Thúc đẩy sự hứng thú của sinh viên khi tham gia học tiếng Anh trực tuyến
Việc học tiếng Anh trực tuyến ngày càng chứng tỏ vai trò của nó trong thế
giới khi mà cuộc cách mạng công nghệ số ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Phương
pháp học này còn mang lại một lượng kiến thức khổng lồ và phù hợp với các đối tượng ở xa
hay bận rộn do thời gian học hết sức linh hoạt. Tuy vây, sau một thời gian phương pháp này
được áp dụng thì nó đã bộc lộ ra những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả việc học.
Một trong những yếu tố quan trọng đó là sự hứng thú của người học do đặc thù của việc học
trực tuyến là không có sự tương tác trực tiếp. Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu về sự hứng
thú của sinh viên với phương pháp học tiếng Anh trực tuyến. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề
xuất để tăng sự hứng thú cho sinh viên, thúc đẩy hiệu quả của việc dạy tiếng Anh trực tuyến.
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion THÚC ĐẨY SỰ HỨNG THÚ CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN ENHANCING STUDENTS’ ENGAGEMENT IN LEARNING ENGLISH ONLINE Nguyễn Thị Thắng* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/11/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/5/2020 Tóm tắt: Việc học tiếng Anh trực tuyến ngày càng chứng tỏ vai trò của nó trong thế giới khi mà cuộc cách mạng công nghệ số ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Phương pháp học này còn mang lại một lượng kiến thức khổng lồ và phù hợp với các đối tượng ở xa hay bận rộn do thời gian học hết sức linh hoạt. Tuy vây, sau một thời gian phương pháp này được áp dụng thì nó đã bộc lộ ra những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả việc học. Một trong những yếu tố quan trọng đó là sự hứng thú của người học do đặc thù của việc học trực tuyến là không có sự tương tác trực tiếp. Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu về sự hứng thú của sinh viên với phương pháp học tiếng Anh trực tuyến. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất để tăng sự hứng thú cho sinh viên, thúc đẩy hiệu quả của việc dạy tiếng Anh trực tuyến. Từ khóa: học trực tuyến, phương pháp, sự hứng thú, hạn chế, hiệu quả. Abstract: Learning English online has been becoming more and more important in the world when the digital technology revolution is getting more widespread. This method of learning brings learners a gargantuan amount of knowledge and suitable with those who live far away or too busy. However, after a period of being applied, the method has shown some certain shortcomings which badly aff ect students’ learning eff ectiveness. This article aims to learn about students’ engagement in English online learning methods and some suggestions to enhance this factor, thus increasing the effi ciency of English online learning. Keywords: online learning, method, engagement, shortcomings, effi ciency. * Trường Đại học Điện lực 1. Đặt vấn đề Trong xu thế giáo dục đại học hiện nay và sự ra đời của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc học trực tuyến trở nên vô cùng cần thiết với mỗi sinh viên đại học, nhất là trong việc học tiếng Anh. Hệ thống giáo dục theo tín chỉ với khối lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian học trên lớp theo truyền thống lại không đủ để sinh viên có thể được tập luyện các kiến thức và kĩ năng đó.Ngoài ra, trong những tình huống đặc biệt khi có dịch bệnh xảy ra như dịch Encovy-19 trong Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 48-55 49Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion năm 2020 này, các sinh viên các trường đại học phải nghỉ học ở nhà. Trong bối cảnh này, hầu hết các sơ sở giáo dục cũng như các trường đại học đã áp dụng mô hình học trực tuyến hỗ trợ cho việc học trên lớp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc học trực tuyến sẽ không cao nếu giáo viên không