Lên kế hoạch để bắt đầu việc học tiếng Anh như thế nào?

Cho dù bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hay đã học trong một thời

gian dài, việc lập kế hoạch học tập cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ

năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn đang học. Kế hoạch học tập bao

gồm những hoạt động học tập của bạn trong suốt quá trình học và

những hoạt động học tập trong ngày của bạn. Sau khi lập kế hoạch,

bạn có thể bắt đầu tự học theo cách mình muốn.

pdf6 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lên kế hoạch để bắt đầu việc học tiếng Anh như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lên kế hoạch để bắt đầu việc học 
tiếng Anh như thế nào? 
Cho dù bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hay đã học trong một thời 
gian dài, việc lập kế hoạch học tập cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ 
năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn đang học. Kế hoạch học tập bao 
gồm những hoạt động học tập của bạn trong suốt quá trình học và 
những hoạt động học tập trong ngày của bạn. Sau khi lập kế hoạch, 
bạn có thể bắt đầu tự học theo cách mình muốn. 
1. Đặt mục tiêu 
Bước đầu tiên khi lập bảng kế hoạch là đặt ra mục tiêu bạn muốn đạt 
được. Mục tiêu này càng cụ thể càng tốt. Lấy ví dụ, mục tiêu là “Tôi 
muốn sử dụng thông thạo 3000 từ sau 6 tháng nữa” sẽ cụ thể hơn là mục 
tiêu “Tôi muốn vốn từ của mình trở nên phong phú sau 6 tháng”. 
Sau khi bạn đã có mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ nó ra thành mục tiêu hàng 
tháng, hàng tuần, hay hàng ngày. Điều này không những ngăn ngừa cảm 
giác “choáng ngợp” trước mục tiêu mà còn giúp bạn dễ dàng quản lý 
tiến độ thực hiện mục tiêu của mình. Sau khi bạn đã đạt được hết tất cả 
các mục tiêu nhỏ rồi thì... hãy nhìn lại xem, bạn đã đạt được mục tiêu 
lớn của mình lúc nào không hay rồi đấy! 
2. Lựa chọn các công cụ và tiện ích học tập 
Bạn có thể chọn ra những công cụ và tiện ích học tập giúp bạn học một 
cách hiệu quả nhất. Đó có thể là: 
 Từ điển hay kim từ điển 
 Sổ tay 
 Giáo trình 
 áy vi tính 
 Bộ tài liệu luyện thi 
 Điện thoại di động 
 Phần mềm hướng dẫn tự học tiếng Anh 
 Flashcards 
 Phim ảnh và nhạc 
 Sách truyện 
 ... 
Việc lựa chọn cũng tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Nếu bạn 
thích sử dụng từ điển giấy hơn kim từ điển, hãy chọn từ điển giấy. Nếu 
bạn không thích coi phim, hãy nghe đài. Nếu bạn không thích đọc sách, 
chẳng sao cả, bạn có thể lướt web đọc báo. Khi bạn cảm thấy thoải mái, 
bạn sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. 
3. Học từ vựng 
Từ vựng là cái cơ bản nhất bạn cần trau dồi, vì không có từ vựng thì bạn 
không thể nghe, nói, đọc, viết được. Nếu như bạn đang học tiếng Anh 
tổng quát, hãy học những từ và cụm từ phổ biến nhất trước. Nếu bạn 
đang học tiếng Anh chuyên ngành, hãy tập trung vào các từ và cụm từ 
chuyên môn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng: 
Tham khảo thêm: Bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả 
+ Tra các từ và cụm từ mới sử dụng tất cả các công cụ bạn có. Nếu như 
đó là một cụm từ chuyên ngành trong từ điển thường không có, bạn có 
thể tìm sự trợ giúp từ các diễn đàn học tiếng Anh, hoặc tra tìm theo cú 
pháp [từ vựng/cụm từ] + definition trên Google. 
+ Khi bạn đọc sách, xem phim, lướt net... nếu gặp phải từ hay cụm từ 
mình chưa biết, hãy ghi lại chúng vào sổ tay. Bạn có thể mang theo mình 
một cuốn từ điển mini hay kim từ điển để tra các từ này. 
+ Bạn cũng có thể mang theo flashcard để học từ khi có thời gian rãnh. 
Học mỗi lúc một vài từ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn là cố gắng học nhiều từ 
cùng lúc. Bạn có thể tự vẽ lên flashcard để minh họa cho từ, bởi vì từ 
vựng sẽ được nhớ lâu hơn nếu được liên kết với một hình ảnh sinh động. 
+ Bạn chỉ có thể nhớ lâu nếu thường xuyên ôn tập, nên hãy cố gắng sử 
