Chìa khoá học tiếng Anh hoàn hảo

Word Stress là chìa khoá vàng số một để nói và hiểu tiếng Anh. Word Stress

có vai trò rất quan trọng. Đó là một trong những cách tốt nhất để hiểu được

tiếng Anh nói, đặc biệt là khi nói nhanh. Chẳng hạn ta có các từ: photograph

(bức ảnh), photographer (thợ nhiếp ảnh) và photographic (như ảnh chụp).

Khi nói, các từ này nghe rất khác nhau, bởi vì mỗi từ có một âm tiết được

nhấn trọng âm (nghe mạnh hơn các âm tiết khác): PHOtograph;

phoTOgrapher; photoGRAPHic. Cách nhấn trọng âm như thế này xuất hiện

trong TẤT CẢ các từ có từ hai âm tiết trở lên, ví dụ: TEACHer, JaPAN,

CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND,

etCETera.

pdf4 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chìa khoá học tiếng Anh hoàn hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chìa khoá học tiếng Anh hoàn hảo 
1. Học trọng âm từ (Word Stress) 
Word Stress là chìa khoá vàng số một để nói và hiểu tiếng Anh. Word Stress 
có vai trò rất quan trọng. Đó là một trong những cách tốt nhất để hiểu được 
tiếng Anh nói, đặc biệt là khi nói nhanh. Chẳng hạn ta có các từ: photograph 
(bức ảnh), photographer (thợ nhiếp ảnh) và photographic (như ảnh chụp). 
Khi nói, các từ này nghe rất khác nhau, bởi vì mỗi từ có một âm tiết được 
nhấn trọng âm (nghe mạnh hơn các âm tiết khác): PHOtograph; 
phoTOgrapher; photoGRAPHic. Cách nhấn trọng âm như thế này xuất hiện 
trong TẤT CẢ các từ có từ hai âm tiết trở lên, ví dụ: TEACHer, JaPAN, 
CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, 
etCETera. 
 Những âm tiết không được nhấn trọng âm được gọi là 'weak' (yếu), 'small' 
(nhỏ) hay 'quiet' (câm). Người bản xứ nghe các âm tiết được nhấn trọng âm 
chứ không nghe những âm yếu. Nếu sử dụng Word Stress khi nói, ngay lập 
tức bạn sẽ tự động nâng cao khả năng phát âm và nghe hiểu của mình. Hãy 
nhờ giáo viên tiếng Anh của bạn giúp bạn hiểu về Word Stress. Mỗi khi 
nghe tiếng Anh trên đài hay tivi, cố gắng nghe được trọng âm trong từng từ. 
Bước đầu tiên là nghe được và nhận ra, sau đó thì bạn có thể sử dụng các 
trọng âm đó. 
 2. Trọng âm câu (Sentence Stress) 
Sentence Stress là chìa khoá vàng thứ hai để nói và hiểu tiếng Anh. Bạn cần 
biết và học về Sentence Stress bởi nó rất quan trọng. Với Sentence Stress, 
một số từ trong một câu được nhấn trọng âm (nghe mạnh hơn) và những từ 
khác yếu hơn (âm câm). Ví dụ: We want to go (Chúng tôi muốn đi). Chúng 
ta không nói tất cả các từ trong câu này với trọng âm hay lực như nhau, mà 
các từ quan trọng được nói to hơn, còn các từ không quan trọng thì nhỏ hơn. 
Các từ quan trọng trong mỗi câu được minh họa bằng chữ in hoa như sau: 
 We WANT to GO. (Chúng tôi muốn đi). 
We WANT to GO to WORK. (Chúng tôi muốn đi làm). 
We DON'T WANT to GO to WORK. (Chúng tôi không muốn đi làm). 
We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT. (Chúng tôi không muốn đi 
làm vào ban đêm). 
 3. Nghe! Nghe! Nghe! 
