Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh tại một trường trung học phổ thông ở tỉnh Đồng Tháp

Từ kết quả đạt được tại một trường trung học phổ thông, bài viết đưa ra các biện pháp

nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn

tiếng Anh trong đời sống làm việc; thường xuyên phân tích kết quả học tập, tăng cường bồi

dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém; xây dựng nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy; tăng cường

chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh có cơ

hội sử dụng tiếng Anh trong môi trường tập thể; tìm ra cách dạy tiếng Anh dễ nhớ, thiết kế

các hoạt động sinh động nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và

nhẹ nhàng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh tại một trường trung học phổ thông ở tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014 
136 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN 
TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 
 NGUYỄN VĂN ĐỊNH(*) 
TÓM TẮT 
Từ kết quả đạt được tại một trường trung học phổ thông, bài viết đưa ra các biện pháp 
nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn 
tiếng Anh trong đời sống làm việc; thường xuyên phân tích kết quả học tập, tăng cường bồi 
dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém; xây dựng nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy; tăng cường 
chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh có cơ 
hội sử dụng tiếng Anh trong môi trường tập thể; tìm ra cách dạy tiếng Anh dễ nhớ, thiết kế 
các hoạt động sinh động nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và 
nhẹ nhàng. 
Từ khóa: giảng dạy tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa, môi trường tập thể 
ABSTRACT 
From the results obtained in a high school, this article offers measures to improve 
teaching effectiveness in English: raising students’awareness about the importance of the 
English language in working life; regularly analyzing of learning outcomes, mentoring 
weak students; building resources for teaching; enhancing the sharing of teaching 
experience; organizing extra curricular activities to help students have the opportunity to 
use English in a collective environment; finding out how to teach English memorably, 
designing vivid activities to help students acquire knowledge naturally and gently. 
Keywords: teaching English, extra curriculum activities, collective environment 
1. MỞ ĐẦU(*) 
Điều 7, Luật Giáo dục năm 2005 qui 
định: Ngoại ngữ quy định trong chương 
trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng 
phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ 
chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ 
sở giáo dục khác cần bảo đảm để người 
học được học liên tục và có hiệu quả [1]. 
Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 
của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án dạy 
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
(*)ThS, Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp 
dân giai đoạn 2008-2020 nêu mục tiêu dạy học 
ngoại ngữ như sau: 
“Đổi mới toàn diện việc dạy và học 
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, triển khai chương trình dạy và học 
ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào 
tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước 
tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng 
ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối 
với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 
đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung 
cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực 
ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao 
tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội 
137 
nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại 
ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt 
Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước” [3]. 
Nhà trường cần xác định vai trò cần thiết 
của môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh 
nói riêng đối với giáo dục phổ thông trong 
quá trình hội nhập quốc tế. Khẳng định vị trí 
quan trọng của giáo viên (GV) ngoại ngữ 
trong việc nâng cao chất lượng toàn diện là 
trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục. Từ 
đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên 
môn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng 
dạy. Chính vì thế, các nhà trường và GV 
ngoại ngữ phải không ngừng nghiên cứu để 
tìm ra nhiều biện pháp thu hút học sinh (HS) 
tích cực học tập ngoại ngữ. 
2. NỘI DUNG 
Hiện nay, xã hội có quá nhiều ngành 
nghề yêu cầu môn thi tuyển sinh thuộc 
nhóm khoa học tự nhiên (KHTN). Vì thế 
hầu hết HS chỉ quan tâm đầu tư (kể cả học 
thêm) các môn KHTN mà ít đầu tư môn 
khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV), 
trong đó có tiếng Anh, nhằm mục đích thi 
đỗ đại học. 
