Bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?

Mỗi một kĩ năng lại có những kĩ năng khác nhỏ hơn kèm theo mà bạn cũng cần

phải lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kĩ năng nói. Chính tả là kĩ

năng giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kĩ năng hỗ trợ

nhiều cho viết. Từ việc học tốt các kĩ năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển và nâng

cao các kĩ năng tổng quan hơn

pdf8 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bắt đầu học tiếng Anh như thế nào? 
 Mỗi một kĩ năng lại có những kĩ năng khác nhỏ hơn kèm theo mà bạn cũng cần 
phải lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kĩ năng nói. Chính tả là kĩ 
năng giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kĩ năng hỗ trợ 
nhiều cho viết. Từ việc học tốt các kĩ năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển và nâng 
cao các kĩ năng tổng quan hơn. 
Tiếng Anh với nhiều lợi thế về giao tiếp quốc tế nhưng khi bắt đầu học tập, 
nhiều học viên tự hỏi nên bắt đầu từ đâu? 
Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?" bạn hãy 
tham khảo một số lời khuyên dưới đây : 
- Học viên học tiếng Anh từ đầu giống như trẻ đang tiếp cận với thế giới ngôn ngữ 
một cách chậm rãi. Đầu tiên là học nghe sau đó là nói rồi đến đọc và viết. Luyện 
nghe tiếng Anh hàng ngày bằng việc nghe các chương trình radio bằng tiếng Anh, 
xem các kênh truyền hình tiếng Anh, xem phim tiếng Anh và sử dụng các bài học 
online tiếng Anh. 
- Làm quen với người nước ngoài, trò chuyện với họ ; 
- Đọc các câu chuyện thiếu nhi, các mục quảng cáo, bài hát, các nhãn hiệu, bao bì 
(đương nhiên tất cả đều được viết bằng tiếng Anh) 
- Học từ vựng: Bạn nên có một cuốn sổ tay từ vựng của riêng mình. Trong đó ghi 
lại tất cả các từ vựng bạn học được và sắp xếp chúng theo trình tự bảng chữ và đặt 
câu cho các từ đó. Hãy luôn sử dụng từ điển Anh-Anh sau đó mới là Anh-Việt; 
- Hãy thử viết nhật kí bẳng tiếng Anh. Bạn nên bắt đầu trang nhật kí của mình bằng 
các chủ đề như : 
+ How do you feel? 
+ How is the weather? 
 + What did you do today? 
 - Nếu có cơ hội bạn nên đi thăm quan các nước nói tiếng Anh, ở đó bạn sẽ học 
tiếng Anh nhanh hơn bởi ở đó bạn sẽ có cơ hội ở với gia đình của người bản xứ 
lắng nghe họ nói chuyện và có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống và văn hóa - yếu 
tố quan trọng trong việc học tiếng Anh. 
Xác định lý do, mục đích và kế hoạch học tập 
Trước khi trả lời câu hỏi : "Tôi nên bắt đầu từ đâu?" bạn nên biết rõ: Tại sao bạn 
muốn học tiếng Anh? Là bởi vì bản thân bạn muốn hay bạn bị tác động bởi một 
yếu tố bên ngoài khiến bạn có nhu cầu học? 
Giống như tất cả quyết định khác của cuộc sống, mục đích học tiếng Anh luôn nên 
xuất phát từ sự yêu thích của bạn. Một khi bạn đã biết được lý do thì việc xác định 
mục đích là quá dễ dàng. 
Ví dụ: bạn muốn học tiếng Anh để đi du lịch thì bạn sẽ học chương trình "Survival 
English". Mục đích của bạn là học để giao tiếp với người bạn ngữ thì chương trình 
thích hợp sẽ là "Communicative English". Nhưng làm thế nào để đạt được mục 
