Thử bàn về từ ngoại lai gốc tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và cách dạy - Học loại từ này discussion on teaching and learning englishrooted words in modern chinese

Cùng với xu thế hội nhập trên toàn thế giới, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng trở nên sâu rộng

không chỉ trên các phương diện khoa học kỹ thuật mà còn trên phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Vì

vậy, bên cạnh từ bản ngữ, từ ngoại lai cũng phát triển ngày một phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong

tiếng Hán hiện đại, từ ngoại lai tồn tại với số lượng lớn mà chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Anh. Điều

này là một rào cản đối với sinh viên trong giai đoạn tiếp cận ban đầu cũng như trong suốt quá trình học

tiếng Hán. Bài viết đi vào phân tích các từ ngoại lai gốc tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại, từ đó đưa ra

một số gợi ý trong việc dạy và học các từ này cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng và sinh

viên Việt Nam học tiếng Hán nói chung nhằm mở rộng vốn từ Anh - Trung và tăng cơ hội việc làm cho

sinh viên sau khi ra trường

pdf4 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử bàn về từ ngoại lai gốc tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và cách dạy - Học loại từ này discussion on teaching and learning englishrooted words in modern chinese, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
THỬ	BÀN	VỀ	TỪ	NGOẠI	LAI	GỐC	TIẾNG	ANH	TRONG	
TIẾNG	HÁN	HIỆN	ĐẠI	VÀ	CÁCH	DẠY	-	HỌC	LOẠI	TỪ	NÀY
DISCUSSION ON TEACHING AND LEARNING ENGLISH-
ROOTED WORDS IN MODERN CHINESE
Nguyễn	Thị	Xuyên
Email: ruanshichuan89@gmail.com 
Trường Đại học Sao Đỏ 
Ngày nhận bài: 14/8/2017 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/9/2017 
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm	tắt
Cùng với xu thế hội nhập trên toàn thế giới, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng trở nên sâu rộng 
không chỉ trên các phương diện khoa học kỹ thuật mà còn trên phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Vì 
vậy, bên cạnh từ bản ngữ, từ ngoại lai cũng phát triển ngày một phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong 
tiếng Hán hiện đại, từ ngoại lai tồn tại với số lượng lớn mà chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Anh. Điều 
này là một rào cản đối với sinh viên trong giai đoạn tiếp cận ban đầu cũng như trong suốt quá trình học 
tiếng Hán. Bài viết đi vào phân tích các từ ngoại lai gốc tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại, từ đó đưa ra 
một số gợi ý trong việc dạy và học các từ này cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng và sinh 
viên Việt Nam học tiếng Hán nói chung nhằm mở rộng vốn từ Anh - Trung và tăng cơ hội việc làm cho 
sinh viên sau khi ra trường.
Từ khóa: Từ ngoại lai; gốc tiếng Anh; giảng dạy; tiếng Hán hiện đại.
Abstract
Along with the trend of global integration, international relations are becoming more and more widespread 
not only in terms of science, technology but also in terms of language and culture. Therefore, besides 
