Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa ngoại ngữ, đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục

Từ Hán Việt chiếm 60-70% từ vựng tiếng Việt hiện đại, là bộ phận cấu thành

quan trọng của từ vựng tiếng Việt. Đây là ưu thế rất lớn cho học sinh Việt Nam học tiếng

Trung. Tuy nhiên, từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, hiện tại những từ này trong

tiếng Trung hiện đại đã có sự biến đổi nhất định, sau khi du nhập vào Việt Nam chúng cũng

biến đổi theo sự phát triển của tiếng Việt, tạo thành sự khác nhau đôi khi là rất lớn giữa từ

Hán Việt và từ tiếng Trung tương ứng. Điều này khiến học sinh Việt Nam phạm nhiều lỗi

sai khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung. Trong bài viết này, người viết tiến hành

phân tích kết quả khảo sát lỗi sai của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi

dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế

những lỗi sai này.

pdf10 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lỗi sai của sinh viên khoa ngoại ngữ, đại học Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
1 
KHẢO SÁT LỖI SAI CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ, 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHI DỊCH TRỰC TIẾP TỪ 
HÁN VIỆT SANG TIẾNG TRUNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 
Đỗ Thị Phượng* 
Đại học Thái Nguyên 
Nhận bài: 26/09/2017; Hoàn thành phản biện:17/10/2018; Duyệt đăng: 25/03/2018 
Tóm tắt: Từ Hán Việt chiếm 60-70% từ vựng tiếng Việt hiện đại, là bộ phận cấu thành 
quan trọng của từ vựng tiếng Việt. Đây là ưu thế rất lớn cho học sinh Việt Nam học tiếng 
Trung. Tuy nhiên, từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, hiện tại những từ này trong 
tiếng Trung hiện đại đã có sự biến đổi nhất định, sau khi du nhập vào Việt Nam chúng cũng 
biến đổi theo sự phát triển của tiếng Việt, tạo thành sự khác nhau đôi khi là rất lớn giữa từ 
Hán Việt và từ tiếng Trung tương ứng. Điều này khiến học sinh Việt Nam phạm nhiều lỗi 
sai khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung. Trong bài viết này, người viết tiến hành 
phân tích kết quả khảo sát lỗi sai của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên khi 
dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế 
những lỗi sai này. 
Từ khóa: dịch thuật, phân tích lỗi sai, tiếng Trung, từ Hán Việt 
1. Mở đầu 
 Đề tài tập trung nghiên cứu các lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi dịch trực tiếp từ Hán 
Việt sang tiếng Trung, lấy số liệu tại Khoa ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Trong đó tập trung 
khảo sát 3 nội dung: Tỷ lệ mắc lỗi, tỷ lệ mắc lỗi giữa các trình độ từ thấp tới cao; tỷ lệ các loại 
hình lỗi sai, đồng thời lấy kết quả khảo sát làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị trong dạy học 
tiếng Trung. 
 Những nghiên cứu về từ Hán việt, âm Hán Việt có thể nói là bắt đầu từ thế kỷ thứ 20, đầu 
tiên là các nhà học giả người Pháp, Đức, sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Nội dung 
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của từ, âm Hán 
Việt; đối chiếu so sánh từ, âm Hán Việt với từ tiếng Hán tương ứng; mối quan hệ giữa từ tiếng 
Hán và từ Hán Việt; sự ảnh hưởng của từ, âm Hán Việt đối với tiếng Việt. 
 Người bắt đầu nghiên cứu về từ Hán Việt sớm nhất phải kể đến nhà từ điển học 
Alexandre de Rhodes. Trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên “Việt-Bồ-La” xuất bản năm 1651 
tại La Mã của ông đã thu thập 8000 từ tiếng Việt, trong đó có 700 từ Hán Việt (Alexandre de 
Rhodes, 1651). Cho dù Rhodes không thực sự nghiên cứu từ Hán Việt, nhưng trong từ điển của 
ông, khái niệm từ Hán Việt lần đầu tiên xuất hiện. 
