Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại học viện khoa học quân sự

Việc giảng dạy dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt và Việt-Anh nói riêng không chỉ là một

môn khoa học mà còn là một loại hình nghệ thuật. Trên tinh thần đó, Khoa tiếng Anh - Học

viện Khoa học Quân sự luôn chú trọng ưu tiên nâng cao chất lượng dạy và học dịch Anh-Việt

và Việt-Anh để xứng tầm với một đơn vị giảng dạy tiếng Anh đầu ngành của Quân đội. Một

trong những ưu tiên hàng đầu của Khoa tiếng Anh đó là đổi mới phương pháp dạy học, trong

đó áp dụng trò chơi ngôn ngữ vào giảng dạy dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Trong khuôn khổ bài

báo này, tác giả giới thiệu và mô tả việc áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ phù hợp trong giảng dạy

dịch Anh-Việt và Việt-Anh Anh tại Học viện Khoa học Quân sự nhằm góp phần nâng cao chất lượng

dạy và học dịch Anh-Việt và Việt-Anh theo chuẩn đầu ra của từng học phần dịch. Tác giả đã sử

dụng phương pháp mô tả định tính để làm rõ các yêu cầu và cách thức tiến hành trò chơi cũng như đưa

ra các gợi ý về thời điểm tiến hành và cách thức lập nhóm và giao tác vụ.

