những 
hoạt động tích cực, hoặc tiêu cực đối với các môn 
học. Tính tích cực, tự giác, niềm say mê trong học 
tập, nghiên cứu là yếu tố góp phần nâng cao chất 
lượng đào tạo đại học [3].
Bài báo phân tích góc nhìn của sinh viên đối với 
môn tiếng Anh thông qua câu hỏi khảo sát đánh 
giá được thực hiện đối với nhóm 150 sinh viên 
đại học chính quy (không bao gồm lớp ngôn ngữ 
Anh). Nhóm sinh viên này được chọn mẫu ngẫu 
nhiên trong số các lớp đã hoàn thành 3 học phần 
tiếng Anh bắt buộc, với điều kiện đảm bảo tất cả 
các khoa trong trường đều có sinh viên tham gia. 
Hình thức thông qua bảng câu hỏi gồm 6 câu 
về thực trạng quá trình dạy và học tiếng Anh tại 
Trường Đại học Sao Đỏ. Kết quả thu nhận được 
thể hiện như sau:
Bảng 1. Cảm nhận của sinh viên về các kỹ năng 
tiếng Anh
Kỹ 
năng
Rất thích Thích
Bình 
thường
Không 
thích
SL % SL % SL % SL %
Nghe 22 14,7 36 24,0 72 48,0 20 13,3
Nói 38 25,3 68 45,3 25 17,0 19 12,4
Đọc 15 10,0 56 37,3 52 34,7 27 18,0
Viết 0 0,0 9 6,0 89 59,3 52 34,7
Bảng 2. Kết quả sinh viên tự đánh giá về khả năng 
của bản thân trong các kỹ năng tiếng Anh
Kỹ 
năng
Giỏi Khá Trung bình Yếu/kém
SL % SL % SL % SL %
Nghe 0 0,0 32 21,3 34 22,7 84 56,0
Nói 8 5,0 15 10,0 34 22,7 93 62,3
Đọc 20 13,3 27 18,1 47 31,3 56 37,3
Viết 0 0,0 18 12,3 38 25,3 94 62,4
Qua kết quả khảo sát, đa số sinh viên đã thể hiện 
niềm yêu thích, nguyện vọng học ngoại ngữ và 
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 107
mong muốn đạt được năng lực ngoại ngữ ở trình 
độ giao tiếp cơ bản, phục vụ công việc tương 
lai của họ. Hai kỹ năng được lựa chọn yêu thích 
nhiều hơn là nghe (38,7%) và nói (70,6%) nhưng 
đây cũng chính là những nội dung mà sinh viên 
tự đánh giá là khả năng của họ còn yếu, hoặc 
chỉ ở mức trung bình: nghe (56% yếu/kém), nói 
(62,3%), thậm chí, kỹ năng viết của sinh viên 
được đánh giá thấp nhất (62,4%). 
2.3. Phương pháp giảng dạy của giảng viên 
tiếng Anh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảng viên là 
nhân tố đóng vai trò quan trọng trong suốt quá 
trình học tập của sinh viên. Đối với khoa Du lịch 
và Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ, đội ngũ 
giảng viên đều là các thầy cô được đào tạo sư 
phạm ngoại ngữ chính quy, 100% đạt trình độ sau 
đại học và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. 
Đó là lý do vì sao 88% sinh viên lựa chọn nguồn 
học tập giúp họ cải thiện tiếng Anh hiệu quả là 
giảng viên (theo kết quả bảng hỏi khảo sát). Qua 
các giờ học trên lớp, với thời lượng chương trình 
hiện tại, sinh viên hoàn toàn có thể đánh giá được 
về năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm 
và tác phong, thái độ của giảng viên. Do đó, kết 
quả khảo sát tương đối sát thực. Theo kết quả 
phiếu thăm dò mức độ hài lòng của sinh viên 
(2017-2018), hầu hết sinh viên đều thể hiện sự hài 
lòng ở mức cao (hơn 2/3 chấm điểm 4÷5/5) qua 
các tiêu chí đánh giá giảng viên, môn học. Qua 
khảo sát, về năng lực chuyên môn, 74% sinh viên 
đồng ý rằng các giảng viên đã thực hiện nội dung 
bài giảng đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Từ 90÷100% 
sinh viên xác nhận giáo viên đã sử dụng nhiều 
phương pháp giảng dạy trên lớp (phương pháp 
thảo luận nhóm, hỏi đáp, minh họa). Hơn nữa, 
94% sinh viên đánh giá giáo viên có tác phong sư 
phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với sinh viên.
