Cẩm nang Tiếng Anh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .6

Sơ lược về quá trình thụ đắc ngôn ngữ của Harshen .10

Những yếu tố ảnh hưởng đến.13

Những đặc tính tối ưu đầu vào.15

Có thể hiểu được.15

Gây hứng thú .15

Không có trình tự văn phạm cụ thể.16

Lượng đủ lớn .16

Bộ lọc cảm xúc .16

Tự tin .17

Động lực.19

Lo sợ.19

Cách tạo động lực cho bản thân .24

Hiệu ứng Zeigarnik: một cách đơn giản để đánh bại sự trì hoãn .26

Quá trình tự học toeic của bản thân.29

Giới thiệu về một số sách ôn thi Toeic có phân loại trình độ.36

Target toeic .36

Starter TOEIC.36

Developing Skills for the TOEIC Test.37

Very easy toeic .39

BIG STEP TOEIC 1.40

BIG STEP TOEIC 2.41

BIG STEP TOEIC 3.42

Hackers TOEIC Start Listening - Hackers TOEIC Start Reading .42

600 Essential words for the TOEIC.43

TOEIC Analyst (Second Edition) .43

Economy TOEIC LC/RC 1000 Volume 1,2,3,4,5 .46

Kinh nghiệm luyện nghe.48

pdf187 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cẩm nang Tiếng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ngay thì có lẽ tiếng Anh hay TOEIC sẽ tiếp tục đeo 
bám, đe dọa em trong suốt thời gian học ĐH. Chỉ cần một quyết tâm cần thiết em sẽ rút 
ngắn thời gian của mình xuống rất nhiều và hoàn toàn biến tiếng Anh thành một người 
em đắc lực của mình. Hãy quyết định! Ngay bây giờ ! 
 Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả hơn cả mong đợi. 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ “NGHE” ĐƯỢC? MUỐN CẢI THIỆN CẦN LÀM GÌ? 
1. Vốn từ vựng hạn chế 
Chẳng hạn, khi bạn nghe một câu có nội dung như sau: “I often find it difficult to 
learn new words because I suffer from amnesia”. Ở vế đầu, bạn cảm thấy hiểu vì gặp 
phải các từ “key words” quen thuộc như “difficult” “learn” hay “new words” nhưng ở 
vế sau bạn dường như không hiểu. Đơn giản vì bạn không biết từ “amnesia” có nghĩa 
là “chứng hay quên” hoặc bạn không biết cụm “suffer from” có nghĩa là “bị ảnh 
hưởng bởi một bệnh nào đó”. 
Kết luận: Nếu bạn không biết nghĩa của từ thì bạn sẽ không hiểu ý nghĩa của câu 
và sẽ không nghe được. Đây là lý do quan trọng nhất khiến bạn kém tự tin khi nghe 
tiếng Anh. 
Bạn cần học nhiều từ vựng hơn. Học từ vựng là điều mấu chốt giúp bạn giỏi tiếng 
Anh hơn chứ không phải ngữ pháp. Hơn nữa, ngữ pháp tiếng Anh không quá phức tạp, 
bạn chỉ cần học 1 – 2 khóa học là có thể sử dụng ngữ pháp thành thạo. Từ vựng, ngược 
lại, có rất nhiều. Sự tiến bộ của bạn phụ thuộc vào việc bạn nhớ được mấy trăm ngàn từ 
chứ không phải mấy ngàn hay mấy trăm từ. Khi học từ vựng, bạn vẫn luôn phàn nàn “
học trước quên sau”  
Vậy phương pháp học như thế nào cho hiệu quả? 
Giải pháp 
- Về bản chất: Bạn hãy tưởng tượng việc nhớ từ mới giống như khi gặp một người mới 
quen. Nếu bạn có ấn tượng với người đó (dù tốt hay xấu) bạn sẽ dễ nhớ tới người đó 
hơn. Ấn tượng ở đây bao gồm: gặp ở đâu, trong hoàn cảnh nào, liên quan đến cái 
gìNếu bạn nhớ một từ theo ấn tượng tốt, xấu, gặp ở đâu, trong hoàn cảnh nào, liên 
quan đến cái gìbạn sẽ dễ nhớ từ đó hơn. Đây cũng là lý do tại sao mọi người hay cổ 
vũ phong trào học tiếng Anh qua bản tin, bài hát hay qua phim ảnh. Vì qua những cách 
này, từ vựng được thể hiện một cách rõ ràng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Người nghe 
hoặc người xem thích thú với các tình huống hoặc lời bài hát, họ có ấn tượng sâu sắc và 