 Người nghiên cứu về âm Hán Việt đầu tiên là Henri Maspero. Trong “Lịch sử âm vận 
tiếng Việt” mà ông xuất bản năm 1912 có đề cập tới âm Hán Việt, khái niệm từ Hán việt, lịch sử 
hình thành từ Hán việt và diễn biến âm đọc chữ Hán trong tiếng Việt (Maspéro, 1912). Tuy 
nhiên phải đến năm 1948, từ Hán Việt mới được nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về 
bởi học giả người Trung Quốc Vương Lực. Trong “Nghiên cứu tiếng Hán Việt” của ông đã chia 
tiếng Hán Việt ra làm ba loại: tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt và tiếng Hán Việt hoá. Rất 
* Email: dophuong.sfl@tnu.edu.vn 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
2 
nhiều các nghiên cứu về sau lấy cách phân loại này làm cơ sở. Ngoài ra, Vương Lực còn làm rõ 
quy luật diễn biến từ tiếng Hán đến tiếng Hán Việt (王力, 1991). 
 Tại nước ta, cuốn “Tự điển Hán Việt” của Đào Duy Anh xuất bản năm 1931 là nghiên 
cứu đầu tiên liên quan đến từ Hán Việt. Về sau vào những năm 70, Nguyễn Tài Cẩn (2001) xuất 
bản cuốn “Nguồn gốc và quá trình hình thành âm đọc tiếng Hán Việt” đã mở đầu cho thời kỳ 
huy hoàng nghiên cứu tiếng Hán Việt tại Việt Nam. 
 Sau này có rất nhiều các học giả nghiên cứu về từ, âm, tiếng Hán Việt như Vương Lộc, 
Nguyễn Việt Hùng, Lý Văn Trung Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu 
nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, phân từ loại, âm Hán Việt cũng như so sánh đối 
chiếu từ Hán Việt với từ tiếng Hán tương ứng. 
 Theo phong trào học tập tiếng Trung Quốc, những nghiên cứu về ứng dụng từ Hán Việt 
trong dạy học tiếng Hán cũng ngày càng được các học giả quan tâm. Những tác phẩm tiêu biểu 
có thể kể đến “Tiếng Hán Việt và những gợi mở trong dạy học tiếng Trung và tiếng Việt” của 
Dương Á Bình (杨亚萍, 2010); “Phân tích điểm giống và khác nhau giữa từ vựng tiếng Trung-
tiếng Việt và dạy học ngôn ngữ” của Lý Tuyết Ninh (李雪宁, 2008); “Tận dụng ưu thế của âm 
Hán Việt, từ Hán Việt trong dạy học từ vựng tiếng Trung tại Việt Nam” của Nguyễn Thị 
Phương (阮氏芳, 2006)... Những nghiên cứu này đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của từ Hán 
Việt trong dạy học tiếng Trung và tiếng Việt, đưa ra các sách lược dạy học trên cơ sở phân tích, 
so sánh từ Hán Việt và từ tiếng Hán. Các học giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, lấy “từ 
điển Hán Việt” và “từ điển tiếng Hán hiện đại” làm cơ sở đối chiếu. 
 Tuy không ít những nghiên cứu về ứng dụng từ Hán Việt trong giảng dạy tiếng Hán, 
nhưng những nghiên cứu về phân tích lỗi sai liên quan đến từ Hán Việt thì dường như vẫn còn 
bỏ ngỏ, chỉ có một vài nghiên cứu liên quan như nghiên cứu “Phân tích lỗi sai của học sinh Việt 
Nam trong quá trình thụ đắc tiếng từ tiếng Trung - lấy từ tiếng Trung tương ứng với từ Hán Việt 
hai âm tiết làm ví dụ” của Nguyễn Thị Mai Hiên khi tiến hành điều tra 60 em học sinh thuộc 
trình độ sơ, trung, cao cấp tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát hiện các lỗi sai của 
người học chủ yếu tập trung về ngữ nghĩa. Nguyên nhân hình thành lỗi sai chủ yếu do ảnh 
hưởng của tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, do bản thân người học và do quá trình dạy học. Tuy nhiên, 
nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những đánh giá bước đầu, chưa thực sự có được những kết quả 
thuyết phục. 
