Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 3)

Tự trọng (Self-esteem) là cái mà nền giáo dục của Mỹ (và tây phương) coi trọng

trong việc đào tạo con người. Đức tính này ngày càng được ít nhắc đến trong giáo

dục của ta. Bạn phản đối? Tôi e rằng bạn đang nhầm lẫn giữa nó và tự hào dân tộc

hay tự phụ (arrogance)

pdf7 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những 
sai lầm của tôi! (Kỳ 3) 
 Tự trọng (Self-esteem) là cái mà nền giáo dục của Mỹ (và tây phương) coi trọng 
trong việc đào tạo con người. Đức tính này ngày càng được ít nhắc đến trong giáo 
dục của ta. Bạn phản đối? Tôi e rằng bạn đang nhầm lẫn giữa nó và tự hào dân tộc 
hay tự phụ (arrogance). 
Kỳ 3: Tự phụ 
Biết bao lần đánh đấm, dù có u đầu sứt trán, với đủ mọi anh hộ pháp vênh vang 
đến chiếm nhà ta mà cái dân bé hạt tiêu của chúng mình vẫn cuối cùng đứng dậy 
được. Thiên hạ ai cũng thắc mắc, rồi ngâm rồi cứu để vỡ lẽ ra rằng cái dân tộc Việt 
này có lòng tự hào dân tộc rất cao. Một thứ vũ khí không phải dân tộc nào cũng có 
hoặc thể hiện một cách bền bỉ như vậy được. Quả là hãnh diện. 
Thế nhưng cái tính tự hào dân tộc quý báu đó có thể chuyển biến thành một cái 
không hay lắm là tính tự phụ. Ấy, mấy anh to thế mà tôi còn uỵch được thì tôi phải 
hẳn tài trí khôn lường, anh em bốn bể phải nhìn vào tôi mà làm gương nhé. Nhất 
thiên hạ rồi thì tôi muốn chơi với ai là chuyện của tôi, các anh đã “ôm đầu máu mà 
chạy” thì đủ tư cách gì mà nói chuyện, mà khuyên bảo Hậu quả tất nhiên thì các 
bạn đã biết. Khỏi bàn! 
Nói về một bình diện hẹp hơn: cái tự phụ của kẻ có học. Ngày xưa khi cái chữ còn 
hiếm, kẻ sĩ “như lá mùa Thu” ấy, thì ai mà bỏ bụng được vài quyển của Thánh hiền 
thì oách phải biết. Nước thì có luật, làng thì có lệ. Làm cái chi cũng phải có đơn từ 
cho nó hẳn hoi. Thế là mấy anh học trò thích nhé, dân làm ruộng ngập mặt trong 
bùn thì cứ phải xin vài cái chữ quý hoá đó để qua cửa quan. Tha hồ các anh ấy tự 
phụ, dắt nhau đi linh tinh mà khoe cái chữ của mình. Vì thế bà Hương mới phải 
nhắn: 
“Dắt díu nhau lên đến cửa thiền, 
Cũng đòi học nói, nói không nên. 
Ai về nhắn bảo phường lòi tói, 
Muốn sống, đem vôi quét trả đền” 
Nay thì cái chữ nó không đến nỗi hiếm nữa. Nó nhiều quá nên người ta bỏ bụng 
không hết mà phải chia ban ra. Nào là xã hội, nhân văn, khoa học  Trong mỗi cái 
lại còn phải chi nhỏ nữa Anh, Pháp, Sử, Địa, Toán, Lý, Hoá  Người người biết 
chữ (con chó nó còn có tên cơ mà) nhưng cái tính tự phụ hay chữ đó nó vẫn không 
mất. Lạ nhỉ ? 
Tính tự phụ lại hay xảy ra nhất, hoặc dần dần phát triển một cách vô thức, trong 
đầu dân học toán. Đi học từ bé mà giỏi toán thì chắc chắn sẽ được bạn bè kính nể, 
lớn lên có cái bằng toán (cử nhân là đủ rồi) thì thiên hạ ai cũng le lưỡi mà trầm trồ. 
Ai cũng phải học toán mà lị. Mà nó khó chứ chẳng chơi đâu. 
Chắc một phần cũng vì hồi nhỏ đi học dốt toán nên bây giờ cứ nghe đến là hồn 
phách rã rời. Thế là coi trời bằng vung, từ cái trung tâm của cái vùng trũng nho nhỏ 
ta tự suy ra ta phải là cái đinh của nhân loại này! Bởi vậy khi chọn học toán, tôi 
cũng chỉ nghĩ: Thế nó mới oai! Ngay trong toán học ta cũng còn chia ra thế nào là 
cái đáng làm và cái nào chỉ đáng cho dân áo cơm 
Nếu nhìn vào các thành tựu khoa học làm thay đổi cái cuộc sống loài người từ 