Để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ, đáp ứng xu thế đổi mới trong giảng dạy 
ngoại ngữ, bộ môn đã thường xuyên tổ chức các 
buổi seminar nhằm thảo luận, trao đổi về chuyên 
môn, phương pháp giảng dạy. 
Mỗi năm, bộ môn cử giảng viên tham gia các lớp 
tập huấn về phương pháp giảng dạy, kỹ năng 
mềm, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy ngoại ngữ. Sau các khóa tập huấn, bộ môn 
tổ chức sinh hoạt học thuật để cùng chia sẻ kinh 
nghiệm, phương pháp mới.
Giảng viên luôn chủ động, tích cực đổi mới 
phương pháp giảng dạy, nhiệt tình, tâm huyết, tạo 
động lực cho sinh viên. Bên cạnh những bài tập 
trong giáo trình, thầy cô luôn lồng ghép các kiến 
thức thực tế liên quan đến đất nước, văn hóa, con 
người bản địa thông qua hình ảnh, câu chuyện, 
trò chơi, bài hát giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu 
kiến thức. Với đặc thù của Nhà trường đa ngành, 
đa nghề, đa lĩnh vực, các giảng viên ngoại ngữ 
cũng không ngừng tìm tòi, học hỏi để thiết kế các 
bài giảng phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên 
khác nhau.
Nhìn chung, nhân tố giảng viên là một trong 
những nhân tố thuận lợi, có ảnh hưởng tốt đến 
chất lượng dạy và học ngoại ngữ của sinh viên 
trong trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai 
thác tiềm năng lợi thế này và kết hợp với các yếu 
tố quan trọng khác nhằm đạt được kết quả đào 
tạo cuối cùng là năng lực ngoại ngữ của sinh viên 
đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 
CỦA THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH
3.1. Ưu điểm
Việc tổ chức đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học 
Sao Đỏ là một trong những điểm mạnh cần phát 
huy. Với mục tiêu nêu cao chất lượng, sinh viên ra 
trường đáp ứng nhu cầu công việc, sử dụng được 
tiếng Anh để giao tiếp và lao động, những phương 
pháp đang được thực hiện đã thể hiện nhiều mặt 
tích cực. Thứ nhất, bộ môn đã lựa chọn giáo trình 
giao tiếp tiếng Anh gốc do các nhà xuất bản Anh, 
Mỹ biên soạn, phù hợp với đối tượng người học 
là người nước ngoài (non-native speakers: không 
phải người bản ngữ). Thứ hai, đội ngũ giảng viên 
có chuyên môn, phương pháp và nhiệt tình, tâm 
huyết luôn tìm tòi cải thiện, nâng cao chất lượng 
bài giảng. Ngoài ra, tính tích cực của sinh viên 
cũng là một ưu điểm trong quá trình đào tạo tiếng 
Anh. Tuy năng lực tiếng Anh chưa tốt nhưng đa 
số sinh viên đã thể hiện thái độ cầu thị, ham học 
hỏi, mong muốn nâng cao trình độ (theo kết quả 
khảo sát, có hơn 30% sinh viên cho biết có đi học 
thêm tiếng Anh tại các trung tâm.) Bên cạnh đó, 
quá trình thanh tra, khảo thí đối với môn tiếng Anh 
tại trường đang được thực hiện tương đối tốt. Hệ 
thống ngân hàng đề thi đa dạng, cập nhật và được 
quản lý chặt chẽ, các trang thiết bị (phòng máy 
tính để thi trắc nghiệm) đáp ứng phục vụ có hiệu 
quả trong các đợt thi.
108
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
3.2. Hạn chế
Thực tế, năng lực tiếng Anh của sinh viên là hạn 
chế lớn nhất của quá trình đào tạo. Kết quả sinh 
viên thi sát hạch chuẩn đầu ra trong 2 năm áp 
dụng đã cho thấy thực trạng này. Tỉ lệ sinh viên 
không đạt sau 2 lần thi khá cao (12,4÷19,7%). Tuy 
tỉ lệ sinh viên không đạt ở khóa 5 đã giảm so với 
khóa 4 nhưng so với mục tiêu đặt ra (3÷5%) thì 
còn tương đối cao. Thậm chí, một số sinh viên 
tham gia thi 4÷5 lần chưa đạt.
