Đánh giá giáo trình “life”, bộ giáo trình tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình dạy và học tiếng Anh cơ bản

dành cho sinh viên không chuyên ngữ của Đại Học Huế, bậc 1/6 – 3/6 (A1 – B1 theo CEFR), trên cơ

sở các kết quả thu được nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các đề xuất giải pháp sử dụng giáo trình có hiệu

quả, hỗ trợ sinh viên đạt kết quả đầu ra bậc 3/6 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện với 28 giảng viên tiếng Anh thuộc Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Đại học

Ngoại ngữ Huế, Đại học Huế và 145 sinh viên không chuyên ngữ từ các trường thành viên trong Đại

học Huế với nhiều trình độ tiếng Anh khác nhau, theo phương pháp định tính và định lượng, có sử dụng

bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn cá nhân và dùng các phần mềm máy tính để xử lý kết quả. Khảo sát

và số liệu được phân tích dựa trên thang đánh giá 5 bậc Likert, trên cơ sở đó các đề xuất và kiến nghị

được đưa ra để nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng giáo trình này trong quá trình dạy và học tiếng

Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Từ khoá: Đánh giá giáo trình, giáo trình Tiếng

Anh cơ bản, Life-Cengate Learning

pdf14 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá giáo trình “life”, bộ giáo trình tiếng Anh cơ bản dành cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH “LIFE”, BỘ GIÁO TRÌNH 
TIẾNG ANH CƠ BẢN DÀNH CHO SINH VIÊN 
KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ 
Lê Thị Thanh Chi*, Nguyễn Lê Ngân Chinh, Trần Thị Lệ Ninh, 
Trần Phạm Minh Đức 
Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế 
Nhận bài: 26/06/2018; Hoàn thành phản biện: 31/07/2018; Duyệt đăng: 30/08/2018 
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá giáo trình “Life”, bộ giáo trình dạy và học tiếng Anh cơ bản 
dành cho sinh viên không chuyên ngữ của Đại Học Huế, bậc 1/6 – 3/6 (A1 – B1 theo CEFR), trên cơ 
sở các kết quả thu được nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các đề xuất giải pháp sử dụng giáo trình có hiệu 
quả, hỗ trợ sinh viên đạt kết quả đầu ra bậc 3/6 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. 
Nghiên cứu được thực hiện với 28 giảng viên tiếng Anh thuộc Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Đại học 
Ngoại ngữ Huế, Đại học Huế và 145 sinh viên không chuyên ngữ từ các trường thành viên trong Đại 
học Huế với nhiều trình độ tiếng Anh khác nhau, theo phương pháp định tính và định lượng, có sử dụng 
bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn cá nhân và dùng các phần mềm máy tính để xử lý kết quả. Khảo sát 
và số liệu được phân tích dựa trên thang đánh giá 5 bậc Likert, trên cơ sở đó các đề xuất và kiến nghị 
được đưa ra để nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng giáo trình này trong quá trình dạy và học tiếng 
Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Từ khoá: Đánh giá giáo trình, giáo trình Tiếng 
Anh cơ bản, Life-Cengate Learning 
1. Mở đầu 
 Tài liệu giảng dạy luôn có vai trò quan trọng trong quá trình học tập nói chung và học ngoại ngữ nói 
riêng. Đối với việc học tiếng Anh, một giáo trình học phù hợp, có thiết kế bắt mắt với nhiều hình ảnh đẹp, 
nội dung phù hợp với trình độ và ngữ cảnh của người học sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, thái 
độ và hành vi của học viên, mang lại cho họ động cơ học tập tốt. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc học tiếng 
Anh thành công, trong đó việc lựa chọn giáo trình phù hợp là một yếu tố rất quan trọng. Theo Richards 
(2005), giáo trình không chỉ cung cấp cho người học chương trình học một cách hệ thống, trọng tâm và có 
