Tại sao người việt nói tiếng anh không hay? và những kỹ năng học tiếng anh cần biết

Có lần nghe đâu đó câu hỏi “Vì sao dân Việt mình nói tiếng Anh không hay, rất khô?” Tôi

cũng muốn bình loạn đôi chút vềvấn đềnày. Một mặt, bảo dân mình nói tiếng Anh nghe củ

chuối quá, sai, vì vẫn còn ổn và dễnghe hơn khối dòng tiếng Anh nhưAnh-Tàu, Anh-Thái,

Anh-Trung Đông, Anh-Ấn, Anh-Phi. Nhưng mặt khác, bảo dân mình nói tiếng Anh hay

thì cũng sai luôn, nghe ngang phè, chỉ được cái dễnghe.

Tiếng Việt cơbản là âm đơn, đặc biệt giọng Bắc khá thuần, không có các giọng nặng và âm

tiết đặc trưng (accent), nên học các ngoại ngữkhác không bị ảnh hưởng nhiều vềaccent.

Tuy nhiên, tiếng Việt nói không có trọng âm và ngữ điệu (vì đã có đủ5 thanh rồi, ngữ điệu

làm gì nữa), nên học các tiếng của châu Âu thường cũng nói ngang ngang và đều đều như

tiếng Việt, nhưng cũng nhờthếmà dễnghe (nếu nói chậm và rõ từng chữ).

Tuy nhiên, tìm hiểu nguyên nhân vềmặt môi trường nhưtrên cũng chả được gì vì “trời sinh

ra thế”. Tôi xin đưa ra một sốkinh nghiệm bản thân trong khi luyện giọng nói.

Làm gì, người ta cũng dễmắc một số điểm vướng mắc dẫn đến sai lầm (pitfalls), khiến việc

thực hiện khó thành công theo ý muốn. Nói tiếng Anh cũng không là ngoại lệ. Trước hết,

có những điểm dễmắc cần tránh khi học nói tiếng Anh nhưsau:

1. “Ếch ngồi đáy giếng”

Người ta thường khá thiển cận nếu chưa đi sâu vào một vấn đềnhất định, đặc biệt khi mới

bắt đầu học hay tập luyện một cái gì đó. Sựthiển cẩn “ếch ngồi đáy giếng” này dẫn đến các

hệquảlà:

a. Đặt mục tiêu không cao:

Trước khi làm gì ta cũng phải đặt ra mục tiêu rõ ràng đểgiúp cho việc thực hiện có định

hướng (người phương Tây gọi đó là phương pháp Backcasting). Nhưng thông thường khi

người ta kém (do mới bắt đầu học) nên hay bịmắc bệnh “ếch ngồi đáy giếng”, không biết

thếnào mới là đạt yêu cầu, chưa nói thếnào mới là giỏi thì gần nhưkhông có khái niệm.

Khi người ta mới học tiếng Anh, nếu thấy một người nói chuyện được với người nước

ngoài đã thấy là kinh lắm, và chỉmong được nhưthếlà thoảmãn lắm rồi. Rồi khi bắt đầu

tậm toẹcó chút căn bản, thì lại thần tượng những người “phun tiếng Anh nhưgió” (bất luận

họnói đúng hay sai).

Thông thường, người Việt mình cũng chỉ đặt mục tiêu đến thếlà hết, nên khi đã nói tiếng

Anh được lưu loát, “nhưgió”, thì thường tựthoảmãn mình mà không cốgắng trau dồi,

nâng cấp nó lên nữa. Đặc biệt những người học chuyên vềtiếng Anh ởcác trường Ngoại

Ngữ, hay hơn nữa là người được đi nước ngoài thì càng coi thường, vì nghĩrằng mình có

điều kiện và môi trường nhưthế, thểnào mà chảgiỏi tiếng Anh nói chung và nói tiếng Anh

nói riêng. Với một suy nghĩ“ấu trĩ” dường vậy, nên tỉlệnhững người giỏi tiếng Anh cũng

nhưnói tiếng Anh hay ởngười Việt là rất khiêm tốn, không ngoại lệnhững người có điều

kiện đi học bằng tiếng Anh, kểcảViệt Kiều.