 Bài viết dựa trên cơ sở khảo sát các lỗi sai của sinh viên khi dịch từ từ Hán Việt sang 
tiếng Trung để đưa ra những sách lược trong dạy học nhằm phát huy tích cực lợi thế của từ Hán 
Việt trong học tập và sử dụng tiếng Trung. Cấu trúc bài viết gồm 3 nội dung chính: Kết quả 
khảo sát lỗi sai, phân tích nguyên nhân và đưa ra những giải pháp trong dạy học tiếng Trung. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Nguồn gốc và khái niệm về từ Hán Việt 
 Trong thời kì Bắc thuộc, cùng với sự xâm lược và đô hộ của nhà Hán, chữ Hán theo chân 
các quan lại nhà Hán sang nước ta, người Việt tiếp xúc với chữ Hán, học chữ Hán, nhưng lại 
đọc chữ Hán theo quy luật phát âm của tiếng Việt, từ đó mà hình thành lên một hệ thống ngôn 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
3 
ngữ trung gian “chữ Hán-âm Việt”. Vào thế kỉ 20, cùng với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ, 
người Việt đã sử dụng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ “chữ Hán-âm Việt” này và hình thành 
nên từ Hán Việt như ngày nay. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ thứ 10, sau khi Việt Nam trở thành 
một quốc gia độc lập, “chữ Hán-âm Việt” bị tách ly khỏi hệ thống ngôn ngữ tiếng Hán và phát 
triển theo một hướng riêng của tiếng Việt, chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội của 
Việt Nam, hình thành nên sự khác nhau giữa từ Hán Việt và từ tiếng Hán tương ứng. 
 Như vậy, có thể nói từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Trung, là một phương thức người 
Việt Nam sử dụng để đọc tiếng Hán, hay nói một cách khác từ Hán Việt là từ gốc tiếng Hán, 
cách đọc theo âm Hán Việt. 
2.2. Đặc điểm của từ Hán Việt 
 Như đã trình bày ở trên, do từ Hán Việt du nhập vào nước ta từ rất sớm, sau khi nước ta 
giành độc lập thì nó tách khỏi hệ thống tiếng Hán hoà nhập vào tiếng Việt và phát triển độc lập 
với tiếng Hán, chịu sự chi phối của tiếng Việt. Vì thế, một số từ Hán Việt giữ lại nghĩa cơ bản 
giống với tiếng Hán, nhưng một số từ đã có sự thay đổi nhất định về ý nghĩa, từ loại, sắc thái 
Dựa vào đặc điểm giống và khác nhau của từ Hán Việt và từ tiếng Hán tương ứng thì từ Hán 
Việt có các đặc điểm sau: 
 - Nghĩa của từ Hán Việt về cơ bản tương đồng với nghĩa của từ tiếng Trung hiện đại. 
 Loại từ này chiếm tỷ lệ khá cao trong từ Hán Việt, chủ yếu là từ đơn hoặc thuật ngữ trong 
các lĩnh vực âm nhạc, chính trị, y tế, kinh tế Ví dụ như 草药 (thảo dược); 音乐 (âm nhạc); 
音律 (âm luật); 道士 (đạo sỹ); 改革 (cải cách); 干部 (cán bộ); 政府 (chính phủ); 主席 (chủ 
tịch); 股票 (cổ phiếu) 
 - Nghĩa của từ Hán Việt vừa giống vừa khác nghĩa của từ tiếng Trung hiện đại. 
 Ví dụ như từ “保卫 (bảo vệ)” trong tiếng Trung có nghĩa “bảo vệ để không bị xâm phạm” 
như “ 保卫祖国 (bảo vệ tổ quốc)” nhưng trong tiếng Việt ngoài ý nghĩa này ra còn có thể biểu 
thị “người bảo vệ”; “bảo vệ luận văn” nhưng trong tiếng Trung hoàn toàn không có ý nghĩa này. 
