Cách đọc tên Latinh

Trong quá trình trao đổi, hội thoại về những thông tin sinh học dù bằng bất kỳ tiếng nước nào trên thế giới, lắm lúc phải đọc tên các taxon thực vật, động vật bằng tiếng Latin. Phát âm không chuẩn xác cũng dễ gây hiểu lầm, có khi từ một loài cần quan tâm lại khiến người nghe hiểu đến một loài khác, thậm chí có khi họ không thể nhận ra được là loài gì mặc dù loài muốn nêu là rất quen thuộc. Do vậy, việc phát âm chuẩn xác tiếng Latin là một yêu cầu thiết thực đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực phân loại học sinh vật. Nhằm góp phần giúp các bạn thực hiện mục đích vừa nêu, tôi xin giới thiệu cách phát âm tiếng Latin như sau

doc13 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 4009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách đọc tên Latinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vật học gọi giống), luôn luôn viết hoa và viết ở chủ cách.
2. Từ thứ hai: được gọi là tính ngữ, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các loài cùng chi, không viết hoa (kể cả trường hợp từ thứ hai là danh từ chỉ về tên người hay địa danh, bởi lẽ lúc đó nó đã được viết ở dạng thuộc cách hoặc đã được tính từ hóa). Tính ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ:
2.1. Tính ngữ là danh từ: thì có 2 trường hợp xảy ra:
2.1.1. Danh từ  đồng vị (đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa) với danh từ chỉ tên chi: 
Trường hợp này danh từ thứ hai (dù thuộc Kiểu biến cách* nào) phải được viết cùng cách với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:      
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách I, viết ở dạng chủ cách:
Achras sapota (cây Xa-pô-chê)
Cinnamomum cassia (cây Quế)
Sus scrofa (Lợn rừng)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách II, viết ở dạng chủ cách:
Gliricidia sepium (cây Đỗ mai)
Nicotiana tabacum (cây Thuốc lá)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách III, viết ở dạng chủ cách:
Felis leo (Sư tử)
Panthera tigris (Hổ)
Panthera pardus (Báo hoa mai)
Trong một số danh pháp loài động vật có lúc danh từ thứ hai không những đồng vị mà là lặp lại danh từ chỉ tên chi và cũng phải được viết ở dạng chủ cách.
Ví du:                    
Astacus astacus (Tôm sông)
Bubalus bubalis (Trâu rừng)
Chanos chanos (cá Măng sữa)
Gallus gallus (Gà rừng)
Lutra lutra (Rái cá thường)
2.1.2. Tính ngữ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai luôn luôn được viết ở thuộc cách. Danh từ đó có thể là tên người, địa danh, tên vật chủ kí sinh hay môi trường sống của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách I, viết ở cách 2:
Saccharomyces cerevisiae (nấm men lên men rượu) (cerevisia, ae. f.: rượu , bia)
Cercospora musae   (nấm bệnh đốm lá Chuối)  (musa, ae. f.: cây Chuối)
Cinnamomum balansae   (cây Vù hương)  (Balansa, ae. f.: Latinh hóa tên  riêng Balanse)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách II, viết ở cách 2:
Bombyx mori  (Tằm tơ, Tằm dâu)     (morus, i. n.: cây Dâu tằm)
Hopea pierrei ( cây Kiền kiền)   (Pierreus, i. m.: Latinh hóa tên riêng Pierre)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách III, viết ở cách 2:
Aphis maydis  (Rệp hại Ngô)   (mays, maydis. f.: cây Ngô)
Puccinia arachidis  (nấm bệnh rỉ sắt ở cây Lạc) (Arachis, -idis. f.: cây Lạc)
2.2. Tính ngữ là tính từ:
2.2.1. Tính ngữ là tính từ nguyên cấp
Nếu từ thứ hai là tính từ, thì nó phải được viết hợp từ với từ thứ nhất về giống, số và cách. Tính từ dùng có thể thuộc bất kì một Kiểu biến cách** nào kể cả tính từ cấp so sánh. Nó được dùng nhằm diễn đạt một đặc điểm nào đó của loài.
