Chú giải thuật ngữ trong việc dịch các văn bản khoa học xã hội

song ngữ (bilingual). Thạo hai tiếng mẹ đẻ. (Xem “tiếng mẹ đẻ”)

dịch căn ke (calque). dịch theo nghĩa đen một từ hay một thành ngữ

được dùng để chuyển tải cùng một ý nghĩa. Cách dịch vay mượn như vậy

mới đầu nghe thường thấy lạ tai, nhưng trong quá trình sử dụng dần dần

được chấp nhận. Từ tiếng Anh false friend là một từ dịch căn ke từ từ

tiếng Pháp Faux ami (từ đồng âm khác nghĩa trong những ngôn ngữ khác

nhau); từ tiếng Anh kill time là một từ dịch căn ke lại từ tiếng Pháp tuer

le temps (giết thời gian); từ tiếng Pháp gratte-ciel là một từ dịch căn ke lại

từ từ tiếng Anh skycrape (nhà chọc trời). Thuật ngữ “sức khỏe cộng

đồng” trong tiếng việt là một từ dịch căn ke từ từ tiếng Anh “public

health.” Thuật ngữ calque (dịch căn ke lại) trong tiếng Anh cũng là một

từ được căn ke lại từ từ tiếng Pháp calque. Còn được gọi là dịch vay

mượn. (Xem “từ vay mượn”)

