Một vài đề xuất về phương pháp rèn luyện kỹ năng viết trong việc dạy và học môn tiếng Pháp cho học viên, sinh viên học ngoại ngữ 2 tại học viện khoa học quân sự
Viết là một hoạt động truyền tín hiệu thông tin và luôn giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt
động giao tiếp. Trong việc dạy và học ngoại ngữ, viết được coi là thước đo đánh giá tính tự lập và
sáng tạo của người học, đồng thời giúp người dạy kiểm soát được mức độ tiếp thu của người học.
Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết cho người học ngoại ngữ nói chung và cho học viên, sinh viên
học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự nói riêng là cần thiết.
Từ khóa: kỹ năng viết, Học viện Khoa học Quân sự, tiếng Pháp
ầu xây dựng dàn ý, từ dàn ý khái quát đến dàn ý chi tiết. Sau đó, giảng viên sẽ yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày nội dung bài viết của mình trước lớp thông qua bản dàn ý đã lập. Từ đó, các nhóm khác sẽ cùng thảo luận và sửa bài cho nhau. Hoạt động này không những nâng cao được kỹ năng viết mà còn nâng cao được khả năng lập dàn ý logic cũng như thuyết trình trước tập thể. Ngoài ra, giảng viên còn cung cấp trước nội dung chủ đề viết để học viên, sinh viên về nhà chuẩn bị, thiết kế dàn ý và viết hoàn chỉnh bằng cách trình chiếu slide, kết hợp hiệu quả giữa nội dung bài viết với những hình ảnh mình họa có liên quan. Với phương pháp này, một mặt học viên, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú học viết hơn và bài viết sẽ trở lên sinh động, không bị nhàm chán, mặt khác, phương pháp giúp học viên, sinh viên rèn luyện tổng hợp được nhiều kỹ năng, hiểu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Giảng viên còn kết hợp nội dung bài viết với các hoạt động ngoài giờ bằng việc kết hợp với các trò chơi tập thể, giải trí. Mỗi cá nhân sẽ nói một câu có liên quan tới chủ đề viết, việc làm này giúp học viên, sinh viên cảm thấy thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, ứng dụng nhanh kiến thức mà mình vừa được học. 5.1.3. Một số biện pháp khác cần chú ý Giảng viên cần nắm vững đối tượng người học: Giảng viên cần hiểu rõ trình độ, năng lực ngôn ngữ, tâm lý, tính cách, sở thích, phong cách học của từng học viên, sinh viên. Nhờ đó, giảng viên mới đưa ra được những quyết định sáng suốt về phương pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu phù hợp với từng đối tượng người học cụ thể. Giảng viên nên áp dụng các cách sửa lỗi khác nhau vào dạy kỹ năng viết: Giảng viên tìm ra phương án sửa lỗi tương đối, linh hoạt, phù hợp thì sẽ giúp học viên, sinh viên tìm ra lỗi của mình và biết cách sửa lỗi. Giảng viên nên thiết kế nhiều dạng bài tập thực hành viết và các hoạt động phục vụ cho việc dạy kỹ năng viết: Căn cứ vào mục tiêu từng bài giảng, nội dung trọng tâm, trọng điểm của mỗi bài, các trang thiết bị dạy học, trình độ, thời lượng dành cho mỗi bài viết, đặc điểm tâm sinh lý của học viên, sinh viên để thiết kế những hoạt động học kỹ năng viết, những bài tập dành cho từng bài cụ thể một cách phù hợp. 5.2. Đề xuất về phía học viên, sinh viên 5.2.1. Trước khi viết bài Trước khi viết một chủ đề nào đó, học viên, sinh viên thường phải suy nghĩ lấy ý tưởng cho chủ đề, sau đó ghi nhanh những ý tưởng đó ra giấy nháp, các ý tưởng đó được viết lại một cách nhanh chóng, ngắn gọn dưới dạng từ khóa hoặc cấu trúc ngữ pháp quan trọng và không nhất thiết phải theo một trật tự nào cả. Ví dụ: với chủ đề: “Hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình của bạn”, học viên, sinh viên thường ghi nhanh các từ, cụm từ 