pdf9 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thành toàn bộ bài dịch Anh-Việt/
Việt-Anh nhằm giúp người học củng cố lại kiến 
thức và vốn từ vựng đã học, biến quá trình lĩnh 
hội tri thức từ thụ động sang chủ động, từ dịch viết 
thành dịch nói, đồng thời giúp người học áp dụng 
lý luận vào thực tiễn.
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
Hai là, khi sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong 
dạy dịch, cần quan tâm đến việc sử dụng hoạt động 
nhóm/cặp bởi những hoạt động này kích thích 
người học thực hành, cải thiện chất lượng học 
dịch, tạo ra hứng thú học và tạo ra không khí học 
dịch tích cực; giúp người học tự tin hơn; phát huy 
tối đa trí lực tập thể và năng lực của từng cá nhân; 
giảm gánh nặng về tâm lý khi học dịch cũng như 
tạo cơ hội và thời gian cho người học thực hành 
dịch và tương tác với nhau nhiều hơn; đặc biệt đối 
với môn dịch nói. Để tiến hành giảng dạy các hoạt 
động nhóm thành công, giảng viên cần cân nhắc 
những vấn đề sau:
Trước hết, hoạt động cặp/nhóm không phải 
là phương pháp giảng dạy mà là các cách thức tổ 
chức lớp học. Trong hoạt động cặp/nhóm, giảng 
viên chia lớp thành các nhóm/cặp và tất cả các cặp/
nhóm cùng làm việc một lúc. Tuy nhiên, nhiệm vụ 
của mỗi cặp/nhóm có thể khác nhau. Mỗi giảng 
viên có thể có những cách thức tổ chức lớp khác 
nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như 
trình độ thực tế của người học. 
Hơn nữa, tiêu chí lựa chọn thành viên trong 
mỗi cặp/nhóm cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. 
Thông thường, giảng viên cần lựa chọn một số tiêu 
chí sau để lựa chọn thành viên cho mỗi cặp/nhóm: 
Thứ nhất là tiêu chí hoạt động theo cặp/nhóm bạn 
bè. Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí 
thoải mái khi làm việc trong các cặp/nhóm. Có hai 
cách thành lập cặp/nhóm. Một là giảng viên để 
người học tự thành lập các cặp/nhóm của mình. 
Nếu cách làm thứ nhất gặp khó khăn, giảng viên 
có thể chọn cách thứ hai: yêu cầu người học viết 
tên các bạn theo cặp/nhóm; trên cơ sở đó giảng 
viên có thể lựa chọn thành viên trong mỗi cặp/
nhóm cho luyện tập. Tiêu chí thứ hai là lựa chọn 
theo năng lực của người học. Ở tiêu chí này cũng 
có hai cách tổ chức. Một là, tổ chức cặp/nhóm hỗn 
hợp giữa những học viên, sinh viên khá, giỏi với 
kém, trung bình. Cách tổ chức này tạo điều kiện 
cho các học viên, sinh viên giúp đỡ lẫn nhau trong 
học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp/nhóm học 
viên, sinh viên có cùng trình độ giỏi, khá, trung 
bình, hoặc kém. Hình thức này có ưu điểm là giảng 
viên có thể giao các trò chơi phù hợp với trình độ 
từng loại học viên, sinh viên; mặt khác giảng viên 
có điều kiện giúp đỡ học viên, sinh viên yếu, kém. 
Tiêu chí thứ ba là tổ chức cặp/nhóm ngẫu nhiên. 
Với tiêu chí này, giảng viên lựa chọn thành viên ở 
mỗi cặp/nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo 
một quy định cụ thể nào. Ví dụ như tổ chức cặp/
nhóm theo chỗ ngồi như những học viên, sinh viên 
ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo 
cặp/nhóm ngồi xa nhau, theo tháng sinh trong năm, 
theo màu sắc của áo mà họ đang mặc,... Cần lưu ý 
rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập cặp/
nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán 
trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành 
lập cặp/nhóm cần được thực hiện thường xuyên, 
liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học thậm chí qua 
mỗi dạng trò chơi và mỗi dạng bài dịch. 
Ngoài ra, trong khi người học tiến hành chơi 
trò chơi theo cặp/nhóm, giảng viên cần phải đi 
đến từng cặp/nhóm để kiểm tra tiến độ thực hiện 
hoạt động cặp/nhóm, trợ giúp họ nếu cần thiết, đôn 
đốc tất cả thành viên ở mỗi cặp/nhóm tham gia 
thực hiện trò chơi nghiêm túc tránh để tình trạng 
chỉ có một số thành viên trong nhóm hoạt động 
còn những thành viên khác ngồi im hoặc làm việc 
riêng. Sau khi người học kết thúc việc thực hiện 
trò chơi theo cặp/nhóm, giảng viên cần yêu cầu 
các cặp/nhóm trình bày lại những phần đã chơi 
trước lớp hoặc gọi một vài đại diện của từng cặp/
nhóm trình bày kết quả thực hiện trò chơi. Những 
cặp/nhóm khác lắng nghe, ghi chép và đưa ra nhận 
xét cũng như bổ sung ý kiến cho cặp/nhóm trình 
bày. Cuối cùng, giảng viên yêu cầu học viên, sinh 
viên thực hiện trò chơi dựa trên những vấn đề đã 
được thảo luận theo cặp/nhóm.
Ngoài ra, khi tổ chức cho người học hoạt động 
cặp/nhóm, giảng viên có thể gặp khó khăn trong 
việc kiểm soát lớp học. Để khắc phục vấn đề này, 
giảng viên cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể 
trước khi cho người học tiến hành hoạt động như 
là: thời điểm bắt đầu, việc cần làm và thời điểm kết 
thúc hoạt động và tiến hành những hoạt động này 
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
một cách thường xuyên để người học quen với các 
hoạt động này.
Tiếp theo, khi sử dụng các hoạt động theo cặp/
nhóm, giảng viên phải là người định hướng, tổ 
chức hoạt động, tạo điều kiện cho người học tiếp 
cận những đối tượng khác nhau trong quá trình 
chơi trò chơi, được trao đổi, học tập lẫn nhau, thể 
hiện tính độc lập và chủ động trong việc tìm kiếm 
