Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1)

Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực

chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi không

thể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia:

Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN!

pdf9 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những 
sai lầm của tôi! (Kỳ 1) 
 Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực 
chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi không 
thể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia: 
Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN! 
Có người yêu cầu tôi viết bài để trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh! Không muốn 
phụ lòng một người đang làm một việc rất có ích và thiết thực, tôi viết. Tuy vậy, 
tôi phải cảnh báo (warning!) các bạn trước là những gì sau đây rất là lỗi thời (not 
up to date) và lẩm cẩm (wandering). 
Thêm vào đó, những gì tôi nhìn thấy cách các bạn học tiếng Anh bây giờ thì phải 
nói rằng tôi quả chẳng có một chút gì để khuyên các bạn. Xin đừng cười nhé! Tuy 
nhiên, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm mà đến bây giờ ngồi nhìn lại mới thấy. Ai nói 
“thất bại là mẹ của thành công” nhỉ? 
Vậy để tôi làm bản tự kiểm nhé. Cũng là điều hay nếu bạn thấy trước những sai 
lầm đó, tránh chúng ra và kết hợp với những kinh nghiệm và cách tiếp cận hiện đại 
của các bạn bi giờ thì chắc bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công mau hơn tôi nhiều. 
Vậy xin ráng đọc! 
Vì cái tật tôi hay nói dông dài, làm biếng không viết hết được một hơi, lu bu đủ 
chuyện linh tinh  Nên tôi sẽ bắt chước Kim Dung viết thành nhiều kỳ! (mặc dù 
không đủ hấp dẫn để độc giả theo dõi kỳ tới -> kỳ cục!) 
Có kiên nhẫn thì đọc tiếp nhé ! 
Các bạn thân mến: 
“Tiếng Anh là cái chi chi 
Nói thì trẹo miệng, nghe thì ù tai 
Cớ sao thiên hạ miệt mài 
Học chi cái tiếng có ngày dùng đâu?” 
Chắc ai cũng phải đã từng hỏi mình câu đó! 
Kỳ 1: Xưa và Nay 
Vài điều thưa với bạn về chuyện dân toán học tiếng Anh. Nhưng trước hết, xin cho 
mình làm chuyện “ôn cố tri tân” cho nó đúng bài đúng bản (kẻo phạm trường 
quy!). 
Ai cũng phải có hàng xóm, bạn bè  Họ chắc chắn chẳng nói chuyện kiểu như ta, 
ăn chẳng phải món mình thích, chơi chẳng thứ mình ưa  Thế nhưng, không có 
người ta ở với ai? Đồng sàng dị mộng là chuyện thường ngày v.v. Vậy ta phải học 
cách ứng xử để giao tiếp với thiên hạ, nếu không thì cứ lên núi mà tu. 
Ngày xưa, ta ở cạnh xứ Tàu bị chèn ép dữ quá, nhưng có ai đâu mà nói chuyện? 
Thế nên ta phải theo anh nhà giàu nói xí xa xí xố cho anh ấy vui lòng đẹp dạ. Vì 
vậy, tiền bối của ta cứ phải tụng niệm Tứ Thư Ngũ Kinh cho nó đầy cái bụng rồi 
mới mong thi cử cho nó ra cái hồn. Sau này, ta muốn tỏ ra là phương Nam cũng có 
địa linh nhân kiệt nên mới bịa ra cái gọi là chữ nôm cho nó có mùi dân tộc (hay 
mắm nêm ?). 
Đến khi cái anh Phú lang sa mũi lõ đến nổ súng đì đùng, ta thì mang súng hỏa mai 
của anh Tàu ra mà bắn (vừa cắn, vừa mồi, vừa chạy ), thì ta mới biết “cỏ hoa tan 
tác chim muông” rồi mới bị muộn! Cái anh Tàu “lỗ rốn của thiên hạ” ấy cũng đã 
tơi tả giáp bào trước tàu đồng súng thép của Anh Pháp lúc ấy. 
Mới hay, ta tài còn lắm kẻ tài hơn ta! Thế là “ông đồ ông cống cũng nằm co“. 
Muốn tiếc thương những ngày huy hoàng cũ thì cứ việc “nằm trong căn gác đìu 
hiu” rồi nghe “tiếng hát xanh xao cả một buổi chiều“, đâu có ai bắt học làm thày 
thông thày phán để “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”? Thế rồi, ta cũng dần dần 
phải theo để ú ớ “Ma vi xè la mẹc” (Ma vie c’est la merle), gọi con heo nái là “cô 
sông” (cochon) và con heo đực là “cu son“? (xin đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt” 