kế hoạch mà còn cung cấp nội dung kiến thức chuẩn hóa. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể xác định 
được giáo trình đó có phù hợp với các mục tiêu đề ra của khóa học hay không? 
Nghiên cứu này nhằm mục đích: 
1. Đánh giá giáo trình “Life” của các tác giả John Hughes, Helen Stephenson, Paul Dummett, nhà xuất bản 
Cengate Learning, trình độ A1 – A2 và A2 – B1 theo quan điểm của giảng viên tiếng Anh (GV) và sinh viên 
không chuyên ngữ (SV). 
2. Gợi ý các cách sử dụng dạy và học giáo trình phù hợp nhu cầu và sở thích của sinh viên, đồng thời 
góp phần định hướng để sinh viên đạt chuẩn đầu ra bậc 3/6 theo quy định. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Định nghĩa đánh giá giáo trình 
* Email: lethanhchi67@gmail.com 
Đánh giá giáo trình hay tài liệu dạy học là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực giáo dục. Tất cả 
mọi hệ thống giáo dục đều có 5 tham số quan trọng, đó là: giáo viên, học viên, phương pháp giảng dạy, tài 
liệu giảng dạy và đánh giá. Rea-Dickens và Germaine (1992) cho rằng việc đánh giá giáo trình có liên quan 
đến quá trình học tập và tiến bộ của học viên và sự thay đổi về phương pháp giảng dạy của giáo viên bằng 
cách này hay cách khác. Hơn thế nữa, Kiely (2009) cũng cho rằng việc đánh giá giáo trình có vai trò then 
chốt trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng dạy và học. Tương tự, Jones (2009) đồng ý rằng sự đánh 
giá giáo trình là điều thiết yếu để đảm bảo sự lựa chọn tài liệu dạy học phù hợp với chương trình đào tạo, 
tính nhất quán giữa lý thuyết và thực tế lớp học, cũng cần phải tính đến quan điểm cá nhân của các giáo 
viên, thái độ hành vi của học viên, mức độ hoàn thành học phần của học viên. 
Cunningsworth (1984) định nghĩa đánh giá giáo trình là một “quá trình tương tác”, bao gồm sự đánh 
giá sâu các tài liệu giảng dạy đang sử dụng. Trong một định nghĩa khác, ông cũng nhấn mạnh rằng đây là một 
quá trình tương tác lẫn nhau giữa giáo viên, học viên và tài liệu dạy học. Tomlinson (2003) thì cho rằng việc 
đánh giá giáo trình là một hoạt động thuộc ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics) mà qua đó người cố 
vấn, giáo viên, người biên soạn giáo trình và các nhà quản lý có thể suy xét về những lợi ích mà giáo trình 
mang lại cho người sử dụng nó. Ngoài ra, Ellis (1997) và Cunningsworth (1995) cũng cho rằng việc đánh giá 
giáo trình sẽ phần nào giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình giảng dạy của mình, đặc biệt là phần kiểm tra 
đánh giá học viên có phù hợp hay chưa. 
2.2. Các mô hình đánh giá giáo trình 
Theo các quan điểm trên, Ellis (1997) đã xác định có 2 loại đánh giá, đó là đánh giá dự báo (predictive) 
và đánh giá hồi quy (restrospective). Loại thứ nhất có liên quan đến những tài liệu dạy học phù hợp với nhu 
cầu của sinh viên (dựa trên phân tích nhu cầu sinh viên), loại thứ hai đề cập đến những tài liệu dạy học đã và 
đang sử dụng. Hơn thế nữa, tác giả Ellis (1997) cũng cho rằng giáo viên cần có hai nguyên tắc để đánh giá 
dự báo. Một phụ thuộc vào thái độ chủ quan của ngưởi đánh giá, đây là người định ra các tiêu chí đánh giá 
một giáo trình; nguyên tắc kia phụ thuộc vào nhận xét khách quan của các đối tượng liên quan trong quá trình 
sử dụng giáo trình. 
Theo hai quan điểm tiếp cận về đánh giá giáo trình, mô hình đánh giá gồm đánh giá vĩ mô (macro) 
và đánh giá vi mô (micro). Cũng theo quan điểm này, Grant (1987) đề nghị một quá trình đánh giá gồm ba 
giai đoạn: 
(1) Đánh giá sơ bộ (initial evaluation) gồm đánh giá hình thức bên ngoài của cuốn sách, trong giai 
đoạn này, Grant (1987) đưa ra một loại test gọi là CTALYST, tám chữ cái trong từ CATALYST biểu thị 