native words, different kinds of borrowing words also grow on a rich and varied background. In particular, 
a large number of English-rooted words exist in modern Chinese. This is a real barrier for students in 
the early stage, and during the learning of Chinese as well. The article attepms to analyze in depth 
the English-rooted words in modern Chinese, basing on that offers some suggestion to teaching and 
learning these words at Sao Do University in particular, and to other Chinese learners in Vietnam in 
general to expand the Chinese - English vocabulary and creates better job opportunities for students 
after graduation.
Keywords: Borrowing words; English root; teaching; modern Chinese.
1.	ĐẶT	VẤN	ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh 
đã trở thành ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng 
rãi ở hầu hết các quốc gia trong đó có Trung Quốc, 
vì vậy vấn đề tiếp xúc, vay mượn tiếng Anh đặc 
biệt về từ vựng là không thể tránh khỏi mà hệ quả 
của nó là đã để lại trong từ vựng tiếng Hán hiện 
đại một lớp từ vay mượn phong phú và đa dạng.
Từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại bắt nguồn 
chủ yếu từ tiếng Anh với số lượng khá lớn đề cập 
đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, khoa học 
kỹ thuật, giải trí và có xu hướng ngày một phát 
triển. “Theo thống kê về nguồn ngữ liệu từ ngoại 
lai của Sử Hữu Vi (2000) Lưu Chính Đàm (1979), 
từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại có gốc từ 54 
loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó từ ngoại lai gốc 
tiếng Anh là nhiều nhất” [1]. Hơn nữa, những từ 
ngoại lai này thường khó nhớ, khó đoán nghĩa. Do 
vậy, sinh viên khi sử dụng loại từ này đều gặp phải 
những khó khăn nhất định.
Bên cạnh đó, đối với sinh viên học tiếng Hán nói 
chung và sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng, song ngữ Anh - 
Trung là một lợi thế trong học tập cũng như công 
việc trong tương lai, đặc biệt là trong thị trường 
việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 
Do vậy, nghiên cứu phương pháp giảng dạy loại 
từ này để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ, 
101
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
mở rộng vốn từ Anh - Trung cho sinh viên là cần 
thiết trong giai đoạn hiện nay. 
2.	KHÁI	NIỆM	TỪ	NGOẠI	LAI	VÀ	CÁCH	THỨC	
VAY	MƯỢN	CỦA	TỪ	NGOẠI	 LAI	GỐC	TIẾNG	
ANH	TRONG	TIẾNG	HÁN	HIỆN	ĐẠI	
2.1.	Khái	niệm	từ	ngoại	lai	và	từ	ngoại	lai	gốc	
tiếng	Anh
“Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ 
biến trong đời sống xã hội giao tiếp của con người” 
[2]. Hệ quả của việc tiếp xúc ngôn ngữ chính là 
hiện tượng vay mượn từ vựng của các ngôn ngữ 
khác nhau, dẫn đến việc hình thành một loại từ 
vựng mới. Đó chính là từ ngoại lai.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Từ ngoại lai là những 
từ mượn của ngôn ngữ khác vẫn còn giữ dấu ấn 
của ngoại ngữ” [3].
Trong tiếng Hán, có khá nhiều quan điểm về từ 
ngoại lai. Vương Lực cho rằng từ ngoại lai là 
những từ dịch âm [4]. Lã Thúc Tương cũng cho 