trước đến giờ thì Toán học đóng góp không phải nhỏ, nhưng cũng không phải lớn 
đến cỡ mà cả thiên hạ phải ngả nón (”không có em còn ta với ai ”). 
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ấy nói thế nhưng chẳng phải ai cũng làm 
được! (Vậy mới có người thua chứ) 
Khi tôi sang đến cái xứ cờ hoa này, công việc đầu tiên của tôi là chấm bài. Họ chưa 
cho làm phụ giảng vì không biết cái khả năng tiếng Anh của mình ra sao. Ức lắm! 
Tôi đã có một năm lăn lộn ở ICTP rồi kia mà, nói tiếng Anh thì Ý, Pháp và cả dân 
châu Phi đến đó đều hiểu kia thôi? Họ bắt tôi đi dự một lớp luyện tiếng Anh cho 
phụ giảng (teaching assistant). Xì, cái này thì ăn thua gì. Kết quả: tôi rớt 2 lần, lần 
thứ ba mới qua phà! 
Chuyện gì xảy ra vậy? Hóa ra cái tiếng Anh tôi dùng ở Ý là cái tiếng Anh quốc 
tế. Accent loạn cào cào, ai nói kiểu chi, giọng Nam, giọng Bắc thì ai cũng vừa 
nghe vừa đoán nên rồi cũng hiểu được cho nó có tinh thần hoà đồng nhân loại! Thế 
là tôi tưỏng mình đã thành dân nói tiếng Anh cho cả nhân loại hiểu. Tôi cần chi 
luyện chỗ nào nhấn, chỗ nào lên giọng  Mệt! Họ cần cái “thiên tài” toán học của 
tôi chứ có cần thêm một anh ngọng nói tiếng Anh làm chi? 
Ở Mỹ, khi đi dạy mới biết giáo dục ở đây là một cái thứ kinh doanh đặc biệt. Đa số 
sinh viên đóng tiền để mua kiến thức (hay điểm), tôi là người bán kiến thức. Khách 
hàng là thượng đế, phải không bạn? Vậy bạn có hài lòng không khi đi mua xe mà 
được chào hàng bởi một anh chàng nói trọ nói trẹ, nói ba thì hiểu chỉ được một ? 
Anh đó có rành về xe cộ đến mấy thì bạn chắc cũng chẳng cần lắm vì khối người 
rành xe cộ (có khi hơn) mà lại ăn nói duyên dáng, giọng chuẩn như dân kinh thành! 
Mất khách là cái chắc, không bị đuổi việc là còn may! Khi tôi phàn nàn chuyện 
học tiếng Anh làm tôi mất thì giờ làm toán thì được ông trưởng khoa trả lời: “We 
know that your are so good at math but we also need our students. We can lose one 
like you but we cannot afford to let hundreds of our students suffer from your bad 
English!”. 
Thế là tôi ngộ ra! Chuyên tâm luyện cái giọng mắm muối của mình cho nó đỡ mặn 
mà khó nghe. Xem tv cho nhiều (trong khoa ai cũng hỏi tôi là tối nay có film gì!), 
đi chơi và tán dóc với bạn Mẽo (chỉ họ làm toán, họ chỉ tôi phát âm cho đúng) 
Tiếng Anh của tôi khá dần lên sau khi bỏ cái tôi tổ chảng của mình. 
Cũng có điều cần nói thêm: Đừng nên quá cầu toàn và quá sức để nói chuẩn như 
dân Mỹ thiệt (không tính dân Mỹ, Nga, Ý, sống ở Mỹ). Tôi có xem một chương 
trình tv trên PBS hay Discovery gì đó lâu rồi về accent. Qua nghiên cứu, họ thấy 
rằng một phần nào đó của bán cầu não (trái phải gì thì quên rồi) của ta sẽ chịu trách 
nhiệm về sự phát âm và khả năng ngôn ngữ của ta. Cái phần này sẽ hoàn chỉnh khi 
ta qua 13-14 tuổi và không thay đổi nữa! 
Họ đưa ra 2 anh em người Việt ở Mỹ đã gần 15 năm. Người anh qua Mỹ lúc 15 
tuổi và người em sang lúc 5 tuổi. Người em nói rất chuẩn (không xem tv thì bạn cứ 
nghĩ là một anh tóc hoe đang nói chuyện!), còn người anh khi nói thì bạn vẫn hiểu 
(perfect grammar!) nhưng biết ngay rằng anh này đã từng ăn mắm tôm hơi nhiều! 
Tôi yên tâm thêm nhiều: nói họ hiểu là dzui rồi, như tây thiệt thì hết hy vọng. 
Tuy vậy bạn cứ thử nhé. Khoa học thực nghiệm vẫn có ngoại lệ! 

File đính kèm:

  • pdfdoc86_6793.pdf
Tài liệu liên quan