Kỹ năng Tự đào tạo trong Tự học tiếng Anh

- Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là

bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng

Anh với người nước ngoài.

Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các

em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

pdf16 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng Tự đào tạo trong Tự học tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể rút bớt thời gian dành cho môn 
rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì 
nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa. 
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó 
sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động. 
Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ mệt hơn các môn dạy khác 
khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên, 
bằng qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của 
họ. 
VI. Các bước luyện kỹ năng trong tiếng Anh 
1.Luyện từ 
Cái lớn bắt đầu từ cái nhỏ. Muốn nói cả câu chuẩn thì phải nói từng từ chuẩn. Sẽ 
có người cười khẩy, từ thì làm sao mà sai được. Vừa rồi, có người bạn của tôi đi 
học một lớp luyện nói, ông thầy có cho cả lớp đọc một câu rất đơn giản, ví dụ 
"ecological thinking and ecology protection should go together". Bạn tôi chắc mẩm 
làm sao mình có thể đọc sai một câu nói đơn giản đến nhường vậy. Nhưng nhầm 
to, vẫn sai như thường, các bạn tự phát hiện cái sai dễ mắc ở đây là gì nhé. 
Khi luyện từ cần chú ý các điểm sau: 
a. Phát âm: (hay âm đọc, không tính trọng âm) tiếng Anh là thứ tiếng không có quy 
tắc, nhưng cái không có quy tắc của nó cũng lại có quy tắc, mà cái sự quy tắc ấy 
cũng lại chẳng có quy tắc gì. Để phát âm đúng từng từ, ta vừa phải học thuộc, vừa 
phải liên tục tư duy để phát hiện và ghi nhớ các quy tắc ẩn dấu của nó. Một vốn từ 
vựng được coi là tối thiểu đủ dùng là 5000, thì công việc của các bạn không phải là 
nhỏ đâu, tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải nhớ tối thiểu cả ngàn trường hợp khác nhau. Từ 
những cái bất quy tắc thông thường như doubt (dawt), debt (det) cho đến những 
thứ quái thai như bury ('be:ri) thì ta không có cách nào khác là học vẹt. 
b. Trọng âm: cái này mới gọi là khoai. Sai về phát âm thì còn châm trước được, vì 
tiếng Anh địa phương thường không đáp ứng được nhu cầu này, chẳng hạn tiếng 
Anh-Latin, họ đọc chả khác gì tiếng Tây Ban Nha. Nhưng trọng âm thì phải tuyệt 
đối chú ý. Bạn có thể phát âm sai, thậm chí sai toét, nhưng nếu đúng trọng âm thì 
người nghe vẫn nắm bắt ngon. Chắc là mọi người đều biết, tiếng Anh cũng như 
một số ngôn ngữ phương Tây, người ta nghe trọng âm là chính. Nếu nói đúng 
trọng âm, thì dù có nói nhỏ, hay bị nhiễu (như nghe qua đường điện thoại rè, hay 
trong lúc ồn ào) người nghe vẫn có thể đoán ra được ý mình định nói. 
Một lần nữa, luyện trọng âm từ phải luyện word by word, nghĩa là từng từ một, và 
với 5000 từ vựng thì công việc của các bạn không phải là nhỏ. Tuy nhiên quy tắc 
trọng âm thì có đỡ hầm bà làng hơn. 
Theo tôi, phải mất 3 tháng chú ý rèn luyện hàng ngày, thì bạn mới có thể thay máu, 
hay ít ra hiệu đính được cách phát âm cho cái vốn từ vựng chắc chắn không phải là 
nhỏ của các bạn. 
Một số lỗi trọng âm và phát âm thường gặp: 
Nào hãy bắt tay vào để kiểm tra vốn từ nói (speaking vocabulary) của mình xem. 
Hãy khư khư bên mình cuốn từ điển, và check cách đọc của mình với một vài từ 
phổ thông, rồi nhìn vào phần phiên âm, xem các bạn phát âm và nhấn trọng âm 