rằng có hai loại từ dịch âm và từ dịch nghĩa, tuy 
nhiên những từ dịch nghĩa sử dụng những từ tố 
cố định có sẵn trong tiếng Hán tổ hợp lại thành từ 
nên không được xem là từ ngoại lai chính thống. 
Ví dụ: “飞机” (Máy bay), “马力” (Mã lực). Tuy nhiên, 
Dương Tích Bành lại cho rằng cho dù là từ dịch 
âm hay từ dịch nghĩa thì đều thuộc phạm trù của 
từ ngoại lai. Bài viết thống nhất với quan điểm của 
Dương Tích Bành. Thuật ngữ từ ngoại lai dùng để 
chỉ những từ mượn một phần hoặc toàn bộ hình 
thức ngôn ngữ của các dân tộc khác, được Hán 
hóa ở một mức độ nào đó và được sử dụng trong 
cộng đồng. Xét theo nghĩa rộng thì những từ dịch 
nghĩa cũng được coi là từ ngoại lai.
Từ ngoại lai gốc tiếng Anh là những từ được vay 
mượn từ tiếng Anh. Đây là kết quả của tiếp xúc 
ngôn ngữ, văn hóa giữa Trung Quốc và các quốc 
gia nói tiếng Anh và là một bộ phận cấu thành nên 
từ vựng tiếng Hán hiện đại, nó làm phong phú 
thêm vốn từ vựng của tiếng Hán hiện đại. 
2.2.	Cách	thức	vay	mượn	của	từ	ngoại	lai	gốc	
tiếng	Anh	trong	tiếng	Hán	hiện	đại
Chữ Hán là loại văn tự vừa biểu âm vừa biểu ý. Vì 
vậy, từ ngoại lai gốc tiếng Anh sẽ có một số cách 
thức vay mượn như sau:
2.2.1. Dịch âm
Dịch âm là dựa theo phát âm của từ tiếng Anh, 
dùng các âm trong tiếng Hán để mô phỏng lại sau 
đó chuyển đổi thành chữ Hán. Ví dụ:
Bảng 1. Từ ngoại lai dịch âm từ tên người
STT Tiếng	Anh Tiếng	Hán Phiên	âm
1 Mary 玛丽 Mǎlì
2 David 大卫 Dà wèi
3 Clinton 克林顿 Kèlíndùn
4 Bush 布什 Bùshí
5 Obama 奥巴马 Àobāmǎ
Bảng 2. Từ ngoại lai dịch âm tên địa danh
STT Tiếng	Anh Tiếng	Hán Phiên	âm
1 Seoul 首尔 Shǒu'ěr
2 New York 纽约 Niǔyuē
3 London 伦敦 Lúndūn
4 Canada 加拿大 Jiānádà
5 Singapore 新加坡 Xīnjiāpō
Một số từ ngoại lai khác cũng được hình thành 
theo cách này:
Bảng 3. Từ ngoại lai dịch âm khác
TT Tiếng	Anh Tiếng	
Hán
Phiên	
âm
Tiếng	
Việt
1 Coffee 咖啡 kāfēi Cà phê
2 Sofa 沙发 shāfā Sô pha
3 Chocolate 巧克力 qiǎokèlì Sô cô la
4 Party 派对 pàiduì Bữa tiệc
5 Fans 粉丝 fěnsī NgườI hâm mộ
6 Bye bye 拜拜 bàibài Tạm biệt
7 Guitar 吉他 Jítā Ghi ta
2.2.2. Dịch nghĩa
Từ ngoại lai được vay mượn theo cách này là từ 
được dịch trực tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Hán. 
Đây là từ ngoại lai được Hán hóa hoàn toàn trong 
hệ thống từ vựng tiếng Hán. 
Bảng 4. Từ ngoại lai dịch nghĩa
TT Tiếng	 
Anh
Tiếng	
Hán
Phiên 
âm
Tiếng	
Việt
1 Massage 按摩 Ànmó Mát xa
2 Software 软件 ruǎnjiàn Phần 
mềm
3 Hot-dog 热狗 règǒu Xúc xích
4 Buffet 自助餐 zìzhùcān Tiệc đứng
5 Honey moon 蜜月 mìyuè Trăng mật
Ở đây, “Hot” là “热”, “Dog” là “狗”, ghép lại ta có từ 
“Hot-dog” là “热狗” (Xúc xích). Tương tự như vậy, 
“Honey”, “Moon” lần lượt được dịch sang tiếng Hán 
là “蜜”, “月”, ghép lại ta có từ “蜜月” (Trăng mật).
102
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
2.2.3. Kết hợp dịch âm và dịch nghĩa
Cùng với việc ghi lại âm đọc của từ tiếng Anh, trong 
từ ngoại lai sẽ có cả phần biểu nghĩa. Cách vay 
mượn này vừa xem xét âm đọc vừa chú ý tới nghĩa 
của từ. Đây là cách thức tối ưu nhất, tuy nhiên khó 
để vận dụng vì nó đòi hỏi kỹ xảo dịch khó. Vì vậy, số 
lượng từ ngoại lai vay mượn theo cách này không 