nhớ rất lâu các từ vựng trong đó. Nếu bạn không thích xem phim hoặc nghe nhạc, bạn 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
vẫn có thể nhớ từ vựng bằng cách học từ vựng theo cụm từ hoặc theo câu. Hiểu từ vựng 
trong ý nghĩa của cả câu giúp bạn hình dung ra các ngữ cảnh và tự tạo ra ấn tượng đối 
với từ mới. Hãy học từ vựng theo các chủ đề, chủ điểm hoặc học từ vựng trong các bài 
đọc hiểu. Đừng học từ vựng đơn lẻ. 
Cách khác, hãy tưởng tượng bạn gặp một người mới và không hề có ấn tượng gì. 
Điều này cũng giống như học một từ vựng mà bạn không có bất kỳ ấn tượng gì về nó. 
Nhưng nếu bạn liên tục gặp người đó hoặc từ vựng đó hàng ngày thì dù không có ấn 
tượng gì bạn vẫn có thể nhớ được. Bạn nên ghi từ vựng vào cuốn sổ tay hoặc dùng phần 
mềm Stickies Notes để ghi các từ vựng lên màn hình destop của máy tính. Ngày nay, 
mọi người sử dụng máy tính rất thường xuyên vì thế mỗi khi bạn bật máy tính, nhìn vào 
destop các từ mới luôn hiển thị trước mắt. Dần dà chúng sẽ ghi dấu ấn lên não bộ của 
bạn. 
 Về tư tưởng: Đừng vội nản chí nếu bạn không nhớ một từ nào đó và hay quên. Bộ óc 
của chúng ta tuy siêu việt nhưng cũng có giới hạn nhất định. Chúng ta không phải siêu 
nhân. Vì sao các cháu nhỏ lại dễ học ngoại ngữ hơn người trưởng thành? Vì người 
trưởng thành có nhiều mối bận tâm hơn, tâm trí không hoàn toàn tập trung cho việc học. 
Bạn có thể quên các từ mới nếu không gặp lại chúng một cách thường xuyên. Nếu bạn 
gặp chúng với tần suất dày đặc, bạn sẽ nhớ chúng một cách dễ dàng. Đừng trách bạn có 
trí nhớ tồi, hãy trách bạn không cho não bộ được tiếp xúc một cách thường xuyên! 
- Hành động: Bạn hãy tự tạo môi trường học tiếng Anh cho mình. Tại sao các chứng chỉ 
tiếng Anh quốc tế chỉ có giá trị trong vòng 2 năm? Vì qua nghiên cứu, người ta thấy 
rằng, sau 2 năm, nếu bạn không liên tục sử dụng tiếng Anh, trình độ của bạn sẽ bị thấp 
đi, thậm chí về mức Beginners. Nếu bạn không tiếp xúc với tiếng Anh một cách liên 
tục, sử dụng đều đặn, nếu bạn học khóa ngữ pháp – từ vựng cơ bản trong 2 – 3 tháng 
sau đó nghỉ 2 – 3 tháng sau mới học lại, bạn có thể phải học lại cấp độ cơ bản chứ không 
thể chuyển tiếp lên cấp độ cao hơn. Đó cũng chính là lý do nhiều người cứ phải học đi 
học lại một cấp độ. Bạn cần học liên tục cho tới khi đạt trình độ Trung cấp (Intermediate) 
hoặc Cao Trung Cấp (Upper – Intermediate). 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
Hãy nhớ rằng, cái gốc của việc học ngoại ngữ là học từ vựng. Nếu bạn giỏi từ vựng bạn 
sẽ nghe được tiếng Anh! 
2. Phát âm sai. 
Chẳng hạn, nhiều bạn đọc từ “purpose” là “/'pɜ:pouz/” Thực tế, phát âm của từ này 
là “/'pɜ:pəs/”. Nếu bạn phát âm sai thì khi nghe từ đúng, bạn không mường tượng ra 
được, từ đó không hiểu. 
Giải pháp: Bạn cần học phát âm chuẩn ngay khi học một từ mới bất kỳ. Hãy tạo thói 
quen tra từ điển, tra cách đọc của các từ mới. Bạn có thể phải học cách phiên âm một từ 
để dễ dàng tra cứu cách đọc của nó. Ngoài ngữ âm (phonetics), bạn cần quan tâm đến 
cả trọng âm (stress) của từ. Bạn có thể luyện dạng bài chép chính tả (Dictation) hoặc 
Điền từ (Gap – filling) để nâng cao kỹ năng này. 
3. Tốc độ nói quá nhanh 
Bạn có thể không nghe được mặc dù bạn biết từ đó và phát âm đúng từ đó nhưng 
do tốc độ nói quá nhanh khiến bạn không theo kịp. 
Giải pháp: Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này nếu chịu khó luyện nghe. 
