Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Trong chương trình đào tạo đại học tại Trường

Đại học Hà Nội, sinh viên bắt đầu làm quen với

môn Dịch nói và Dịch viết từ học kỳ 6 học đến hết

học kỳ thứ 8. Vì vậy, so với nhiều môn học khác,

Dịch nói và Dịch viết có số tiết học nhiều hơn và

đóng vai trò định hướng nghề nghiệp cho sinh

viên khi ra trường. Chính vì lý do trên, tác giả

chọn đề tài “Giảng dạy môn Dịch viết trong

chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng

Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp” với

mục đích phân tích, làm rõ những đặc điểm, thuận

lợi cũng như những khó khăn của giáo viên và

sinh viên Khoa tiếng Đức Trường Đại học Hà Nội

trong khuôn khổ môn Dịch viết. Từ những phân

tích thực tế công việc giảng dạy bộ môn này tại

Khoa tiếng Đức, cùng những ý kiến của một số

chuyên gia người Đức trong lĩnh vực giảng dạy

môn Dịch viết, tác giả mạnh dạn đưa ra những đề

xuất có tính cải tiến nhằm nâng cao chất lượng

của công việc giảng dạy và học tập môn Dịch viết

theo hướng phù hợp với yêu cầu về chuyên môn,

cũng như tạo hứng thú, giúp sinh viên có thêm động

lực để học tập và đạt kết quả tốt môn học này

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng 
136 
GIẢNG DẠY MÔN DỊCH VIẾT 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN 
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ĐỨC: 
NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP 
Nguyn Th Kim Liên 
Trng Đi hc Hà Ni
Tóm t
t: Tác giả chọn đề tài “Giảng dạy môn Dịch 
Viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành 
tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp” 
xuất phát từ thực tế công việc giảng dạy bộ môn này. 
Trong chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học 
Hà Nội, sinh viên bắt đầu làm quen với môn Dịch nói 
và Dịch viết từ học kỳ 6 học đến hết học kỳ thứ 8. Vì 
vậy, so với nhiều môn học khác, Dịch nói và Dịch viết 
có số tiết học nhiều hơn và đóng vai trò định hướng 
nghề nghiệp cho sinh viên khi ra trường. Chính vì lý do 
trên, bài viết đi sâu phân tích những đặc điểm, thuận 
lợi cũng như những khó khăn của giáo viên và sinh 
viên Khoa tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội trong 
khuôn khổ dạy và học môn Dịch viết. Để có được kết 
quả phân tích trong bài, tác giả đã tổng kết những kinh 
nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Dịch viết, kết hợp 
việc phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, điều tra ý 
kiến của sinh viên năm thứ 4 của Khoa tiếng Đức. Từ 
những phân tích này, bài viết đưa ra những định hướng 
cải tiến cũng như đề xuất, khuyến nghị các giải pháp 
để nâng cao chất lượng của công việc giảng dạy và 
học tập môn Dịch viết đảm bảo phù hợp với yêu cầu về 
chuyên môn; qua đó giúp sinh viên có những kiến 
thứcc cần thiết có thể đáp ứng được yêu cầu của công 
việc tương lai sau khi tốt nghiệp. 
Abstract: The author of the research entitled 
“Teaching Translation to German Undergraduate 
Students: Some advantages, challenges and possible 
solutions” has come up with this topic from her own 
teaching experiences. According to the comprehensive 
four-year syllabus of Hanoi University, courses of 
Translation and Interpreting commence from the 6th to 
the 8th semesters for undergraduate students. 
Therefore, in comparison with other subjects, these 
courses take more periods and are vocation-oriented 
for students before they graduate. 
The research aims at offering in-depth analysis of 
some advantages, challenges and possible solutions 
confronting both teachers and students of the German 