có những biện pháp cụ thể trong vệc giám sát cũng như hỗ trợ người học khi cần thiết. Điều này cũng là giảm sự hứng thú và nhận thức của sinh viên với hoạt động học online.Yếu tố hứng thú có thể nói là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học tiếng Anh trực tuyến. Vì vậy, bài viết sẽ tập trung vào phân tích những khái niệm liên quan đến yếu tố này. Giới thiệu về phương pháp học trực tuyến 1. Khái niệm: Phương pháp học trực tuyến là gì? Qua các phương tiện thông tin thì ta có thể tìm được nhiều khái niệm về học online, nhưng tất cả đều có chung một cách hiểu cơ bản là một phương thức trao đổi nội dung học dựa các thiết bị điện tử hiện đại (điện thoại thông minh, máy tính) có kết nối với Internet. Nơi cập nhật tài liệu hoc tập là các website học trực tuyến hay các ứng dụng có liên quan. Đặc điểm vượt trội của học online so với các phương pháp học truyền thống thể hiện ở tính tương tác cao, đa dạng giữa giảng viên và học viên. Dựa trên các tính năng hữu ích đó, thông qua các ứng dụng: chat, email, diễn đàn, hội thảo trực tuyếnmà giảng viên và người học có thể tương tác. Một cách gọi khác của việc học trực tuyến (online learning) là E-learning -viết tắt của Electronic Learning. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa tổng quát, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo một cách hiểu khác, E-learning là một kiểu dạy học trong đó người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video ; các nội dung học tập có thể được phân phát qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website hoặc có thể thu được từ đĩa CD, băng video, audio Hiện nay, có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học là giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó tại cùng một thời điểm có nhiều người truy cập mạng và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài hoặc xem tivi phát sóng trực tiếp Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm; ví dụ như: các khóa tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu trước khi khóa học diễn ra; học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khóa học. Trong loại hình học tập truyền thống (học tập mặt đối mặt), học viên trực tiếp nhận thông tin (bài giảng) từ giảng viên. Khi các học viên tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình... học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều giữa thầy - trò, trò - bạn. Các giao tiếp hai chiều này, trên thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học. Học tập trực tuyến hay học tập trên mạng ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp 50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion hai chiều giữa học viên với giáo viên - “ảo” và trao đổi với các bạn học - “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet. Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên. Tuy mới ra đời không lâu, nhưng đến nay dạy học trực tuyến đã là một loại hình học tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho học viên tự học, học viên đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho việc học tập trên lớp theo loại hình đào tạo truyền thống. 2. Những lợi ích của dạy học trực tuyến(online learning hoặc e-learning) Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành học trực tuyến, E-learning là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”. Việc phát triển của Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc dạy và học đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể sánh được. Skillsoft, một nhà cung cấp giải pháp học trực tuyến hàng đầu của Mĩ, thì cho rằng E-learning có những đặc điểm ưu việt như khóa học có nội dung phù hợp và cập nhật, học viên có thể tiếp cận một cách thuận tiện nhiều khóa học và có thể nghiên cứu nội dung ở mọi nơi, việc tập hợp nội dung nhanh chóng, khả năng cung cấp thông tin cho học viên trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ của họ và khả năng theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả việc học. Online Learning có rất nhiều lợi ích đa dạng và phong phú khi xét ở các góc độ khác nhau: về phía người học, về phía cơ sở đào tạo, về xã hội... Sau đây là một số lợi ích cơ bản: 2.1. Online Learning giúp người học vượt qua rào cản về không gian và thời gian. Với hình thức học này, người học có thể đăng kí và theo học bất cứ thời gian nào mình muốn. Học viên có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kì nơi đâu Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học. 2.2. Online Learning giúp cho người học chủ động hơn: dễ dàng tự định hướng và tự điều chỉnh việc học tập của bản thân. Việc đăng kí và chứng thực học viên đơn giản và thuận tiện. Người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà. 2.3. Online Learning giúp cho người học rèn luyện và phát triển khả năng tự học. Trong suốt quá trình học trực tuyến, học viên phải tự xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn môn học, tài liệu cần thiết, tự thực hiện các yêu cầu của khóa học... nhờ thế mà khả năng tự học mỗi ngày một tốt hơn. 2.4. Online Learning làm tăng lượng thông tin một cách rõ rệt, kiến thức thu được rất đa dạng và phong phú. Nhờ tính tương tác và hợp tác cao, dễ tiếp cận và thuận tiện, đào tạo trực tuyến tạo một môi trường giao tiếp thuận lợi giữa học viên với giáo viên, giữa học viên với nhau... Khi 51Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion mọi người được trao đổi với giáo viên và bạn bè trong lớp, họ có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn từ các nguồn khác nhau. Mặt khác, kết quả đào tạo cũng được tự động hóa và được thông báo nhanh chóng, chính xác, khách quan. 2.5. Rút ngắn thời gian đào tạo. Học viên tận dụng được mọi thời gian rảnh rỗi, giảm thiểu thời gian rời khỏi văn phòng hoặc gia đình. Cơ sở đào tạo cũng dễ dàng kiểm soát thời gian thực hiện khóa học. 2.6. Chi phí cho việc học tập được giảm thiểu: chi phí cho người học, chi phí cho tổ chức và quản lí đào tạo. Nội dung khóa học có thể sử dụng lại được với các học viên khác nhau. Cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối tài liệu, lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại, ăn ở cho học viên. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn do giảm được chi phí đi lại. Theo một số thống kê: thông thường một học viên phải trả cho một khóa học khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500.000 đồng, nghĩa là chỉ 1/10. 2.7. Online Learning là một mô hình dạy học có hiệu quả cao: Học trực tuyến giúp học viên và các công ty có học viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình. Tỉ lệ học viên hoàn thành khóa học cao hơn. Với cơ sở đào tạo: dễ dàng tạo các khóa học từ các tài nguyên có trước, thu được lợi nhuận nhanh hơn từ các sản phẩm mới, khóa học được cập nhật và triển khai nhanh chóng, liên tục ở nhiều nơi... 3. Khái niệm về sự hứng thú (engagement) trong việc học tiếng Anh trực tuyến Khái niệm về sự hứng thú ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu với tư cách là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự thành công của người học. Người ta xem đây là khái niệm được hiểu một cách linh hoạt, có thể thay đổi để tương thích với những yếu tố về ngữ cảnh và môi trường. Bất cứ giáo viên nào quan sát sinh viên của mình trong lớp học đều có thể nhận ra mức độ khác nhau giữa các sinh viên này về mặt hứng thú và sự tham gia học tập. Một cặp sinh viên có thể không quan tâm đến bài tập, thì thầm nói về kì nghỉ cuối tuần vừa qua trong khi một nhóm khác có vẻ tỏ ra nghe lời nhưng thực tê lại chẳng mấy để ý đến bài học. Một số khác thì say sưa vào đống tạp chí, ghi chú ra các ý tưởng, hỏi nhau những câu hỏi, tập trung giải quyết các vấn đề của bài học. Ví dụ này cho chúng ta thấy rõ là một số sinh viên đang hoạt động hiệu quả hơn số khác. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến vai trò quan trọng của giáo viên trong việc làm tăng hứng thú của sinh viên qua các hoạt động được thiết kế cẩn thận phù hợp với nhu cầu và trình độ của đối tượng giảng dạy. Từ đó, khái niệm sự hứng thú trong việc học tiếng Anh xuất hiện trong các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy. Sự hứng thú (engagement) là một khái niệm được dùng để nói một cách rộng rãi về sự say mê và mức độ tham gia của người học. Các nghiên cứu về khái niệm này bao gồm một lĩnh vực rộng liên quan đến 4 ngữ cảnh có phân tầng: trường học, tập thể, lớp học, và hoạt động học tập (Skinner &Pitzer, 2012). Do sự phong phú về yếu tố ngữ cảnh và tiêu điểm nghiên cứu, những định nghĩa về sự hứng thú cũng rất phong phú và chưa có sự thống nhất về mặt lý luận (Reschly & Christenson, 2012). Trong mỗi ngữ cảnh, mỗi mặt của khái niệm này được tập trung phân tích, nhấn mạnh tầm quan trọng đối với kết quả đầu ra cần có ở mỗi mức độ khác nhau. Ví dụ cụ thể là một nghiên cứu 52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion ban đầu của Finn năm 1989 liên quan đến khái niệm này trong ngữ cảnh trường học đã coi sự hứng thú là sự tham gia và tinh thần coi trường học là nơi thân thiết. Kết quả đầu ra được tính là tỉ lệ bỏ học và tỉ lệ học sinh tiếp tục theo học. Ngược lại, ở mức độ hoạt động, khái niệm này liên quan đến sự tham gia một hoạt động hay một nhiệm vụ cụ thể trên lớp và kết quả đầu ra cần nghiên cứu là việc học. Trong ngữ cảnh dạy ngoại ngữ thì kết quả đầu ra liên quan đến việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ. Trong việc học tiếng Anh, khái niệm “hứng thú” đề cập đến sự tập trung cao độ và tham gia tích cực được phản ánh không chỉ ở góc cạnh nhận thức mà cả trên các mặt hành vi và cảm xúc. Chúng ta cần có những khái niệm cơ bản về tính đa diện của yếu tố này. - Sự hứng thú về mặt nhận thức: Sự hứng thú về mặt nhận thức bao gồm những quá trình như sự cố gắng liên tục và những nỗ lực về mặt tinh thần có kèm theo những phương hướng tự điều chỉnh bản thân. Helme &Clarke(2001) đã đưa ra nhận định về một loạt các yếu tố của hứng thú về mặt nhận thức trong các hoạt động tương tác như hỏi và trả lời, hoàn thiện nốt câu của bạn mình, trao đổi thông tin, đánh giá hay phản biện một ý kiến, cử chỉ và vẻ mặt. Những biểu hiện sâu hơn của nhận thức có thể là những cuộc nói chuyện riêng (Barner, 2008). Các nhà nghiên cứu có thể lấy bằng chứng từ các dữ liệu nghe và nhìn, từ dữ liệu ghi lại các buổi học, sự quan sát hay trực tiếp từ các câu hỏi điều tra hoặc các buổi phỏng vấn sau mỗi buổi học (Gass & Mackey, 2014). - Sự hứng thú về mặt hành vi: Sự hứng thú này được hiểu một cách đơn giản là việc dành thời gian để tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Gettinger và Walter (2012) đã dựa trên các nghiên cứu trong các trường học ở Mỹ nhận định rằng thời gian tham gia học tập bằng sự hứng thú là lượng thời gian sinh viên tham gia một cách chủ động, có thể dự đoán được kết quả học tập và sự hứng thú có liên quan trực tiếp đến kết quả đầu ra của quá trình học tập (Fredicks et al, 2004). Một số nhà nghiên cứu khác như Finn và Zimmer,2012 đã cho rằng sự hứng thú về mặt hành vi là một sự liên tục phụ thuộc vào mức độ và chất lượng của sự tham gia. Những biểu hiện của yếu tố này là mức độ cố gắng, sự kiên trì và sự tham gia chủ động, tích cực. Một số nhà nghiên cứu khác như Anderson (1975) đã nhận thức sự hứng thú về mặt hành vi có sự phân nhánh: hứng thú (đồng nghĩa với hành vi tham gia hoàn thành nhiệm vụ) và không hứng thú (được xem như đồng nghĩa với việc không tham gia hoàn thành nhiệm vụ. Những biểu hiện này đã giúp mở rộng sự hiểu biết về khái niệm hứng thú về mặt hành vi và cung cấp sự lý giải về mặt lý thuyết cho việc học và những góc cạnh khác của khái niệm hứng thú. Các nhà nghiên cứu có thể đo mức độ hứng thú này một cách định tính qua sự quan sát những cố gắng và sự