Quan hệ ngữ đoạn - Liên tưởng ứng dụng trong việc dạy và học Tiếng Anh

Trong việc dạy và học tiếng nói chung và

tiếng Anh nói riêng chúng ta luôn luôn vận dụng

hai quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng. Giữa

những nhóm kết hợp ngữ đoạn hình thành như vậy

có một mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau; các nhóm

đó qui định lẫn nhau. Quả nhiên, sự kết hợp trong

không gian góp phần tạo nên sự kết hợp liên tưởng,

và những sự kết hợp này lại cần thiết cho sự phân

tích các bộ phận của ngữ đoạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ ngữ đoạn - Liên tưởng ứng dụng trong việc dạy và học Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
72 
QUAN HỆ NGỮ ĐOẠN- LIÊN TƯỞNG 
ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH 
Hồ Thị Mỹ Linh và Đặng Tường Lê 
Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin Học, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt 
Trong việc dạy và học tiếng nói chung và 
tiếng Anh nói riêng chúng ta luôn luôn vận dụng 
hai quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng. Giữa 
những nhóm kết hợp ngữ đoạn hình thành như vậy 
có một mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau; các nhóm 
đó qui định lẫn nhau. Quả nhiên, sự kết hợp trong 
không gian góp phần tạo nên sự kết hợp liên tưởng, 
và những sự kết hợp này lại cần thiết cho sự phân 
tích các bộ phận của ngữ đoạn. 
Từ khóa 
Mối quan hệ ngữ đoạn, liên tưởng, tiền tố, 
hậu tố. 
1. Đặt vấn đề 
Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh 
của sinh viên trường Đại học Xây dựng Miền 
Trung còn một số băn khoăn ảnh hưởng đến 
chất lượng đào tạo của môn học. Là giáo 
viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh nhiều 
năm cho sinh viên chúng tôi cố gắng tìm 
kiếm nhiều giải pháp để nâng cao trình độ 
tiếng Anh cho sinh viên. Chúng tôi nhận thấy 
rằng những hiểu biết về ngôn ngữ học góp 
phần không nhỏ cho chúng tôi tìm ra phương 
pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của sinh 
viên và giúp sinh viên tiếp thu bài giảng tốt 
hơn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm về mối 
quan hệ ngữ đoạn và liên tưởng trong ngôn 
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. 
“Những mối quan hệ ngữ đoạn và quan hệ 
liên tưởng hoạt động trong hai lĩnh vực riêng 
biệt, trong đó mỗi quan hệ tạo ra một loại 
giá trị riêng. Nó tương ứng với hai dạng thức 
hoạt động tinh thần của chúng ta, cả hai đều 
cần thiết cho cuộc sống của ngôn ngữ [7]. 
Đây là một trong những phát hiện quan 
trọng và quý báu cho thế hệ sau này – 
những người nghiên cứu ngôn ngữ và cả 
những nhà sư phạm trong ứng dụng dạy 
tiếng nói chung và tiếng Anh nói riêng. 
2. Định nghĩa 
Vấn đề dạy ngoại ngữ mang tính đặc 
thù của việc dạy ngôn ngữ nước ngoài và 
truyền đạt văn hóa, kiến thức khoa học được 
diễn đạt bằng ngôn ngữ đó. Thực tế cho thấy 
rằng dạy và học tiếng Anh phải dựa trên các 
nguyên tắc phương pháp luận về dạy và học 
ngoại ngữ nói chung. 
Theo Ferdinand de Sausure, “một mặt 
thì trong lời nói, các từ kết lại với nhau và do sự 
nối tiếp nhau của các từ mà có những mối quan 
hệ hình thành trên cơ sở nguyên lý tuyến tính 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
73 
của ngôn ngữ, đó là cái đặc điểm khiến người ta 
không thể nói ra hai yếu tố cùng một lúc” [7]. 
Những yếu tố này lần lượt nối tiếp 
nhau trong ngữ lưu. Những kết hợp dựa trên 
