Một số giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng nói trong thực hành tiếng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại trường đại học thủ đô Hà Nội
Chất lượng của việc học ngoại ngữ thể hiện ở khả năng sử dụng thành thạo tất
cả các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; trong đó kỹ năng nói được coi trọng hàng
đầu bởi nó là cơ sở của mọi mối quan hệ giao tiếp, đồng thời cũng là khó khăn, trở ngại
chính của nhiều người Việt Nam khi học ngoại ngữ.Khi học tiếng Trung Quốc, nhiều sinh
viên cảm thấy khó khăn khi muốn diễn đạt hoàn chỉnh một vấn đề, nội dung, ý tưởng nào
đó, dù họ đã có ý thức chuẩn bị. Bài viết này phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự
hạn chế trongthực hành kỹ năng nói, đồng thời bước đầu đưa ra một số giải pháp giúp
cải thiện kỹ năng nói cho sinh viênchuyên ngành tiếng Trung Quốc tại trường Đại học
Thủ đô Hà Nội
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG NÓI TRONG THỰC HÀNH TIẾNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thị Thanh Huệ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chất lượng của việc học ngoại ngữ thể hiện ở khả năng sử dụng thành thạo tất cả các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; trong đó kỹ năng nói được coi trọng hàng đầu bởi nó là cơ sở của mọi mối quan hệ giao tiếp, đồng thời cũng là khó khăn, trở ngại chính của nhiều người Việt Nam khi học ngoại ngữ.Khi học tiếng Trung Quốc, nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn khi muốn diễn đạt hoàn chỉnh một vấn đề, nội dung, ý tưởng nào đó, dù họ đã có ý thức chuẩn bị. Bài viết này phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự hạn chế trongthực hành kỹ năng nói, đồng thời bước đầu đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện kỹ năng nói cho sinh viênchuyên ngành tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khóa: Tiếng Trung Quốc, thực hành, kỹ năng nói, giải pháp. Nhận bài ngày 18.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huệ; Email: ntthue@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong giao tiếp, có nhiều cách để diễn đạt, bày tỏ mong muốn như dùng hành động, cử chỉ, dấu hiệu, ký hiệu, ánh mắt..., nhưng ngôn ngữ vẫn là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất trong việc diễn đạt, biểu đạt chính xác ý tưởng, tâm trạng, cảm xúccủa con người một cách cụ thể, chân thực. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động thường xuyên, phổ biến, hàng ngày của con người với con người, cộng đồng này với cộng đồng kia, dân tộc này với dân tộc khác. Việc học ngoại ngữ, nắm bắt và sử dụng được nhiều thứ tiếng nói của các dân tộc khác nhau là nhu cầu chính đáng, thiết thực của mọi con người. Khi học bất kỳ một ngoại ngữ nào, người học đều phải cố gắng đạt tới trình độ nghe, nói, đọc, viết thông thạo. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất của sinh viên Việt Nam khi học ngoại ngữ nói chung, tiếng Trung Quốc nói riêng chính là những hạn chế về khả năng phát âm, nói, khả năng diễn đạt trôi chảy. Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy tiếng Trung Quốc, trong bài viết này, chúng tôi phân tích rõ hơn thực trạng và những TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 115 khó khăn đó; đồng thờiđưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành kỹ năng nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc của trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Trung Quốc Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộnghiện nay, ngoại ngữ là phương tiện để các quốc gia giao lưu, hiểu biết lẫn nhau; trên cơ sở đó thiết lập các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa song phương và đa phương, chiến lược và toàn diện... nhằm khẳng định vị thế, giữ vững chủ quyền, thúc đẩysự hợp tác đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển. Đảng, Nhà nước ta từ lâu đã dành sự quan tâm đặc biệt và có chủ trương, chính sách đúng đắn từ vĩ mô đến vi mô trong việc dạy và học ngoại ngữ. Hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam, ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1400/QĐ- TTg, phê duyệt đề án”Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, qua đó triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tất cả các ngoại ngữ đang được đào tạo, sử dụng phổ biến hiện nay thì nhu cầu vềtiếng Trung Quốc trên thế giới và ngay ở Việt Nam là rất lớn. Qua một số dữ liệu và số liệu thống kê có thể thấy rõ điều đó. Về dân số, hiện nay Trung Quốc đang đứng thứ nhất trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Theo số liệu mới nhất từ Liên hợp quốc,dân số hiện tại của TrungQuốc là khoảng hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,47% dân số thế giới. Về ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc là loại ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, tiếng Trung Quốc cũng là môn học chính thức trong hệ thống giáo dục của nhiều nước châu Á. Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng tiếng Trung Quốc là một trong những thứ tiếng mẹ đẻ, điều đó khiến tiếng Trung Quốc trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Trên bình diện quốc tế, tiếng Trung Quốc là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Ngoài người Trung Quốc, tiếng Trung Quốc cũng là ngôn ngữ chính thức của các nước và vùng lãnh thổ khác như Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao. Về góc độ kinh tế, nền 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI kinh tế Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, Kinh tế Trung Quốc đại lục là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Ngày nay Trung Quốc thực sự là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, việc giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng ngày càng lớn mạnh. Những yếu tố tăng trưởng, phát triển nói trên dẫn đến nhu cầu học và sử dụng tiếng Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết cho những ai muốn có được một công việc tốt, ổn định lâu dài, muốn tăng cường khả năng giao tiếp với người Trung Quốc và cư dân những nước hoặc vùng lãnh thổ nói tiếng Trung Quốc; muốn mở mang, mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế. Tất cả tạo nên một động lực không nhỏ để ứng dụng ngôn ngữ tiếng Trung Quốc trong học tập, công việc và áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam. 2.2. Thực trạng kỹ năng nói trong thực hành tiếng Trung Quốc của sinh viên Tham khảo số liệu khảo sát trước đây của Viện Nghiên cứu giáo dục và Quản trị kinh doanh (EBM) tại một số trường đại học, cao đẳng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, thấy: Chỉ khoảng 2/3 số sinh viên không chuyên ngoại ngữ thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Số khác không xem ngoại ngữ - tiếng Anh là cần thiết trong nghiên cứu học tập, chủ yếu dựa theo các giáo trình tiếng Việt. Đa số sinh viên không quan tâm với các hội thảo chuyên ngành, ít gặp gỡ giao lưu với bạn bè quốc tế để trau dồi vốn ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết, trong đó có kỹ năng nói. Khi đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên sau khi ra trường, phần lớn là đều hạn chế về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Thực tế hiện nay, việc giáo dục và giảng dạy ngoại ngữ chỉ đang tập trung vào ngữ pháp và từ vựng, thời lượng cho việc thực hành các kỹ năng khác hạn chế và là rào cản để phát triển toàn diện cho việc học ngoại ngữ, nhất là các kỹ năng nghe nói khiến nó khó biến thành phản xạ, thói quen cho người học khi vận dụng vào trong công việc, cuộc sống. Tiếng Trung Quốc cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Quy định về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đang được áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng đã có quy định cụ thể cho chuẩn đầu ra của bộ môn ngoại ngữ tiếng Trung Quốc. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang áp dụng chuẩn đầu ra cho mã ngành Cao đẳng là HSK cấp 4 và mã ngành Đại học là HSK cấp 5. Yêu cầu cụ thể của chuẩn đầu ra này là: Có thể dùng tiếng Hán để trao đổi về các chủ để thuộc các lĩnh vực rộng hơn hơn, đồng thời có thể giao lưu một cách trôi chảy, lưu loát với người bản địa (đối với trình độ HSK cấp 4) và Có thể đọc hiểu báo chí tiếng Trung Quốc, thưởng thức các tiết mục phim ảnh tiếng Trung Quốc và dùng tiếng Hán để tiến hành TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 117 thuyết trình một cách tương đối hoàn chỉnh (đối với trình độ HSK cấp 5). Tuy nhiên trên thực tế, vì có những lí do khách quan và chủ quan mà vẫn còn nhiều sinh viên trong quá trình sử dụng tiếng chưa đạt được đến chuẩn giao tiếp một cách trôi chảy, lưu loát với người bản địa hay thuyết trình một cách tương đối hoàn chỉnhnhư khung năng lực tiếng yêu cầu. Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cảm nhận độ khó của kỹ năng nói và cảm nhận hiệu quả môn học của kỹ năng này. Kết qủa cụ thể như sau: Khi được hỏi về cảm nhận độ khó của kỹ năng nói so với các kỹ năng khác thì có đến 48% sinh viên cho rằng kỹ năng này khó hơn các kỹ năng khác; 52% sinh viên cho rằng độ khó của kỹ năng này cũng bình thường so với các kỹ năng khác. Không có sinh viên nào cảm thấy kỹ năng nói là dễ hơn cho với kỹ năng khác, chiếm 0%. Kết quả này được thể hiện rõ qua biểu đồ 1: Biểu đồ 1: Cảm nhận độ khó về kỹ năng nói của sinh viên Biểu đồ 2: Cảm nhận hiệu quả môn học về kỹ năng nói của sinh viên 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Và điều đáng lo ngại là khi khảo sát về cảm nhận hiệu quả môn học của kỹ năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, số sinh viên cho rằng kỹ năng nói tốt hơn kỹ năng khác chỉ chiếm 1%; trong khi số sinh viên cho rằng kỹ năng nói kém hơn kỹ năng khác chiếm đến 21%; và số sinh viên cho rằng kỹ năng nói tương đương kỹ năng khác chiếm 78%. Kết quả này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ 2. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hành kỹ năng nói của sinh viên Tình trạng yếu kém trong thực hành kỹ năng nói của sinh viên chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân sau: 1) Ý thức tự học, tự thực hành không cao: Trong học tập ngoại ngữ nói chung cũng như tiếng Trung Quốc nói riêng, đa phần nhận thức, ý thức và thái độ của sinh viên trong việc tự học, tự thực hành là không cao. Chính do việc không thích học, học theo kiểu đối phó với thái độ hời hợt nên đã không tạo được sự tích cực và thoải mái, không đem lại hiệu quả cho sinh viên khi học tiếng Trung Quốc và nhất là khi tập trung phát triển thực hành kỹ năng nói, do vậy không tạo được phản xạ tự nhiên cho bản thân sinh viên khi rèn luyện kỹ năng này. 2) Không tự tin trong giao tiếp: Gần như rất ít sinh viên có thể chủ động giao tiếng với nhau bằng tiếng Trung Quốc.Việc thực hành trên lớp, ngoài giờ cũng chỉ hạn chế được trong một số nhóm nhỏ và thường do giáo viên phải chỉ định yêu cầu thực hiện. (Và điều này đương nhiên sẽ dẫn đến việc các sinh viên đều không tự tin khi giao tiếp bên ngoài xã hội, kể cả những câu chào hỏi xã giao hay đối đáp ở các tình huống thông thường). Chính vì vậy, trong các lớp học luôn có tình trạng chỉ một số sinh viên năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động thực hành nghe nói, luôn xung phong phát biểu hay là đầu tàu trong các nhóm trong khi các bạn khác “ẩn mình”. Có những sinh viên ít hoặc thậm chí không bao giờ tham gia các hoạt động này do ngại hay “xấu hổ” sợ nói sai. Chính vì tự ti nên việc tự tạo cơ hội hay tranh thủ các dịp có được để thực hành nói trong sinh viên luôn hạn chế, không giao lưu học hỏi với các bạn hay người Trung Quốc để thực hành tiếng, không tích cực học hỏi từ giáo viên hay các cơ hội khác từ bên ngoài để giao tiếp với những người nói và sử dụng tiếng Trung Quốc. 3) Thiếu vốn từ và thiếu kiến thức: Bên cạnh việc thiếu tự tin thì việcthiếu vốn từ hay có vốn kiến thức chung hạn chế cũng ảnh hưởng một phần đến việc phát triển, trau dồi kỹ năng nói của sinh viên. Với các vấn đề giao tiếp cần kiến thức khá rộng trong mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, thể thao, tôn giáo..., sinh viên thường thiếu ý tưởng, thiếu thông tin hay kiến thức để trình bày, thiếu vốn từ để diễn đạt, hổng về ngữ pháp, câu cú áp dụng. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 119 4) Bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ: Ngoài các yếu tố trên thì nguyên nhân của việc thực hành kỹ năng nói chưa tốt còn là sinh viên bị lệ thuộc quá nhiều vào tiếng mẹ đẻ. Rất nhiều sinh viên thường tranh thủ trao đổi bằng tiếng mẹ để dễ trình bày và diễn đạt ý kiến của mình khi học tập, làm việc nhóm. Thậm chí ngay cả giáo viên cũng nhiều người không chú ý sử dụng tiếng Trung Quốc để giao tiếp với với người học. Chính vì không tạo được phản xạ dùng tiếng Trung Quốc nên khi ra ngoài xã hội, nếu gặp phải môi trườngkhông có người Việt để giao tiếp tiếng mẹ đẻ thì sinh viên dễ bị thu mình không nói chuyện hoặc không tạo được phản xạ tự nhiên trong giao tiếp, thực hành kỹ năng nói. 2.4. Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói trong thực hành tiếng cho sinh viên Từ những nguyên nhân trên, để nâng cao toàn diện các kỹ năng cho sinh viên, cải thiện hữu hiệu kỹ năng giao tiếp - kỹ năng nói cho sinh viên trong thực hành tiếng Trung Quốc cần có các giải pháp đồng bộ từ bản thân sinh viên, giảng viên và cả ở góc độ nhà trường. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 1) Giải pháp từ phía nhà trường Các chương trình học và giáo trình học trong nhà trường cần có sự cập nhật, đổi mới liên tục theo hướng tạo sự tương tác nhiều hơn cho sinh viên trong việc thực hành tiếng. Ngoài các nội dung bài học phải đáp ứng cơ bản lượng kiến thức cần có theo trình độ thì cần đan xen các thời lượng về thực hành thực tế để sinh viên- giảng viên có điều kiện thực hành nhiều hơn. Các phương pháp đánh giá sinh viên cần cải thiện theo hướng giảm bớt thời lượng thi cử bằng viết, tăng cường kiểm tra đánh giá qua vấn đáp hay bài tập nhóm cần sự tương tác trực tiếp giữa các sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên. Tạo điều kiện để bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên, hỗ trợ giảng viên trong việc đào tạo, nâng cao trình độ qua các chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, trao đổi giảng viên với các trường liên kết trong và ngoài nước đặc biệt là với các trường phát triển mạnh về phương pháp đào tạo, giảng dạy. Cải tiến cơ sở vật chất cho việc học tập, giảng dạy: trong học tập hay thi cử, đánh giá cần có các phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ cho quá trình học tập, giảng dạy của sinh viên. Cần bổ sung các phòng học chuyên biệt với đầy đủ thiết bị máy tính, máy chiếu để giúp cho việc học ngoại ngữ có cảm hứng hơn. Đầu tư bổ sung thư viện sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo, từ điển, tự điển, sách chuyên ngành cho phong phú và đa dạng hơn. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với các trường bạn hoặc các trung tâm, đối tác có sử dụng tiếng Trung Quốc để tạo môi trường giao tiếp và sử dụng tiếng trong quá trình học tập của sinh viên. Qua đó, học hỏi phương pháp sư phạm hay, mô hình đào tạo phong phú từ các trường khác để áp dụng cho việc cải tiến chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2) Giải pháp với giảng viên Giảng viên cần tự trau dồi bản thân, nâng cao các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp thực tế, cập nhật vốn từ liên quan đến thông tin kinh tế - chính trị - xã hội có tính thời sự để lồng ghép vào chương trình giúp cho bài giảng phong phú hơn; Tự rèn luyện về phát âm chuẩn, sử dụng phần mềm máy tính phục vụ giảng dạy, sử dụng CNTT trong giảng dạy để tạo môi trường cuốn hút người học, tạo tính tích cực cho sinh viên trong quá trình tiếp thu kiến thức. Bổ sung các nguồn ngữ liệu phong phú từ trên mạng internet, từ kho thư viện hay các nguồn xã hội khác tránh cho việc học tập bị nhàm chán. Giảng viên cần cải tiến bài giảng, ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới để phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa sinh viên; tạo môi trường tương tác nhiều hơn trong quá trình giảng dạy. Giảng viên chú ý tạo cho sinh viên môi trường thực hành tiếng sôi nổi, áp dụng nhiều tình huống thực hành thực tế nhưtập thuyết minh, đóng các tình