cho tám tiêu chí đánh giá giáo trình/tài liệu dạy học xem có phù hợp với mục tiêu khóa học và nhu cầu học 
viên hay không, đó là: 
- Tính giao tiếp (communicative): sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ trong giáo trình để giao tiếp. 
- Tính mục đích (aims): phù hợp với mục tiêu khóa học. 
- Tính truyền đạt (teachable): dễ sử dụng, cấu trúc giáo trình phù hợp. 
- Có nguồn học liệu bổ sung (available add-ons): sách hướng dẫn cho GV, sách bài tập, băng đĩa 
- Cấp độ nào (level)? có phù hợp hay không? 
- Ấn tượng của bạn (your impression) khi sử dụng giáo trình. 
- Hứng thú khi sử dụng giáo trình (student interest). 
- Tính thử nghiệm và ứng dụng (tried and tested): giáo trình này đã được thử nghiệm ở lớp học nào hay 
chưa? Đối tượng nào đã sử dụng? Kết quả như thế nào? Làm sao bạn biết được? 
(2) Đánh giá chi tiết (detailed evaluation) gồm đánh giá mức độ hiệu quả của giáo trình đối với người 
dạy, người học và chương trình đào tạo; gồm bản câu hỏi khảo sát tập trung vào ba phần: 
- Giáo trình/tài liệu dạy học này có phù hợp với người học hay không? 
- Giáo trình/tài liệu dạy học này có phù hợp với người dạy hay không? 
- Giáo trình/tài liệu dạy học này có phù hợp với chương trình đào tạo hay không? 
(3) Đánh giá tài liệu đang sử dụng (in-use evaluation) được tiến hành thường xuyên dưới góc độ 
chuyên biệt nào đó, và khẳng định lại hiệu quả sử dụng của giáo trình. 
Đồng quan điểm với Grant (1987), McDonough và Shaw (1993) cũng đưa ra quá trình đánh giá giáo 
trình gồm ba giai đoạn: giai đoạn 1 là đánh giá ngoài (external evaluation) có liên quan đến nhận xét hình 
thức giáo trình; giai đoạn 2 đánh giá trong (internal) liên quan đến việc nghiên cứu khảo sát các tài liệu 
chuyên sâu hơn; giai đoạn 3 là giai đoạn đánh giá tổng thể (overall) bao gồm đánh giá các yếu tố như tính 
thích hợp, tính phổ quát, tính linh hoạt và tính thích ứng của giáo trình. 
Liên quan đến mô hình đánh giá giáo trình, Breen và Candlin (1987) đã đề nghị quá trình đánh giá 
gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ triển khai các câu hỏi ban đầu để tìm hiểu tính hiệu quả của giáo trình, 
giai đoạn 2 liên quan các câu hỏi được cho là phù hợp nhất, gần gũi với nhu cầu người học nhất để lựa chọn 
và sử dụng giáo trình cho các nhóm đối tượng cụ thể. 
Biểu đồ 1. Các giai đoạn đánh giá theo Breen (1987) 
Breen và Candlin (1987) cũng đưa ra ba giai đoạn trong việc đánh giá các tài liệu (evaluation of 
materials) như sau: 
Tài liệu - kế hoạch giảng dạy: đề cập đến giá trị lý luận của tài liệu, thông thường nhắm đến một đối 
tượng chung chung. 
Tài liệu - đang được tiến hành. Giai đoạn này bao gồm những thông tin về những phương cách mà 
người học và người dạy thật sự sử dụng và phản hồi đối với tài liệu, cho biết tài liệu đó có thành công hay 
không. 
Tài liệu - 
kế hoạch 
giảng dạy 
Kết quả 
từ tài liệu 
 Tài liệu 
 đang được 
 tiến hành 
Kết quả từ tài liệu: kết quả này liên quan đến người học, là cơ sở giúp giáo viên vận dụng, điều chỉnh 
tài liệu và hoạt động dạy học cho phù hợp. 
Như vậy ba giai đoạn của hoạt động đánh giá các tài liệu có liên quan mật thiết với nhau, và chủ yếu 
dựa vào ý kiến của người học để từ đó xem xét lại nội dung tài liệu và phương pháp lên lớp của giáo viên. 
Về nội dung đánh giá hiệu quả dạy học, Centra (1993) và Braskamp và Ory (1994) cũng đưa ra sáu 
lĩnh vực sau đây: 
- Tổ chức và kế hoạch của học phần 
- Sự thể hiện rõ ràng các kỹ năng giao tiếp 
- Tương tác giữa giáo viên và sinh viên 
- Mức độ khó của học phần, khối lượng công việc 
- Kiểm tra đánh giá 
- Hoạt động tự học của sinh viên 
2.3. Cơ sở thực tiễn 
 Tại Đại học Huế và Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, việc sử dụng các giáo trình tiếng Anh 
