Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - Học tiếng Anh chuyên ngành tại Trường trung cấp An ninh nhân dân II, Việt Nam
Tiếng Anh chuyên ngành (TACN) có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ của học viên trường Trung cấp An ninh Nhân dân II (TCANND II). Nâng cao chất lượng dạy và học TACN là quan trọng thường xuyên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau chất lượng dạy học tiếng Anh tại trường TCANND II còn hạn chế. Đó là do: giáo trình TACN thiết kế thiếu khoa học, giáo viên giảng dạy TACN thiếu kiến thức nghiệp vụ của học viên. Bài nghiên cứu này đã khảo sát thực tế việc dạy và học TACN tại Trường TCANND II,từ đó đưa ra một số biện pháp như chỉnh sửa và biên soạn chương trình, giáo trình, giảng viên tiếp cận sát với nhiệm vụ thực tế của học viên, và lựa chọn các phương pháp hiệu quả, thích hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc giảng dạy môn học này trong nhà trường cũng nhưcho hoạt động thực tiễn của học viên trong tương lai
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013) 97 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP AN NINH NHÂN DÂN II, VIỆT NAM THE WAYS OF INCREASING THE QUALITY OF TEACHING – LEARNING ESP AT COLLEGE OF PEOPLE’S SECURITY II, VIETNAM Phan Văn Hòa Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Email: hoauni@gmail.com Võ Thị Tường Vy Học viên Cao học Đại học Huế TÓM TẮT Tiếng Anh chuyên ngành (TACN) có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ của học viên trường Trung cấp An ninh Nhân dân II (TCANND II). Nâng cao chất lượng dạy và học TACN là quan trọng thường xuyên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau chất lượng dạy học tiếng Anh tại trường TCANND II còn hạn chế. Đó là do: giáo trình TACN thiết kế thiếu khoa học, giáo viên giảng dạy TACN thiếu kiến thức nghiệp vụ của học viên... Bài nghiên cứu này đã khảo sát thực tế việc dạy và học TACN tại Trường TCANND II,từ đó đưa ra một số biện pháp như chỉnh sửa và biên soạn chương trình, giáo trình, giảng viên tiếp cận sát với nhiệm vụ thực tế của học viên, và lựa chọn các phương pháp hiệu quả, thích hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc giảng dạy môn học này trong nhà trường cũng nhưcho hoạt động thực tiễn của học viên trong tương lai. Từ khoá: tiếng Anh chuyên ngành; chất lượng; giải pháp; Trường Trung cấp An ninh II ABSTRACT ESP plays an important role in the security students ‘future jobs at College of People’s Security II. Therefore, increasing the quality of ESP learning and teaching becomes an urgent need. However, this task is not smooth at all because of some passive factors: the ESP course bookwhich is not designed scientifically, ESP teachers lacking professional knowledge of security activities and teaching methods that are not well - selected. Thus, in the process of finding out the good ways, the reality of ESP teaching and learning at College of People’s Security IIhas been explored. Based on the finding, some appropriate ways such as innovating the course book, helping English teachers access and know learners’ qualifications and selecting appropriate methods of teaching to improve the quality of ESP teaching at the college so as to enhance the efficiency of using ESP in the students’ future jobs. Key words: ESP; quality; ways; College ofPeople’s Security II 1. Đặt vấn đề Trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, tiếng Anh có một vị trí rất quan trọng. Là ngôn ngữ mang tính quốc tế, tiếng Anh được sử dụng như một công cụ cần yếu của lực lượng công an nhân dân với nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Có được trình độ tiếng Anh cơ bản và sử dụng tốt tiếng Anh về ngành học của mình cũng là một nhiệm vụ quan trọng của học viên các trường công an nhân dân nói chung và học viên Trường TCANND II nói riêng. Hiện nay, TACN là môn học bắt buộc đối với học viên hệ chính quy tại tất cả các trường công an nhân dân. Trong những năm qua, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh cho học viên công an nhân dân, tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh trong các giờ học TACN được chú trọng. Các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp học viên không những nắm được các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng chuyên ngành mà còn sử dụng chúng để giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã gặp phải một số khó khăn nhất định như lớp học đông, trình độ học viên không đồng đều, thái độ học tập thụ động, giáo trình TACN thiếu khoa học... Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày những nghiên cứu từ thực tế việc giảng dạy TACN tại Trường TCANND II, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 98 nâng cao hiệu quả dạy TACN trong nhà trường. 2. Tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Trung cấp An ninh Nhân dân II 2.1. Khái quát tiếng Anh chuyên ngành TACN sớm bắt đầu trong những năm 1960 và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TACN. Hutchinson và Waters [1] xác định rằng TACN là "một cách tiếp cận để giảng dạy ngôn ngữ, trong đó tất cả các quyết định nội dung và phương pháp được dựa trên lý do của người học để học tập". Điều này có nghĩa là thiết kế TACN phải dựa trên nhu cầu của người học để phát triển các khóa học tiếng Anh đặc biệt, sau này xác định các loại giáo trình và các tài liệu hướng dẫn. Stevens [3] cũng chứng minh rằng TACN là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ, trong đó nội dung nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các học sinh đặc biệt. Robinson [2] nói “Hãy nói cho tôi biết bạn cần tiếng Anh để làm gì rồi tôi sẽ nói cho bạn biết tiếng Anh mà bạn cần”. Như vậy TACN là tiếng Anh vì mục đích cụ thể, như: tiếng Anh thương mại, tiếng Anh kỹ thuật, tiếng Anh cảnh sát, tiếng Anh an ninh...TACN không giới hạn đối tượng người học, nội dung học, kể cả cấp độ ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ mà dựa trên yêu cầu của người học để thiết kế chương trình, nội dung và cách tiến hành cụ thể để đạt mục tiêu. 2.2. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ởTrường Trung cấp An ninh Nhân dân II 2.2.1. Chương trình và mục tiêu Trường TCANND II xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh như sau: sau khi hoàn thành 2 học phần tiếng Anh cơ bản (General English) ở học kỳ II, học kỳ III học viên bắt đầu nghiên cứu học phần 3: TACN. Hoàn toàn khác với 2 học phần tiếng Anh cơ bản, trong học phần TACN, học viên bắt đầu làm quen với những thuật ngữ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng an ninh nhân dân và các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng trinh sát an ninh và yêu cầu đặt ra là chú trọng các kỹ năng nghe và nói nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn công tác mà TACN dành cho học sinh trường TCANND II được xây dựng và giảng dạy nhằm giúp học viên đạt được các kỹ năng sau: - Nắm và hiểu các từ vựng TACN cơ bản trong lĩnh vực an ninh; - Đọc và hiểu các văn bản về các chủ đề khác nhau liên quan đến chuyên ngành học của học sinh; - Biết viết các biên bản, văn bản thông thường liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ cụ thể; - Có khả năng giao tiếp trong các tình huống thông thường liên quan đến việc làm trong tương lai của học sinh. - Nghe và hiểu được những tình huống nghiệp vụ thông thường liên quan đến việc làm trong tương lai của học sinh. Như vậy, TACN tại Trường TCANND II được xây dựng trên cơ sở trình độ, khả năng tiếng Anh căn bản của học viên nhà trường và phục vụ nhu cầu thực tiễn công tác của các đơn vị an ninh tại các địa phương. 2.2.2. Những yêu cầu sử dụng tiếng Anh đối với học viên trung cấp an ninh và thực trạng dạy học tiếng Anh tại Trường TCANND II Thực tế, học viên Trường TCANND II sau khi ra trường thường được phân công, bố trí công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trinh sát thuộc công an các địa phương và thường tiếp xúc với người nước ngoài để giải quyết các công việc liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của mình như: - Giao tiếp với người nước ngoài nhằm xây dựng và sử dụng người nước ngoài cộng tác bí mật với cơ quan an ninh để nắm tình hình rộng rãi có liên quan đến các đối tượng gián điệp, phản động và các đối tượng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) khác, phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh bảo vệ ANQG; - Nhận tin báo từ người nước ngoài về các vấn đề có liên quan đến âm mưu và hoạt động xâm phạm ANQG đồng thời tiến hành xử lý bước đầu như hỏi về nguồn của tin báo, nội dung tin báo, tính chất liên quan đến ANQG của tin UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013) 99 báo và các vấn đề khác có liên quan đến tin báo để phục vụ các hoạt động nghiệp vụ sau này nếu như tin báo đó liên quan đến hoạt động xâm phạm ANQG; - Lấy lời khai đối với người nước ngoài có thân phận ngoại giao (làm việc trong các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, vào Việt Nam theo lời mời của chính phủ và nhà nước Việt Nam...) bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng và danh dự của họ như bị mất cắp tài sản tại trụ sở làm việc, tại nhà riêng...; - Hướng dẫn người nước ngoài giải quyết các thủ tục có liên quan đến việc xuất cảnh, nhập cảnh và tiếp tục tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam; - Hướng dẫn, kiểm tra các giấy tờ cần thiết của người nước ngoài