Hệ thống âm thanh tiếng Nhật

==Nguyên âm và âm đơn==

Tiếng Nhật có 5 nguyên âm: (ア

オ), các âm này được phát âm có trường độ giống nhau

(nếu so với nốt nhạc là ’một phách’!). Các âm đơn trong bảng

Hiragana và Katakana cũng có cùng trường độ, tức là ‘một

phách’.

Các âm ( ) thường đượckết hợp với các

âm khác như cho trong bảng sau:

Âm ghép ngắn – các âm ghép trong bảng sau được phát âm có

trường độ bằng các âm đơn như trong bảng Hiragana và bảng

Kagakana.

pdf13 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống âm thanh tiếng Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống âm thanh tiếng Nhật 
==Nguyên âm và âm đơn== 
Tiếng Nhật có 5 nguyên âm: あ い う え お (ア イ ウ 
エ オ), các âm này được phát âm có trường độ giống nhau 
(nếu so với nốt nhạc là ’một phách’!). Các âm đơn trong bảng 
Hiragana và Katakana cũng có cùng trường độ, tức là ‘một 
phách’. 
Các âm や ゆ よ (ヤ ユ ヨ) thường đượckết hợp với các 
âm khác như cho trong bảng sau: 
Âm ghép ngắn – các âm ghép trong bảng sau được phát âm có 
trường độ bằng các âm đơn như trong bảng Hiragana và bảng 
Kagakana. 
Hình 1: Âm ghép ngắn 
 Nguyên âm dài – Trong tiếng Nhật có các nguyên âm dài khi phát 
âm trường độ thường bằng khoảng hai lần âm đơn (những âm 
trong bảng Hiragana và Katakana) 
Hình 2: Nguyên âm dài 
Âm ghép trường âm (âm dài) – các âm ghép trong bảng sau 
được phát âm có trường độ bằng khoảng hai lần âm đơn (tức 'hai 
phách'). 
Hình 3: Âm dài 
(*) Chú ý: Trong nhiều tài liệu tiếng Nhật, khi các âm dài được 
viết bằng chữ La Mã thường dùng dấu ngang phía trên nguyên 
âm như ‘ō’. Để đơn giản, tôi thay thế âm dài này bằng hai nguyên 
âm đứng liền nhau, về ý nghĩa thì oo tương đương với ‘ō’, âm uu 
tương đương với ‘ū’. 
Các âm dài khác: 
Hình 4: Những âm dài khác 
Các âm ghép với くvà ク ở cuối (hai âm): 
 Hình 5: Các âm ghép 
Các âm ghép với ん ン : âm ん ン(n hoặc m) này chỉ đứng ở cuối 
một âm, và được phát âm giống như n hoặc m của tiếng Việt. 
Các âm trong bảng sau được phát âm có trường độ như âm đơn 
trong bảng Hiragana và Katakana. 
 Hình 6: Các âm ghép với ん ン 
Ví dụ, âm ん được phát âm tương đương với m trong từ sau : 
日本橋(にほんばし) đọc là Nihombashi, tên một địa danh ở 
Tokyoo. 
Chú ý: Từ này cũng là tên một địa danh ở Oosaka nhưng lại 
được phát âm là にっぽんばし (Nipponbashi). 
Âm をヲ (wo) thường được phát âm một mình, không ghép với 
bất cứ một âm nào. Đây là một trợ từ đặc biệt trong tiếng Nhật 
thường đứng giữa tân ngữ và động từ như trong ví dụ sau: 
Ví dụ: 
田中(たなか)さんはごはんを食(た)べています。 
Tanakasan wa gohan wo tabete imasu. 
Anh Tanaka đang ăn cơm. 
Phụ âm kép – trong tiếng Nhật có âm khá đặc biệt ‘phụ âm kép’ 
(âm ngắt) được viết bằng chữ つ ツ nhỏ hơn bình thường như 
sau : 
Ví dụ: 
学期(がっき) gakki học kì 
切符(きっぷ) kippu vé (tàu, máy bay) 
切手(きって) kitte tem 
カット katto cắt (từ tiếng Anh ‘cut’) 
Dấu ー thường được dùng để chỉ âm dài như trong các vị dụ sau: 
Ví dụ: 
プール bể bơi (pool) 
ラーメン mì 
コンピュータ máy tính (computer) 
Trọng âm: từ tiếng Nhật cũng có trọng âm, khi trọng âm khác 
nhau thì nghĩa cũng khác nhau. Nếu các từ cùng âm khác trọng 
âm được viết bằng chữ Hán thì chữ Hán khác nhau như trong ví 
dụ sau: 
Ví dụ: 
はし(箸) : hashi, trọng âm rơi vào âm thứ nhất, có nghĩa là 
‘chiếc đũa’ 
はし(橋) : hashi, trọng âm rơi vào âm thứ hai, có nghĩa là ‘cái 
cầu’ 
Biến âm của は: trong câu tiếng Nhật, は (ha) là một trợ từ và 
thường được phát âm thành わ (wa): 
Ví dụ: 
わたしは日本語を習います。 
Watashi wa Nihongo wo naraimasu. 
Tôi học tiếng Nhật. 
Biến âm của へ: trong câu tiếng Nhật, へ (he) là một trợ từ và 
thường được phát âm thành え (e): 
Ví dụ: 
(わたしは)** 学校へ行きます。 
(Watashi wa)** gakkoo e ikimasu. 
Tôi đi học. 
(**) Chú ý: trong tiếng Nhật, khi nói người Nhật thường lược bớt 
chủ ngữ (đại từ nhân xưng) đi, nghĩa là người Nhật thường tránh 
nói chủ ngữ trong khi giao tiếp. Họ chỉ nói chủ ngữ khi tránh hiểu 
nhầm. Đây là một nét khác rất đặc biệt của tiếng Nhật so với 
ngôn ngữ khác như tiếng Việt hoặc tiếng Anh khi nói nhất thiết 
phải dùng chủ ngữ. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_am_thanh_tieng_nhat_1927.pdf
Tài liệu liên quan