Phân tích đặc trưng ngữ nghĩa câu chữ “把 – ba”

Bài viết này đề cập tới việc sử dụng phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa để phân tích đặc trưng

câu chữ “-ba”. Phương pháp này dùng để phân tích những cấu trúc câu phức tạp, dễ gây ra sự hiểu nhầm

của người học tiếng Hán. Trong đó, câu chữ “-ba” là một trong những cấu trúc như vậy. Khi nào có thể

dùng câu chữ “ba” và khi nào thì không thể dùng? Tân ngữ và động từ của câu chữ “ba” phải có đặc điểm

gì? Phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa có thể giải thích tất cả các vấn đề trên. Trong quá trình

phân tích quy tắc ngữ pháp tiếng Hán, đây là phương pháp không thể thay thế.

pdf3 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc trưng ngữ nghĩa câu chữ “把 – ba”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 65
Khoa hoïc - Coâng ngheä
1. Mở đầu
Trong quá trình dạy học tiếng Trung cho sinh 
viên, chúng ta gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến 
ngữ pháp, đặc biệt là những vấn đề ngữ pháp dễ 
dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Ngôn ngữ 
cũng giống như toán học, có các cách và “công 
thức” phân tích rất cụ thể. Chúng ta có thể sử 
dụng phương pháp “phân tích tầng thứ - 层次分
析法”、 “Phương pháp phân tích chỉ hướng ngữ 
nghĩa - 语义指向分析法”、 “Phương pháp định 
tính thành phần - 成分定性法”、 “Phương pháp 
phân tích sự thay đổi - 变换分析法、và “Phương 
pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa - 语义特征
分析法”. Ở đây, tôi xin dùng “Phương pháp phân 
tích đặc trưng ngữ nghĩa - 语义特征分析法” để 
phân tích ý nghĩa ngữ pháp và cách sử dụng của 
câu chữ “把”, một loại câu rất quan trọng đối với 
mỗi người nghiên cứu, dạy và học tiếng Trung, 
vì dùng phương pháp này chúng ta vừa phân tích 
được cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa trái ngược, vừa 
giải thích được nguyên nhân.
Phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa 
là một phương pháp được bắt đầu sử dụng trong 
lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán hiện đại 
những năm 80 của thế kỷ XX. Cũng giống như sự 
hạn chế từ “phương pháp phân tích tầng thứ” , chỉ 
phân tích được cấu trúc ngữ pháp nhưng không 
giải thích được sự khác biệt về ý nghĩa, dẫn tới 
“phương pháp thay thế”, “phương pháp thay thế” 
có thể dùng để phân tích những cấu trúc ngữ pháp 
có ý nghĩa trái ngược, nhưng không thể giải thích 
được nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự khác biệt đó 
và sự hạn chế từ “phương pháp thay thế” dẫn tới 
sự ra đời của “phương pháp phân tích đặc trưng 
ngữ nghĩa”. [tr27,1]
Trong khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán, sự 
vận dụng của “phương pháp thay thế” đã mở ra 
tầm nhìn mới cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, 
đưa việc nghiên cứu ngữ pháp lên tầm cao hơn, có 
vai trò trong việc đưa ra qui luật ngữ pháp. Tuy vậy, 
“phương pháp thay thế” cũng có những hạn chế 
nhất định như trên đã nói. Ở đây tôi xin áp dụng 
“phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa” để 
phân tích cho cấu trúc câu chữ “把”- một cấu trúc 