Ví dụ: 
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách đầu:
Anopheles vagus  (Muỗi sốt rét) (vagus, a, um: ngao du, hay thay đổi)     
Sus domesticus (Lợn nhà)  (domesticus, a, um: thuộc về nhà, thuần dưỡng)
Neofelis nebulosa (Báo gấm) (nebulosus, a, um: như sương mù, như gấm)
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách sau:
Citrus grandis (cây Bưởi)  (grandis, is, e: to lớn)            
Dalbergia bariensis  (cây Cẩm lai)  (bariensis, is, e: ở Bà Rịa)
Prionodon pardiciolor (Cầy gấm)  (pardicolor, -oris: có màu như Báo đực)
2.2.1. Tính ngữ là tính từ cấp so sánh
Tính từ cấp so sánh đôi lúc cũng được dùng đặt ở vị trí thứ hai trong danh pháp loài. Cũng như tính từ nguyên cấp, ở đây tính từ cấp so sánh cũng chỉ đặc điểm của loài và được viết hợp từ với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ: 
Anopheles minimus (muỗi sốt rét)  (minimus, a, um: nhỏ nhất)
Caesalpinia pulcherrima (cây Kim phượng) (pulcherrimus, a, um: đẹp nhất)
Elephas maximus (Voi châu Á)  (maximus, a, um: lớn nhất)
Parus major (chim Bạc má)  (major, -jor, -jus: lớn hơn)
3. Trường hợp ngoại lệ:
Trường hợp trong danh pháp loài thực vật, sau tên chi cần thiết phải dùng hai từ để diễn đạt đủ ý về loài, thì hai từ đó phải nối với nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ như Lagerstroemia flos-reginae (Bằng lăng nước), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Coix lacryma-jobi (Bo bo)... Trong danh pháp loài động vật, nếu sau tên chi phải dùng hai từ thì hai từ đó được viết liền nhau, ví dụ như Coluber novaehispaniae (thay vì C. novae hispaniae), Calliphora terraenovae (thay vì C. terrae novae) [Mayer, 1969]. Nếu thấy một danh pháp động vật bao gồm 3 từ viết độc lập nhau thì đó là danh pháp của phân loài (subspecies), ví dụ như Prestylis francoisi francoisi (Voọc đen má trắng), Prestylis francoisi delacouri (Voọc đen mông trắng), Prestylis francoisi hatinhensis (Voọc đen Hà Tĩnh)... Ở danh pháp thực vật có cách viết hơi khác, khi muốn chỉ tên một phân loài người ta viết tên loài rồi viết tiếp chữ viết tắt ssp. (subspecies) sau đó thêm một tính ngữ,. ví dụ: Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis (Nhãn Đông dương). Hoặc để chỉ tên một taxon dưới loài, người ta cũng dùng 3 từ nhưng giữa từ thứ hai và thứ ba có viết chèn chữ viết tắt thứ bậc phân loại var.(varietas: thứ), f. (forma: dạng).... Ví dụ Avicennia marina var. rhumphiana [Mắm đen, một thứ (varietas) trong loài Mắm biển].
Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp., ví dụ như Acacia sp.. Khi muốn ám chỉ nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật nào đó chưa được xác định chính xác người ta ghi tên chi kèm chữ spp., ví dụ như Acacia spp.
 DANH PHÁP CÁC TAXON THUỘC CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRÊN LOÀI 
1. DANH PHÁP CHI
Là một danh từ hoặc một từ nào đó được coi là danh từ chủ số ít được viết ở vị trí thứ nhất trong danh pháp loài. Danh từ này có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau: 
Từ tên gọi Latin của một cây, con nào đó đã có sẵn hoặc một tên gọi cây, con bằng tiếng Anh, Pháp,... được Latin hóa như: Quercus(cây Sồi), Rosa (cây Hoa hồng), Piper(cây Tiêu)... 
Bắt nguồn từ tên một nhà thực vật học như: Caesalpinia (từ tên riêng Caesalpin), Bauhinia (từ tên riêng Bauhin), Tournefortia (từ tên riêng Tournefort)...
Từ một địa danh như: Washingtonia (từ địa danh Washington), Taiwania (từ địa danh Taiwan)... 
Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một tên chi có sẵn như: 
Neolitsea
Được ghép bởi
Neo+ Litsea
Nothofagus  
-
Notho + Fagus
Dendropanax  
-
Dendro + Panax
Acanthopanax 
-
Acantho + Panax
Allospondias  
-
Allo + Spondias
Parashorea  
-
Para + Shorea
Neofelis
-
Neo + Felis
Metapenaeus
-
Meta + Penaeus
Parapenaeus
-
Para + Penaeus 
Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một gốc từ bất kì như: 
Rhododendron 
Được ghép bởi
Rhodo + dendron
Pterospermum  
-
Ptero + spermum
Pterocarpus  
-
Ptero + carpus
Dipterocarpus  
-
Diptero + carpus
Calophyllum  
-
Calo + phyllum
Ophiocephalus 
-
Ophio + cephalus
Decapterus
-
Deca + pterus
Pseudoryx
-
Pseud + oryx
Capricornis
-
Capri + cornis
2. DANH PHÁP HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp các taxon bậc họ người ta lấy thân từ của chi mẫu (chi tiêu biểu của họ) ghép thêm hậu tố -aceae. 
Cần biết rằng, tên chi có thể là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, cũng có thể thuộc nhóm dị âm tiết. Trong mỗi trường hợp cách lấy thân từ có khác nhau:
Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, chỉ cần cắt bỏ đuôi từ (âm cuối bắt đầu bằng nguyên âm) là có thân từ
Ví dụ:
Magnolia 
Magnoli
Magnoliaceae
Pinus
Pin
Pinaceae
Podocarpus
Podocarp
Podocarpaceae
Pterocarpus
Pterocarp
Pterocarpaceae
Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm dị âm tiết, phải lấy thân từ ở cách 2 (sở hữu cách) số ít, có nghĩa là chuyển danh từ tên chi sang cách 2 số ít rồi bỏ đuôi từ để có thân từ
Ví dụ:
Tên chi 
Cách 2
Thân từ
Tên họ
Juglans
Juglandis
Jugland-
Juglandaceae
Salix 
Salicis 
Salic- 
Salicaceae
Styrax
Styracis
Styrac- 
Styracaceae
Trong động vật học, để có tên họ người ta lại dùng hậu tố -idae (trùng với hậu tố trong danh pháp phân lớp ở thực vật) để nối vào thân từ của danh pháp chi. 
Ví dụ :
Hylobates 
  Hylobat
 Hylobatidae
Canis 
  Can
 Canidae
Felis
   Fel
 Felidae
Nhưng một số họ thì:
Anas 
Anatis
Anat
 Anatidae
Gecko 
Geckonis 
Geckon
 Geckonidae
3. DANH PHÁP CÁC TAXON TRÊN HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp taxon các bậc trên họ, người ta thực hiện như sau:
Danh pháp bộ: ghép hậu tố -ales vào thân từ của tên họ mẫu
Danh pháp lớp: ghép hậu tố -opsida vào thân từ của tên bộ mẫu
Danh pháp ngành: thay hậu tố -psida của tên lớp mẫu bằng hậu tố -phyta 
Trong động vật học thì rất phức tạp, tùy nhóm thú, chim, cá, thân mềm... và thậm chí trong từng nhóm còn tùy thuộc từng bậc mà có những hậu tố khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn như
* Lớp chim (Aves) và lớp cá (Pisces) có các bộ mang hậu tố -iformes
* Lớp thú (Mammalia), lớp côn trùng (Insecta) có các bộ mang những hậu tố rất đa dạng, khó hệ thống hóa như: -ptera, -odea, -ates, idea, ... có khi là một danh từ ghép bởi một tiền tố hay một gốc từ với một gốc từ hay với một hậu tố nào đó, như Taxo-donta, Archae-o-gastro-poda, Deca-poda...
Trong lúc đó ở thực vật học, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có dùng những hậu tố khác đi, nhưng cũng được qui tắc hóa:
 Đối với Tảo: 
* Danh pháp lớp có hậu tố -phyceae
 Đối với Nấm:
* Danh pháp ngành có hậu tố -mycota
* Danh pháp lớp có hậu tố -mycetes

File đính kèm:

  • docach_doc_ten_latinh_5647.doc