pdf12 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chú giải thuật ngữ trong việc dịch các văn bản khoa học xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* 
Các bản viết khoa học xã hội có đủ khác biệt để đảm bảo một cách tiếp 
cận đến dịch thuật khác với cách dùng cho các bản viết khoa học tự nhiên 
và các bản viết kỹ thuật một bên, và các bản viết văn học bên kia, không? 
Liệu các văn bản khoa học xã hội có đủ tính đặc trưng để đòi hỏi một 
cách tiếp cận riêng về dịch thuật, mà về mặt này hay mặt kia sẽ khác với 
cách đã được áp dụng với các văn bản khoa học tự nhiên và những văn 
bản chuyên môn, hay tác phẩm văn học, hay không? 
* 
Một cách lý tưởng, vì thế, người dịch phải là người không chỉ thuần túy 
có kỹ năng dịch như một kỹ năng chung mà quen với văn học của chuyên 
ngành nhỏ trong thời gian dài, và tốt hơn là một ai đó với mối quan tâm 
trực tiếp đến tài liệu đang bàn đến trong bản viết. 
Do đó, trường hợp lý tưởng là người dịch phải là người không chỉ thuần 
tuý có kỹ năng dịch như là một kỹ thuật chung, mà phải là người đã quen 
với tài liệu và ngôn ngữ chuyên môn của văn bản cần dịch qua một thời 
gian làm việc dài, và càng tốt hơn nếu đó là người quan tâm trực tiếp đến 
nội dung đang được bàn luận trong văn bản. 
* 
Ba mươi năm sau, nước Nhật mà trong đó những người đàn ông mơ về tự 
chủ cá nhân và tranh luận về ý nghĩa của tự do và hiện đại – với các lỗ 
hổng trong giày của họ và cái đói được xoa dịu bằng quả mướp từ những 
vườn bé tý đằng sau và mỳ làm từ lúa mỳ từ thiện của Mỹ – nước Nhật 
đó đã ra đi từ vĩnh viễn. 
Ba mươi năm sau, đã vĩnh viễn không còn cái nước Nhật nơi những 
người đàn ông mơ ước về tự chủ cá nhân và tranh luận về ý nghĩa của tự 
do và hiện đại trong khi chân đi giày thủng và chống cự với cơn đói bằng 
những quả mướp hái từ mảnh vườn sau nhà và mỳ viện trợ của Mỹ. 
Dịch máy 
Mặc dù trong những năm 1950, vào buổi bình minh của kỷ nguyên máy 
tính, những người đề xướng dịch máy (dM) đã dự đoán rằng máy tính sẽ 
nhanh chóng có khả năng tạo ra những sản phẩm dịch chỉ bằng cách đơn 
giản là bấm nút, nhưng đến những năm 1960 và 1970 họ bắt đầu nghi ngờ 
khả năng này. Tuy nhiên, có hai diễn biến quan trọng đã xảy ra trong hơn 
hai thập niên vừa qua: máy tính đã bắt đầu có khả năng giải quyết được 
công việc dịch thuật, và ngành dịch thuật đã hiểu đầy đủ hơn về việc máy 
tính có thể làm được gì và không làm được gì. 
Khi cần những sản phẩm dịch đạt chất lượng để xuất bản thì mỗi cách 
dịch – cách dịch dùng người dịch (dN) và dịch bằng máy (dM) – đều có 
vai trò riêng của nó. dM đã chứng tỏ nó có hiệu quả so với chi phí bỏ ra 
(rẻ) khi cần dịch khối lượng lớn và/hoặc dịch nhanh những tài liệu kỹ 
thuật (chán ngắt), những hướng dẫn xử dụng phần mềm (có nhiều từ lặp 
đi lặp lại), cũng như trong nhiều tình huống khác, khi chi phí của dM 
cộng với sự chuẩn bị và hiệu đính thiết yếu của con người hay chi phí cho 
việc sử dụng những công cụ dịch đã được máy tính hoá (máy tính để bàn, 
v.v. . . .) rẻ hơn đáng kể so với cách dN truyền thống thiếu hỗ trợ của máy 
vi tính. Trái lại, khi cần dịch những văn bản không có nhiều từ lặp lại và 
sử dụng ngôn ngữ rất tinh vi phức tạp (ví dụ văn học và luật), và thậm chí 
cả khi cần dịch những văn bản độc nhất với những chủ đề đặc biệt có tính 
chuyên môn cao, thì vẫn không có gì có thể thay thế được dN.6 
Những diễn biễn này đã xảy trong thời gian rất ngắn. Các chính phủ, tổ 
chức phi chính phủ, giới truyền thông, và các học giả đang đối đầu với 
những hậu quả về ngôn ngữ của quá trình toàn cầu hoá, tốc độ và phạm vi 
của sự giao lưu toàn cầu đang bùng nổ. Nếu báo in của Gutenberg đã xoá 
bỏ cản trở của thời gian, thì Internet đã xoá bỏ khoảng cách không gian. 
Sự thiếu thốn những dịch vụ dịch thuật hữu hiệu đã trở thành rào cản cuối 
cùng đối với việc giao lưu tự do giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới. 
Nguồn tài liệu tiềm năng nhiều đến mức không phải tác phẩm nào cũng 
có thể được chuyển đổi một cách hoàn hảo từ một ngôn ngữ này sang một 
ngôn ngữ khác. dịch một cách hoàn hảo – cho đến gần đây vẫn được coi 
là tiêu chuẩn – chỉ nằm ở một đầu của một biểu đồ biểu diễn các khả năng 
dịch có thể xảy ra. dịch một cách hoàn hảo vẫn là chuẩn mực khi dịch các 
công ước quốc tế và hiệp định giữa các chính phủ, kết quả thăm dò ý 
kiến, khảo sát, đơn xin kinh phí, v.v. . . . – những văn bản mà cả khi được 
dịch ra một ngôn ngữ mới vẫn phải được xem là văn bản chính thức – và 
những tác phẩm học thuật. với những văn bản này, những giá trị (tiêu chí) 
thường được sử dụng để đánh giá bản dịch, như tính chính xác (khi tái tạo 
lại nội dung) và độ tin cậy (khi tái tạo lại hình thức) vẫn rất thích hợp. Ở 
đầu kia của biểu đồ này là các loại bản dịch rời rạc từng mảnh khác, mà 
mục đích của chúng chỉ là để có thông tin về một chủ đề hay thậm chí 
đơn giản là về một chủ thể nào đó, nghĩa là chỉ cần có được thông tin từ 
bản gốc trả lời những câu hỏi ai, làm gì, khi nào, và ở đâu. Ở đây, mối 
quan tâm chính là về nội dung. Khi những tổ chức chính phủ hoặc những 
người tìm kiếm thông tin trên mạng internet cần biết, một văn bản (hoặc 