 - Nghĩa của từ Hán Việt hoàn toàn không giống nghĩa của từ tiếng Trung hiện đại. 
 Ví dụ như từ “蓬勃” (bồng bột) trong tiếng Trung chỉ phồn vinh, nhưng trong tiếng Việt 
lại chỉ hành động nhất thời, không màng hậu quả. 
 - Từ loại cuả từ Hán Việt khác với từ tiếng Trung hiện đại. 
 Ví dụ như trong tiếng Trung “才 (tài)” là danh từ, nhưng trong tiếng Việt lại vừa là danh 
từ, vừa là tính từ, nên tiếng Việt có thể nói “anh ta rất có tài” hoặc “anh ta rất tài”, nhưng tiếng 
Trung lại không thể nói “他很才”. 
 - Cách kết hợp từ của từ Hán Việt khác với từ tiếng Trung hiện đại. 
 Ví dụ như trong tiếng Việt thường nói “đào tạo nhân tài”, nhưng tiếng Trung không nói 
thế, mà phải dùng “培养人才 (bồi dưỡng nhân tài)”. 
 - Ý nghĩa sắc thái cuả từ Hán Việt khác từ tiếng Trung hiện đại. 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
4 
 Ví dụ trong tiếng Việt từ “tâm địa (心地)” mang ý nghĩa sắc thái xấu nhưng trong tiếng 
Trung từ tương ứng lại là từ mang sắc thái tốt, do vậy tiếng Việt thường nói “tâm địa của cô ta 
rất xấu xa” nhưng nếu dịch sang tiếng Trung lại sử dụng từ tương ứng “心地” mà dịch thành 
“她的心地很坏” thì không đúng mà phải dịch thành “她的心很坏”. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu chính người viết sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng 
hỏi. Đối tượng điều tra là 200 em sinh viên chuyên ngành tiếng Trung từ năm 2 đến năm 4 tại 
Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Trong đó, năm 2 có 64 em, chiếm 38%, năm 3 có 76 
em, chiếm 38%, năm 4 có 60 em, chiếm 30%. Bảng hỏi thiết kế gồm 100 câu, chia làm 2 phần: 
 - Phần 1: phán đoán đúng sai, gồm 20 câu, nội dung chủ yếu là phán đoán các từ Hán 
Việt dịch sang các từ tiếng Trung tương ứng là đúng hay sai. Tích (√) cho những câu đúng, gạch 
chéo (X) cho các câu sai. Ví dụ: 
1. Hoa hậu 花后 口 2. Phẫu thuật 剖术 口 
 - Phần 2: Dịch Việt-Trung, gồm 80 câu, yêu cầu sinh viên dịch các câu tiếng Việt có từ 
Hán Việt sang tiếng Trung. Ví dụ: 
 1. Anh là người rất thành đạt. 
 2. Bây giờ ai cũng có tài khoản ngân hàng. 
 Nội dung phiếu điều tra bao phủ 5 mặt: lỗi sai về nghĩa từ vựng, lỗi sai về từ loại, lỗi sai 
về kết hợp từ, lỗi tự tạo từ mới và lỗi sai về ý nghĩa sắc thái của từ. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
4.1. Kết quả 
 Tổng số phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu, thu về 200 phiếu, không có phiếu trắng, 
nhưng có những câu hỏi sinh viên không trả lời được. Kết quả trả lời phiếu điều tra, xem bảng 
1. 
Bảng 1. Tổng hợp kết quả trả lời phiếu điều tra 
Tổng số 
câu 
Trả lời đúng hoặc sai nhưng lỗi sai 
không liên quan đến từ Hán Việt 
Lỗi sai do dịch trực 
tiếp từ Hán Việt 
Không trả lời 
được 
20000 11658 6268 2074 
100% 58.29% 31.34% 10.37% 
Dựa vào Bảng 1, có thể thấy tỉ lệ lỗi sai do dịch trực tiếp từ Hán Việt lên đến 31.34%, 
một tỉ lệ khá cao. Như vậy cứ bình quân dịch 3 từ Hán Việt các em sẽ sai một từ. Tỉ lệ mắc lỗi 
giữa sinh viên năm 2, 3 và 4 cũng khác nhau, cụ thể xem Bảng 2. 