Bảng 3. Kết quả thi sát hạch tiếng Anh sau 2 lần 
thi của sinh viên đại học khóa 4, 5
Khóa
Số 
SV
Đạt
Tỉ lệ 
(%)
Không 
đạt
Tỉ lệ 
(%)
4 1130 907 80,3 223 19,7
5 944 827 87,6 117 12,4
Qua khảo sát, sinh viên xác định lý do khiến họ 
không thể đạt được mục tiêu học tập xuất phát 
từ nhiều yếu tố như hạn chế trong phát âm, khó 
khăn trong việc tiếp thu bài học trên lớp (nội dung 
khó hiểu, phương pháp của giảng viên không phù 
hợp với tất cả đối tượng). Đa số sinh viên thể 
hiện đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng 
của tiếng Anh và đã đánh giá được những khó 
khăn của bản thân là thiếu kiến thức và kỹ năng 
giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi nói tiếng Anh trôi 
chảy mà không hiểu biết các kiến thức xã hội liên 
quan thì sinh viên cũng sẽ gặp khó khăn để diễn 
đạt bản thân. Ngược lại, nếu có kiến thức tốt mà 
không diễn đạt được qua ngôn ngữ thì các em 
cũng không thể giao tiếp. Do đó, kiến thức và kỹ 
năng luôn phải đi song song với nhau.
3.3. Nguyên nhân của thực trạng
3.3.1. Về chương trình đào tạo
Thứ nhất, chương trình học xuyên suốt bậc trung 
học có xu hướng nặng về ngữ pháp. Trong khi 
việc luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng phản xạ 
chưa thực sự được chú trọng. Dường như chúng 
ta đang đi ngược với tự nhiên khi hướng theo 
“biết đọc, biết viết trước khi biết nói.” Đa số sinh 
viên khá giỏi chỉ làm được bài tập ngữ pháp mà 
không thể biến chúng chúng thành công cụ giao 
tiếp. Thông thường, sinh viên chỉ thực sự tiếp cận 
cách học giao tiếp tiếng Anh khi vào đại học. Theo 
chương trình học tại Trường Đại học Sao Đỏ, sinh 
viên phải trải qua 3 học phần tiếng Anh, tương 
đương 10 tín chỉ (150 tiết), thêm 30 tiết ôn thi sát 
hạch chuẩn đầu ra tiếng Anh, mỗi tiết học dài 50 
phút. Như vậy trong khóa học 4 năm, sinh viên chỉ 
có 150 giờ tiếng Anh. 
“Theo số liệu khảo sát (năm 2008) của tuoitre.vn 
tại 18 trường đại học Việt Nam, “Điểm bình quân 
sinh viên năm nhất dao động ở mức 220÷245/990 
điểm TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần 
khoảng 360 giờ đào tạo (tương đương 480 tiết) để 
đạt được 450÷500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất 
nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để 
họ chấp nhận hồ sơ.” [2]. Như vậy, do thời lượng 
học tiếng Anh tại trường còn hạn chế nên sinh 
viên đã tìm cách học thêm tại các trung tâm ngoại 
ngữ, vốn vừa tốn thời gian lại mất nhiều chi phí. 
Mặt khác, thời khóa biểu dành cho môn tiếng Anh 
trung bình mỗi tuần một buổi; mỗi buổi 2÷4 tiết; 
mỗi học phần cách nhau vài tháng. Thậm chí, sinh 
viên học tiếng Anh cơ bản từ năm thứ nhất, nhưng 
môn tiếng Anh chuyên ngành được xếp vào tiến 
độ năm thứ 3 hoặc 4. Bên cạnh đó, kỳ thi sát hạch 
chuẩn đầu ra được thực hiện vào năm học cuối. 
Đây cũng là điều mà đa số sinh viên tham gia khảo 
sát thể hiện quan tâm. Họ băn khoăn việc học 
tiếng Anh không liên tục có thể làm ảnh hưởng 
đến năng lực tiếng Anh và kết quả học của họ.