Thỉnh thoảng người học hay phàn nàn: “Em không thích nghe đài BBC vì họ 
nói quá nhanh nên em không hiểu được”. Tiếc thay, khi mà tốc độ nói của 
họ quá nhanh đối với bạn, khi mà bạn không thể hiểu họ nói gì, đó chính là 
khi bạn CẦN PHẢI nghe! Nếu không nghe và không luyện tập thì làm sao 
bạn tiến bộ được? Khi còn sơ sinh, bạn có hiểu được tiếng Việt không? Khi 
bạn được 3 tuần, 2 tháng hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được tất cả các từ 
trong tiếng mẹ đẻ không? Tất nhiên là không! Nhưng bạn học để hiểu được 
bằng cách nghe. Hãy cùng suy ngẫm: Bạn học để hiểu ngôn ngữ bằng cách 
nghe, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, sau đó bạn mới học nói, rồi học 
đọc, và học viết. Nhưng nghe vẫn là kỹ năng đầu tiên! 
 4. Đừng nghe! 
Chúng ta vừa nói trong chìa khoá số 2: Nghe! Nghe! Nghe, và bây giờ lại 
nói Đừng nghe! Bạn có chỉ ra được sự khác biệt giữa động từ LẮNG NGHE 
(to listen) và NGHE THẤY ( to hear) không? LẮNG NGHE mang tính 
chủ động, còn NGHE THẤY mang tính bị động. Đôi lúc bạn có thể nỗ lực 
LẮNG NGHE. Đôi lúc bạn có thể cố gắng hết sức. Đôi lúc, tốt hơn là bạn 
chỉ nên NGHE THÂY. Cứ để đài và băng cassette bật. Nhưng ĐỪNG cố 
lắng nghe mà chỉ NGHE THÂY. Tiềm thức sẽ lắng nghe hộ bạn, còn bạn 
vẫn sẽ học được. Nếu bạn cố lắng nghe và cố hiểu, bạn có thể bị tắc ở một từ 
và sẽ dễ nản lòng. Đừng lo, hãy chỉ NGHE THẤY, và bạn vẫn sẽ đang học. 
Điều quan trọng là cứ để đài, cassette, băng hay tivi được BẬT LÊN, còn 
bạn thì chẳng làm gì cả. Não của bạn sẽ NGHE THẤY, tiềm thức của bạn sẽ 
LẮNG NGHE, và bạn vẫn sẽ HỌC được. 
 5. Mở rộng vốn từ vựng với 5 từ mỗi ngày 
Từ vựng thật dễ! Trung bình một năm có 365 ngày. Nếu học 5 từ mới một 
ngày, bạn sẽ học được 5 x 
365 = 1.825 từ mới trong một năm. Như vậy là rất nhiều từ mới, đó là còn 
chưa tính các từ mà bạn sẽ học được qua các cách khác như đọc sách, hội 
thoại... Hãy mua một quyển sổ và viết vào đó 5 từ MỖI ngày, HÀNG ngày. 
Hãy học các từ đó, và bạn sẽ sớm sở hữu một vốn từ vựng vượt trội. 
 6. 30 phút một ngày tốt hơn 3 tiếng rưỡi một tuần 
Trên thực tế, học tiếng Anh 30 phút một lần mỗi ngày còn hơn là học cả 5 
tiếng một lần mỗi tuần! Hãy học đều đặn, học thường xuyên! ÍT + 
THƯỜNG XUYÊN còn hơn NHIỀU + THÌNH THOẢNG. Hơn nữa học 
như vậy cũng dễ hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm được 30 phút trống mỗi ngày. 
Bạn có thể dậy sớm hơn 30 phút, hoặc ăn trưa nhanh hơn. Hãy đặt thời gian 
cố định mỗi ngày và thực hiện cho đúng. 
 7. Ôn tập! Ôn tập! Ôn tập! 
Nếu ôn tập, bạn sẽ trau dồi việc học tới 100%. Vậy “ôn tập” (to revise) nghĩa 
là gì? Nghĩa là “xem lại” (to look again). Bạn nên ôn tập có hệ thống. Khi 
học một cái gì, bạn nên ghi lại, sau đó xem lại kiến thức đó 3 lần: sau một 
ngày – sau một tuần – sau một tháng. Mỗi lần ôn tập, hãy tự kiểm tra bản 
thân. Học – Ôn tập – Kiểm tra; Ôn tập – Kiểm tra; Ôn tập – Kiểm tra. 

File đính kèm:

  • pdfchia_khoa_hoc_tieng_anh_hoan_hao_1684.pdf
Tài liệu liên quan