pdf14 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao người việt nói tiếng anh không hay? và những kỹ năng học tiếng anh cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ, một động tác nhỏ, ở đây là các 
từ, các ngữ, các câu. Nếu các bạn đã có thời gian chơi thể thao một cách bài bản như bóng 
bàn, cầu lông, bóng đá... hay xem người ta tập, sẽ hiểu rõ hơn sự đầy ải khi học nói này. 
Phải kiên trì và có ý thức. Chả còn cách nào khác. 
Ngoài ra, bạn cần tham khảo cách nói của ng bản ngữ bằng cách nghe các cuộc diễn thuyết, 
phát biểu trên TV (tốt hơn là bản tin, vì bản tin là dạng official speaking, việc nhấn và ngắt 
nghỉ ở cấp độ bình thường), đặc biệt là các chính khách Mỹ, vì ng Anh thường nói như 
súng bắn (Tony Blair là một ví dụ, ông ta nói tương đối nhanh so với các chính khách Mỹ). 
Việc tham khảo này sẽ giúp bạn so sánh và điều chỉnh cách đọc của mình. Nghiên cứu 
khoa học còn phải tham khảo rất nhiều tài liệu, nữa là học nói, nhỉ!!! 
ĐỂ CÓ MỘT GIỌNG NÓI HAY 
Nếu đọc chuẩn được phát âm, nhấn đúng và đủ trọng âm từ và trọng âm câu, đồng thời ngắt 
nghỉ hợp lý thì đã có thể nói là khá tốt rồi, gọi là nói có Ngữ điệu. Tuy nhiên, lúc này vẫn 
chưa thể gọi là nói hay (beautifully) được mà mới chỉ có thể gọi là nói lưu loát (fluently). 
Bạn nên nhớ rằng ngay cả người bản ngữ cũng không đồng nghĩa với việc nói hay. Ví dụ 
người Việt chúng ta, không phải ai cũng nói một thứ tiếng Việt hay và đẹp, dễ đi vào lòng 
người. 
Bởi vậy, để nói hay, ai cũng phải luyện tập cả, không phân biệt người bản ngữ hay người 
nước ngoài (tất nhiên là người bản ngữ có thuận lợi rất lớn không thể phủ nhận). Một ví dụ 
điển hình là tổng thống Bush, nếu ai để ý thời sự có thể thấy ông ta càng ngày càng luyện 
được giọng nói hay hơn, nếu so với thời còn đang tranh cử thì quả là khác biệt rất nhiều. 
Tuy nhiên, để so với Bill thì còn phải phấn đấu nhiều, vì với Bill nói hay đã như là một 
bẩm sinh (nhưng cũng không có nghĩa là ông ta không phải tập nói). Ngoài ra, các bạn có 
thể thấy những người phát thanh viên trên TV đều phải qua các lớp tập nói nhằm thi vào 
đài truyền hình. 
*** 
Ngoài các yếu tố cơ bản đã trình bày ở các phần trước, nói được hay còn cần một yếu tố 
quan trọng là Giai Điệu (melody). Giai điệu cũng có thể chia ra 2 loại: 
1. Giai điệu của từ 
Hay đúng ra là giai điệu của trọng âm (của từ đa âm tiết và âm của từ đơn âm tiết). Không 
Không học không biết! 
 Học rồi sẽ biết Nguyễn Trung Hoà 
 nguyentrunghoa@gmail.com 
chỉ đơn thuần nhấn dài và mạnh cho đủ đô đối với trọng âm của từ, mà ta còn phải Luyến 
nữa. Bởi vì trọng âm thường kéo dài gấp đôi gấp rưỡi các âm khác, nên nếu ta chỉ kéo dài 
nó ra và đọc to nó lên một cách chân phương nghe sẽ rất đơn điệu (khác với tiếng Việt có 5 
thanh, cứ đọc ra đã có giai điệu rồi). 
Để giải quyết vấn đề này, người ta phải luyến các trọng âm sao cho nghe thật sinh động. Có 
rất nhiều phong cách luyến tùy theo vùng ngôn ngữ, nhưng 3 vùng đặc trưng là Anh, Mỹ và 
Úc, chúng có các tính chất khá riêng biệt trên cùng một cơ sở chung. Trong đó, Anh-Mỹ có 
vẻ có phong cách luyến nghe ngọt hơn cả. 
Việc luyến như thế nào cho đúng rất khó nói qua bài viết, hơn nữa còn tuỳ vào bạn thích 
luyến theo kiểu gì, chứ bạn bảo hãy luyến theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ thì ba đầu sáu tay tôi cũng 
chịu. Tuy nhiên, về cơ bản, việc luyến trọng âm khá giống với thanh NGÃ (~) trong tiếng 