Department in teaching and learning Translation and 
Interpreting. The findings of the research are based on 
the researcher’s personal Translation teaching 
experiences in combination with the survey results 
among final year students, from which the researcher 
can suggest some possible solutions for improvement 
as well as some recommendations in order to further 
enhance the quality of both teaching and learning 
Translation so that students can satisfy their job 
requirements in the future. 
I. Mở đầu 
Trong chương trình đào tạo đại học tại Trường 
Đại học Hà Nội, sinh viên bắt đầu làm quen với 
môn Dịch nói và Dịch viết từ học kỳ 6 học đến hết 
học kỳ thứ 8. Vì vậy, so với nhiều môn học khác, 
Dịch nói và Dịch viết có số tiết học nhiều hơn và 
đóng vai trò định hướng nghề nghiệp cho sinh 
viên khi ra trường. Chính vì lý do trên, tác giả 
chọn đề tài “Giảng dạy môn Dịch viết trong 
chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng 
Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp” với 
mục đích phân tích, làm rõ những đặc điểm, thuận 
lợi cũng như những khó khăn của giáo viên và 
sinh viên Khoa tiếng Đức Trường Đại học Hà Nội 
trong khuôn khổ môn Dịch viết. Từ những phân 
tích thực tế công việc giảng dạy bộ môn này tại 
Khoa tiếng Đức, cùng những ý kiến của một số 
chuyên gia người Đức trong lĩnh vực giảng dạy 
môn Dịch viết, tác giả mạnh dạn đưa ra những đề 
xuất có tính cải tiến nhằm nâng cao chất lượng 
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 
137 
của công việc giảng dạy và học tập môn Dịch viết 
theo hướng phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, 
cũng như tạo hứng thú, giúp sinh viên có thêm động 
lực để học tập và đạt kết quả tốt môn học này. 
II. Thực trạng công tác giảng dạy và học tập 
môn thực hành dịch viết tại Khoa tiếng Đức: 
Những thuận lợi và khó khăn 
1. Những thuận lợi: 
1.1. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập 
Trong những năm vừa qua, Khoa tiếng Đức đã 
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của 
Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Nội và của các 
đối tác tại Cộng hoà liên bang Đức nên các trang 
thiết bị phục vụ việc giảng dạy môn Dịch viết đã 
được cải tiến rất nhiều; trong đó phải kể đến việc 
được trang bị một phòng Multimedia với 15 máy 
vi tính có kết nối Internet và các loại từ điển để 
sinh viên sử dụng ngay trong giờ học môn Dịch 
viết. Những trang thiết bị, tài liệu này đã giúp sinh 
viên một cách hiệu quả trong việc tra cứu tài liệu, 
tìm hiểu thông tin phục vụ việc làm các bài tập 
thực hành Dịch và đánh máy các bản dịch ngay 
trong giờ học. Đây cũng chính là những yêu cầu 
tối thiểu để phục vụ cho công việc biên dịch hiện 
nay. Ngoài ra, phòng học Dịch viết được trang bị 
máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn khác để phục 
vụ cho việc thảo luận trong giờ học được thuận lợi 
và đạt hiệu quả cao hơn. 
1.2. Về đội ngũ giảng viên 
Hiện nay, Bộ môn Dịch của Khoa tiếng Đức có 
07 giáo viên trong tổng số 18 giáo viên của toàn 
Khoa tham gia giảng dạy các môn Dịch với định 
hướng mỗi giáo viên đều có thể đảm nhiệm dạy 
đồng thời cả kỹ năng Dịch nói và Dịch viết. Toàn 
bộ giáo viên của Bộ môn Dịch hiện đều có trình 
độ thạc sỹ các chuyên ngành ngôn ngữ học và 
giảng dạy tiếng Đức như một ngoại ngữ. Ngoài ra, 
đội ngũ giáo viên của Khoa nói chung, các giáo 
viên của bộ mon dịch luôn tự học tập, nghiên cứu 
để trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn qua các 
bài nghiên cứu khoa học hàng năm với những chủ 
đề liên quan đến chuyên ngành Dịch và nâng cao 