dụng những từ mình mới học càng nhiều càng tốt. Hãy đưa từ mới học 
vào trong những hoạt động hằng ngày vì như vậy bạn sẽ được làm quen 
với từ trong những ngữ cảnh cụ thể. 
+ Bạn phát âm to từ mình mới học cho đến khi tự tin với phát âm của 
mình. Nếu không chắc chắn, hãy thu âm và thử nghe lại giọng của mình 
để chỉnh sửa dần dần cho đến khi đúng. 
4. Học ngữ pháp 
Khi bạn đọc hay nghe tài liệu, bạn sẽ phát hiện ra một số điểm ngữ pháp 
mình chưa biết. Khi đó, bạn hãy sử dụng các công cụ học tập của mình 
để tìm hiểu về điểm ngữ pháp đó và ghi chúng vào sổ tay. Nếu vẫn chưa 
hiểu được, bạn hãy nhờ một người hiểu rõ hơn giải thích cho mình hoặc 
vào diễn đàn để hỏi những thành viên khác. 
Ngoài ra, khi viết ghi chú hay lập kế hoạch những việc cần làm trong 
ngày, bạn có thể sử dụng những điểm ngữ pháp mình mới học. Hãy tìm 
kiếm cơ hội thực hành các điểm ngữ pháp này trong cuộc sống thường 
ngày. 
5. Nghe một cách chủ động 
Khi nghe, bạn hãy lắng nghe thật kỹ xem người bản xứ nói gì và bắt 
chước ngữ điệu của họ, đồng thời chú ý tìm ra những từ và cụm từ bạn 
vừa mới học. Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn những gì vừa học. 
Nếu như bạn nghe thấy một từ hoặc cụm từ được sử dụng khác với cách 
mà bạn biết, hãy ghi chú và thực hành cách sử dụng mới này. 
Đối với những tình huống bạn có thể dự đoán được người khác sẽ nói gì, 
hãy tìm hiểu và thực hành cách trả lời trước. 
6. Nâng cao kỹ năng đọc 
Bạn chọn lựa những tài liệu phù hợp với trình độ của mình để đọc. Ban 
đầu, bạn đọc những chủ đề mà mình yêu thích, sau đó dần mở rộng sang 
những chủ đề khác. Bạn có thể mang theo một cuốn sách khi đi ra ngoài 
và đọc trong thời gian rảnh. 
Khi đọc, nếu bạn gặp phải những từ, cụm từ hay điểm ngữ pháp mới, cố 
gắng đoán ý nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Sau đó, bạn viết 
chúng lên flashcards để học dần. 
7. Nâng cao kỹ năng viết và nói 
Sau khi bạn đã tích lũy đủ vốn từ và ngữ pháp, khả năng viết và nói 
ngoại ngữ sẽ hình thành một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần thực hành nhiều 
hơn để biến khả năng thành kỹ năng, rồi sau đó nâng cao kỹ năng là 
được. 
Bạn có thể nhờ một người trình độ cao hơn mình giúp chỉnh sửa lỗi sai 
khi nói và viết. Mỗi ngày, bạn ôn lại một số từ vựng và điểm ngữ pháp, 
và cố gắng sử dụng chúng khi nói và viết. 
Bạn hãy chủ động tìm cơ hội thực hành nói với người bản xứ, lắng nghe 
họ nói và bắt chước ngữ điệu của họ. 
Đối với kỹ năng viết, đầu tiên bạn viết theo chủ đề mình yêu thích, sau 
đó mở rộng sang các chủ đề khác. 
8. Nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh 
Nếu bạn quen với người bản xứ, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Hãy 
đặt câu hỏi về những điểm bạn chưa rõ và nhờ họ đưa ra nhận xét để cải 
thiện kỹ năng nghe nói của bạn. 
Đừng ngại ngần khi yêu cầu họ giúp đỡ, chẳng hạn như khi bạn muốn 
học cách diễn đạt một ý nào đó, bạn có thể hỏi: “How do you say ?” 
“How do you pronounce that?” “What does that mean?” “Would you 
please repeat that?”, sau đó ghi chú lại câu trả lời để học sau. 
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người khác kiểm tra lại từ vựng bạn mới 
học bằng flashcard... 
9. Đánh giá và xem lại kế hoạch học tập 
Mỗi tuần, bạn tự đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, có đạt 
được mục tiêu học tập của tuần chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù 
hợp. Bạn có thể tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu mình đề ra, 
cách này cũng giúp bạn có động lực học tập hơn. 
Lập kế hoạch học tập giúp bạn hệ thống toàn bộ quá trình học của mình 
và theo tiến bộ học tập theo ngày, tháng, năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể 
điều chỉnh lại hoạt động học tập cũng như mục tiêu học tập cho phù hợp 
để bắt đầu tự học. Chúc bạn tự học thành công! 

File đính kèm:

  • pdflen_ke_hoach_de_bat_dau_viec_hoc_tieng_anh_nhu_the_nao_7045.pdf
Tài liệu liên quan