Việt, khi kéo dài ra và đọc trầm bổng một cách rõ ràng hơn. Nghĩa là đầu tiên bạn thổi âm 
cho vồng lên rồi lại đè xuống, và kết thúc hơi lên một chút. (đồ thị cường độ âm tương tự 
như hình dấu ~). Nhưng hãy chú ý là nếu đọc khan như dấu Ngã của tiếng Việt (cụt lủn), 
thì chả bao giờ bạn đọc đúng cả, phải nhấn đủ đô (dài và mạnh). 
Về lý thuyết là thế, nhưng để cho nhanh, các bạn nên tham khảo ngay trên TV, radio hay 
nghe người bản ngữ nói để tập theo (bản ngữ ở đây là các nước nói tiếng Anh chính thống). 
2. Giai điệu của câu 
Tương tự, trong câu có các trọng âm câu thì tương ứng cũng phải có giai điệu của câu. Cái 
này khó có thể miêu tả ở đây. Tôi chỉ muốn lưu ý các bạn về vấn đề này. Đây là điểm cứu 
cánh, tính chất quyết định cuối cùng đến một giọng nói hay. 
Về nguyên tắc, câu nói phải lên bổng xuống trầm với các mốc của nó là các Trọng Âm Câu 
(xem phía trên). Các trọng âm câu không chỉ phải luyến nuột và rõ hơn các trọng âm 
thường một cách đơn thuần, mà nó còn phải có vai trò lãnh xướng (lead) các âm tiết quanh 
nó. Nghĩa là trước và sau khi luyến trọng âm câu, thì các âm tiết quanh nó cũng phải có 
một sự hậu thuẫn làm nền như thế nào đó... 
***** 
CÁC PHONG CÁCH NÓI TRONG TIẾNG ANH PHỔ THÔNG 
Sau khi đã luyện được giọng nói có giai điệu, luyến liếc ngon lành, bạn có thể bước vào 
giai đoạn luyện nói thực sự hay luyện nói thực hành (practical speaking). Lúc này, bạn có 
thế coi có xuất phát điểm tương đương với người một bản ngữ thông thường. Thách thức 
của bạn bây giờ là nói phải hay, phải hấp dẫn người nghe, thậm chí hấp dẫn cả người bản 
ngữ. 
Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Anh có rất nhiều phong cách nói . Nếu các bạn không 
Không học không biết! 
 Học rồi sẽ biết Nguyễn Trung Hoà 
 nguyentrunghoa@gmail.com 
phân biệt được các phong cách trong các tình huống khác nhau, cứ bê nguyên một kiểu 
giọng mọi lúc mọi nơi thì dễ mắc phải tật ăn nói lộp bộp như gà mắc tóc. Nói chuyện 
phiếm ở quán nước phải khác với tranh luận trong cuộc họp, phát biểu phải khác với đọc 
bản tin… 
Có rất nhiều phong cách, nhưng tôi tạm chia ra các phong cách chính như sau: 
1. Giọng nói chuyện thông thường: 
Đây là phong cách phổ thông nhất mà ai cũng dùng hàng ngay khi trò chuyện. Chính vì thế, 
nó cũng không có quy tắc gì cả, ai thích nói kiểu gì thì nói, trầm bổng, đều đều, nhỏ to đều 
ok cả. Nhưng vì trò chuyện thường dài, phải nói nhiều nên người ta hay nói nhanh, chú ý 
tới trọng âm nhưng ít luyến, đồng thời nuốt âm tiết phụ rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo 
trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trên điện ảnh (cái mà ng ta vẫn nói là “Phim Mỹ 
nghe khó bỏ cụ”). 
2. Giọng đọc bản tin, báo cáo 
Đọc bản tin, báo cáo hay các loại hình tương tự đã bắt đầu phải có tình hình thức (formal) 
rồi. Người đọc bản tin có thể nói nhanh chậm tuỳ ý (các phóng viên và phát thanh viên của 
BBC, CNN thường đọc bản tin hay báo cáo khá nhanh, đặc biệt là tin nóng). Nhưng một 
yêu cầu quan trọng là phải rõ ràng, mạch lạc (vì đối tượng nghe là quần chúng) và trung 
tính, nghĩa là không nên đặt cảm xúc cá nhân vào câu nói (vì bản chất thông tin là phải 
khách quan). 
3. Giọng đọc chương trình khoa học, phóng sự 
Giọng đọc các chương trình kiểu phóng sự, khoa học thường thức… có yêu cầu cao hơn 
giọng bản tin. Nó có các tiêu chí sau: 
- Rõ ràng mạch lạc (dĩ nhiên) 
- Khoan thai (để người nghe còn có thời gian nắm những thông tin, nhất là thông tin khoa 
