Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như

tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên báo in, đài phát thanh,

đài truyền hình, internet . Chức năng quan trọng của ngôn ngữ báo chí là cập nhật tin tức mang

tính thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến

của tờ báo, định hướng dư luận, truyền thông mọi mặt về chính trị, văn hóa, xã hội. Văn bản báo

chí đảm bảo tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính logic, có giá trị biểu cảm, có chức năng

đánh giá, kêu gọi nhờ các phương tiện ngôn ngữ tương ứng có trong văn bản.

Từ khóa: báo chí, ngôn ngữ báo chí, văn phong báo chí

pdf8 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sử dụng như sự xuất hiện của mô 
hình cấu trúc: “где, когда, какое событие 
произошло, происходит, будет происходить” 
(trong bản tin thời sự) và sự góp mặt của các 
yếu tố thời gian được thể hiện bởi các trạng từ 
“сегодня”, “вчера”, “завтра” (yếu tố biểu thị 
mối tương quan của sự kiện với thời gian diễn ra 
thông báo); sử dụng động từ chỉ sự tồn tại ở các 
dạng thức khác nhau: “состоялось, состоится, 
открыт, запланировано, происходит, 
собирается, соберется, работает”. Trong các 
bút ký, tin ngắn phóng viên viết nội dung bài báo 
dựa trên sơ đồ các câu hỏi: “Что произошло? 
Где произошло? Когда произошло? Кто 
участвовал в событии?”. Công thức điển hình 
để mở đầu bản tin thời sự thường như sau: “Вчера 
в Москве открылась выставка”, “Сегодня в 
Екатеринбурге проходит собрание”, “Завтра 
в Перми состоится открытие”.... Ngoài ra, 
trong văn bản báo chí thường sử dụng các tập 
hợp từ chỉ số lượng, cụm từ cố định, tập hợp danh 
từ ở cách 2; sử dụng câu với đoạn tính động từ 
và trạng động từ; lời nói trực tiếp, lời nói gián 
tiếp; các câu hỏi tu từ, hô ngữ, các từ và cấu trúc 
đệm: симфония красок, вера в содружество; 
колонна с двумя сотнями знамён; торжество, 
захватывающее дух; обсуждая предстоящий 
экзамен; мы с вами сейчас., используя весь 
свой военный потенциал.... 
2.2.2. Biện pháp tu từ trong các văn bản báo chí
Để đảm bảo giá trị phản biện xã hội của ngôn 
ngữ báo chí, mà cụ thể là tuyên truyền, cổ động 
tư tưởng, luận điểm về chính trị, kinh tế thì các 
phương tiện thông tin đại chúng huy động mọi khả 
năng, mọi nguồn sức mạnh của ngôn ngữ để tác 
động tới trí tuệ và tình cảm của con người. Báo chí 
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
sử dụng nhiều thủ pháp tu từ linh hoạt nhằm tăng 
cường hiệu quả diễn đạt.
Trong tác phẩm báo chí, người viết sử dụng thủ 
pháp ẩn dụ để tạo nên hiệu quả bình giá (tích cực 
hoặc tiêu cực) với các sắc thái hứng khởi, trang 
trọng, phấn chấn, củng cố, châm biếm cay độc 
hoặc mỉa mai: космический успех, дирижёры 
движения (о постовых), конструкторы 
запахов (о парфюмерах), композиторы моды, 
ледовая симфония (о балете на льду). Các 
khái niệm quan trọng liên quan tới tư tưởng, kinh tế 
thường được ẩn dụ hóa: хлеб промышленности, 
стальные артерии, нефтяная целина, 
электрические реки, рисовая житница. Các 
từ được dùng dưới dạng ẩn dụ truyền tư tưởng bắt 
đầu hoặc kết thúc: старт, финиш, увертюра, 
прелюдия, финал. Để biểu thị mức độ cao 
của dấu hiệu, thuộc tính, tính chất, người viết sử 
dụng biện pháp ẩn dụ: «С раннего утра первого 
сентября в день пятилетия начала Бесланской 
трагедии к зданию бывшей первой школы с 
утра вновь потянулась людская река» (Báo 
«Российская газета», 02-9-2010). Các cụm từ và 
câu như: рукав реки, море цветов, гора подарков, 
куча претензий, кипела жизнь xuất hiện với tần 
suất cao trên mặt báo. Bên cạnh việc sử dụng lối 