Trong thực tế, Nhà trường đã triển khai áp dụng 
sát hạch trình độ ngoại ngữ nhằm đánh giá chuẩn 
đầu ra cho sinh viên từ đại học khóa 4. Có thể nói 
đây là một trong những hoạt động đào tạo có ý 
nghĩa sâu sắc nhằm đánh giá khách quan trình 
độ ngoại ngữ của sinh viên theo mục tiêu chương 
trình đào tạo; đồng thời, tạo điều kiện cho sinh 
viên ôn luyện, nâng cao trình độ, năng lực ngoại 
ngữ sau tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế của 
các đơn vị tuyển dụng lao động, tăng cơ hội việc 
làm cho sinh viên, góp phần quảng bá hình ảnh 
Nhà trường. Trong lần đầu áp dụng, quá trình tổ 
chức đã không tránh khỏi một số hạn chế như lịch 
học còn dồn gấp (do ảnh hưởng tiến độ học và 
thực tập khác nhau của các lớp), sinh viên đi học 
chưa đầy đủ, chưa tích cực ôn luyện (do chưa ý 
thức được tầm quan trọng của kỳ thi và chưa thực 
sự cố gắng) Tuy nhiên, từ năm học 2017-2018, 
phong trào học tiếng Anh trong trường đã có tín 
hiệu tích cực thể hiện qua ý thức học tập của sinh 
viên đã tốt hơn và kết quả thi sát hạch ngoại ngữ 
cao hơn so với khóa trước (bảng 3).
3.3.2. Về phía sinh viên
Một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc học 
của sinh viên như: lớp học đông (từ 40÷45 sinh 
viên), tâm lý sinh viên còn ngại, còn lười nói tiếng 
Anh Kết quả cho thấy, sau 4 năm học đại học 
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 109
(chưa kể thời gian sinh viên học thêm), sinh viên 
vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Trong 
thực tế, giáo trình tiếng Anh hiện tại có xu hướng 
thiên về rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho sinh 
viên (giáo trình Know how 1, 2). Tuy nhiên, cách 
thức đánh giá chỉ dừng lại ở kiểm tra kiến thức 
qua bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Do đó, đôi 
khi sinh viên thấy không cần thiết phải học các kỹ 
năng nghe - nói mà vẫn có thể đạt điểm cao môn 
tiếng Anh. Dần dần, việc này dẫn đến thực trạng 
sinh viên học tập máy móc, thụ động, chống đối, 
chỉ để vượt qua kỳ thi mà không quan tâm đến 
việc hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Hơn nữa, sinh viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ 
đẻ trong giờ học ngoại ngữ. Thói quen này hoàn 
toàn tự nhiên vì họ đã học tiếng Anh ở bậc trung 
học theo phương pháp truyền thống là ngữ pháp 
dịch (grammar translation). Sinh viên thường tìm 
ra mối liên hệ giữa tiếng Anh với những hiểu biết 
của họ trong tiếng Việt để dễ nhớ, dễ lĩnh hội kiến 
thức hơn.
Hiện nay, sinh viên chỉ tiếp xúc với tiếng Anh 
trong giờ học mà chưa có sự đầu tư thỏa đáng 
cho các hoạt động khác như tự củng cố lại kiến 
thức, chủ động học từ nhiều nguồn tài liệu khác 
nhau (Internet, sách, báo, truyện,). Điều này rất 
quan trọng vì với ngoại ngữ nói chung và tiếng 
Anh nói riêng thì việc vận dụng thực tế, thực hành 
thường xuyên sẽ giúp kiến thức và kỹ năng không 
bị “quên lãng”. 
3.3.3. Về phía giảng viên
Nguyên nhân thứ ba chính là ảnh hưởng, tác động 
của giảng viên trong mỗi giờ lên lớp. Khi gặp kiến 
thức mới, giảng viên thường sử dụng tiếng Việt để 
giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho sinh 
viên. Như vậy khó có thể hy vọng sinh viên sẽ 
chủ động sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thường 
xuyên trên lớp, cũng như trong thực tế. 
Một lý do khác có thể là nhiệm vụ, yêu cầu mà 
giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và khả 
năng của học viên. Giả sử như bạn yêu cầu sinh 
viên ở trình độ sơ cấp thảo luận một đề tài khó 
như toàn cầu hóa, hay sự nóng lên của Trái Đất 
thì sinh viên thậm chí chỉ có rất ít kiến thức về 
những lĩnh vực này nên họ sẽ tìm đến tiếng Việt 
như là lựa chọn tất nhiên. 
Hơn nữa, sự không đồng đều, thậm chí khác biệt 
lớn về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh 
viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả 
giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học. 
Thông thường, tron

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_tieng_an.pdf
Tài liệu liên quan