mà người học, người dạy và nhiều người nghiên 
cứu ngôn ngữ vẫn có nhiều hiểu nhầm hoặc hiểu 
chưa rõ về bản chất của nó.
2. Nội dung
2.1. Loại câu chữ “把”1
Đầu tiên, tác giả xin xét đến động từ lặp lại 
trong câu chữ “把”, tác giả xin lấy một số ví dụ sau:
(A) (B)
(1) 他把衣服洗一洗。*(1)他把衣服挂一挂。
(2)我把苹果吃一吃。 *(2)我把苹果放一放。
(3)玛丽把书看一看。 *(3)田芳把书买一买。
(4)麦克把头发梳一梳。 *(4)麦克把电视机卖一卖。
(5)她把钱数一数。 *(5)我把钱存一存。
(6)我小弟把雨衣擦一擦 *(6)我爷爷把鞋穿一穿。
Từ những ví dụ trên, tôi xin lấy 2 ví dụ để chứng 
minh:“他把衣服洗一洗”và“他把衣服挂一挂"
他 把 衣服 洗一洗 * 他把衣服挂一挂 。
1   2    
 3    4       
 5 6 
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA 
CÂU CHỮ “把 – ba”
Lê Thị Thu Trang
 Trường Đại học Hùng Vương
TóM TắT
Bài viết này đề cập tới việc sử dụng phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa để phân tích đặc trưng 
câu chữ “把-ba”. Phương pháp này dùng để phân tích những cấu trúc câu phức tạp, dễ gây ra sự hiểu nhầm 
của người học tiếng Hán. Trong đó, câu chữ “把-ba” là một trong những cấu trúc như vậy. Khi nào có thể 
dùng câu chữ “ba” và khi nào thì không thể dùng? Tân ngữ và động từ của câu chữ “ba” phải có đặc điểm 
gì? Phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa có thể giải thích tất cả các vấn đề trên. Trong quá trình 
phân tích quy tắc ngữ pháp tiếng Hán, đây là phương pháp không thể thay thế.
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä66
Tại sao nhóm (A) có thể tạo thành câu hoàn 
chỉnh về ý nghĩa và ngữ pháp, nhưng nhóm (B) thì 
không? Vấn đề này có liên quan tới động từ. Thông 
qua phân tích, chúng ta biết động từ của nhóm 
(A) là : “洗一洗、吃一吃、看一看、梳一梳、
数一数、擦一擦”, đều là những động từ diễn đạt 
hành động nhanh và có sự lặp lại, nhưng động từ 
ở nhóm (B) “挂一挂、放一放、买一买、卖一
卖、存一存” lại là những động từ không có đặc 
tính như động từ ở nhóm (A). 
Thông qua phân tích các ví dụ trên, ta thấy 
động từ của nhóm (A) và nhóm (B) có đặc trưng 
ngữ nghĩa không giống nhau. Động từ của nhóm 
(A) tôi kí hiệu là Va, có đặc trưng ngữ nghĩa là [
+lặp lại nhanh], động từ của nhóm (B) tôi kí 
hiệu là Vb, có đặc trưng ngữ nghĩa là [- lặp lại 
nhanh]. Chúng ta có thể có công thức như sau:
Va:[+很快地重叠发生 (hành động xảy ra 
nhanh và có thể lặp lại)]
Vb:[-很快地重叠发生 (hành động không 
thể lặp lại)]
Thông qua phương pháp phân tích đặc trưng 
ngữ nghĩa, chúng ta rút ra một điều, nhóm (A) có 
thể tạo thành câu vì động từ của nhóm (A) phù 
hợp với điều kiện nói ở trên (động từ dùng trong 
câu chữ “把”), và ngược lại, nhóm (B) không thể 
vì động từ của nhóm (B) không phù hợp với điều 
kiện trên.
(A):NP(施) + 把+NP(受)+Va。
*(B):NP(施) + 把+NP(受)+Vb。
2.2. Loại câu chữ “把”2
Về vấn đề thay thế trong câu chữ “把”, chúng ta 
xem một số ví dụ dưới đây:
1.1.她把房间打扫干净了。  她打扫干净房间了。
1.2 他 把书看完了。  他看完书了。
1.3 我把你的话听懂了。  我听懂你的话了。
1.4我爸爸把那本杂志买了。  我爸爸买那本杂志了
2.1安娜把钱放进了钱包里。*安娜放钱进了钱包里。
2.2 他把书送给了玛丽。  *他送书给玛丽。
2.3 王老师把那本英文小说翻译成了中文。 * 王老
师翻译那本英文小说成中文。
2.4 我把她看作我的姐姐。 *我看她作成我的姐姐。
Từ ví dụ 1.1 tới ví dụ 1.4, chúng ta có thể đổi 
sang câu không dùng chữ “把”, có phải là tất cả 
các câu chữ “把”đều có thể chuyển sang câu khác 
có nghĩa tương đương mà không cần dùng chữ “
把”không?