huống hay tổ chức giao lưu trong cáccâu lạc bộtiếngKhảo sát, phân chia lớp theo nhóm trình độ để phân loại và có hướng giảng dạy phù hợp giúp sinh viên dễ tiếp thu kiến thức, nắm bắt nhanh bài học. 3) Giải pháp với sinh viên Sinh viên cần tự nâng cao nhận thức, ý thức học tập vì chỉ có nhận thức tốt, ý thức cao thì sinh viên mới tích cực tìm hiểu, học hỏi các phương pháp học tập, tích cực trao đổi và tương tác để cải thiện các kỹ năng, nhất là kỹ năng nói rất cần môi trường để phát triển.Tích cựctham gia các hoạt động ngoại khóa do trường, lớp tổ chức và tích cực tham gia vào các CLB tiếng... Sinh viên cũng cần tích lũy vốn từ, ôn luyện ngữ pháp để trau dồi về các kỹ năng khác ngoài giờ học. Bên cạnh giờ học trên giảng đường, sinh viên cần có ý thức dành thêm thời gian cho việc ôn luyện, học tập ở nhà và cố gắng thực hành nói bằng tiếng Trung Quốc, hạn chế dùng tiếng mẹ đẻ trong các giờ học tiếng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết để bổ trợ cho kỹ năng nói. 3. KẾT LUẬN Để giao tiếp hiệu quả, kỹ năng nói chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng nói trong thực hành tiếng cũng được xem là một trong những kỹ năng khó nhất của quá trình học ngoại ngữ. Việc cải thiện, nâng cao hiệu quả chất lượng kỹ năng nói trong thực hành tiếng của bộ môn ngoại ngữ tiếng Trung Quốc, trường Đại học Thủ đô Hà Nội là vấn đề tồn tại lâu nay và cũng là thực trạng khó khăn chung của công tác đào tạo ngoại ngữ. Như chúng tôi đã phân tích, đánh giá và đề xuất ở trên, việc cải thiện, thay đổi theo chiều hướng tích cực không thể thực hiện ngay một sớm một chiều mà cần có thời gian, lộ trình và kết hợp tất cả các giải pháp đã nêu một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Chỉ có TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 121 sự tham gia chủ động từ chính các chủ thể liên quan là người học, người dạy kết hợp với sự quan tâm, định hướng và đầu tư xác đáng từ phía nhà trường mới giúp cho kỹ năng nói cũng như các kỹ năng thực hành tiếng khác của sinh viên thật sự được nâng cao, từ đó giúp cho họ thật sự tự tin và giao tiếp một cách thành thạo. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình giảng dạy ngoại ngữ bộ môn tiếng Trung tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Vân (2012), “Năng lực giao tiếp và vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong thời hội nhập”, - Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 3 (197). 2. Leong, L, M., &Ahmadi, S, M. (2017). An Analysis of Factors Influencing Learners’ English Speaking Skill. International Journal of Research in English Education, https://ijreeonline.com/article-1-38-en.pdf 10th April. 2018 3. Littlewood, W. (2007),Communicative Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press. 4. Thornbury, S. (2005),How to Teach Speaking. Harmer, J. (Ed). London: Longman. 5. 刘颖,对外汉语课堂游戏教学法初探,和田师范专科学校学报,2012年 6. 梁亮,游戏教学法在零起点汉语口语课堂的合理运用,教学与育人礼记,2008年 7. 孟 斌 斌 , 对 外 汉 语 教 学 中 游 戏 教 学 法 的 运 用 ,SCIENCE & TECHNOLOGY INFORMATION,2011年 SOME SOLUTIONS TO IMPROVE CHINESE SPEAKING SKILLS IN THE PRACTICE OF STUDENTS AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract: The effectiveness of foreign language teaching is reflected through the capacity of learners in some basic language skills including listening skills, speaking skills, reading skills and writing skills. Among those skills, speaking skill is one of the important skills because it is a strong foundation of communication skills. However, it is also considered as the most challenging skills in learning a foreign language of Vietnamese. When learning Chinese, many students find it difficult to express their opinions about an issue, tenor or idea in Chinese despite of their preparing tendency. This article aims at ananysing facts and causes of the poor practice in speaking skill as well as suggesting a number of solutions to help students improve the Chinese speaking skills for Chinese language students at Hanoi Metropol
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_ky_nang_noi_trong_thuc.pdf