chất lượng giảng dạy môn Dịch. Bên cạnh kiến 
thức chuyên môn, các giáo viên luôn tích luỹ kinh 
nghiệm thực tế của biên, phiên dịch thông qua các 
công việc dịch khi có yêu cầu. Chính nhờ những 
kinhh nghim thực tế của đội ngũ giáo viên, các 
sinh viên đã được truyền đạt rất nhiều kinh 
nghiệm quý giá, rất cần thiết cho công việc trong 
tương lai của họ. Một yếu tố góp phần tạo nên 
những thuận lợi cho việc giảng dạy môn Dịch nói 
chung và Dịch viết nói riêng là đội ngũ giáo viên 
thỉnh giảng là các chuyên gia trong lĩnh vực dịch 
thuật và ngoại giao, đó là những giảng viên rất tận 
tuỵ, giàu kinh nghiệm và có khả năng truyền cảm 
hứng và động lực cho sinh viên trong quá trình học. 
2. Những khó khăn đặt ra cho giáo viên và 
sinh viên trong công tác giảng dạy và học tập 
Hiện nay, đa số giáo viên tham gia giảng dạy 
môn dịch viết nói riêng và các môn dịch nói chung 
đều chưa được qua đào tạo chuyên ngành dịch 
thuật hoặc chuyên ngành giảng dạy môn dịch. Các 
giáo viên đảm nhiệm công việc này dựa trên 
những kiến thức của cả một quá trình tự học tập 
và nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm tích 
luỹ được khi tham gia các công việc dịch nói và 
dịch viết như những dịch giả và phiên dịch chuyên 
nghiệp. Việc soạn bài giảng, tìm nguồn tài liệu 
giảng dạy và cách ra đề thi cũng như các phương 
án chấm và cho điểm khi thi vẫn còn chưa có quy 
định cụ thể hoặc chưa có các tiêu chí rõ ràng cho 
từng học phần. Đặc biệt, giáo viên hiện đang rất 
cần những tiêu chí quy định đối với các học phần 
của môn thực hành dịch một cách thống nhất 
trong toàn trường để có thể đánh giá chính xác và 
khoa học hơn, giúp cho việc giảng dạy và học tập 
đạt chất lượng cao hơn. 
Để giúp cho việc phân tích những khó khăn và 
thuận lợi của việc giảng dạy và học tập môn dịch 
viết được cụ thể và chính xác, chúng tôi đã tiến 
hành điều tra ý kiến của các sinh viên khoá 2011-
2015 đang học môn học này tại Khoa tiếng Đức 
và kết quả được tổng hợp và phân tích cụ thể tại 
mục III dưới đây. 
III. Kết quả khảo sát sinh viên Khoa tiếng 
Đức về việc học môn Dịch viết 
1. Thông tin chung 
Việc khảo sát, thăm dò ý kiến sinh viên được 
tiến hành đối với sinh viên khoá 2011-2015 hiện 
đang học năm thứ 4 (học kỳ 7) tại Khoa tiếng Đức, 
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng 
138 
Trường Đại học Hà Nội. Có 50 trên tổng số 65 
sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi của phiếu 
điều tra. Các câu hỏi được chia thành các nhóm 
nội dung sau: 
- Thông tin liên quan đến việc học tập bao 
gồm: Chuyên ngành đào tạo, số học kỳ đã hoàn 
thành, khoá học, ngoại ngữ được dùng khi thi 
tuyển sinh vào học tại Khoa tiếng Đức, Trường 
Đại học Hà Nội và về định tương lai sau khi tốt 
nghiệp 
- Đánh giá của sinh viên về môn Dịch viết khi 
so sánh với môn Dịch nói, những khó khăn và 
thuận lợi đối với sinh viên trong môn học này 
(trong đó bao gồm các câu hỏi về trang thiết bị 
học tập tại trường, kiến thức thực hành tiếng của 
các học phần trước...). 
- Đề xuất của sinh viên khi học môn Dịch viết 
nói riêng và các môn dịch cũng như các môn Lý 
thuyết tiếng và Văn học nói chung tại các học kỳ 
cuối (bao gồm đề xuất về phương pháp học tập, đề 
xuất để nâng cao chất lượng học môn Dịch viết, 
đề xuất về thời lượng chương trình học môn Dịch 
viết). 
2. Thông tin chung về các sinh viên tham gia 
trả lời phiếu điều tra 
Có 55 trên tổng số 65 sinh viên khoá 2011-
2015 tham gia trả lời phiếu điều tra. Tất cả các 
sinh viên này đều đã hoàn thành 6 học kỳ và đang 
bắt đầu học kỳ thứ 7, năm học thứ 4 của chương 