Nghe từ dễ đến khó. Bạn cũng nên nghe cả cụm dài hoặc cả câu và đoán ý thay vì cố 
gắng nghe từng từ kiểu “word by word”. Nghe hiểu cả câu bao giờ cũng dễ nắm bắt 
hơn. Bạn cũng nên làm các dạng bài True/ False để cải thiện khả năng phán đoán. 
4. Tâm lý thiếu tự tin 
Nhiều bạn luôn cảm thấy “sợ nghe” và thiếu tự tin. Chỉ cảm giác đó đã khiến bạn 
gặp khó khăn. Ngay cả các bài tập nằm trong khả năng của bạn nhưng do thiếu tự tin 
nên bạn vẫn không thể làm được. 
Giải pháp: Luyện tập! Luyện tập! Luyện tập. Nghe! Nghe! Nghe. Càng sợ hãi bạn 
càng cần phải rèn luyện. Hãy rèn luyện đến khi bạn không còn sợ hãi nữa. Nhớ rằng, 
tiếng Anh chỉ là một ngôn ngữ, một công cụ để giao tiếp. Bạn sẽ chinh phục được nó! 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
TÔI YẾU VỀ NGỮ PHÁP, TÔI CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC TOEIC HAY KHÔNG? 
Kỹ năng nghe như phân tích ở trên cho thấy người học không cần có ngữ pháp 
khá để có thể luyện thi TOEIC. Thay vào đó muốn luyện nghe tốt (Part 1 – 2 – 3 – 4) 
bạn cần có vốn từ vựng phong phú, kinh nghiệm nghe các tình huống tiếng Anh thương 
mại khác nhau và các mẹo giúp làm bài tốt hơn. Ngữ pháp có thể nói là cần rất ít, hầu 
như chỉ là những ngữ pháp cực kì cơ bản. 
Ở phần đọc (Part 5 – 6 – 7) bạn cần phải học ngữ pháp để chuẩn bị cho phần này. 
Tuy nhiên riêng phần Part 7, phần đọc hiểu gồm 48 câu hỏi, bạn không cần thiết phải 
học ngữ pháp cho phần này. Để làm đọc hiểu tốt, bạn cần có từ vựng, kinh nghiệm trong 
các tình huống tiếng Anh thương mại và phương pháp làm bài đọc hiểu hiệu quả. Part 
5 và Part 6 là phần điền từ vào câu và đoạn văn, phần này có khoảng một nửa là lượng 
câu hỏi kiểm tra ngữ pháp và một nửa và lượng câu hỏi kiểm tra từ vựng và cấu trúc. 
Vì thế, trong phần lớn (khoảng 80%) lượng câu hỏi của TOEIC Nghe – đọc không 
kiểm tra ngữ pháp mà từ vựng mới lại yếu tố quyết định sống còn. Tôi khẳng định rằng, 
nếu bạn yếu về ngữ pháp bạn vẫn có thể đạt điểm số cao ở bài thi TOEIC. Từ vựng, 
kinh nghiệm và chiến thuật là các yếu tố bạn cần nắm được trước tiên, chứ không phải 
ngữ pháp. 
Tuy nhiên, nếu bạn khá về ngữ pháp thì thường từ vựng của bạn cũng không đến 
nỗi tồi! Hơn nữa, giỏi ngữ pháp khiến bạn thỏa sức luyện tập mà không gặp phải bất kỳ 
rào cản nào. Vì thế, bạn nên học một khóa PRE TOEIC để ôn luyện lại ngữ pháp và từ 
vựng trước khi bắt đầu luyện thi TOEIC. Các chủ điểm ngữ pháp bạn cần ôn tập là: 
1/ Từ loại – Parts of Speech 
2/ Thì của động từ - Tenses 
3/ Hình thái của động từ - Verbals 
4/ Mệnh đề và Liên từ - Clauses and Conjunction 
5/ Giới từ - Prepositions 
6/ Cấp so sánh – Comparison 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
7/ Thể giả định – Subjunctive 
8/ Sự phù hợp giữa Chủ ngữ và Động từ - Subject Verb Agreement 
 TOEIC PRACTICE CLUB 
 “Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. 
Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.” 
Lời Kết 
ếu bạn đã đọc đến đây thì quyết tâm của bạn rất lớn. Hãy cố gắng giữ 
ngọn lửa này nhé. Và nếu bạn hiểu hết những gì ebook đã nêu thì XIN 
CHÚC MỪNG BẠN vì bạn đã có khả năng đọc hiểu được một ngôn 
ngữ khó hơn Tiếng Anh rất nhiều đó là Tiếng Việt của chúng ta. 
Mình đã cho bạn một tấm bản đồ rồi – còn việc muốn đi đến đích hay không 
là do bản thân bạn vận động mới đến được. Hãy cố gắng nhé. 
N 

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_tieng_anh_1325.pdf