Dùng phương pháp phân tích kết cấu để phân 
tích các ví dụ trên, chúng ta thấy chúng đều có 
chung một kết cấu như sau:
主语+把+宾语+动词+补语。
Chủ ngữ + “把”+ tân ngữ + động từ + bổ ngữ
Cấu trúc thì như nhau, nhưng có câu có thể 
thay thế bằng câu khác không dùng chữ “把”, có 
câu không thể. Vậy tại sao? Khi nào có thể sử dụng 
cấu trúc khác thay thế? Khi nào không thể?
Những trường hợp dưới đây thông thường đều 
dùng câu chữ “把”:
1. Một sự vật được xác định nào đó, thông qua 
tác động, mà vị trí và quan hệ của nó bị thay đổi. 
Ví dụ 2.1, “钱 – tiền”do động tác “放 – đặt vào, để 
vào, bỏ vào” mà được di chuyển vào trong túi. Ví 
dụ 2.2, “书 – sách” do động tác “送 – tặng” mà 
được di chuyển từ chỗ “anh ấy” đến chỗ “Marry”. 
Ở đây, “tiền” và “sách” đều là sự vật được xác định, 
tôi kí hiệu là A1.
2. Một sự vật được xác định nào đó, thông qua 
tác động nào đó mà trở thành sự vật khác hoặc 
được coi như sự vật khác. 
Ví dụ 2.3, “那本英文小说 - tiểu thuyết tiếng 
Anh” thông qua “phiên dịch” mà trở thành “中文
小说 – tiểu thuyết tiếng Trung”; ví dụ 2.4 “她 – cô 
ấy” không phải là chị gái tôi, nhưng được tôi coi 
như là “chị gái”, tôi kí hiệu là A2. 
Đến đây, tôi có thể chứng minh, câu chữ “把” 
từ ví dụ 1.1 đến 1.4 đều có thể dùng câu không 
chữ “把”thay thế, bởi vì các sự vật được nói đến 
trong loại câu này khi thông qua một tác động nào 
đó, không thay đổi vị trí và quan hệ, cũng không 
trở thành sự vật khác, “房间 – phòng ở”được dọn 
sạch thì vẫn là phòng ở, vị trí của cái phòng đó 
cũng không thay đổi, “书 – sách” xem xong thì vẫn 
là quyển sách đó, không thể trở thành quyển sách 
khác, tôi kí hiệu là A3.
Thông qua phân tích chúng ta có thể kết luận: 
A1 và A2 bắt buộc phải dùng câu chữ“把”.
A3 có thể dùng, có thể không dùng. 
3. Kết luận
Bài viết này tập trung vào phân tích đặc trưng 
ngữ nghĩa của câu chữ “把”, chúng tôi dùng 
phương pháp này để phân tích, giải thích một số 
vấn đề về câu chữ “把” thường gặp trong quá trình 
dạy và học. Liên quan tới việc giải thích ngôn ngữ, 
ở đây là ngôn ngữ Trung Quốc và những vấn đề 
liên quan tới ngữ pháp, ngữ nghĩa của nó, chúng ta 
có thể sử dụng nhiều phương pháp, như: Phương 
pháp phân tích tầng thứ, phương pháp phân tích 
chỉ hướng ngữ nghĩa, phương pháp định tính 
thành phần, phương pháp phân tích thay thế, 
phương pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa, vv...
Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực 
và mặt hạn chế, do vậy điều quan trọng chúng ta 
cần biết khi nào sử dụng phương pháp nào và sử 
dụng như thế nào. Về vấn đề liên quan tới câu chữ 
“把”ở trên, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương 
pháp để phân tích và giải thích nhưng phương 
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 67
Khoa hoïc - Coâng ngheä
pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa được sử dụng 
bởi đặc trưng của nó. Từ việc áp dụng “phương 
pháp phân tích đặc trưng ngữ nghĩa” để phân tích 
cấu trúc câu chữ “把”, chúng ta cũng có thể tiến 
hành phân tích cấu trúc và ý nghĩa của một số loại 
câu khác như: NP(L) + V + 着 + NP; A+极了!(
感叹句); A+起来/下来; A(一)点儿!(祈使