trình đào tạo cử nhân tiếng Đức. Đa phần sinh 
viên đã từng học tiếng Anh và dùng ngoại ngữ này 
khi thi đầu vào để học chuyên ngành ngôn ngữ 
Đức. Chỉ có 6/55 sinh viên thi đại học bằng tiếng 
Đức, tương đương 10,9%. Một nửa số sinh viên 
tham gia điều tra ý kiến bày tỏ mong muốn được 
làm một công việc liên quan đến dịch thuật; trong 
số đó có nhiều em băn khoăn về trình độ của bản 
thân để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi ra 
trường, số khác vẫn hoài nghi về khả năng tìm 
được việc làm trong lĩnh vực này. Một nửa số sinh 
viên còn lại không muốn làm việc liên quan đến 
dịch thuật hoặc vẫn chưa xác định được công việc 
mong muốn, có nhiều em trong số đó muốn trở thành 
giáo viên và đi dạy tiếng Đức sau khi tốt nghiệp. 
3. Ý kiến của sinh viên về trang thiết bị học 
tập, các bài tập được luyện và đánh giá về môn 
Dịch viết 
3.1. Về ý kiến đánh giá của sinh viên 
56,3% số sinh viên (31/55 sinh viên) được hỏi 
thích học môn Dịch viết với các lý do như sau: 
- Giáo viên yêu cầu tổng hợp từ vựng của các 
văn bản đã dịch theo chủ đề và tính điểm 30%. 
- Sinh viên được mở rộng vốn từ vựng và các 
cách diễn đạt. 
- Sinh viên có thời gian nghiên cứu và tra từ 
điển trước khi diễn đạt, không bị áp lực thời gian 
như khi học môn Dịch nói. 
- Sinh viên được rèn kỹ năng đọc hiểu. 
- Giáo viên không đưa ra một đáp án duy nhất 
và cứng nhắc mà thường thảo luận với sinh viên 
về những phương án dịch. 
- Các chủ đề của các bài luyện khá phong phú. 
3.2. Đề xuất của sinh viên 
Bên cạnh việc bày tỏ quan điểm thích hoặc 
không thích học môn Thực hành Dịch viết, có 
81,8% sinh viên (45/55) tham gia trả lời phiếu 
điều tra đã đưa ra những đề xuất đối với giờ học 
môn Dịch viết được tổng hợp như sau: 
- Trang thiết bị học tập: Phòng học môn Dịch 
viết nên được trang bị đầy đủ máy tính có kết nối 
Internet để sinh viên có thể tra cứu khi dịch bài, 
tuy nhiên chất lượng đường truyền mạng Internet 
và việc kết nối tới các máy đôi khi không đảm bảo 
chất lượng. Có nhiều sinh viên mong muốn được 
sử dụng riêng máy tính khi làm bài trên lớp, nhiều 
sinh viên cần được mượn thêm từ điển của Khoa để 
tra cứu. 
- Hình thức làm việc trên lớp và đề xuất đối với 
giáo viên cũng như vai trò của sinh viên: Sinh 
viên mong muốn được tăng cường thảo luận trên 
lớp với giáo viên để có thể có thể nhận được nhiều 
phương pháp và phương án dịch. Nhiều sinh viên 
muốn làm nhiều bài tập ở nhà hơn nữa và các chủ 
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 
139 
đề dịch phong phú hơn. Trong giờ học dịch viết, 
sinh viên rất mong được mở rộng thêm vốn từ 
vựng và kiến thức ngữ pháp từ những văn bản gốc 
với nhiều chủ đề khác nhau. Ngoài mong muốn 
được làm bài tập theo nhóm, có sinh viên muốn 
làm bài tập độc lập để có cách dịch riêng, không 
bị phụ thuộc vào các bạn khác. 
- Nhiều sinh viên đã đề xuất đưa ra các yêu cầu 
đối với sinh viên khi học môn Dịch viết: Sinh viên 
cần tự giác học nhiều hơn nữa, chủ động trao đổi 
với giáo viên trong buổi học hơn. Ngoài ra, việc 
chăm chỉ đọc thêm báo chí, tài liệu tham khảo sẽ 
giúp sinh viên mở rộng vốn từ và tăng khả năng 
diễn đạt trong khi dịch. 
- Ngoài các ý kiến đã nêu trên, nhiều sinh viên 
bày tỏ mong muốn vẫn tiếp tục được học các môn 
thực hành tiếng song song với quá trình học các 
môn Dịch và các môn Lý thuyết tiếng của các học 
kỳ cuối để không bị quên các kiến thức như các 
quy tắc ngữ pháp, các cách diễn đạt khi học từ 
vựng 
IV. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng 
dạy và học môn Dịch viết tại Khoa tiếng Đức, 
Trường Đại học Hà Nội 
Trong cuốn sách “Phương pháp giảng dạy Dịch 