đã được tiến hành theo sự thay đổi của chương trình giảng dạy. Sau khi Quyết định 1400 (Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, 2008) được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt, việc học ngoại ngữ ở Việt Nam đã được triển khai 
theo hướng dẫn của Đề án Quốc gia 2020. Về chuẩn đầu ra của tiếng Anh không chuyên ngữ tại các trường 
đại học và cao đẳng nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định Bậc 3/6 (tương đương với B1 theo CEFR) 
là yêu cầu về trình độ tiếng Anh tối thiểu và là điều kiện tiên quyết tốt nghiệp đại học của sinh viên (Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, 2014, tr. 3). 
 Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế chịu trách nhiệm về việc giảng dạy và kiểm tra trình độ tiếng Anh 
cho khoảng 17.000 sinh viên không chuyên ngữ của Đại học Huế. Theo tinh thần của Đề án NNQG 2020, 
Đại học Huế cùng các trường và khoa thành viên đã ban hành văn bản về việc thực hiện các kết quả học 
tập dựa trên các quy định về chuẩn đầu ra cho sinh viên không chuyên ngữ, quy định này được chính thức 
áp dụng cho sinh viên các khóa học 2013-2017. Theo yêu cầu, từ năm 2017, tất cả các sinh viên của Đại 
học Huế đều phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 3 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người 
Việt Nam (tương đương với cấp độ B1 của CEFR) như là điều kiện tiên quyết để tốt nghiệp đại học. 
 Với số lượng khoảng 17.000 sinh viên không chuyên ngữ của Đại học Huế thì đây thực sự là một thị 
trường đầy tiềm năng theo quan điểm của nhà xuất bản. Vấn đề ở đây là lựa chọn bộ sách nào phù hợp với 
đối tượng sinh viên Đại Học Huế, đảm bảo đạt được mục tiêu khóa học và tăng động cơ học tập trong bối 
cảnh chương trình đào tạo có nhiều thay đổi. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu trên, chúng tôi đề xuất hai câu hỏi nghiên cứu như sau: 
1. Giáo trình “Life” có phù hợp với đối tượng SV (sinh viên) không chuyên ngữ của Đại Học Huế không? 
2. GV (giáo viên) và SV (sinh viên) cần sử dụng giáo trình “Life” như thế nào để đạt được kết quả như 
mong muốn? 
Đối tượng nghiên cứu là 145 sinh viên không chuyên ngữ của tám trường và khoa thành viên trong 
Đại Học Huế, đang theo học các lớp tiếng Anh cơ bản trình độ A1, A2, B1 với giáo trình “Life” của các tác 
giả John Hughes, Helen Stephenson, Paul Dummett, nhà xuất bản Cengate Learning, National Geographic tại 
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; và 28 giáo viên dạy tiếng Anh cơ bản có sử dụng giáo trình “Life” 
tại Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành (TACN), Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định lượng với bảng câu hỏi khảo sát dành cho sinh viên và 
giảng viên. Phiều điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo các tiêu chí đánh giá giáo trình do Hutchinson 
và Waters (1987), Cunningsworth (1995), Tomlinson (1999) và McGrath (2002); và dựa vào các đặc tả kỹ 
năng ngôn ngữ cần đạt được ở các cấp độ theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và bộ tiêu chí đánh giá 
sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT Việt Nam ban hành, có tham khảo các định dạng đề thi hết cấp độ và thi 
chứng chỉ đầu ra của SV không chuyên ngữ Đại học Huế. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Các kết quả có được của nghiên cứu này được chia làm ba phần chính: (1) thông tin chung về đối 
tượng tham gia khảo sát, (2) Đánh giá chung của giáo viên và sinh viên về giáo trình “Life”, (3) Đánh giá giáo 
trình “Life” trên các nhóm tiêu chí cụ thể. 
4.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát 
Biểu đồ 2. Thành phần sinh viên các trường tham gia khảo sát 