sự nối tiếp đó có thể gọi là những ngữ đoạn 
(syntagmes). Như vậy ngữ đoạn bao giờ cũng 
gồm có hai hay nhiều đơn vị nối tiếp nhau. 
Chẳng hạn: 
- There is a washing machine (có một cái 
máy giặt) 
- There is a washing machine in the 
kitchen.(có một cái máy giặt trong nhà 
bếp) 
v. v. 
 Nằm trong một ngữ đoạn, một yếu tố 
sở dĩ có được giá trị của nó chỉ là vì nó đối lập 
với những cái đi trước hay đi sau nó, hoặc với 
cả hai. 
 Mặt khác, ở bên ngoài lời nói, các từ 
vốn cùng có một cái gì đó chung, nên được 
liên hệ lại trong kí ức, và như vậy là hình 
thành những nhóm khác nhau, trong đó có 
những mối liên hệ rất đa dạng. Chẳng hạn từ 
employment (công việc) bất giác hiện lên 
trong óc một loạt những từ khác 
- employer, composer, singer, worker, 
teacher, v.v. 
- hoặc development, achievement, 
excitement, v.v. 
- hoặc unemployment, employee, v.v. 
Ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, những 
từ này đều cùng có một cái gì đấy là chung. 
Ta thấy rằng những sự liên hệ này thuộc một 
loại khác hẳn những sự liên hệ kia. Chỗ dựa 
của nó không phải là sự nối tiếp nhau trong 
không gian; nơi trú ngụ của nó là trong óc; nó 
là một thành phần của cái kho tàng ở bên 
trong làm thành ngôn ngữ ở từng cá nhân. 
Chúng ta sẽ gọi những mối liên hệ đó là những 
mối quan hệ liên tưởng. 
 Quan hệ ngữ đoạn là một quan hệ hiện 
diện (in presence) trong lời nói; nó dựa trên 
hai hay nhiều yếu tố cùng có mặt trong một 
ngữ đoạn hiện thực. Trái lại, quan hệ liên 
tưởng nối liền những yếu tố khiếm diện (in 
absence) thuộc một hệ thống tìm tàng trong 
kí ức [7]. 
3. Những mối quan hệ ngữ đoạn 
Quan hệ ngữ đoạn không phải chỉ có thể 
nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại 
mà thôi, như các quan hệ giữa âm vị với âm vị, 
hình vị với hình vị, từ với từ mà còn có thể ứng 
dụng cho những nhóm từ, những đơn vị phức 
hợp, dù lớn nhỏ ra sao và dù thuộc loại nào cũng 
vậy (từ ghép, từ phát sinh, thành phần câu, câu 
trọn vẹn). Trong việc dạy tiếng Anh, quan hệ 
ngữ đoạn được ứng dụng rất nhiều, nhất là khi 
ta hướng dẫn học viên về cấu trúc ngữ pháp. 
Dựa vào quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ, 
người dạy tiếng Anh có thể chứng minh cho học 
viên thấy được từ một câu đơn giản có thể phát 
triển thành một câu khác với nhiều thành phần 
hơn góp phần phong phú hơn về cấu trúc, thậm 
chí về ngữ nghĩa. 
Trong một câu tiếng Anh đơn giản với đầy đủ thành phần chủ vị, ta có thể phát triển tiếp tục 
dựa vào quan hệ ngang như sau: 
(a) I do my homework .(Tôi làm bài tập về nhà) 
S V O C V 
(b) At the moment, I am doing my homework.( Hiện tại, tôi đang làm bài tập về nhà) 
 Adv S V O Trn C V 
 (c) At the moment, I am doing my homework with John. (Hiện tại, tôi đang làm bài 
 Adv S V O1 Pre O2 
tập về nhà với John ) 
 (d) At the moment, I am doing my homework with John who is my brother. ( Hiện 
 Adv S1 V1 O1 Pre O2 S2 V2 C 
tại,tôi đang làm bài tập về nhà với John cậu ấy là em trai tôi) 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
74 
Chúng ta thấy rằng, từ câu đơn (a) có dạng 
cấu trúc một SVO trong tiếng Anh và tương 
đương CV trong tiếng Việt, theo quan hệ ngữ 
đoạn, có thể mở rộng thành những câu có 
nhiều SV. Nhưng có một điều khác tiếng Việt 
từ câu (a) sang câu (b) có sự thay đổi hình 
thức của động từ (do am doing) cho phù 
hợp với trạng từ at the moment chứ không 
gĩư nguyên như cú pháp tiếng Việt, vì tiếng 