Bảng 2. So sánh kết quả trả lời phiếu điều tra giữa năm 2, năm 3 và năm 4 
Đối tượng Trả lời đúng hoặc sai nhưng lỗi sai 
không liên quan đến từ Hán Việt 
Lỗi sai do dịch trực 
tiếp từ Hán Việt 
Không trả lời 
được 
Năm 2 45.25% 40.03% 14.72% 
Năm 3 58.96% 31% 10.04% 
Năm 4 71.35% 22.5% 6.15% 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
5 
Như vậy, từ bảng 2 có thể thấy tỉ lệ mắc lỗi nhiều nhất là các em sinh viên năm 2, chiếm 
hơn 40%, tỉ lệ này giảm dần theo sự tích luỹ kiến thức về ngôn ngữ Hán và đến năm 4, tỉ lệ này 
đã giảm xuống còn 22,5%. Tuy vậy, đây vẫn là tỉ lệ mắc lỗi khá cao. Có thể thấy cùng với sự 
nâng cao về trình độ tiếng Hán, các em đã sử dụng từ ngữ chính xác hơn, nhưng vẫn không 
thoát khỏi sự ảnh hưởng của từ Hán Việt. Về tỉ lệ các loại lỗi sai mà sinh viên mắc phải xem 
Bảng 3. 
Bảng 3. Tổng hợp tỉ lệ thể loại lỗi sai của sinh viên 
Loại hình lỗi sai Từ loại 
Ý nghĩa 
sắc thái 
Kết hợp từ 
Tự tạo từ 
mới 
Nghĩa từ 
vựng 
Số lỗi sai/tổng số câu 904/2000 813/2000 645/2000 1833/6000 2073/8000 
Tỷ lệ 43.4% 40.65% 32.25% 30.55% 25.91% 
Bảng 3 cho thấy khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sinh viên mắc lỗi về từ loại nhiều nhất, 
chiếm hơn 43%, kế đến là các lỗi sai về ý nghĩa sắc thái, chiếm 40%, sai về kết hợp từ và tự tạo 
từ mới đều chiếm khoảng 1/3, lỗi sai về nghĩa từ vựng là ít nhất, chỉ chiếm 25.91%. Điều này 
chỉ ra rằng sinh viên thường chú trọng nhiều hơn về vấn đề ghi nhớ nghĩa từ vựng của từ mà 
chưa coi trọng việc nắm vững từ loại, cách kết hợp từ cũng như sắc thái của từ. 
Về tỉ lệ mắc lỗi giữa các sinh viên năm 2, 3 và 4 xem Bảng 4 
Bảng 4. Tỉ lệ mắc lỗi sai giữa sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 
Đối tượng Từ loại Ý nghĩa sắc thái Kết hợp từ Tự tạo từ mới Nghĩa từ vựng 
Năm 2 53.75% 45% 40% 40.65% 31.88% 
Năm 3 45% 40.26% 30.92% 30.57% 25.99% 
Năm 4 36.33% 36.5% 25.67% 18.61% 19.33% 
 Từ bảng 4 có thể thấy tuy tỉ lệ mắc lỗi sai của sinh viên giảm dần theo các năm, nhưng 
vẫn còn khá cao ở các thể loại: Lỗi về từ loại và ý nghĩa sắc thái, mỗi loại này chiếm đến hơn 
36% ngay cả đối với sinh viên năm 4, trong khi đó lỗi về nghĩa từ vựng và tự tạo từ mới đã 
giảm xuống còn rất thấp chưa đến 20%. Điều này cho thấy khi trình độ tiếng Hán được nâng cao 
các em phân biệt được ngữ nghĩa của từ một cách chính xác hơn, cũng hạn chế tự tạo từ mới 
một cách không có cơ sở. Dù vậy, lỗi về từ loại vẫn rất cao. Người viết cho rằng, lỗi về từ loại 
là một trong những loại lỗi tương đối dễ khắc phục, chỉ cần người học có nền tảng ngữ pháp 
vững chắc và nắm được từ loại của từ mình dùng thì hiếm khi mắc phải lỗi này. Vì vậy, có thể 
thấy rằng sinh viên không chú trọng việc học từ loại của từ. Giáo viên trong quá trình giảng dạy 
cần đầu tư nhiều hơn trong việc dạy cho sinh viên nắm được từ loại của từ, đồng thời phân biệt 
từ loại của từ tiếng Hán và từ Hán Việt tương ứng để hạn chế các lỗi sai trên. Ngoài ra, ý nghĩa 
sắc thái của từ và kết hợp từ cũng là một nội dung cần được nhấn mạnh trong quá trình giảng 
dạy. 