39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v liên quan đến danh từ chỉ thành viên trong gia đình như: ma mère, mon père, mon frère...; Tính từ chỉ tính cách: sympathique, généroux; Động từ chỉ hoạt động yêu thích: chanter, faire, du camping; Sau đó, lựa chọn ra những từ, cụm từ, ý tưởng có thể sử dụng được và phù hợp với chủ đề. Đây là một cách rất phổ biến và hiệu quả giúp học viên, sinh viên không bị bỏ sót nội dung nào khi viết và làm cho nội dung của bài viết sát với chủ đề. Bước thứ hai là xác định yêu cầu đề bài, đây là một bước rất quan trọng, bởi nó giúp bài viết đi đúng hướng, mạch lạc và thống nhất Trong bước này, học viên, sinh viên phải xác định dạng hình thức bài viết: bài giới thiệu hay bài viết thư; phạm vi đối tượng được đề cập, giới hạn độ dài bài viết, lượng từ vựng được yêu cầu. Nếu không xác định luận đề ngay trong bước đầu tiên thì bài viết sẽ rơi vào tình trạng viết lan man hoặc lạc đề. Từ bước xác định luận đề ở trên, tiếp tục thực hiện việc lập dàn ý. Mở bài bao gồm câu dẫn nhập, luận đề. Thân bài bao gồm 2 - 3 đoạn văn, trong mỗi đoạn văn sẽ chứa câu chủ đề nhằm củng cố luận đề và một số lý lẽ chứng minh. Để làm tốt phần thân bài cần thực hiện các bước như: phân tích đề bài; tìm ý; huy động từ vựng, cấu trúc; gắn kết các ý thành bài viết mạch lạc, hoàn chỉnh. Thực chất việc lập dàn ý là chỉ đưa ra câu chủ đề cho mỗi đoạn và viết dưới dạng câu danh từ chứ không phải câu hoàn chỉnh và chỉ lập dàn ý cho phần thân bài, từ dàn ý trên mới viết mở bài và kết luận trước. Kết bài thường nhắc lại luận đề và 1, 2 ý chính đã nêu ra ở phần trước đó và đưa ra nhận xét, cảm nghĩ của bản thân. Việc lập dàn bài giúp học viên, sinh viên tổng hợp được đầy đủ các ý, nội dung cần viết. Bài viết sẽ chặt chẽ, logic, các ý không bị lặp lại hoặc đảo lộn mà hướng theo một thể thống nhất. 5.2.2. Trong khi viết bài Dựa trên phần đã lập dàn ý ở trên, học viên, sinh viên bắt đầu viết bài. Trong quá trình viết, học viên, sinh viên sẽ kết hợp với việc tra từ điển, sử dụng các từ cụm từ có liên quan, cấu trúc ngữ pháp của câu. Trong khi viết, học viên, sinh viên có thể sử dụng từ nối để đảm bảo liên kết giữa các đoạn. Ngoài ra, để bài viết thêm sinh động và mang tính thuyết phục cao, mỗi học viên, sinh viên có thể tham khảo một số bài viết mẫu, mẫu câu do giảng viên cung cấp hoặc tra cứu trên mạng internet. Khi gặp vấn đề trong lựa chọn nghĩa của các từ vựng, đặc biệt là các từ mới cũng như cấu trúc câu, họ có thể trao đổi với bạn bè trong lớp và có thể hỏi trực tiếp giảng viên để hạn chế những lỗi sai trong bài. 5.2.3. Sau khi viết bài Khi đọc lại bài viết, bên cạnh việc sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, học viên, sinh viên cần chú ý viết trau chuốt hơn tới câu chủ đề ở mỗi đoạn và câu kết để tạo được sự quan tâm và sự đồng cảm từ người đọc. Sau khi đã đọc lại và tự sửa bài của mình, học viên, sinh viên thường trao đổi bài cho bạn cùng học để trao đổi, kiểm tra lại và sửa lỗi đã mắc, từ đó rút ra bài học, những lưu ý để tránh mắc phải trong những bài viết tiếp theo. 5.2.4. Một số biện pháp khác cần chú ý Học viên, sinh viên luyện đọc nhiều hơn: Luyện đọc thường xuyên để tích lũy thêm nhiều từ vựng và cấu trúc mới. Những quyển sách luôn chứa đựng rất nhiều kiến thức và cách hành văn hay. Trong khi đọc, nên đặt một quyển sổ nhỏ bên cạnh dùng để ghi chép lại những ý hay khi cần. Cách học này rất chủ động và tự nhiên, giúp cho học viên, sinh viên tránh được cảm giác nhàm chán khi ngồi học. Học viên, sinh viên cần xác định mục đích bài viết: Phân tích rõ đối tượng