Biểu đồ 2 cho thấy số lượng sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát của trường Đại học Kinh 
Tế Huế (59 SV chiếm 40,6) và Đại học Y Dược Huế (46 SV chiếm 31,7) chiếm đa số; do giá thành của 
giáo trình này vẫn còn khá đắt (185.000 VND/1 cuốn) so với túi tiền sinh viên miền trung (theo nhận định 
của nhiều SV và GV) nên số SV chọn đăng ký học giáo trình “Life” phần lớn vẫn là SV Đại học Kinh tế 
Huế và Đại học Y Dược Huế, đối tượng có điều kiện đầu tư cho việc học ngoại ngữ nói chung và có động 
cơ học ngoại ngữ cao hơn. 
Biểu đồ 2 cho thấy đa phần SV đã được học tiếng Anh trên 5 năm (SV đã học tiếng Anh ít nhất là từ 
bậc trung học cơ sở), chỉ có 9% SV đã học tiếng Anh từ 3 - 5 năm và 7% đã học tiếng Anh dưới 3 năm. 
46
59
12
5 5 5 7 6
0
20
40
60
80
Y Dược Kinh tế Sư Phạm Nông
Lâm
Du lịch Ngoại 
ngữ
Luật Khoa học
Thành phần sinh viên các trường tham gia khảo sát
Biểu đồ 2. Số năm sinh viên đã học tiếng Anh 
Với kết quả khảo sát theo Biểu đồ 3, số SV đang theo học TACB B1 với giáo trình “Life” chiếm hơn 
một nửa (55%), trong khi đó A2 là 26% và A1 là 19%. Như vậy đa số SV đang học B1 với giáo trình Life 
sẽ có cơ hội để phản hồi những ưu điểm và nhược điểm của giáo trình rõ nét hơn qua quá trình sử dụng bộ 
sách và đánh giá được tác động của giáo trình toàn diện hơn trên cơ sở mức độ hỗ trợ của giáo trình để đạt 
chuẩn đầu ra B1 theo quy định. 
Biểu đồ 3. Các cấp độ tiếng Anh SV đang theo học tại trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Huế 
- Thành phần giảng viên tiếng Anh tham gia khảo sát 
Bảng 1. Thành phần giảng viên tiếng Anh tham gia khảo sát 
Thông tin về nhóm GV tham gia khảo sát Số lượng Tỉ lệ (%) 
Đang dạy TACB trình độ 
Bậc 1/6 0 0 
Bậc 2/6 0 0 
Bậc 3/6 8 28,6 
Cả 3 bậc 20 71,4 
Giới tính 
Nam 3 10.7 
Nữ 25 89.3 
Thời gian dạy TACB Dưới 5 năm 6 21,4 
10, 7%
13, 9%
122, 84%
0, 0%
Số năm đã học tiếng Anh
Dưới 3 năm
Từ 3 – 5 năm
Trên 5 năm
28, 
19
%37, 
26
%
80, 55%
0, 0%
Các cấp độ tiếng Anh SV đang theo học tại trường Đại học Ngoại 
ngữ, Đại Học Huế
Bậc 1/6 (A1)
Bậc 2/6 (A2)
Bậc 3/6 (B1)
Từ 5 - 10 năm 8 28,6 
Trên 10 năm 14 50 
Văn bằng cao nhất 
Tiến sỹ 0 0 
Thạc sỹ 25 89.3 
Cử nhân 3 10.7 
Số giờ dạy tiếng Anh 
trong 1 tuần 
Dưới 5 giờ 0 0 
Từ 10 – 15 giờ 6 21.4 
Từ 15 – 20 giờ 6 21.4 
Trên 20 giờ 16 57.1 
Tổng số mẫu 28 100% 
Theo Bảng 1, 2/3 GV tham gia khảo sát là các GV đang đảm nhận giảng dạy TACB cả ba cấp độ, 
chỉ có 28.6% GV đang dạy các lớp B1 với giáo trình “Life”. Do đặc thù của môn ngoại ngữ nên phần lớn 
GV là nữ (89.3%); 50% số mẫu là những GV có kinh nghiệm giảng dạy với số năm công tác trên 10 năm, 
số còn lại là các GV trẻ nhưng rất nhiệt tình và mong muốn đổi mới trong phương pháp giảng dạy; đa số là 
thạc sĩ chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh (89.3%) còn lại là các GV trẻ đang theo học các 
lớp sau đại học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Gần 60% GV dạy trên 20 giờ trong một tuần, 
đây là một thực tế về sự quá tải đối với các lớp học TACB hiện tại tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 
 Để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: “Giáo trình Life có phù hợp với đối tượng sinh viên 
không chuyên ngữ của Đại Học Huế không?” nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra các nhóm lớp 
TACB với ba cấp độ khác nhau tại Khoa TACN Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và thu được 145 phiếu trả lời. 
Qua thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: 
3.2. Đánh giá chung của giáo viên và sinh viên về giáo trình “Life” 
Biểu đồ 4. Đánh giá chung của giáo viên và sinh viên về giáo trình “Life” 