nói ẩn dụ, người viết còn sử dụng rộng rãi thủ pháp 
hoán dụ: Весь корабль пел в это праздничное 
утро; Университет идёт в головной колонне; 
Институт послал приветствие съезду; бронза 
XV века. Hiện tượng cải dung cũng được sử 
dụng rộng rãi trong các bài báo: прибавился 
рот, рука в министерстве, важное лицо в 
минобороны (cùng một từ nhưng được sử dụng 
để biểu thị chỉnh thể, cũng như bộ phận của cả 
chỉnh thể đó: các từ рука, рот, голова, лицо ở 
nghĩa đen dùng làm tên gọi các bộ phận của cơ 
thể, nhưng trong ngôn ngữ báo chí chúng lại có 
thể mang nghĩa chỉ con người). Ngoài các hiện 
tượng chuyển nghĩa trên, nhà báo còn dùng lối so 
sánh: “Сообщения о погибших и пострадавших 
во время дорожно-транспортных 
происшествий поступают одно за другим, 
как сводки с фронтов боевых действий”. 
(Báo “Южноуральская панорама”, 01-9-2010). 
Ngoài ra, uyển ngữ cũng là thủ pháp tu từ hiệu quả 
đối với các cây bút viết bài. Nếu như sử dụng biện 
pháp tu từ giúp người nói xây dựng tính hình ảnh 
của tác phẩm thì uyển ngữ có chức năng tác động 
tới nhận thức của người đọc hoặc người nghe nhằm 
thay đổi quan điểm, phương châm đã định hình từ 
trước của họ. Hiệu quả của dùng uyển ngữ trong 
ngôn ngữ nhằm tạo lập và củng cố những quan 
điểm, cách nhìn nhận mới trong nhận thức xã hội. 
Một số uyển ngữ dưới đây có tác động đến độc giả: 
“Крем помогает исправить косметические 
недостатки” = изъяны внешности, 
морщины (vẻ bề ngoài nhàu nhĩ, nếp nhăn) 
(Báo “VIP Shopping», № 4. 2011), “Цены на 
автомобили в последнее время несколько 
кусаются” = очень высокие цены (giá rất cao) 
(Báo “Автомобили”, № 6. 2011), “Магазину 
“Пятёрочка” требуется эколог 
торгового зала” = продавец (người bán 
hàng) (Báo “Нижегородский рабочий”, 
№ 9. 2010), “Нецелевое использование 
средств” = кража средств государства (ăn 
cắp tiền nhà nước) (Báo “Земля нижегородская” 
№ 2. 2010). Uyển ngữ “Регулирование цен” 
(điều chỉnh giá) thay thế cho “sự nâng giá”: 
“Теперь, имея на руках документальное 
подтверждение, министр проведет встречи 
с руководителями молочных заводов, чтобы 
согласовать дальнейшие действия по 
регулированию цен на рынке молока”. (Báo 
“Южноуральская панорама”, 01-9-2010). Ngoài 
các thủ pháp tu từ nêu trên, trong các văn bản báo 
chí còn sử dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa 
để tạo cho tiêu đề bài báo có sức hút mạnh mẽ 
tới độc giả. Người viết sử dụng từ đồng âm khác 
nghĩa tạo lối chơi chữ thành công cho các tên gọi 
bài báo: “Мы стояли на крыльце Горсовета 
с Калашниковым” (Báo “Столица С”, 10-6-
2014). Đây là bài báo liên quan tới một quan chức 
của những năm 1990 mang họ Калашников. Vì 
cùng họ với người sáng chế ra khẩu súng tiểu liên 
nổi tiếng nhất trên thế giới nên tiêu đề bài báo khá 
gây ấn tượng. Tương tự như vậy còn một tên họ 
nữa cũng được sử dụng khi đề cập tới công tố viên 
Глинский: “Кто бежит за Глинским?” (Báo 
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
“Столица С, 10-6-2014). Thành công của lối chơi 
chữ được đảm bảo nhờ âm điệu vang lên giống với 
khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng trước đây: “Кто 
бежит за Клинским?” 
3. KẾT LUẬN
Báo chí nói chung và báo chí Nga nói riêng là 
phương tiện thông tin đại chúng có tác động nhanh 
nhất, hiệu quả nhất tới độc giả của mọi tầng lớp xã 
hội. Báo chí trở thành một trong những động lực 
quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Thông tin 
báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách 
xác thực, cụ thể, tỉ mỉ. Chức năng của báo chí là: 
thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải trí, 