đúng đến cỡ nào. Các bạn đã phát hiện ra chỗ dễ sai của cái câu ví dụ trên kia 
chưa? Có rất nhiều điểm có thể sai khi phát âm và nhấn trọng âm, nhưng có những 
lỗi cơ bản thường mắc như sau: 
a. Đọc như nhau khi biến trạng thái từ 
Mọi người khi học nói một cách tự phát thường đọc tính từ, danh từ, động từ (hay 
biến “thì”) với cùng một kiểu cho nó dễ (chưa nói những người có cơ bản yếu còn 
không phân biệt được đâu là tính, danh, động). Nhưng chúng thường biến khác so 
với nhau trong cách viết, và từ đó, phát âm lẫn trọng âm cũng khác nhau. Hãy dùng 
từ điển để tra các cặp từ sau kể về trọng âm lẫn phát âm: export(n)-export (v); 
technology-technological; economy-economic; photograph-photography, 
onservation-conservative.... Nào các bạn đã thấy mình không ổn chưa. Những bạn 
nào mà không sai những từ này là cũng đã là rất tốt rồi, có cơ bản về phát âm. 
Bạn nào mà sai nhiều, thì phải rất chú trọng, bạn đã cảm thấy con đường để nói 
chuẩn (chưa nói là hay) cũng không hề dễ dàng, đấy là một nguyên nhân cơ bản tại 
sao người Việt nói sai nhiều. 
Có rất nhiều nguyên tắc để nhớ trọng âm cũng như phát âm, tôi không muốn nói 
ngay ra đây, vì cũng mất thời gian, nhưng quan trọng là tôi muốn các bạn tự tìm 
hiểu trong quá trình thay máu vốn từ của mình. 
 b. Thiếu trọng âm phụ 
 Trong một từ dài 3-4 âm tiết trở lên, thường có trên 1 trọng âm. Ngoài trọng âm 
chính (biểu diễn bởi dấu phảy phía trên đầu, trước trọng âm) còn có trọng âm phụ 
(biểu diễn bởi dấu phảy phía dưới chân, trước trọng âm). Ví dụ environmental 
(in,vairơn'mentl). Các bạn cần phải đọc rõ cả trọng âm phụ này, còn các âm còn lại 
có thể nuốt đi. Quy tắc thông thường đối với trọng âm phụ là luôn đứng cách trọng 
âm chính một âm (trước hoặc sau). 
c. Trọng âm nhấn chưa đủ đô 
Các bạn đã ít sai trọng âm từ vẫn thường mắc lỗi này. Để nói được hay, thì trọng 
âm chính cần phải có âm lượng gấp 2-2.5 lần âm thường, và có độ dài cũng tương 
tự, còn đối với trọng âm phụ thì cũng phải 1.5-2 lần. Nhiều khi các âm không phải 
trọng âm có thể nuốt (đọc rất nhỏ trong cổ họng), nhưng phải nhấn các trọng âm rất 
rõ, rất to và dài (chưa nói là còn phải luyến nữa). Tóm lại là phải đủ đô! 
2. Luyện ngữ và câu (phrases and sentences) 
Ngay từ khi bắt đầu thay máu vốn từ vựng, bạn có thể bắt đầu vào luyện nói các 
ngữ và câu ngay. Tôi gọi Ngữ, hay ngữ nói, ở đây có nghĩa là các cụm từ trong một 
câu mà khi nói cần phải nói liên tiếp. Ngữ nói có thể giống, có thể khác với Ngữ 
thông thường trong ngữ pháp. Vì vậy, Ngữ ở đây có thể gọi là nhịp. Trong một câu 
có thể phân ra nhiều ngữ. (Chú ý đây là khái niệm của riêng tôi đặt ra để tiện gọi, 
không có tính kinh viện, quy tắc trên thực tế). Ví dụ một câu nói thông thường như 
như sau: 
Being informed that the examination result is ready, I want to go to school right 
now.(3) 
Nếu các bạn phải đọc chậm rãi, thì thông thường các bạn chỉ giảm tốc độ đọc đi 
(như kiểu quay chậm), đối với từng từ, từng từ một kiểu: 
Being informed that the examination result is ready, I 
want to go to school right now. 
Nhưng trên thực tế, người ta chỉ giảm tốc độ đọc các từ đơn đi đôi chút, còn lại để 
đọc chậm rãi, ta nên phân câu ra thành các ngữ có nhịp ngắn 2-4 từ như sau: 
Being informed/ that the examination result/ is ready, I want /to go to school/ right 
now. 
Sau khi đã phân đoạn như vậy, việc đọc chậm sẽ chủ yếu được thực hiện nhờ việc 
ngắt nghỉ giữa các Ngữ. Vì vậy, muốn đọc chậm rãi bao nhiêu, ta chỉ việc nghỉ dài 