khi họ nhập cảnh, xuất cảnh vào Việt Nam như hộ chiếu, thị thực để xác định họ có đúng là người được ghi trong hộ chiếu, thị thực không và kiểm tra kỹ cả các đồ dùng, phương tiện, tài liệu... mang theo đề phòng các hoạt động liên quan đến xâm phạm ANQG Việt Nam do người nước ngoài gây ra. Ngoài ra, học viên trường TCANND II sau khi ra trường công tác, họ cũng thường giao tiếp với người nước ngoài trong các cơ sở kinh tế, dịch vụ như Tổng giám đốc, giám đốc các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại; giao tiếp với người nước ngoài đến địa phương với các mục đích tôn giáo; viện trợ nhân đạo; hợp tác kinh tế, đầu tư; liên kết trong giáo dục, đào tạo (kể cả đào tạo cán bộ nhà nước), du lịch và các lĩnh vực cơ bản khác Như vậy, nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công tác của đơn vị trinh sát an ninh là rất lớn; sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác trinh sát của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị tại công an các địa phương. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy: - Chương trình, nội dung giáo trình giảng dạy hầu hết chỉ chú trọng phần ngữ pháp, từ vựng TACN (chiếm khoảng 80% thời lượng chương trình), rèn luyện các kỹ năng giao tiếp như nghe, hiểu, viết và nói chỉ chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình dạy và học. - Qua khảo sát 10 giáo viên giảng dạy chuyên ngành Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học; 100 học sinh năm cuối vừa học xong môn học ngoại ngữ chuyên ngành; 5 giáo viên tại khoa Trinh sát phản gián giảng dạy các môn nghiệp vụ chuyên ngành; 45 học viên đã tốt nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị nghiệp vụ khác nhau có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài trong công việc như: Công an tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Bảo vệ chính trị (PA67); Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72); Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83); Phòng An ninh Xã hội (PA88) và một số đội an ninh của Công an các quận, huyện, thành phố, thị xã..., kết quả như sau: Khoảng 90% trong số họ cho rằng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành sau khi học đủ cung cấp vốn từ vựng TACN cơ bản và kỹ năng đọc được cải thiện cho phép họ hiểu các bài đọc. Tuy nhiên, đối với kỹ năng viết, hầu hết các giáo viên chuyên ngành và học sinh (90% và 89% tương ứng) khẳng định rằng học sinh có rất ít cơ hội để thực hành kỹ năng viết liên quan đến công việc an ninh. Khi đề cập đến kỹ năng giao tiếp, 10% của giáo viên TACN , giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành và 15% học sinh đồng ý rằng học sinh có thể thực hành các kỹ năng giao tiếp trong các tình huống thông thường liên quan đến công việc tương lai của họ, trong khi phần còn lại không đồng ý với ý kiến này. Đặc biệt, với kỹ năng nghe, tất cả giáo viên và học sinh xác nhận rằng chương trình, nội dung dạy học TACN không chú trọng phát triển kỹ năng nghe cho học sinh. Việc dạy và học TACN hiện tại tại Trường Trung cấp An ninh nhân dân II chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc và không tập trung cho kỹ năng nói và viết. Hơn nữa, rèn luyện các kỹ năng nói và viết chủ yếu thông qua các hoạt động đọc và rèn luyện cấu trúc ngữ pháp. Quan trọng hơn, nhiều kỹ năng viết và kỹ năng giao tiếp cần thiết cho học sinh không được đề cập. Đặc biệt, kỹ năng nghe là hoàn toàn không được đề cập. Điều này làm hạn TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 100 chế đến khả năng giao tiếp trong công tác thực tiễn của học sinh sau này. Tóm lại, nếu cán bộ trinh sát không được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và không có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt sẽ rất ngại khi tiếp xúc với người nước ngoài để thu thập thông tin phục vụ cho công việc của họ, điều này sẽ làm cho hiệu quả công tác sẽ không cao. Do đó, nâng cao hiệu quả việc giảng dạy TACN tại Trường TCANND II là rất cần thiết và nên được chú trọng bởi nó trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết khi đối mặt với những tình huống giao tiếp phổ biến trong hoạt động nghiệp vụ của mình cần sử dụng tiếng Anh. 3. Biện pháp Trên cơ sở tìm hiểu bức tranh cụ thể về TACN tại Trường TCANND II thông qua mô tả và khảo sát nhóm tác giả đưa ra một số biện pháp sau: 3.1. Chỉnh sửa và biên soạn chương trình, giáo trình Chỉnh sửa và biên soạn lại chương trình và giáo trình TACN theo hướng xây dựng các tình huống giao tiếp TACN, gắn thực tiễn chiến đấu của đơn vị và phù hợp với điều kiện dạy và học trong nhà trường. Hiện nay, giáo trình TACN Trường TCANND II sử dụng giảng dạy dựa trên giáo trình của Trường Đại học An ninh nhân dân và đã được chỉnh lý. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy cho thấy chất lượng không cao và kém hấp dẫn, do quá nặng phần ngôn ngữ (chủ yếu là từ vựng chuyên ngành) và không chú ý đến rèn luyện các kỹ năng nghe, nói của học sinh. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao, giáo viên phải có năng lực lựa chọn và biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy tại trường (trình độ ngoại ngữ của học viên; số lượng học viên trong một lớp học) để tiến hành xây dựng giáo trình theo hướng tình huống giao tiếp cho phù hợp và mang lại kết quả tốt. Đồng thời khi xây dựng tránh xây dựng những tình huống vượt quá khả năng của học viên hoặc quá xa rời với thực tiễn công tác. 3.2. Giáo viên tiếp cận sát với nhiệm vụ thực tế của học viên Giáo viên giảng dạy TACN cần tăng cường đi thực tế tại các đơn vị nghiệp vụ trinh sát nhằm nắm bắt những tình huống phát sinh trong thực tế công tác như: giao tiếp với người nước ngoài trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao, lãnh sự, đoàn khảo sát hợp tác kinh tế - văn hoá – xã hội... Qua quá trình thực tế tại đơn vị trinh sát, giáo viên cần trao đổi với các cán bộ trinh sát về thực trạng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài (có thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài không; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiếp xúc với người nước ngoài; ảnh hưởng của việc không có khả năng tiếp xúc với người nước ngoài đối với kết quả công tác của đơn vị). Ngay tại trường, giáo viên giảng dạy TACN cũng có thể phối kết hợp với giáo viên giảng dạy các môn học nghiệp vụ chuyên ngành để trao đổi các tình huống nghiệp vụ chuyên ngành phổ biến mà trinh sát thường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp để xây dựng tình huống sát hợp hơn, hiệu quả hơn. 3.3. Lựa chọn các phương pháp hiệu quả và thích hợp Lựa chọn phương pháp tích cực, thíchhợp theo hướng thực hành giao tiếp nhằm đem lại kết quả cao nhất; trong đó đề cao tính chủ động của học viên. Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học thích hợp và đề cao vai trò chủ động của học sinh trong thực hành giao tiếp và các biện pháp khác, trường cần chú ý: Đối với giáo viên: Biên soạn và sử dụng các tình huống giao tiếp trong quá trình giảng dạy, nội dung tình huống phải bám sát thực tế, phân bố thời gian thực hành để rèn luyện các kỹ năng đảm bảo đủ thời lượng, chất lượng; hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013) 101 giao tiếp tiếng Anh; tổ chức cho học sinh thực hành giao tiếp tình huống, đánh giá, nhận xét và giải đáp về tình huống giao tiếp. Đối với học viên: Chủ động nắm các nội dung do giáo viên đưa ra; thực hành giao tiếp tình huống; đặt câu hỏi ... Đối với Bộ môn Ngoại ngữ: Cần phối kết hợp với các đơn vị có liên quan để thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về kết quả giảng dạy TACN để điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp. Ai cũng có thể nhận biết rằng giảng dạy TACN bằng tình huống giao tiếp vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác, vừa tạo cho môn học thêm hấp dẫn, sinh động. Điều này sẽ đề cao tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình dạy và học môn tiếng Anh, đây cũng là một trong những phương pháp hiệu quả trong dạy và học môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng; hơn nữa học sinh phải chủ động hơn ở các kỹ năng nghe, hiểu, viết và nói TACN, thay vì chỉ nắm vững ngữ pháp và từ vựng và phương pháp này còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không gây nhàm chán với vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giáo viên. 4. Kết luận Bài viết khẳng định lại một vấn đề có tính lý luận là: TACN thực sự là một nhu cầu bức thiết đối với xã hội nói chung, và đối với trường TCANND II nói riêng. Từ tìm hiểu, mô tả và khảo sát hoạt động của việc dạy và học TACN tại trường này nhóm tác giả đề xuất các giải pháp. Tuy vậy, để thực hiện được các mục tiêu và áp dụng được các giải pháp không phải là không gặp nhiều trở ngại, và cần phải vượt qua những khó khănđó là, trên cơ sở thực tiễn, cần tiến hành đồng bộ, liên tục và rút ra những bài học cụ thể trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh tại trường TCANND II. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hutchinson, T and Water, A (1987), English for specific purposes: A learning – centered approach. Cambridge University Press. [2] Robison, P.C. (1983), ESPCommunicative language teaching and the future, Academic Press Inc, New York. [3] Strevens, P (1988), ESP after twenty years: A re-appraisal, CUP.
File đính kèm:
- cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tieng_anh_chuyen_nga.pdf