tham gia của người học cũng như qua các báo cáo của giáo viên và người học hoặc các buổi phỏng vấn (Fredicks & Mc Colskey,2012). - Sự hứng thú về mặt cảm xúc: Cấu trúc của sự hứng thú này được định nghĩa một cách linh hoạt theo trọng tâm của mỗi nghiên cứu. Yazzie-Mintz (2009;16) đã xem sự hứng thú theo góc cạnh này là những cảm xúc kết nối của sinh viên (hoặc không kết nối) với trường học của họ-cách mà sinh viên cảm thấy khi họ ở trường hay khi họ tiếp xúc với phương pháp học tập và những người 53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion khác trong môi trường đó. Xét trong ngữ cảnh lớp học và các hoạt động trên lớp, Skinner, Kinderman và Furrer (2009) đã định nghĩa sự hứng thú về mặt cảm xúc là sự tham gia có động lực vào các hoạt động học tập. Các nhà nghiên cứu này đã đưa ra các biểu hiện cốt lõi của sự hứng thú cảm xúc là sự nhiệt tình, sự say mê và cảm giác vui vẻ. Ngược lại với đó là những cảm xúc như lo lắng, sự thất vọng và sự buồn chán. Đây là những biểu hiện của những cảm xúc tiêu cực. Baralt, Gurzynski-Weiss và Kim (2016) đã bổ sung thêm yếu tố có mục đích và độc lập là những mặt khác của sự hứng thú cảm xúc. Khái niệm này còn liên quan đến sự kết nối hoặc không kết nối của mỗi người học với những bạn học của họ trong lớp, đặc biệt là những người bạn trong nhóm học ở các hoạt động trên lớp. Theo như các nhà nghiên cứu Min Hu, Hao Li, Wenping Deng và Hua Guan, sự hứng thú của sinh viên khi học trực tuyến là sự hứng thú khi sử dụng phần mềm trực tuyến gồm có cả 3 mặt: hứng thú về mặt nhận thức, hành vi và cảm xúc. Sự hứng thú của người học không chỉ về mặt hành vi như đọc tài liệu, hỏi các câu hỏi, tham gia vào các hoạt động và hoàn thành bài tập về nhà mà quan trọng hơn là nhận thức của người học về sự cố gắng và sẵn sàng áp dụng những kiến thức mới vào các tình huống khác nhau khi lựa chọn và đánh giá thông tin. Biểu hiện của sự hứng thú về mặt cảm xúc của người học khi học trực tuyến là sự hài lòng về những tiến bộ học tập, sự sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập và sự tự giác trong các hoạt động tương tác theo cặp. Trong việc học trực tuyến, sự hứng thú về mặt hành vi là rất quan trọng nhưng thật khó để định nghĩa một cách rõ ràng và yếu tố này cũng không thể phản ánh một cách đầy đủ sự cố gắng của người học. Vì vậy, chúng ta cần xem xét đến nhận thức, sự điều chỉnh và sự hỗ trợ về mặt cảm xúc trong quá trình học như là sự nỗ lực để điều chỉnh về mặt nhận thức và cảm xúc. Người học cần được tham gia một cách đầy đủ và hứng thú vào quá trình học online cả về mặt chất lượng và số lượng. Họ cũng cần thực hiện quá trình giao tiếp với người khác và quá trình học tập một cách có ý thức với sự hướng dẫn và giúp đỡ bạn học cũng như quá trình tự điều chỉnh bản thân. Theo như nhà nghiên cứu Bangert- Drowns và Pike (2001,215), sự hứng thú trong việc học trực tuyến là sự áp dụng các phương pháp về mặt nhận thức, hành vi và cảm xúc để cố gắng thực hiện những tương tác trong quá trình học và những nhiệm vụ học tập. Trong môi trường học trực tuyến, sự hứng thú kèm theo sự chú ý, cố gắng về mặt nhận thức và sự tập trung của người học trong môi trường đó. Theo Kearley và Shneiderman (1998), khi người học tham gia một cách hứng thú vào quá trình học tập thì mức độ tập trung sẽ cao hơn, từ đó kết quả học tập sẽ được cải thiện. 4. Một số gợi ý để thúc đẩy sự hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tiếng Anh online. 4.1. Luôn hỗ trợ sinh viên về mặt kĩ thuật: Việc học online còn khá mới mẻ với sinh viên một số trường đại học. Vì vậy, ở bước khởi điểm các em cần được hỗ trợ về mặt kĩ thuật để tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Các giáo viên cần tạo một diễn đàn, có thể là một group trên Zalo, Facebook hay Twitter để hướng dẫn các em cụ thể về các bước tham gia khóa học
File đính kèm:
- thuc_day_su_hung_thu_cua_sinh_vien_khi_tham_gia_hoc_tieng_an.pdf