và mục đích bài viết lựa chọn được cách hành văn thật phù hợp và chính xác. Học viên, sinh viên sử dụng ngay những từ vừa học: Một đặc điểm dễ nhận thấy là mỗi người chỉ thường sử dụng 2/3 trên tổng số vốn từ bản thân biết. Do đó, trong quá trình luyện viết, cố gắng áp dụng những từ vừa học vào câu. Một cuốn sổ tay 40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ghi chú từ mới và cấu trúc là cần thiết. Điều này sẽ giúp dễ nhớ từ mới và cấu trúc làm văn phong phong phú hơn và tránh lặp từ. Học viên, sinh viên viết những điều mình thích: Động cơ học tập chính là yếu tố quan trọng trong học tập, không nên miễn cưỡng viết các vấn đề quá khó hoặc không thân thuộc với bản thân. Trước hết, học viên, sinh viên hãy tập trình bày những chủ đề bản thân thật sự yêu thích và cố gắng hoàn thiện bài viết tốt nhất có thể; sau đó, nhờ giảng viên góp ý; như vậy, sẽ có thêm nhiều động lực viết tiếp sau khi nhận được phản hồi. Không phải ngẫu nhiên khi có nhận định rằngkỹ năng viết chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp người học thành công trong công việc và học tập. 6. KẾT LUẬN Để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Pháp, học viên, sinh viên cần có nhận thức chung về kỹ năng viết, tầm quan trọng của kỹ năng viết. Vì đây là một kỹ năng đòi hỏi người viết phải có trình độ ngôn ngữ nhất định, qua đó có thể diễn đạt được ý kiến, quan điểm thể hiện trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Kỹ năng viết là một kỹ năng khó nên việc nâng cao và rèn luyện không dễ dàng, nó yêu cầu sự kiên trì bền bỉ, lâu dài, đòi hỏi người học phải biết thực hiện một cách khoa học và người dạy phải biết sử dụng các phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Tóm lại, viết là một kỹ năng quan trọng. Việc rèn luyện kỹ năng viết thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho tư duy lôgic và năng lực phân tích của mỗi người, giúp người viết giải quyết tốt các vấn đề trong quá trình thu thập và sắp xếp tài liệu viết theo một trình tự khoa học. Viết còn có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong việc biểu đạt tình cảm, giao lưu tư tưởng, truyền bá tin tức. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người càng phải nâng cao kỹ năng viết cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng viết bằng ngoại ngữ, có như vậy con người mới dễ dàng đáp ứng được yêu cầu trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày./. Tài liệu tham khảo: 1. Phan Chí Công (2016), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng viết cho học viên và sinh viên năm thứ ba khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 02, tr.89-96. 2. Nguyễn Thanh Hà (2016), Tài liệu Viết tiếng Pháp, Học viện Khoa học Quân sự, Hà Nội. SOME SUGESTIONS FOR METHODS TO PRACTISE WRITING SKILLS IN TEACHING AND LEARNING FRENCH FOR LEARNERS OF FRENCH AS A SECOND FOREIGN LANGUAGE AT MILITARY SCIENCE ACADEMY NGUYEN KHANH HIEP Abstract: Writing is a kind of information transmission and of great importance in communication activity. In language teaching and studying, writing functions as the benchmark to assess learners’ independence and creativeness as well as enables teacher to monitor the learners’ level of acquisition.Thus, the practice of wording skill in French writing skills for learners of French as a second language at Military Science Academy is necessary. Keywords: writing skill, Military Science Academy, French Received: 30/10/2017; Revised: 06/11/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
File đính kèm:
- 99_2328_2137284.pdf