nói và Dịch viết”2 (2002, 138), tác giả Ulrich 
Kautz đã nêu ra mục tiêu của buổi học dịch viết là 
“phát triển kỹ năng dịch của người học” và để làm 
được điều đó buổi học cần phải: (i) Dựa trên 
những hoạt động dịch cụ thể; (ii) Tham gia trực 
tiếp vào quá trình dịch; (iii) Chú ý tới những yêu 
cầu và công việc thực tế của nghề nghiệp và (iv) 
Có phương pháp và cách thức dịch. 
Chính từ những yêu cầu này, tác giả đã đưa ra 
một số gợi ý và phân tích đối với việc chuẩn bị 
cho buổi dạy Dịch viết được hiệu quả như sau: 
1. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy môn 
Dịch viết 
Như đã nêu tại Mục II của bài nghiên cứu, các 
giáo viên giảng dạy môn dịch nói chung và môn 
Dịch viết nói riêng của Khoa tiếng Đức trường đại 
học Hà Nội đều không được đào tạo chuyên ngành 
Dịch và đặc biệt không được đào tạo để trở thành 
giáo viên dạy Dịch viết hoặc Dịch nói cho sinh 
viên. Trên thực tế chúng ta cũng thấy cho đến nay 
chưa có chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy 
môn Dịch, đặc biệt là dịch Đức-Việt và dịch Việt-
Đức cho sinh viên chuyên ngành tiếng Đức tại 
Việt Nam và tại Cộng hoà Liên bang Đức. Theo 
Ulrich Kautz để đảm nhiệm được công việc giảng 
dạy môn Dịch viết, giáo viên phải là người có 
trình độ ngôn ngữ cao (trong đó có cả trình độ 
tiếng mẹ đẻ) (Kautz, 22002, 141); đồng thời, họ 
phải là người phải có năng lực dịch, năng lực về 
ngôn ngữ học và có khả năng sư phạm cao. Như 
vậy, yêu cầu đặt ra đối với bản thân đội ngũ giáo 
viên khi dạy môn Dịch viết là rất cao. Họ cần phải 
đạt được những yêu cầu như sau: 
- Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch 
thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực biên dịch. 
- Có kiến thức căn bản về chuyên ngành dịch, 
không đơn thuần chỉ là kiến thức ngôn ngữ học để 
có thể nhận biết được những vấn đề khó khăn nảy 
sinh trong quá trình dịch và có thể hệ thống hoá 
những vấn đề này để tìm ra cách giải quyết. 
- Biết áp dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm 
thực tế một cách hiệu quả trong giờ giảng để sinh 
viên không chỉ có thêm kiến thức và còn được học 
hỏi nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp từ những ví dụ 
cụ thể. 
Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên giảng 
dạy môn dịch viết được hiểu cụ thể như sau: Giáo 
viên đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn sinh 
viên trong suốt quá trình phân tích và đọc hiểu 
cũng như dịch văn bản trên lớp; giáo viên không 
đóng vai một người giữ một đáp án duy nhất và 
không được coi phương án dịch của mình là duy 
nhất và đúng nhất. Tất cả những đánh giá của giáo 
viên đều được giải thích cụ thể và giáo viên cần 
tạo ra một buổi học với không khí học tập thoải 
mái để sinh viên được phát huy cao nhất tinh thần 
tự học và sáng tạo. Cũng từ mục tiêu này, giáo 
viên giảng dạy môn dịch viết có thể đóng nhiều 
vai trong những buổi lên lớp của mình như: (i) là 
một nhà khoa học đang nghiên cứu các vấn đề về 
chuyên ngành Dịch; (ii) là một dịch giả đang nhận 
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng 
140 
được một hợp đồng dịch; (iii) là một biên tập viên 
đang biên tập và đánh giá một bản dịch; (iv) là đại 
diện của một cơ quan hoặc tổ chức đang cần tìm 
người dịch văn bản. Với ý tưởng này, giờ học dịch 
viết đảm bảo sẽ rất thú vị và tạo ra nhiều cơ hội 
giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên hơn. Chính 
nhờ điều này, buổi học dịch viết sẽ trở nên thú vị, 
hiệu quả hơn. 
2. Những điều cần chú ý đối với việc lựa 
chọn tài liệu giảng dạy 
Cho đến nay, chưa có tài liệu dưới dạng giáo 