đích đã đề ra? Lập kế hoạch học tập là bước tiếp theo bạn nên làm. Việc lập kế 
hoạch trước tiên phụ thuộc vào việc thời gian. Bạn muốn học thành thạo tiếng Anh 
trong bao lâu? Mỗi bạn chắc chắn sẽ có câu trả lời riêng. 
Nếu bạn làm việc 60 giờ một tuần thì việc giành 40 giờ cho học tiếng Anh là điều 
không thể. Bạn nên bắt đầu bằng quãng thời gian ngắn nhưng phải đều đặn. Thêm 
vào đò, việc tìm ra công cụ hỗ trợ cho bạn học tiếng Anh hiệu quả cũng là một 
thách thức nhưng không phải là quá khó. Các chương trình truyền hình, đài phát 
thanh, các bộ phim chiếu rạp, CD, VCD, VDV? hay trực tuyến? hãy chọn cho 
mình công cụ hiệu quả nhất. Sau khi đã học được một vài tuần bạn hãy điều chỉnh 
kế hoạch sao cho hợp lý nhất và cứ thế làm theo. 
Dưới đây là một kế hoạch tham khảo cho tuần học tiếng Anh đầu tiên của bạn 
 Chủ nhật: Đọc truyện tiếng Anh trẻ em, làm bài tập, tổng kết lại các câu chuyện; 
 Thứ hai: Viết một bài về kì nghỉ cuối tuần và kiểm tra lại lỗi chính tả; 
 Thứ ba: Học giới từ chỉ địa điểm; 
 Thứ tư: Học các cụm từ thường gặp trong giao tiếp qua điện thoại. Viết một đoạn 
hội thoại ngắn rồi luyện tập với người thân; 
 Thứ năm: Ôn tập các giới từ chỉ địa điểm. Luyện các từ vựng chỉ đồ đạc trong 
nhà; 
 Thứ sáu: Nghe một tiếng các chương trình phát thanh bằng tiếng Anh. Chỉ nghe, 
không viết; 
 Thứ bảy: Ôn tập lại các từ vựng học tiếng Anh trong tuần. Cố gắng viết một câu 
chuyện đơn giản và sử dụng các từ đã học. 
Học đều cả bốn kĩ năng 
Hầu hết các học viên đều muốn giao tiếp bằng tiếng Anh một cách thành thạo và 
nếu điều này thành công thì lúc đó bạn phải là người học đều 4 kĩ năng chính: 
nghe, nói, đọc, viết. Chỉ thành thạo một trong bốn kĩ năng sẽ không giúp ích gì cho 
bạn được. Bạn phải đọc tốt trước khi muốn viết tốt và nghe tốt trước khi nói tốt. 
Bốn kĩ năng này được phân làm hai nhóm: 
 Đầu vào: - Nghe (thông qua tai) - Đọc (thông qua mắt) 
 Đầu ra: - Nói (thông qua miệng) - Viết (thông qua tay) 
Đầu tiên bạn hãy hoàn thành phần đầu vào, sau đó là đầu ra. Trước hết bạn hãy học 
nghe, hãy nghe câu hỏi người khác đặt cho bạn. Sau đó bạn mới học nói và trả lời 
các câu hỏi đó. Trước hết hãy đọc lá thư người khác viết cho bạn sau đó đến lượt 
bạn viết lại. Đó là những ví dụ minh họa cho sự giao tiếp. 
Đầu vào và đầu ra của các kĩ năng này không nhất thiết phải đi theo một trình độ 
nhất định. Bạn có thể nói trước hoặc viết trước vì trong quá trình giao tiếp, đối 
tượng thực hành ngôn ngữ cùng bạn sẽ sử dụng các kĩ năng còn lại. Đó chính là lý 
do giải thích cho việc vì sao bạn nên học đều cả bốn kĩ năng để giao tiếp thành 
công. 
Mỗi một kĩ năng lại có những kĩ năng khác nhỏ hơn kèm theo mà bạn cũng cần 
phải lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kĩ năng nói. Chính tả là kĩ 
năng giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kĩ năng hỗ trợ 
nhiều cho viết. Từ việc học tốt các kĩ năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển và nâng 
cao các kĩ năng tổng quan hơn. 

File đính kèm:

  • pdfdoc75_6799.pdf
Tài liệu liên quan