Anh là ngôn ngữ biến hình. 
 Ở đây, có thể có một ý kiến phản bác. 
Câu là điển hình tiêu biểu của quan hệ ngữ 
đoạn. Nhưng nó thuộc về lời nói, chứ không 
thuộc về ngôn ngữ; như vậy chẳng phải ngữ 
đoạn thuộc lĩnh vực lời nói hay sao? Chúng tôi 
cho rằng không phải thế. Thuộc tính tiêu biểu 
của lời nói là sự tự do trong những cách kết 
hợp; vậy cần tự hỏi xem có phải tất cả các 
ngữ đoạn đều tự do như nhau không. 
 Câu trả lời là không, vì quan hệ ngữ 
đoạn thuộc phạm vi ngôn ngữ, chứ không phải 
của lời nói, tất cả những kiểu ngữ đoạn xây 
dựng trên những hình thái có tính quy tắc. 
Chẳng hạn trong tiếng Anh; 
- A beautiful girl (một cô gái đẹp) 
- A beautiful girl is my teacher (cô gái đẹp là 
giáo viên của tôi) 
- A beautiful girl who you met last week is my 
teacher (cô gái đẹp mà bạn gặp tuần trước là 
giáo viên của tôi) 
 Nhưng phải thừa nhận rằng trong lĩnh 
vực ngữ đoạn không có ranh giới dứt khoát 
giữa sự kiện ngôn ngữ tiêu biểu cho sự vận 
dụng tập thể, với sự kiện lời nói, lệ thuộc vào 
tự do cá nhân. Trong rất nhiều trường hợp, 
khó lòng phân loại một kiểu kết hợp đơn vị, vì 
cả hai nhân tố đều có góp phần để sản sinh ra 
nó, với những phần đóng góp mà người ta 
không thể nào xác định được. 
 Như vậy, khi người dạy tiếng Anh 
phải chứng minh cho người học thấy tiếng 
Anh cũng như tiếng Việt có thể bằng quan 
hệ ngữ đoạn (syntagmatic) chứng minh cho 
sinh viên thấy cách phát triển cấu trúc 
phong phú trong câu. 
4. Những mối quan hệ liên tưởng 
Những nhóm hình thành nên do sự liên tưởng, 
không phải chỉ tập hợp những yếu 
tố có một cái gì đấy là chung; trí tuệ còn nắm 
được cả bản chất của những mối quan hệ giữa 
các yếu tố đó trong từng trường hợp và do đó 
mà có bao nhiêu thứ quan hệ thì tạo ra bấy 
nhiêu chuỗi liên hệ suy tưởng. Chẳng hạn 
trong employment, employer, employ, 
employee, v.v. có một yếu tố chung cho tất 
cả các từ : đó là căn tố ; nhưng từ 
employment có thể được bao gồm trong một 
chuỗi, dựa trên cơ sở một yếu tố chung khác, 
hậu tố (Chẳng hạn employment, 
development, excitement, v.v.); sự liên tưởng 
dựa trên tiền tố (chẳng hạn unemployment, 
unable, unhappiness, independence, v.v.); sự 
liên tưởng cũng có thể chỉ dựa trên sự tương 
tự của những cái được biểu hiện 
(employment, education, happiness, v.v.) hay 
ngược lại chỉ dựa trên sự giống nhau giữa 
những hình ảnh âm thanh (chẳng hạn right và 
write ). Vậy là, khi thì có sự tương đồng hai 
mặt, cả về ý nghĩa lẫn hình thức, khi thì chỉ có 
sự tương đồng hoặc về ý nghĩa hoặc về hình 
thức. Một từ nào đó bao giờ cũng có thể gợi 
lên tất cả những cái gì có thể liên tưởng với nó 
bằng cách này hay cách khác. 
4.1. Liên tưởng theo hậu tố (suffix) 
Liên tưởng theo hậu tố (suffix) là 
những chữ cái hay một nhóm chữ cái được 
thêm vào phần đầu của từ và thường làm biến 
đổi hình thức của từ đó. Bằng phương pháp 
này, người dạy có thể cung cấp cho người học 
cách biến đổi từ tính từ (adjective) sang trạng 
từ (adverb), tính từ (adjective) sang danh từ 
(noun), động từ (verb) sang tính từ 
(adjective) v.v. hoặc hướng dẫn người học 
nhận biết hàm ý của từ qua hậu tố (suffix). 
Ví dụ: 
- Tính từ (adjective) thêm hậu tố ly trở thành trạng từ (adverb) 
 Tính từ (adj) + ly Trạng từ (adv) 
careful carefully 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
75 
 happy happily 
 beautiful beautiffully 
 quick quickly 
 usual usually 