tương đương bấy nhiêu giữa các ngữ, chứ không hề phải đọc ê a kéo dài từng chữ 
như thông thường trong tiếng Việt. Câu trên sẽ được nói chậm rãi theo phong cách 
sau: 
Being informed that the examination result is ready, I want 
........to go to school ........right now. 
 Tại sao phải nghỉ, nói chung là để ta có thời gian nghĩ sẽ nói tiếp cái gì (như các 
cụ thường dạy “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”). Còn trong tập nói, thì đơn giản là 
để ta có thời gian chuẩn bị cho việc nói tiếp các ngữ tiếp theo. Việc ngắt nghỉ này 
giúp ta khoan thai, tránh hấp tấp, tránh việc bị nói dồn dập mà vấp váp, khô khan. 
Các bạn cứ thử xem, sẽ thấy ngay mình nói chậm khá dễ dàng, và có vẻ khá hay. 
Hì hì, thực ra nếu các bạn để ý nghe CNN, BBC, sẽ thấy các chính khách (Bill, 
Bush chẳng hạn) đều nói khá chậm rãi theo phong cách này. Các ông này thường 
ngắt nghỉ rất hợp lý trong câu nói, có khi nghỉ khá lâu mặc dù tốc độ trong một ngữ 
cũng không chậm hơn bình thường là mấy. Việc ngắt nghỉ này khiến câu nói trở 
nên có NGỮ, có nhịp. 
Một điều chú ý nữa trong câu ví dụ trên, là ngoài ngắt nhịp, thì các trọng âm cũng 
cần được nhấn mạnh và DÀI hơn các âm khác. Trong số các trọng âm đó, lại có 
các trọng âm được nhấn bật lên so với các trọng âm khác. Ta gọi đó là các trọng 
âm câu. Trọng âm câu là trọng âm của các từ quan trọng đa âm tiết hay chính là từ 
quan trọng đơn âm tiết. 
Câu trên thông thường sẽ phải nói như sau: 
Being info...rmed that the e..xamina....tion resu..lt is 
re....ady, I wa....nt ........to g..o to scho....ol ........right no...w. (độ dài 
chấm biểu hiện độ dài tương đối) 
Trong câu trên, các từ quan trọng là examin(a)tion, w(a)nt, sch(oo)l, n(ow), vì nó 
mang lại thông tin chính cho câu. Việc chọn trọng âm câu thực ra tuỳ theo mỗi 
người nói và tuỳ vào văn cảnh mà ta nên nhấn vào các âm tiết khác nhau. Việc 
nhấn trọng âm từ và trọng âm câu đủ đô, là một yếu tố quan trọng giúp ta nói 
không bị như súng bắn, khiến tốc độ trong một ngữ cũng đã giảm đáng kể. Đây là 
Điệu để mà tạo thành cái gọi là NGỮ ĐIỆU nói. 
Nào, giờ là lúc thực hành, các bạn hãy kiếm ngay một trang tiếng Anh nào đó mà 
bạn cho là phù hợp và cầm sẵn cây bút chì. Trước hết đọc lướt qua rồi dùng bút chì 
ngắt nhịp câu, đồng thời gạch chân các trọng âm câu. Sau đó là luyện đọc, với các 
yêu cầu sau: 
 - Thong thả nói chung 
- To và rõ ràng 
- Nhấn trọng âm từ (1.5-2 lần dài và to hơn bình thường) 
- Nhấn trọng âm câu (2-2.5 lần so với bình thường) 
- Nghỉ giữa các ngữ (tuỳ vào mỗi người, thông thường là không dưới 1/3-1/2 giây) 
- Dần dần nuốt các âm tiết không quan trọng như các quán từ (a, an, the); các giới 
từ (to, in, on, up trừ khi ta muốn nhấn mạnh các quán từ này); và các âm không 
phải trọng âm trong từ đa âm tiết. Kỹ thuật nuốt âm là đọc nhỏ và lướt nhanh, gần 
như không để âm thoát ra khỏi cuống họng. 
Luyện hát (nhất là những bài hát có lời nhanh thể loại Pop Rock) là một cách rất 
tốt để luyện nuốt âm, từ đó bổ trợ cho luyện trọng âm (vì khi các âm thường bị 
nuốt thì những âm còn lại sẽ phải là trọng âm). Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, không 
những nhịp điệu hát khác với nhịp điệu nói, mà đôi khi các âm còn bị thay đổi so 
với bình thường để phù hợp với bài hát (ví dụ, các quán từ đáng nhẽ phải đọc lướt 
thì trong bài hát thỉnh thoảng vẫn được nhấn dài để đáp ứng các giai điệu) 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_tu_dao_tao_trong_tu_hoc_tieng_anh_7216.pdf
Tài liệu liên quan