của Nguyễn Vỹ để thấy thêm nhiều cái hỉ nộ ái ố!) 
Đến nay thì vật lại đổi sao lại dời nhiều lần nữa. Cái tiếng Anh đã gần trở thành 
một thứ tiếng quốc tế mà ngay cả anh Pháp, vốn rất tự hào và tự hợm, cũng phải 
cay cú chịu đựng! Muốn hoà nhập với thế giới, muốn múa may với thiên hạ, muốn 
học hỏi cái hay (và cả cái dở nữa!) của thế giới thì phải cắp sách đi học tiếng Anh 
thôi. 
Vậy học tiếng Anh như thế nào cho tốt? 
Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực 
chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi không 
thể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia: 
Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN! Tôi tự học. Lý do 
chính: cơm ăn còn chưa có, tiền đâu đi học thêm? Vẽ chuyện! 
Cho phép tôi được dông dài tí chút về cái học tiếng Tây (nghĩa là không phải da 
vàng mũi tẹt) của mình nhé. (ai bảo mời ông lẩm cẩm viết bài?) 
Khi còn bé, dù Mỹ đang đầy phố phường Saigòn, bố tôi muốn tôi học tiếng Pháp. 
Ông cụ là dân trường Bưởi, học tiếng Tây, và không khoái mấy anh GIs nghêng 
ngang ngoài phố lắm. Cụ bảo cái tiếng Anh nó nghẹo ngọ lắm, nói nghe như anh 
ngọng, không bay bổng và dìu dặt như tiếng Pháp! Chắc tại mấy ông Tây thời xưa 
tuyên truyền về kẻ thù truyền kiếp của mình như vậy, ông cụ bị nhiễm! Vậy là tôi 
phải học “Mẹc xì bố cu” suốt thời trung học. 
Lên đại học, sau 75, tôi không được chọn lựa nhu các bạn bây giờ ma ` phải học 
môn bắt buộc là tiếng Nga. Ôi, sao lại có cái tiếng khó thế! Tiếng Pháp thì bạn chỉ 
chia (conjugate) động từ thôi, tiếng Nga thì bạn chia mọi thứ danh từ, tính từ, 
Tuốt tuồn tuột! Động từ thì bạn vứt ở đâu cũng được, đọc hết câu mới biết nói cái 
chi! 
Thế là tiêu bốn năm dùi mài cái ngôn ngữ quỷ quái của Tolstoi và TsekhovCó 
điều nhờ đó đọc được nhiều sách toán của Nga rất rẻ (đúng là anh em vô sản có 
khác!). Thế là cứ “Khờ ra sô” với “Khờ ra xí” đến 4 năm, ra trường được 9 điểm 
tiếng Nga, hãnh diện vô cùng. 
Tôi đến với tiếng Anh là bởi các thày ở Tổng hợp Saigòn cứ đưa sách báo về Toán 
bằng tiếng Anh cho đọc. Tiếng Anh và tiếng Pháp có họ hàng khá gần nên đọc 
tiếng Anh cũng không đến nỗi khó, vừa đọc vừa đoán! Ra trường, tôi làm thảo 
chương (programming) tại một công ty liên doanh với nước ngoài (tôi không được 
dạy ở Đại học, dù đã khẩn thiết xin, một phần vì lý lịch và phàn lớn chắc tại mình 
dốt dát chưa đủ “hồng và chuyên”). 
Cũng may, cái môi trường tin học lại ép tôi phải tiếp xúc với cái tiếng Anh ngọng 
nghịu đó nhiều hơn. Cái suy nghĩ “học tiếng Anh để đi du học/ra nước ngoài” 
không hề có trong đầu tôi lúc đó. Tiếng Anh chỉ là một công cụ để tôi học và làm 
công việc của mình cho tốt. 
Tôi có dịp về VN, cách đây vài năm, cái sự học tiếng Anh cũng như nhu cầu của 
nó quả là không tưởng tưọng nổi vào cái thời mắm muối của tôi! Sách vở, tài liệu 
hỗ trợ, CDs, internet đầy phố đầy phường! Thời tôi, cái hay nhất chỉ là bộ 
streamline và mấy cái cassette/tape nhão nhẹt vì đã qua nhiều lần sao chép. 
Nghe tiếng Tây xí xố thì phải lén bởi sợ mang cái label “phản động”. Giờ đây, Tây 
ba lô đầy đường, muốn tiếp xúc hay trao đổi thì “ra ngõ đã gặp anh hùng” rồi. Tôi 
nghĩ, thiên đường hẳn phải là đây cho những người lớp chúng tôi 10 năm trước! 
Gia đình nào cũng hiểu được sự quan trọng của tiếng Anh nên luôn khuyến khích 
con cái đi học thêm (điều kiện tài chính khá hơn rất nhiều so với thời xưa!). Đó là 
những dấu hiệu rất tốt! 
Thế nhưng tôi được nghe vài tin khá buồn là dân Toán của ta đang xính vính với 
các kỳ thi tiếng Anh cần phải có để có thể xin học bổng du học! 
Cái gì trục trặc vậy? Tôi tự trả lời tôi bằng cách nhìn vào các sai lầm của mình. 

File đính kèm:

  • pdfdoc88_6838.pdf
Tài liệu liên quan