giao tiếp.... Trong đó, thông tin là chức năng cơ 
bản có tầm quan trọng hàng đầu. Văn phong báo 
chí có những đặc điểm riêng, là một dạng đặc biệt 
của ngôn ngữ văn học, có nguồn biểu cảm phong 
phú, có hiệu lực, cảm xúc và giá trị thẩm mĩ cao. 
Báo chí có sứ mệnh quan trọng là liên kết mọi lực 
lượng lao động, hành động vì lợi ích của nhân 
dân, phục vụ nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hóa, 
xã hội của nhân dân. Với những trọng trách đó báo 
chí Nga ngày nay ngoài nhiệm vụ thông tin kịp 
thời tới độc giả trong và ngoài nước những sự kiện 
mới nhất về mọi mặt của đời sống chính trị-xã hội, 
quân sự Nga, còn khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần 
đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng 
cách mạng và trách nhiệm của mỗi công dân Nga, 
giúp họ dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, 
thử thách, vững tin vào tương lai và giành thắng 
lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tài liệu tham khảo:
1. Алексеева М.И. и др. (2011), Средства 
массовой информации России, Аспект Пресс 
Москва, ISBN 978-5-7567-0594-2. 
2. Баскова Ю.С. (2006), Эвфемизмы как 
средство манипулирования в языке СМИ: //
Юлия Сергеевна Баскова; Кубан. гос. ун-т. 
Краснодар.-23c.
3. Бердичевский А.Л., Соловьёва Н.Н. 
(2002), Русский язык: сферы общения. Учебное 
пособие по стилистике для студентов-
иностранцев, - М.: Русский язык. Курсы.
4. Гальперин И.Р. (1958), Очерки 
по стилистике английского языка, М., 
Изд. Литература на иностранных языков. - 450с.
5. Ковшова М.Л. (2007), Семантика 
и прагматика эвфемизмов: Краткий 
тематический словарь современных русских 
эвфемизмов: моногр. // Мария Львовна 
Ковшова. М.: Гнозис. - 320 с.
6. Крысин Л.П. Эвфемизмы в современной 
русской речи // Русский филологический 
Интернет-портал «Philology.ru». 
[Электронный ресурс] - Режим доступа, 
truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <
philology.ru/linguistics2/krysin-94.html>. 
7. Лысакова И.П. (1989), Тип газеты и стиль 
публикации. Опыт социолингвистического 
исследования.- Л.: ЛГУ. -184с.
8. Словарь издательских и рекламных 
терминов // [Электронный ресурс] - Режим 
доступа. truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <http://
www.pressmaket.ru/terminologia.html>. 
9. Тихонов А.Н. (2002), Морфемно-
орфографический словарь // А.Н. Тихонов. 
М.: АСТ: Астрель. - 704 с.
10. Цай Е.Н., Тайжанова А.М, Проблемы 
жанров газетного стиля, truy cập ngày 
27/8/2017, <
EN_2008/Philologia/31360.doc.htm>. 
11. “Зарубежное военное обозрение 2011”, 
“Москва” ОАО, Издательский дом “Красная 
звезда”
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
BASIC CHARACTERISTICS OF RUSSIAN JOURNALISTIC STYLE
DOAN THUC ANH, MAI THI VAN ANH
Abstract: Journalistic language is the language used in the field of mass media’s texts such as 
news, report, editorial, skit, forum, advertisement on printed newspaper, radio, television, the 
internet, etc. The most important function of journalistic language is to update current affairs, 
reflect public opinions and at the same time to raise the viewpoint and political view of the 
newspaper, orient the public opinion, the media in every aspect including politics, culture and 
society. Journalistic texts have to ensure the informative, concise, logical characteristics by using 
corresponding language devices in the text.
Keywords: press, journalistic language, journalistic style 
Received: 17/6/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017

File đính kèm:

  • pdf103_2624_2137288.pdf