Trả lời câu hỏi đánh giá chung về giáo trình này, giáo viên và sinh viên có những ý kiến đánh giá khác 
nhau về mức độ phù hợp của giáo trình “Life”, tuy nhiên đa phần cả giáo viên và sinh viên đều cho rằng sách 
này khá phù hợp với các khóa học tiếng Anh cơ bản từ cấp độ A1 đến B1 (22 ý kiến GV chiếm 78.6% và 115 
ý kiến SV chiếm 79.3%) 
Nhìn chung đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo trình trong quá trình dạy và 
học TACB (110 ý kiến, 75.9%), và xác định Giáo trình “Life” là cần thiết cho chương trình học TACB 
tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế (113 ý kiến, 77.9%); đa số sinh viên cũng nhận định: nếu 
sử dụng tốt giáo trình này, kết quả đạt được qua các kỳ thi kết thúc học phần và thi chứng chỉ đầu ra 
B1 sẽ được cải thiện đáng kể (116 ý kiến, 80%). 
4.2. Đánh giá giáo trình “Life” trên các nhóm tiêu chí cụ thể 
4.2.1. Nhóm tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp giảng dạy 
13 4
22
115
2 17
0
50
100
150
giáo
viên
sinh
viên
không phù hợp
phù hợp
không có ý kiến
Nhóm tiêu chí này gồm chín tiêu chí, nhằm đánh giá sự phù hợp của giáo trình đối với chương trình, 
mục tiêu giảng dạy, đối tượng người học. Phương pháp tiếp cận, đường hướng, phương pháp giảng dạy 
tiếng Anh được đánh giá để đảm bảo mức độ tương thích của giáo trình với xu hướng cập nhật trong giảng 
dạy tiếng Anh ở Việt Nam và trên thế giới. 
Bảng 2. Đánh giá “Life” theo nhóm tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp giảng dạy 
Tiêu chí đánh giá Giáo viên tiếng Anh SV không chuyên ngữ 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
1. Đáp ứng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng 
của chương trình học 
26 92.9 113 77.8 
2. Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của 
người học 
22 78.6 127 87.6 
3. Có tính nhất quán giữa các thành tố của 
quá trình dạy/học 
22 78.6 121 83.4 
4. Phát triển cân bằng giữa bốn kỹ năng 
Nghe, Nói, Đọc và Viết 
23 82.1 124 85.5 
5. Được biên soạn theo phương pháp giảng 
dạy hiện đại, giao tiếp 
26 92.9 127 87.6 
6. Dễ dàng áp dụng theo các phương pháp 
dạy và học hiện đại 
20 71.4 128 88.3 
7. Các hoạt động dạy học được thiết kế 
phong phú, đa dạng 
25 89.2 121 83.4 
8. Tạo cơ hội làm việc cá nhân, theo cặp và 
nhóm của người học 
24 85.7 127 87.6 
9. Tương thích với yêu cầu về chuẩn đầu ra 
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành 
cho Việt Nam 
22 78.6 125 86.2 
Bảng 2 cho thấy đa số các GV và SV tham gia khảo sát đều đánh giá cao tính mục tiêu, nguyên tắc 
sư phạm của giáo trình “Life”. Hầu hết GV đánh giá cao phần đáp ứng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của 
chương trình học, biên soạn theo phương pháp giảng dạy hiện đại, giao tiếp và các hoạt động dạy học trong 
“Life” được thiết kế phong phú, đa dạng (trên 90%), cho phép GV áp dụng các phương pháp giảng dạy 
linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học. Các GV và SV cũng đánh giá cao tính nhất quán của bộ giáo 
trình “Life” (thể hiện ở tính nhất quán giữa các thành tố của quá trình dạy học về mục tiêu, phương pháp 
giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, phương tiện dạy học. Bên cạnh đó, 
71.4% GV cho rằng dễ dàng áp dụng giáo trình này theo các phương pháp dạy học hiện đại, tỉ lệ này là cao 
so với các đánh giá khác, tuy nhiên vẫn còn gần 30% các GV ngần ngại khi sử dụng “Life” với các tiện ích 
hỗ trợ dạy học, có thể do thời lượng môn học không cho phép, hoặc do những trở ngại về kỹ thuật, am hiểu 
về phần mềm chuyên dụng. Trên 80% ý kiến SV đánh giá cao giáo trình “Life” ở tất cả các mục trong 
nhóm tiêu ch

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_giao_trinh_life_bo_giao_trinh_tieng_anh_co_ban_danh.pdf
Tài liệu liên quan