tri thức mới. Việc tổ chức lớp học cần được tiến 
hành từ việc sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi cho đến 
việc phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng 
cá nhân trong lớp để đảm bảo rằng tất mọi học 
viên/sinh viên đều làm việc và sử dụng tiếng 
Anh trong khi chơi trò chơi ngôn ngữ chứ không 
phải làm việc riêng hay trao đổi bằng tiếng Việt. 
Nhờ đó, người học có thể dần bỏ thói quen dùng 
tiếng Việt để thu thập thông tin rồi sau đó mới 
dịch sang tiếng Anh. Khi cặp/nhóm đứng trước 
những vấn đề không thể đi đến sự thống nhất, 
giảng viên cần phải đóng vai trọng tài khoa học, 
người cố vấn giúp họ tìm thấy điểm chung. Quan 
trọng hơn đó là việc bố trí bàn học. Thông thường, 
bàn ghế được xếp theo hàng; tuy nhiên, giảng viên 
cần chủ động thay đổi cách bố trí lớp học theo từng 
trò chơi và nội dung của từng trò chơi như hình 
chữ U, chữ L, chữ V, bàn tròn,... để người học thực 
hiện trò chơi một cách hiệu quả nhất.
Ba là, giảng viên cần chuẩn bị kỹ nội dung về 
luật chơi, cách chơi, cách tổ chức chơi và loại trò 
chơi phù hợp với từng thời điểm khác nhau, từng 
đối tượng người học khác nhau và phổ biến luật 
chơi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để đảm bảo tất cả 
người học đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình bằng 
cách đưa ví dụ và phân tích ví dụ đó thật cụ thể. 
Một điều quan trọng nữa đó là cần phải quy định 
rõ thời gian tiến hành hoạt động để giúp người học 
thực hiện trò chơi hiệu quả, tránh sa đà vào những 
việc không cần thiết.
4. KẾT LUẬN
Việc áp dụng trò chơi ngôn ngữ vào việc giảng 
dạy các môn dịch tiếng Anh nhằm tạo ra không 
khí học tập và giảng dạy tích cực, thổi một luồng 
gió mới cho việc dạy và học môn học này cho học 
viên/sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Học 
viện Khoa học Quân sự. Tuy nhiên, trước khi tiến 
hành thực hiện trò chơi, giảng viên cần cân nhắc 
kỹ lưỡng những nhân tố quan trọng quyết định sự 
thành công của những trò chơi này như: loại trò 
chơi ngôn ngữ, những loại từ vựng cần khắc sâu, 
nội dung chủ đề dịch của mỗi bài, cách thức tổ 
chức lớp học và trò chơi, các công tác chuẩn bị trò 
chơi, các phương tiện phục vụ cho trò chơi, lượng 
thời gian cho mỗi trò chơi, thời điểm tiến hành 
thực hiện trò chơi. Hơn nữa, giảng viên cũng cần 
xây dựng và sử dụng trò chơi một cách độc đáo, 
linh hoạt, kỹ lưỡng, nghiêm túc và phù hợp để lôi 
cuốn học viên/sinh viên suy nghĩ, tìm tòi tri thức, 
tích cực tư duy, khám phá tri thức nhằm tạo cơ hội 
cho họ trải nghiệm và có cơ sở nhận định, phân 
tích, lý giải,... từ đó nâng cao chất lượng dạy và 
học các môn dịch tại Học viện Khoa học Quân sự./.
 Tài liệu tham khảo:
Chen, I. (2005). “Using Games to Promote Communicative 
Skills in Language Learning”. TESL Journal 2, pp.125-
132. Retrieved on December 12th 2017 from <
upm.ro/ldmd/LDMD03/Lds/Lds%2003%2076>.
Crookal, D. & Oxford, R. (1990). Simulation, Gaming 
and Language Learning. New York: Newbury House 
Publishers. 
Dörnyei, Z. (1994). “Conceptualizing Motivation in Foreign 
Language Learning”. Language Learning, 40, pp.45-78.
Ha Thanh Chung (2010). Translation Book 1. Hanoi: Military 
Science Academy.
Lee, W. R. (1991). Language Teaching: Games and Contests. 
Oxford: Oxford University Press.
Ngo Quy Chung (2017). Interpretation. Hanoi: Military 
Science Academy.
Shamy, S. E. (2001). Training Games: Everything You Need 
to Know about Using Games to Reinforce Learning. 
Verginia: Stylus Publishing.
Rixon, S. (1981). How to Use Games in Language 
Teaching. London: Macmillan Education.
32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
MAJOR CONSIDERATIONS WHEN APPLYING LANGUAGE GAMES
IN TEACHING ENGLISH-VIETNAMESE AND VIETNAMESE-ENGLISH 
TRANSLATION AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN LE DUYEN
Abstract: Teaching translation in general, English-Vietnamese and Vietnamese-English translation 
in particular is not only a science but also a kind of art. In that spirit, the English Department of 
Military Science Academy has always given its utmost priority to improving the quality of teaching 
English-Vietnamese and Vietnamese-English translation so as to be commensurate with its mission. 
Therefore, the lectures at the English Department have constantly updated, innovated and diversified 
their teaching methods, including the application of linguistic games to their lessons with a view 
to improving the quality of teaching English-Vietnamese and Vietnamese-English translation. In 
this article, major considerations when applying linguistic games in teaching English-Vietnamese 
and Vietnamese-English translation will be depicted and some useful language games which can 
be applied to teaching English-Vietnamese and Vietnamese-English translation at Military Science 
Academy will be suggested. 
Keywords: quality, considerations, English-Vietnamese and Vietnamese-English translation, linguistic 
games, application
Received: 10/9/2018; Revised: 01/11/2018; Accepted: 20/12/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_17_01_2019_24_32_tran_le_duyen_3847_2136243.pdf
Tài liệu liên quan