- Tính từ (adjective) thêm hậu tố ness trở thành danh từ (noun) 
Tính từ (adj) + ness danh từ (noun) 
happy happiness 
ill llness 
lonely loneliness 
- Động từ (v) + less tính từ (adj) 
care careless 
hope hopeless 
use useless 
- Hậu tố - er, - or , - ist thêm vào động từ trở thành danh từ chỉ người. 
teach (v): dạy teacher(n) : giáo viên 
work (v) : làm worker (n) : công nhân 
act (v) : hành động actor (n) : diễn viên 
type (v): đánh máy typist (n) :nhân viên đánh máy 
4.2. Liên tưởng theo tiền tố (prefix) 
Liên tưởng theo tiền tố (prefix) là những chữ cái hay một nhóm chữ cái được 
thêm vào phần đầu của từ và đôi khi làm cho từ đó mang nghĩa ngược lại. Như vậy, theo phương 
pháp này, liên tưởng theo tiền tố (prefix) cũng giống như liên tưởng theo hậu tố (suffix) người 
dạy tiếng Anh cũng cung cấp cho học viên cách nhận biết được hàm ý của từ qua tiền tố đó. 
 Ví dụ : 
 Happy (a) : hạnh phúc unhappy (a) : bất hạnh 
 Employment n) công việc unemployment (n) thất nghiệp 
 usual (a) bình thường unusual (a) không bình thường 
 Tương tự: 
 Re- trong rewrite (từ write); rebuild (từ build); replace (từ place) v.v. 
 In- trong independent (từ dependent) v.v. 
 Mis- trong misunderstand (từ understand) v.v. 
 Micro- trong microbe (vi khuẩn); microspore (kính hiển vi) v.v. 
 4.3. Liên tưởng những từ có cùng cách phát âm 
 Trong tiếng Anh có nhiều từ có cách phát âm giống nhau như chính tả và nghĩa hoàn toàn 
khác nhau. Do đó người dạy phải cung cấp cho người học biết để người học dùng từ đúng với 
tình huống. 
 Ví dụ: 
 Right (a): đúng write(v): viết 
 no (a): không know(v): biết 
 where (adv): ở đâu wear(v): mặc 
 there (adv): ở đó their(p.a): của họ 
5. Mối quan hệ ngữ đoạn- liên tưởng 
Trong khi ngữ đoạn khiến ta lập tức 
nghĩ đến một trật tự kế tục và một số yếu tố 
nhất định, thì những thành viên của một tộc 
do liên tưởng tạo nên lại không hề cho thấy 
một số lượng rõ ràng hay một trật tự nhất 
định. Nếu liên tưởng từ employer đến singer, 
đến worker v.v. thì không thể nói trước số 
lượng những từ được ký ức gợi lên là bao 
nhiêu, và sẽ xuất hiện theo trật tự nào. Một 
yếu tố nào đó cũng giống như trung tâm của 
một chòm sao, là cái điểm quy tụ của những 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
76 
yếu tố khác liên hệ với nó, mà số lượng không 
được xác định. 
 Ta thử xét nhóm this employer chẳng 
hạn. Có thể biểu hiện nhóm này trên một cái 
dải đặt ngang, tương ứng với dòng ngữ lưu: 
This employer goes out .Nhưng đồng thời, và 
trên một trục khác lại có trong tiềm thức một 
hay nhiều nhóm liên tưởng, gồm những đơn 
vị cùng có một yếu tố chung với ngữ đoạn, ví 
dụ như: this, that, the v.v., và employer, 
employee, employment, v.v. 
 Có thế ta mới hiểu được sự tác động 
phối hợp của cái hệ thống song đôi này trong 
lời nói. Ký ức chúng ta tàng trữ sẵn tất cả các 
kiểu ngữ đoạn phức hợp ít hay nhiều, dù 
những ngữ đoạn đó thuộc loại nào và lớn nhỏ 
bao nhiêu cũng vậy, và đến khi cần dùng đến, 
ta viện những nhóm liên tưởng ra để lựa chọn. 
Chẳng hạn 
 This employer goes out at weekends. 
(Người làm công này đi chơi vào cuối tuần) 
 These employers go out at weekends 
(những người làm công này đi chơi vào cuối 
tuần) 
 This employer went out yesterday. (Hôm 
qua, người làm công này đi chơi) 
These employers went out yesterday. (Hôm 
qua, những người làm công này đi chơi) v.v. 
 Dựa vào các quy tắc của hình thái quy 
định việc lựa chọn this employer chứ không 