nhiều. Sau đây là một vài ví dụ thông dụng:
Bảng 5. Từ ngoại lai kết hợp dịch âm, dịch nghĩa
TT Tiếng	 
Anh
Tiếng	
Hán
Phiên	 
âm
Tiếng	 
Việt
1 Coca Cola 可口 
可乐
Kěkǒu kělè Coca cola
2 Blog 博客 bókè Blog
3 Cool 酷 kù Cực chất
4 Internet 互联网 hùliánwǎng Mạng
5 Ice-cream 冰淇淋 bīngqílín Kem
Trong từ “Ice-cream” có “Ice “dịch theo nghĩa 
sang tiếng Hán là “冰” (làm phần biểu nghĩa), còn 
“Cream” dịch âm là “淇淋”, ghép lại ta có từ 冰淇
淋 (kem).
2.2.4. Dịch âm kèm theo chú thích 
Dịch âm kết hợp với từ chỉ loại ở phía sau. Từ ngoại 
lai vay mượn theo cách này có hai phần: phần phía 
trước là âm đọc của từ tiếng Anh, phần phía sau 
là từ tố có trong tiếng Hán để biểu thị chủng loại. 
Ví dụ: 
Bảng 6. Từ ngoại lai dịch âm kèm chú thích
TT Tiếng	 
Anh
Tiếng	
Hán
Phiên	 
âm
Tiếng	
Việt
1 Mini skirt 迷你裙 mínǐ qún Váy mini
2 AIDS 艾滋病 àizībìng AIDS
3 Ballet 芭蕾舞 bālěiwǔ Múa ba lê
4 Car 卡车 kǎchē Xe ô tô
5 Beer 啤酒 Píjiǔ Bia 
“Mini” là âm đọc của tiếng Anh, phiên sang tiếng 
Hán là “迷你” , còn “裙” (váy) là từ chỉ loại. 
2.2.5. Giữ nguyên chữ cái tiếng Anh
Loại 1: Vừa sử dụng chữ cái tiếng Anh, vừa thêm 
phần từ trong tiếng Hán để thể hiện tính chất hoặc 
chủng loại. Ví dụ: “BB 机”, “SOS 儿童村”, “AA 制”, 
“VCD 光盘”, “IBM 公司”, “ATM 机”...
Loại 2: Sử dụng trực tiếp hình thức viết tắt của tiếng 
Anh, giữ nguyên hình thái cũng như nghĩa của từ. 
Đây là cách vay mượn triệt để nhất, sử dụng toàn 
bộ các kí hiệu của tiếng Anh. Ví dụ: IT, MTV, CEO, 
CD, WTO, MP3...
3.	THUẬN	LỢI	VÀ	KHÓ	KHĂN	CỦA	SINH	VIÊN	
KHI	SỬ	DỤNG	TỪ	NGOẠI	LAI	GỐC	TIẾNG	ANH	
TRONG	TIẾNG	HÁN	HIỆN	ĐẠI
3.1.	Thuận	lợi
Sinh viên khi học và sử dụng từ ngoại lai cũng có 
những ưu điểm nhất định. Thứ nhất, đối với từ 
ngoại lai mượn nguyên chữ cái tiếng Anh như MTV, 
CEO, CD, WTO... sinh viên có thể dễ dàng tra cứu 
biết nghĩa và sử dụng, tuy nhiên số lượng từ mượn 
trực tiếp như vậy không nhiều, chủ yếu là từ viết tắt 
của tiếng Anh [5]. Thứ hai, đối với từ ngoại lai dịch 
theo nghĩa, đa phần sinh viên có thể đoán nghĩa 
dựa vào nghĩa của từ tố trong từ ngoại lai đó, ví dụ 
“自助餐” nghĩa là bữa ăn tự phục vụ, tiệc đứng, 
tiếng Anh là “Buffet”.
3.2.	Khó	khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, sinh viên vẫn 
gặp phải những khó khăn nhất định khi sử dụng 
từ ngoại lai có gốc tiếng Anh, đặc biệt là những từ 
ngoại lai được hình thành theo cách dịch âm. Bản 
thân những từ này không thể nhìn bề mặt chữ để 
đoán nghĩa vì chỉ mô phỏng lại phát âm của tiếng 
Anh sau đó dùng chữ Hán để ghi lại. Tên người, 
tên địa danh thậm chí là những khái niệm mới cũng 
được dịch âm theo cách này khiến sinh viên khó 
tra cứu, khó đoán nghĩa và khó nhớ. Ví dụ: “派对” 
có gốc từ tiếng Anh là “Party”. Nếu sinh viên không 
nắm được cách vay mượn của từ này mà chỉ chú 
ý và tra nghĩa của từng từ tố trong đó sẽ khó biết 
được nghĩa của từ. Số lượng từ vay mượn theo 
cách dịch âm khá lớn và thực sự là rào cản đối với 
việc học từ vựng của sinh viên.
4.	MỘT	SỐ	ĐỀ	XUẤT	KHI	GIẢNG	DẠY	TỪ	NGOẠI	
LAI	 GỐC	 TIẾNG	 ANH	 TRONG	 TIẾNG	 HÁN	 
HIỆN	ĐẠI
4.1.	Đề	xuất	cho	giảng	viên