 Nguyên nhân chủ yếu tạo thành lỗi sai của người học bao gồm các nguyên nhân sau: 
 - Sử dụng từ tiếng Trung tương ứng từ Hán Việt theo cách dùng trong tiếng Việt 
 Phần lớn các lỗi sai của người học đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Từ Hán Việt vô 
cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
6 
“dục tốc bất đạt”, những bài thơ như “Nam quốc sơn hà” mà chúng ta thuộc lòng ngay từ rất 
nhỏ đều có yếu tố Hán Việt. Vì thế, để cho việc giao tiếp được lưu loát và trôi chảy, khi phải 
biểu đạt nội dung có từ Hán Việt, các em thường tìm ngay từ tương ứng trong tiếng Trung và sử 
dụng mà chẳng quan tâm xem ý nghĩa và cách dùng của chúng có tương đương với nhau không. 
Ví dụ như khi dịch câu “Cuối tuần này tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp” thì các em dịch thành 
“这个周末我要保卫毕业论文”. Từ Hán Việt “bảo vệ” tương ứng với từ “保卫” trong tiếng 
Trung. Tuy nhiên, ở đây nghĩa của từ “bảo vệ (保卫)” trong tiếng Việt đã được mở rộng để nói 
“bảo vệ luận văn”, nhưng trong tiếng Trung lại không như vậy, mà khi nói “bảo vệ luận văn” 
người ta dùng “论文答辩”. Người học do không nắm được sự khác nhau này mà biểu đạt sai. 
 - Do tài liệu, giáo trình, từ điển 
 Hiện tại các tài liệu dạy tiếng Trung cho người Việt vẫn còn rất hạn chế, thường là dịch từ 
tài liệu tiếng Trung dành cho các nước nói tiếng Anh, vì thế nó không phù hợp với đặc điểm của 
người Việt học tiếng Trung, cũng không khắc phục được những nhược điểm của người Việt khi 
học tiếng Trung. Phần giải thích nghĩa của từ trong tài liệu thường bằng tiếng Anh, người học 
khi học phải tự tra cứu tìm hiểu, dựa vào khối lượng kiến thức được tích luỹ của các em nếu như 
không có sự chỉ dẫn của giáo viên trên lớp, các em có thể tra đúng nghĩa của từ đã khó rồi, đừng 
nói đến chuyện hiểu rõ được cách sử dụng trong những hoàn cảnh ngôn ngữ khác nhau của từ. 
 Hiện nay có rất nhiều từ điển khi giải thích từ Hán Việt thì nghĩa đầu tiên từ điển đưa ra 
là từ tương ứng trong tiếng Trung. Ví dụ như trong từ điển Việt - Hán hiện đại do Nhà xuất bản 
nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ xuất bản, trang 666 giải thích từ “phi thường” là “非常”; trang 
772 giải thích từ “thần tượng” là “神像, 偶像”, trong từ điển Việt - Hán hiện đại do Nhà xuất 
bản Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 2005, trang 1071 giải thích từ “thủ đoạn” là 
“手段;手腕;手法”. Điều này dễ làm người học cho rằng đây là nghĩa cơ bản của từ. 