句);“有点儿+ A”或者 “有点儿A了”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]陆俭明(1993)主编,《自选集》,大象
出版社;
[2]朱德熙(1998)主编,《语法讲义》,商
务印书馆;
[3] 彭小川(2004)主编,《对外汉语教学语
法解释201例》,商务印书馆;
[4]沈米成(2004)主编,《同义词近义词反
义词多音多义字词典》,吉林大学出版社;
[5]邵敬敏(1989)主编,《汉语语法学史
稿》,上海教育出版社;
[6]中国社会科学院语言研究所词典编辑
室,《现代汉语词典》,北京新华印刷厂;
[7]杨寄洲主编,《汉语教程》,北京语言
文化大学出版社;
[8] 网上的资料./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. American Psychological Association 
Ethics Committee. (1988). Trend in ethical 
cases, common pitfalls, and published resources. 
American Psychologist, Vol 43(7), p.570 - 576
[2]. Malley P., Gallagher R., & Brown S. (1992). 
Ethical problems in university and college counseling 
centers: A Delphi study. Journal of College Student 
Development, Vol 33, p.238 - 244. 
[3]. Herlihy B., & Corey G. (1992). Dual 
relationships in counseling. Alexandria, VA: 
American Association for Counseling and 
Development.
[4]. The National Association of Social Workers 
(NASW). (1996 ). Code of Ethics. 
[5]. American Psychological Association. 
Ethical principles of psychologists and code of 
conduct. American Psychologist, Vol 57 (12) 
p.1060.
[6]. Pepper R. (2004). Confidentiality and 
Dual Relationships in Group Psychotherapy. 
International Journal of Psychotherapy, Vol 54 
(1), p.103-114.
[7]. Zhao Jing Bo, Li Jian Lin. (2006), Vấn đề 
đạo đức của tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý. NXB 
Đại học Phúc Đán Trung Quốc, tr.100-106.
[8]. Jeffrey A. Kottler. (2005), Lin Shi Nan 
(dịch), Con đường của nhà trị liệu tâm lý. NXB 
Công nghiệp nhẹ Trung Quốc, tr.54 
[9]. Dân trí online (2011) 
c25/s25-526612/muon-ve-noi-kho-cua-giao-vien-
tam-ly.htm (Ngày 12/10/2011)
[10]. Cormier B, (2000), Zhang Jian Xin (dịch), 
Sách lược tham vấn - chẩn đoán của nhà tư vấn 
tâm lý. NXB Công nghiệp nhẹ Trung Quốc, tr.11
[11]. Việt báo online (2005) 
Giao-duc/Tu-van-tam-ly-hoc-duong-Cuoc-cai-
cach-tham-lang/40075032/202/ (Ngày 18/4/2005)
[12]. Thanh niên online (2012) 
thanhnien.com.vn/pages/20120817/hoc-sinh-nao-
cung-co-van-de-ve-tam-ly.aspx (Ngày 7/10/2012)
[13]. Phụ nữ online (2012) 
com.vn/xa-hoi/giao-duc/tu-van-tam-ly-hoc-
duong-con-nhieu-bat-cap/a69846.html (Ngày 26-
07-2012)
SUMMARY
THE DUAL RELATIONSHIP AND CONFLICTION ROLE OF TEACHER
IN THE RELATIONSHIP OF SCHOOL PSYCHOLOGY CONSULTATION
Tran Dinh Chien
Hung Vuong University
Consulting relationship is one of the most important factors impacting directly on the process 
and effection of psychology consultation. In the process of school psychology consultation, consultant 
teachers themselves hold several roles in which each role represents a different relationship to students. 
The appearance of dual relationships together with diversified roles and confliction role of consultant 
teachers has created the complexity of school psychology consultation. It impacts much on the act and 
effection of consulting process.
QUAN HEÄ KEÙP VAØ SÖÏ XUNG ÑOÄT ...
(Tiếp trang 50)

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_dac_trung_ngu_nghia_cau_chu_ba.pdf
Tài liệu liên quan