phải là these employers; v.v. trong mỗi nhóm 
chúng ta cần biết phải biến đổi cái gì để có 
được sự phân biệt cần thiết cho đơn vị đang 
tìm. Hễ người ta thay đổi cái ý cần diễn đạt, 
thì sẽ cần đến những sự đối lập khác để biểu 
hiện một giá trị khác. 
Như vậy, trong cái thủ thuật này, mà nội dung 
là loại trừ trong óc tất cả những gì không dẫn 
tới sự phân biệt cần thiết ở điểm cần thiết, các 
nhóm liên tưởng và các loại ngữ đoạn đều có 
tác dụng, 
6. Kết luận 
 Như vậy, tri thức ngôn ngữ học luôn 
hữu ích cho bất cứ ai. Nó vô cùng cần thiết 
trong công tác giảng dạy tiếng nói chung và 
dạy tiếng Anh nói riêng. Một lần nữa, chúng 
tôi vô cùng biết ơn đến nhà ngôn ngữ học 
người Thụy Sĩ Ferdinand de Sausure vì ông là 
người đầu tiên làm cho ngôn ngữ học trở 
thành một khoa học thực sự nhờ có một đối 
tượng minh xác và một phương pháp luận hiển 
ngôn. Ông là người mở đường cho cho ngôn 
ngữ học hiện đại của thế giới- ngôn ngữ học 
cấu trúc. Trong đó, toàn bộ hoạt động của hệ 
thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai quan 
hệ: ngữ đoạn (trục tuyến tính) và liên tưởng 
(trục dọc). Sau quá trình nghiên cứu, chúng 
tôi thấy rằng việc giảng dạy của chúng tôi đạt 
được nhiều kết quả tốt vì vậy chúng tôi cho 
rằng giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung và 
tiếng Anh nói riêng cố gắng tìm hiểu về ngôn 
ngữ học để góp phần nâng cao trình độ tiếng 
Anh của sinh viên của trường Đại học Xây 
dựng Miền Trung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nhà xuất bản giáo dục. 
[2] Hà Văn Bửu (1999), Văn phạm Anh văn miêu tả, NXB Trẻ; 
[3] Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nhà xuất bản đại học và giáo 
dục chuyên nghiệp. 
[4] Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, 
Đại học sư phạm Ngoại ngữ. 
[5] Raymond Murphy (2006), English Grammar in Use, Cambridge University Press. 
[6] Robert Lado, (1957), Linguitics across cultures, Unv.of Michigan. 
[7] F. de Saussure (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương, Nhà xuất bản KHXH. 
[8] Stuart Redman (2007), English Vocabulary in Use, Cambridge University Press. 
[9] V.M. Solnsev (1976), Bàn về khả năng so sánh các ngôn ngữ, Nhà xuất bản Khoa học Moskva. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
77 
NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP 
LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG TIỆN GDTC NHẰM TRANG BỊ 
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NGHỀ NGHIỆP 
 Lại Văn Học 
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt 
Quá trình trang bị thể lực chung và thể lực 
chuyên môn nghề nghiệp cho sinh viên, học sinh 
các trường đào tạo kỹ thuật cũng như dạy thực 
hành nghề, phải tạo thành một thể thống nhất các 
phương tiện GDTC theo hướng phù hợp với đối 
tượng và đặc điểm nghề nghiệp. Vì vậy thực hiện 
các bài tập gần giống các thao tác lao động và phức 
tạp hơn thế là một trong những nét đặc trưng của 
phương pháp lựa chọn các phương tiện giáo dục thể 
chất để nhằm phát triển thể lực chuyên môn nghề 
nghiệp cho học sinh sinh viên các trường kỹ thuật 
mang tính thực hành nghề. 
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ giới 
thiệu tóm tắt những nhiệm vụ và đặc điểm về 
phương pháp lựa chọn các phương tiện giáo dục thể 
chất, nhằm phát triển thể lực chuyên môn nghề 
nghiệp cho học sinh sinh viên các trường kỹ thuật 
nói chung và mang đặc tính nghề nghiệp đặc trưng 