một trang web) có phục vụ được nhu cầu của họ hay không, đấy chính là 
lúc dịch máy trở thành phương án tối ưu. dM cũng có thể phục vụ việc 
tìm kiếm và dịch những từ chính hoặc cung cấp một bản dịch thô của các 
bản tóm tắt bản gốc (đôi khi có thể gọi là “những ý chính”). Nói chung, 
chỗ đứng của dM là ở bước khởi đầu của quá trình dịch, là một phương 
tiện để tiến tới mục đích chứ bản thân nó không phải là sản phẩm cuối 
cùng. 
Dịch với sự trợ giúp của máy tính là một tiến bộ lớn trong thời gian gần 
đây trong qua trình phối hợp giữa dM và dN. Phần lớn những người dịch 
sử dụng các công cụ tham chiếu như từ điển và từ điển đồng nghĩa trên 
mạng. dịch với sự trợ giúp của máy tính còn tiến xa hơn, bằng cách kết 
hợp dùng phần mềm có những khả năng ví dụ như tự động ghi và lưu lại 
một số cấu trúc ngữ pháp hoặc cách sắp xếp từ nhất định (công cụ này 
đặc biệt hữu dụng để đảm bảo sự nhất quán khi dịch các thuật ngữ chuyên 
môn) trong cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch, và gợi ý cho người dịch 
khi họ gặp lại những từ hay cấu trúc ngữ pháp này trong văn bản. Xem 
thêm Scott Bass, “Machine vs. Human 
Translation” 
Dù nói vậy, nhưng sự cố gắng đòi hỏi từ phía những người dịch để 
chuyển các bản thảo dịch máy hay thậm chí bản dịch với sự hỗ trợ của 
máy vi tính thành những bản dịch có thể xuất bản được có thể cũng vẫn 
sẽ gian nan ngang với cách dịch theo phương pháp truyền thống. Kết quả 
là, trong thời gian tới, những văn bản tinh vi phức tạp về ngôn ngữ dành 
cho độc giả tinh tường vẫn sẽ tiếp tục đòi hỏi một quá trình dịch như đã 
được mô tả trong bản hướng dẫn này. 
Các nhà khoa học xã hội cần phải viết bằng ngôn ngữ của dân tộc 
mình 
Tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn ngữ để tiến hành trao đổi học thuật 
quốc tế trong khoa học xã hội. Số lượng văn bản được dịch từ tiếng Anh 
lớn hơn rất nhiều số lượng văn bản được dịch sang tiếng Anh. Hơn nữa, 
các nhà khoa học xã hội của những cộng đồng không nói tiếng Anh ở 
khắp nơi trên thế giới đã và đang chuyển sang viết bằng tiếng Anh. 
Chúng tôi tin rằng thực tiễn này gây ra những vấn đề khó khăn cho khoa 
học xã hội, và chúng tôi kêu gọi các nhà khoa học xã hội không nên từ bỏ 
việc viết bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. 
Các khái niệm trong khoa học xã hội và những thuật ngữ được dùng để 
chuyển tải chúng được định hình bởi những đặc tính của ngôn ngữ mà 
khái niệm này được hình thành lần đầu, và kết quả là chúng chịu ảnh 
hưởng của những trải nghiệm lịch sử và văn hoá của người sử dụng ngôn 
ngữ này. Trong tác phẩm Fragments of a Monograph on the Basques 
(Một số phần trong chuyên khảo về người Basque), Humboldt viết: “Tính 
đa dạng của các ngôn ngữ không thể bị quy giản về tính đa dạng của 
những tên gọi của một sự vật. Chúng là những góc độ nhìn nhận khác 
nhau về sự vật đó. . . . do vậy, sự phong phú của thế giới và của những gì 
chúng ta nhận thức trong thế giới đó tăng tỷ lệ thuận với tính đa dạng của 
ngôn ngữ, và chính sự đa dạng này lại mở rộng giới hạn sự tồn tại của 
loài người và đem lại cho chúng ta cách cảm nghĩ mới” (Gesammelte 
Schriften, vII: 602). Xu hướng tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế (the 
lingua franca) trong khoa học xã hội (tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ 
quốc tế của khoa học tự nhiên rồi) làm hạn chế khả năng tạo ra “những 
góc độ nhìn nhận khác nhau” của những khoa học này mà Humboldt đề 
cập. 
Xu hướng thống trị của một ngôn ngữ duy nhất đã và đang gây ra những 
hậu quả có hại khôn lường. Một là, những người viết bằng ngoại ngữ, dù 
họ thông thạo đến đâu, cũng khó mà diễn đạt ý tưởng của mình trong 
sáng và tinh tế được như những người viết bằng tiếng mẹ đẻ. Hai là, sự 
thiếu vắng những tác phẩm nghiên cứu khoa học xã hội được phát triển 
tốt trong một ngôn ngữ nào đó sẽ làm giảm cơ sở để trao đổi thảo luận về 
những vấn đề chuyên môn trong cộng đồng ngôn ngữ đó. Thứ ba, những 
hình thức tư duy và lập luận của cộng đồng khoa học xã hội Anh – Mỹ đã 
trở thành tiêu chuẩn cứng nhắc (Procrustean bed) theo đó mọi hình thức 
tư duy và lập luận khác phải gò mình cho phù hợp. Điều này làm tăng sự 
đơn điệu và nghèo nàn của trao đổi học thuật trong khoa học xã hội. 
Từ những quan sát này, và từ bản hướng dẫn của chúng tôi, có thể nói 
rằng các bản dịch tinh tế các nghiên cứu được viết dựa trên những góc 
nhìn nhận khác nhau qua những ngôn ngữ và nền văn hoá khác nhau có 
thể giúp thúc đẩy một cuộc đối thoại sâu hơn giữa các nền văn hoá, và 
tiếp thêm sức sống cho khoa học xã hội. Do vậy, các học giả cần quan 
tâm nhiều hơn tới vai trò của dịch thuật trong những chuyên ngành của 
mình. Họ cần phải thực hiện những bước đi cụ thể nhằm khuyến khích 
đồng nghiệp lâu năm cũng như trẻ tuổi của mình dịch các tác phẩm quan 
trọng được viết bằng ngoại ngữ, và thông báo để cho các tổ chức cấp học 
bổng/kinh phí nghiên cứu cũng như hội đồng xét công nhận giáo sư biết 
về tính chất học thuật và tầm quan trọng của những công trình dịch đó . 
---------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfchu_giai_thuat_ngu_2708.pdf
Tài liệu liên quan