trình cho sinh viên và giáo viên cho các buổi học 
dịch viết. Cũng chính từ lý do này, việc lựa chọn 
tài liệu giảng dạy môn học này rất quan trọng và 
thường gây khó khăn cho giáo viên khi phải chuẩn 
bị bài giảng của mình. Trong cuốn “Phương pháp 
giảng dạy dịch nói và dịch viết” tác giả Ulrich 
Kautz đã nhấn mạnh việc lựa chọn tài liệu giảng 
dạy dịch viết là rất quan trọng, là một trong những 
yếu tố quyết định thành công hay thất bại của bài 
tập dịch mà giáo viên yêu cầu sinh viên phải hoàn 
thành (Kautz, 145). Để tìm được một tài liệu phù 
hợp chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây: 
2.1. Tài liệu phù hợp với mục tiêu của môn học 
Giáo viên nên lựa chọn những tài liệu phục vụ 
việc giảng dạy từ các nguồn tài liệu đảm bảo đáp 
ứng được mục tiêu vừa nâng cao năng lực dịch và 
khả năng hiểu văn bản, vừa giúp sinh viên mở 
rộng vốn kiến thức về văn hoá và ngôn ngữ. 
2.2. Chủ đề 
Có khá nhiều sinh viên mong muốn được dịch 
những văn bản ở nhiều chủ đề khác nhau để mở 
rộng vốn từ vựng của mình. Đây cũng chính là 
một trong những điểm mà giáo viên cần lưu ý khi 
lựa chọn tài liệu cho giờ học của mình. Một văn 
bản phù hợp khi có thể làm phong phú và mở rộng 
thêm vốn hiểu biết về văn hoá, về chuyên môn 
cũng như về hiểu biết chung của sinh viên. Những 
văn bản nên được chọn lựa là những văn bản 
thường gặp trong ngôn ngữ đích. Ngoài ra, giáo 
viên có thể chọn những văn bản thuộc nhiều lĩnh 
vực khác nhau để sinh viên được làm quen với 
một vốn từ nhất định của các lĩnh vực. Tuy nhiên 
mục tiêu của việc lựa chọn chủ đề/lĩnh vực chuyên 
ngành không phải vì mục tiêu đào tạo dịch cho 
một chuyên ngành riêng biệt nào đó. 
2.3. Độ khó của văn bản 
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà 
giáo viên nên chú ý để đảm bảo được mục tiêu của 
bài tập dịch cho sinh viên. Trong đó độ khó của 
chủ đề và nội dung phải phù hợp với trình độ ngôn 
ngữ và năng lực dịch của sinh viên. Giáo viên có 
thể tham khảo những phân tích cụ thể về độ khó 
của văn bản trong bài viết “Leicht – mittelschwer 
– (zu) schwer” của Christiane Nord trong cuốn 
“Translationsdidaktik. Grundfragen der 
Übersetzungswissenschaft (1997)”. 
2.4. Thể loại văn bản 
Một văn bản phù hợp để giáo viên lựa chọn 
làm bài tập cho sinh viên khi nó chính là văn bản 
mà chúng ta sẽ gặp trong thực tế của công việc 
dịch thuật. Tác giả Nord (2002, 135) cũng nhấn 
mạnh vấn đề lựa chọn văn bản gốc làm ngữ liệu 
cho sinh viên thực hành “văn bản cần phải ở dạng 
hoàn chỉnh”. Ngoài ra do chính người bản 
xứ/người sử dụng ngôn ngữ gốc là tiếng mẹ đẻ 
viết, mang đặc trưng của một trong các thể loại 
văn bản và có nguồn trích dẫn cụ thể. 
Giáo viên có thể lựa chọn một văn bản làm bài 
tập cho sinh viên nếu đó là một văn bản có thật mà 
chúng ta thường gặp khi có yêu cầu dịch thuật. 
Snell-Hornby (Snell-Hornby, M (Hgg.) Handbuch 
Translation. Tuebingen: Stauffenburg. 1998. S. 
9/10) đã thống kê những loại hình văn bản thông 
thường không thuộc lĩnh vực chuyên ngành thường 
được yêu cầu dịch nhất theo thứ tự như sau: 
- Các giao dịch thư tín 
- Hướng dẫn sử dụng, các báo cáo, thông báo 
kinh tế, kỹ thuật, hợp đồng 
- Các bài báo chuyên ngành, bài thuyết trình, 
bài/tài liệu quảng cáo, bản án, giấy tờ, bằng cấp, 
chứng chỉ, biên bản họp và báo cáo kinh doanh 
- Thông báo mời thầu, các quy định, văn bản 
xác nhận sở hữu trí tuệ 
2.5. Độ dài của văn bản 
Giáo viên nên chọn văn bản có độ dài phù hợp 
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Thán

File đính kèm:

  • pdfgiang_day_mon_dich_viet_trong_chuong_trinh_dao_tao_cu_nhan_c.pdf