 Ngoài ra, đa phần các từ điển Việt - Hán chỉ đưa ra phần giải thích nghĩa mà không đưa 
ra từ loại. Ví dụ như trang 1679, từ điển Hán - Việt do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 
xuất bản năm 2008 giải thích từ “印象” là “Ấn tượng;深刻的~: ấn tượng sâu sắc. 
他给我的~很好: Ấn tượng của anh ta để lại cho tôi rất tốt”. Do không nói rõ từ loại của từ nên 
khi người học dịch sang tiếng Trung thường cho rằng từ tiếng Trung và tiếng Việt cùng một từ 
loại, tạo thành nhiều lỗi sai. 
 Thêm vào đó, một số từ điển đưa ra những ví dụ chưa đúng. Ví dụ như trang 358, từ điển 
Việt - Hán hiện đại do Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học 
xã hội Việt Nam xuất bản năm 2005 khi lấy ví dụ giải thích từ “đàng hoàng” có một ví dụ là 
“xây dựng nước ta đàng hoàng hơn” dịch thành “把我国建设得更加堂皇”, dịch như vậy là 
chưa chính xác, nên sửa thành “把我国建设得更加繁荣”. Hay ví dụ trong phần giải thích từ 
“bảo vệ” trang 54, từ điển dịch cụm từ “bảo vệ luận án” thành “辩护论文”, nên sửa thành 
“论文答辩”. Trên đây chỉ là một số các ví dụ về sự chưa chuẩn xác của từ điển dễ khiến người 
học mắc lỗi. 
 - Phương pháp học tập của người học chưa đúng 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
7 
 Ngoài nguyên nhân khách quan kể trên thì đây cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên lỗi 
sai của người học. Khi học tập và sử dụng tiếng Trung, khi cần phải tra cứu một từ, một thông 
tin, các em thường tra cứu từ một, hai kênh thông tin duy nhất, nên hầu như không có sự so sánh 
và chắt lọc thông tin, không tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy. Ví dụ như khi tra từ điển, 
rất nhiều em sử dụng phần mềm từ điển tích hợp vào điện thoại, một số phần mềm còn không rõ 
ràng, điều này dẫn đến tra sai nghĩa của từ, hoặc tra được nghĩa của từ nhưng không biết cách 
dùng do không có ví dụ minh họa... Đặc biệt khi tra từ điển Việt - Trung các em thường không 
đối chiếu kiểm tra lại bằng từ điển Trung - Việt hay các phương tiện khác mà chọn ngay nghĩa 
đầu tiên tìm được của từ. Từ điển thường chỉ cung cấp nghĩa của từ một cách tương đối, nó 
không thể nói rõ cái từ ấy được dùng trong hoàn cảnh nào, kết hợp với từ nào, trong khi đó 
người học khi tra nghĩa của từ điển thì rất yên tâm mà bê nguyên cả từ vào trong câu mà sử 
dụng, không để ý đến các yếu tố ngữ pháp khác của từ như từ loại, ý nghĩa sắc thái, sự kết hợp 
từ do vậy thường dùng từ sai, đặt câu sai. 
5. Đề xuất 
 Để phát huy những tác dụng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của từ Hán 
Việt đối với người Việt học tiếng Trung, người viết đưa ra một số đề xuất sau. 
5.1. Thông qua dạy học từ Hán Việt đơn âm tiết giúp người học ghi nhớ nghĩa của từ và 
mở rộng lượng từ vựng 
 Trong tiếng Trung, có rất nhiều từ đơn âm tiết tương ứng với từ tiếng Hán Việt. Ví dụ 大 
(đại); 马 (mã); 六 (lục); 国 (quốc); 安 (an)... Vì vậy, nếu người học có thể nắm vững ý nghĩa 
c

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_loi_sai_cua_sinh_vien_khoa_ngoai_ngu_dai_hoc_thai_n.pdf