Từ ngoại lai gốc tiếng Anh chiếm đa số trong từ 
ngoại lai của tiếng Hán hiện đại. Hơn nữa, nó lại 
bắt nguồn từ nhiều lĩnh như như kinh tế, chính trị, 
văn hóa, giải trí... Điều này đòi hỏi giảng viên phải 
thường xuyên cập nhật lượng từ vựng thuộc tất 
cả các lĩnh vực. Trên cơ sở hiểu biết về từ ngoại 
lai, khi giảng dạy cho sinh viên, cần chú ý những 
điểm sau:
4.1.1. Vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh
Khi giảng dạy từ ngoại lai, giảng viên nên đưa đồng 
thời từ tiếng Anh và từ tiếng Hán để sinh viên đối 
chiếu, ghi nhớ, giải thích cặn kẽ nghĩa, cách dùng 
của từ đó. Ví dụ từ “派对” (party, “脸书” facebook, 
“按摩” (massage)... Có thể đưa ra từ đồng nghĩa 
nếu có vì có từ tiếng Anh khi sang tiếng Hán có thể 
có hai cách vay mượn là cả dịch âm và dịch nghĩa. 
Ví dụ: từ “Motor” phỏng theo dịch âm có từ “摩托”, 
103
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
còn khi dịch theo nghĩa ta có từ “电动机”. Hai từ 
này đều được sử dụng rất phổ biến;“Vitamin” dịch 
âm là “维他命”,dịch nghĩa là “维生素”. Tuy nhiên, 
trước đây chúng ta hay dùng từ “维他命”, hiện nay 
từ “维生素” trở nên thông dụng hơn; từ “ATM 机” và 
từ “取款机” là hai từ ngoại lai đồng nghĩa, cùng chỉ 
“cây rút tiền”. Tuy nhiên, từ “ATM 机” mượn nguyên 
một phần của tiếng Anh, còn từ “取款机” là từ 
dịch nghĩa...
4.1.2. Đưa ra ngữ cảnh khi sử dụng từ ngoại lai
Giảng viên có thể tạo ngữ cảnh bằng cách đặt câu 
hỏi yêu cầu sinh viên trả lời có sử dụng từ ngoại 
lai đó. Điều này giúp sinh viên có thể mô phỏng 
lại và ghi nhớ lâu. Bên cạnh đó, giảng viên nên 
nhấn mạnh những từ ngoại lai thông dụng thường 
dùng và gần gũi với đời sống hàng ngày như ”博
客” (Blog), “酷” (Cực chất),“脸书” (Facebook) 
“拜拜” (Tạm biệt)... Trước khi giải thích từ cần có 
lời dẫn dắt, gợi mở để sinh viên có thể liên tưởng 
và đoán nghĩa...
Ngoài ra, những từ chỉ địa danh, tên người thông 
thường được dịch âm sang tiếng Hán. Vì vậy, khi 
giảng dạy giảng viên nên gợi mở bằng các câu hỏi 
dễ hiểu kèm theo gợi ý. Ví dụ: Đặt câu hỏi: “韩国的
首都是什么?” (Thủ đô của Hàn Quốc là gì?), đồng 
thời đưa ra gợi ý để sinh viên nói được từ này bằng 
tiếng Hán.
4.1.3. Sử dụng trò chơi
Trong giờ học, để không khí lớp học thêm sôi nổi, 
phát huy tính chủ động tích cực của sinh viên trong 
các hoạt động khởi động, ôn tập và luyện tập, giảng 
viên nên tổ chức một số trò chơi như nhìn tranh 
đoán nhân vật, hoạt động đóng vai, yêu cầu một 
sinh viên giải thích và các sinh viên còn lại đoán 
nghĩa của từ... Ví dụ: trò chơi ghép tranh với tên 
nhân vật. Giảng viên cho sinh viên xem 5 bức tranh 
là 5 nhân vật nổi tiếng và 5 tên nhân vật được dịch 
âm sang tiếng Hán như Obama, Bush, Clinton, 
Putin... sau đó yêu cầu sinh viên nối tranh với tên 
nhân vật tương ứng. Trò chơi này giúp sinh viên dễ 
nhớ từ và tìm ra quy luật chung của những từ này 
đều được dịch theo âm đọc của từ tiếng Anh.
4.1.4. Sử dụng các phương tiện dạy học 
hiện đại
Giảng viên có thể sử dụng tranh ảnh, thẻ chữ, 
video để giúp sinh viên nắm được nghĩa của từ một 
cách dễ dàng hơn. Việc sử dụng hình ảnh và âm 