chuyên ngành xây dựng của chúng ta. 
Từ khóa 
Lựa chọn các phương tiện GDTC 
1. Những nhiệm vụ chuẩn bị thể lực 
chuyên môn nghề nghiệp. 
Phát triển các tố chất thể lực chuyên 
môn nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở 
nền tảng của chuẩn bị thể lực chung. Việc 
chuẩn bị thể lực chuyên môn cho các nghề 
nhằm trực tiếp nâng cao hiệu quả của việc đào 
tạo chuyên môn kỹ thuật thực hành nghề, 
phát triển những năng lực thể chất nhằm đáp 
ứng yêu cầu chuyên môn của hoạt động nghề 
nghiệp, góp phần hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo 
nghề và nâng cao tính ổn định của cơ thể đối 
với những tác động làm ảnh hưởng tới những 
hoạt động lao động. Nếu biết kết hợp tốt giữa 
quá trình học kỹ thuật thực hành nghề và 
chuẩn bị thể lực chuyên môn thì tốc độ nắm 
vững các thao tác lao động sẽ nhanh và hiệu 
quả. Ngược lại trình độ thể lực chuyên môn 
không đầy đủ sẽ không đáp ứng được trình độ 
nâng cao tay nghề. Việc chuẩn bị tốt tố chất 
thể lực chuyên môn thực hành nghề không chỉ 
nâng cao chất lượng học tập thực hành, chuẩn 
bị đầy đủ những phẩm chất và thể lực cho sinh 
viên học sinh học tập, mà còn rút ngắn được 
thời gian đào tạo, giảm được chi phí trong đào 
tạo mà còn kéo dài tuổi thọ thực hành tay 
nghề. Từ những cơ sở khoa học đã nêu trên, 
nhiệm vụ chuẩn bị thể lực chuyên môn bao 
gồm những yếu tố sau: 
- Phát triển những năng lực thể chất, 
nhằm đáp ứng những nhu cầu chuyên 
môn của những hoạt động thực hành 
nghề đã chọn (tức là những năng lực 
trong cấu trúc của những phẩm chất 
nghề nghiệp) 
- Hình thành và hoàn thiện những kỹ 
năng, kỹ xảo vận động cần thiết để nắm 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
78 
vững những thao tác lao động nghề 
nghiệp nhất định. 
- Nâng cao tính đề kháng của cơ thể trước 
những tác động bất lợi do điều kiện đặc 
thù của từng hoạt động nghề nghiệp gây 
ra. 
- Thông qua sự chuẩn bị thể lực chuyên 
môn, góp phần phát triển những phẩm 
chất tâm lý theo yêu cầu của nghề 
nghiệp. 
Những nhiệm vụ trên đây được giải quyết 
kết hợp thống nhất với những nhiệm vụ giáo 
dục chung và giáo dưỡng nghề nghiệp và được 
cụ thể hóa với đặc điểm, tính chất của từng 
nghề. 
Tùy theo đặc điểm tính chất của từng 
nhóm nghề, người ta đã áp dụng rộng rãi các 
phương tiện tập luyện từ các môn thể thao, 
thể dục bổ trợ, thể dục cơ bản, điền kinh, bơi 
lôiĐặc biệt có một số nghề cần phải có sự 
chuẩn bị chuyên môn rất khắt khe, nếu không 
có sự chuẩn bị thể lực chuyên môn nghề 
nghiệp tốt thì không thể thực hiện được, có 
thể liệt kê ra như nghề lái máy bay, nghề lái 
tàu biển, nghề khai thác mỏ, luyện gang 
thépđòi hỏi phải có sự chuẩn bị thể lực 
chuyên môn kỹ càng để tăng sức chịu đựng 
của cơ thể, trong điều kiện làm việc thiếu 
dưỡng khí, nhiệt độ cao, áp suất cao, say 
sóng 
Các phương tiện chuẩn bị tố chất thể lực 
chuyên môn trong nhóm thực hành nghề rất 
đa rạng và phong phú, nhưng khi sử dụng với 
mục đích nào đó cần hướng vào khả năng 
chức phận của cơ thể mà sự phát triển chưa 
đầy đủ gây cản trở khả năng lao động của 
nghề. Ví dụ như nhóm nghề làm việc trên độ 
cao, hay dưới độ sâu, sự bất ổn định, thiếu 
ôxy do không khí loãng có ý nghĩa rất quan 
trọng. 
Để nâng cao tính ổn định của cơ thể đối 
với môi trường bên ngoài khi tiến hành quá 
trình l

File đính kèm:

  • pdfquan_he_ngu_doan_lien_tuong_ung_dung_trong_viec_day_va_hoc_t.pdf
Tài liệu liên quan