học) 
- Mềm mại với một chút truyền cảm tương đối (nhằm mục đích lôi cuốn người nghe vào 
các thông tin thường là mới, chứ không phải đưa cảm xúc hay ý đồ cá nhân vào) 
4. Giọng hùng biện 
Đây là cấp khó nhất trong việc nói. Ngay chuyện nói trước công chúng đã không phải là 
việc dễ, nhất là với người Việt hay xấu hổ. Từ phát biểu, đọc diễn văn, đến diễn thuyết hay 
trình bày (present) hoặc nghị/tranh luận (luật sư chẳng hạn) trước đám đông đòi hỏi nhiều 
kĩ năng kết hợp, một trong đó là giọng nói hấp dẫn. Cái này là kết quả của năng khiếu cộng 
với luyện tập kiên trì. Nếu bạn là người không có khiếu hùng biện, thì hãy cần cù bù thông 
minh. Ngày trước có chuyện về một người hồi bé nói không ra hơi, về sau nhờ hàng ngày 
Không học không biết! 
 Học rồi sẽ biết Nguyễn Trung Hoà 
 nguyentrunghoa@gmail.com 
ngậm sỏi đứng nói át tiếng sóng biển mà trở thành nhà hùng biện nổi tiếng. 
Ngoài các yêu cầu mạch lạc và rõ ràng, để luyện phong cách rất xương này ngoài còn phải 
rất lưu ý các điểm sau: 
- Tốc độ: có thể lúc nhanh dồn dập, lúc khoan thai điềm đạm nhấn từng chữ tuỳ vào ý 
người muốn trình bày. Đặc biệt trọng âm câu phải rất chú trọng vì nó nêu bật ý người nói. 
Bình thường ta có thể nói với tốc độ trung bình, nhưng đến các từ khoá hay ngữ khoá, ta 
phải chậm lại, nhấn mạnh và rõ. 
- Âm lượng: lúc trầm lúc bổng có kiểm soát, đặc biệt chú ý thổi âm và luyến vồng ở các 
trọng âm câu hay từ/ngữ khoá. 
- Cảm xúc: càng truyền cảm càng tốt, vì phong cách này là phục vụ mục đích cá nhân (hay 
đại diện một tổ chức) nên càng khiến người nghe đồng tình với mình thì càng tốt 
(motivating).Tuỳ theo ý đồ, người nói hoà cả cảm xúc lẫn ý chí của mình vào câu nói, nhờ 
đó mà điều khiển tốc độ và âm lượng theo ý mình, giúp cho việc biểu hiện (express) được 
cái hồn của vấn đề. 
Trên đây là 4 phong cách chính trong tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ nói chung (kể cả 
tiếng Việt). Ngoài ra, còn có các phong cách trung gian, hay kết hợp giữa các phong cách 
trên, các bạn có thể bổ sung thêm cho đa dạng. 
Việc phân biệt các phong cách nói theo tình huống là rất quan trọng, để người nói có thể 
lựa chon giọng nói cho phù hợp, nhằm đạt kết quả là truyền đạt thông tin đến người nghe 
một cách tối ưu. Hơn nữa, các phong cách khá khác biệt, không thể bệ nguyên cách nói ở 
tình huống này vào một tình huống khác được. 
*** 
Đến đây tôi tạm kết thúc loạt ‘lan man’ về luyện nói mà tôi đã đúc kết từ kinh nghiệm của 
chính bản thân tôi, từ ngày chập chững học nói tiếng Anh. Hi vọng nó sẽ bớt giáo điều và 
có tính thực hành cao hơn, vì tôi chia sẻ với các bạn với tư cách cũng là một người đang tự 
học, hiểu rõ hơn hoàn cảnh của những người học sinh, đặc biệt những vướng mắc thường 
gặp mà đôi khi các thầy giáo vì ở trình độ quá cao không thể lường được từ học trò của 
mình. 
Tuy nhiên, các bạn phải dựa vào chính sức mình, tự tìm tòi ra phương pháp của riêng mình 
trong quá trình tự rèn luyện, với sự hỗ trợ của các tham khảo đắc lực là TV, radio hay 
người thực việc thực. Mọi lý thuyết sách vở chỉ là giáo điều, chỉ là cặn bã của người viết 
(Trang Tử), thực tế mới là quan trọng, bởi vì: 
Mọi lý luận đều là xám xịt, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi 
Không học không biết! 
 Học rồi sẽ biết Nguyễn Trung Hoà 
 nguyentrunghoa@gmail.com 
Nguyễn Trung Hoà (st) 

File đính kèm:

  • pdfUnlock-tai_sao_nguoi_viet_noi_tieng_anh_khong_hay_5876.pdf
Tài liệu liên quan