thanh là rất quan trọng trong việc nhớ và sử dụng 
từ vựng nói chung và từ ngoại lai nói riêng. Ví dụ: 
cho sinh viên nghe một đoạn giới thiệu ngắn về một 
địa danh: Singapore, Mexico... sau đó yêu cầu sinh 
viên đoán tên địa danh này. Do tên địa danh này đã 
xuất hiện rất nhiều lần trong đoạn giới thiệu cùng 
với việc căn cứ vào những dữ kiện đã nghe được 
về địa danh này, sinh viên có thể đoán ra đáp án: 
Singapore là 新加坡.
Tranh ảnh và các vật thể giúp chúng ta nhớ từ rất 
tốt. Với phương pháp giảng dạy này, sinh viên có 
ấn tượng mạnh về từ và học từ không cần phải dịch 
sang tiếng Việt nữa. Cách giảng dạy bằng sơ đồ và 
biểu bảng cũng là một yếu tố quan trọng, giúp sinh 
viên tổ hợp được nhiều từ theo nghĩa, chủ đề. 
4.2.	Đề	xuất	cho	sinh	viên
Học và biết cách sử dụng các từ ngoại lai là một 
quá trình lâu dài đòi hỏi sinh viên phải không ngừng 
tích lũy. Vì vậy, sinh viên cần tích cực, chủ động 
học tập, nắm được quy luật, cách vay mượn của từ 
ngoại lai, từ đó hiểu được nghĩa và cách dùng của 
nó, tích cực tích lũy vốn từ vựng trên tất cả các lĩnh 
vực của đời sống hằng ngày thông qua các kênh 
truyền thông, báo chí, phim ảnh...
5.	KẾT	LUẬN
Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã 
hội và sự mở rộng giao lưu hợp tác giữa các quốc 
gia, từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại phát triển 
ngày càng phong phú trong đó từ ngoại lai có gốc 
tiếng Anh có số lượng nhiều nhất. Những từ điển 
thông thường hầu như không có hoặc có rất ít loại 
từ này khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc tra 
cứu hiểu nghĩa và sử dụng. Vì vậy, khi giảng dạy 
từ ngoại lai gốc tiếng Anh, giảng viên cần đối chiếu 
song ngữ cả tiếng Anh và tiếng Hán những từ ngoại 
lai này, đồng thời giải thích chi tiết, nhấn mạnh 
những từ thông dụng, tạo ngữ cảnh cho sinh viên 
thực hành luyện tập, tăng cường hứng thú học tập 
cho sinh viên thông qua các trò chơi, hoạt động, sử 
dụng tranh ảnh sinh động, video trực quan... Sinh 
viên cần chủ động tích lũy từ ngoại lai, vận dụng 
thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày.
TÀI	LIỆU	THAM	KHẢO
 [1]. Dương Tích Bành (2007). Nghiên cứu từ ngoại lai 
trong tiếng Hán. NXB Nhân dân Thượng Hải.
[2]. Nguyễn Văn Khang (2007). Từ ngoại lai trong tiếng 
Việt. NXB Giáo dục.
[3]. Nguyễn Thiện Giáp (1985). Từ vựng học tiếng Việt. 
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
[4]. Vương Lực (2001). Phác thảo lịch sử tiếng Hán. 
NXB Trung Hoa, tái bản lần thứ 4. 
[5]. Lam Dương (2010). Thử bàn về ảnh hưởng của từ 
ngoại lai gốc tiếng Anh đối với tiếng Hán hiện đại. 
Tạp chí Nghiên cứu dạy học ngoại ngữ Đại học Tô 
Châu, số 4, trang 98-100.
[6]. Cố Vũ Hân (2017). Lịch sử phát triển của từ ngoại lai 
và một số đề xuất trong giảng dạy. Tạp chí Nghiên 
cứu khoa học số 3. Đại học Sư phạm Giang Tô.
[7]. Tưởng Hồng Mai (2009). Giảng dạy từ ngoại lai 
trong tiếng Hán. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thành 
phố Thái Nguyên, số 98.

File đính kèm:

  • pdfthu_ban_ve_tu_ngoai_lai_goc_tieng_anh_trong_tieng_han_hien_d.pdf
Tài liệu liên quan