Không ít GV tiếng Anh ở trường trung 
học phổ thông (THPT) chỉ đối phó với việc 
giải quyết chương trình, phục vụ cho các 
kỳ thi theo qui định mà chưa đầu tư hoặc ít 
quyết tâm tìm ra các giải pháp để thu hút 
HS tích cực học tập môn học 
Một số nhà trường chưa quan tâm đúng 
mức việc tạo điều kiện cho GV môn tiếng 
Anh phát huy khai thác thế mạnh môn học; 
chưa có nhiều giải pháp đảm bảo sự cân 
bằng trong truyền thụ kiến thức toàn diện 
cho học sinh. 
2.1. Thực trạng dạy và học môn tiếng 
Anh tại Trường THPT Tháp Mười 
Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 59 HS 
tại trường THPT Tháp Mười gồm cả 3 khối 
lớp được chọn lựa ngẫu nhiên. Nội dung 
khảo sát thực trạng dạy học môn tiếng Anh 
tại trường bao gồm: (1) Sở thích của HS về 
môn ngoại ngữ tiếng Anh; (2) Nhận định về 
tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc 
sống làm việc sau này; (3) Năng lực đội ngũ 
giảng dạy môn tiếng Anh của trường; (4) 
Kết quả giảng dạy tiếng Anh ở trường trong 
vài năm gần đây. Khảo sát bằng hình thức: 
trả lời vào phiếu hỏi; nghiên cứu hồ sơ 
chuyên môn, phân tích kết quả giảng dạy 
môn tiếng Anh của nhà trường. Kết quả thu 
được khá tin cậy như sau: 
2.1.1. Khảo sát ý kiến học sinh về sở 
thích đối với môn tiếng Anh 
Khi được hỏi về nhóm môn học yêu 
thích, có 33/59 HS (55.9%) thích KHTN và 
18 HS (30.5%) thích KHXH-NV, có 20 HS 
(33.9%) thích môn tiếng Anh (trong đó có 
những HS vừa thích KHTN và tiếng Anh 
vừa thích KHXH-NV và tiếng Anh). 
Xác định về tính phức tạp của môn 
tiếng Anh: có 10/59 HS (16.9%) cho rằng 
rất khó, 21/59 HS (35.6%) xác định là môn 
khó học, 21/59 HS (35.5%) cho là môn học 
bình thường như các môn khác, có 7/59 HS 
(11.9%) xem đây là môn dễ học. 
Nhận định về khả năng tiếp thu môn 
tiếng Anh của mình, có 3/59 HS (5.1%) trả 
lời là tiếp thu rất tốt, 10/59 HS (16.9%) 
tiếp thu tốt, 39/59 HS (66.1%) tiếp thu ở 
mức bình thường và có 8/59 HS (13.6%) 
có khả năng tiếp thu yếu. 
Về thời lượng trung bình dành cho 
môn tiếng Anh mỗi ngày: có 11/59 HS 
(18.6%) chỉ học chưa đầy nửa giờ, 25 HS 
(42.37%) học khoảng 1 giờ, 17/59 HS 
(28.81%) học từ 1 - 2 giờ và chỉ có 6/59 
HS (10.16%) học trên 2 giờ mỗi ngày. 
2.1.2. Nhận định về tầm quan trọng 
của ngoại ngữ (tiếng Anh) trong cuộc sống 
làm việc sau này 
 138 
Có 41/59 HS (69.5%) cho là rất cần 
thiết, 17 HS (17.3%) cho là cần thiết nhưng 
có 2 HS (9.6%) cho là không cần thiết. 
Tiến hành khảo sát ý kiến 417 HS lớp 12 
về việc chọn 2 môn thi TN còn lại thì thu 
được kết quả như sau: Hóa học 324 HS 
(77.7%); Sinh học 222 HS (53.2%); Vật lý 
154 HS (36.9%), tiếng Anh 79 HS 
(18.9%), Địa lý 29 HS (7.0%), Lịch sử 26 
HS (6.2%). 
Về cơ cấu phân ban của trường theo 
chọn lựa của HS: trường chỉ có 3/36 lớp 
(8.3%) học chương trình nâng cao tiếng 
Anh nhằm định hướng thi vào các trường 
đại học có thi tuyển môn tiếng Anh. 
Đa số HS xác định được tầm quan 
trọng và sự cần thiết của ngoại ngữ, nhất là 
tiếng Anh trong đời sống làm việc sau này. 
Tuy nhiên nhiều HS cho rằng đây là môn 
khó học. Không ít HS cảm thấy có khả 
năng hạn chế trong việc tiếp thu. Học sinh 
cũng chưa dành nhiều thời lượng cho môn 
tiếng Anh 
2.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên 
tiếng Anh của trường 
Số lượng, thâm niên, trình độ... GV 
tiếng Anh của trường [4] được thống kê 
như dưới đây: 
Tổng số Nữ Thâm niên Trình độ GV giỏi GV dạy lớp 12 
8 7 Dưới 5 năm: 1; 
Từ 5-10 năm: 2; 
Trên 10 năm: 5 
Cử nhân: 6; 
Thạc sĩ: 2; 
Chứng chỉ C1: 2 
Cấp trường: 5; 
Cấp tỉnh: 2 
7 
2.1.4. Kết quả giảng dạy môn tiếng 
Anh của trường 
Số liệu các năm gần đây khẳng định 
kết quả giảng dạy các môn tiếng Anh của 
trường THPT Tháp Mười luôn ổn định ở 
mức cao so với các môn khác và so với 
toàn tỉnh, đã góp phần quan trọng trong 
việc nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi và hạn 
chế tỉ lệ lưu ban, bỏ học cho trường trong 
nhiều năm qua. Kết quả thi tốt nghiệp của 
môn tiếng Anh cũng rất cao so với mặt 
bằng chung của tỉnh và 3 năm liền xếp 
hạng nhì toàn tỉnh chỉ sau 1 trong 2 trường 
chuyên. Nhiều năm liền có HSG vòng tỉnh, 
học sinh đạt giải cuộc thi hùng biện, thi 
Olympic tiếng Anh. 
* Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình cả năm: 
Một số kết quả dạy học môn tiếng Anh 
của trường trong những năm gần đây: (so 
với các môn được chọn thi tốt nghiệp 
THPT) [4]. 
Năm học 
Tiếng 
Anh 
Ngữ 
văn 
Lịch 
sử 
Địa 
lý 
Toán 
học 
Vật 
lý 
Hóa 
học 
Sinh 
học 
2011-2012 78.0% 88.1% 94.9% 88.0% 76.5% 85.3% 85.2% 92.2% 
2012-2013 85.8% 95.0% 93.3% 92.4% 83.0% 82.3% 89.2% 92.2% 
HKI 
2013-2014 
82.3% 90.5% 91.0% 91.0% 86.6% 85.9% 93.6% 90.4% 
139 
* Kết quả thi học sinh giỏi (HSG): 
[2] 
- Năm học 2011-2012, đạt giải 2 HSG 
vòng tỉnh (giải Ba và Khuyến khích). 
- Năm học 2012-2013, trường đạt giải 
1 Ba vòng tỉnh. 
- Năm học 2013-2014, trường đạt 2 
giải khuyến khích HSG cấp tỉnh, thi Hùng 
biện vòng tỉnh đạt 1 giải Ba, thi Olympic 
tiếng Anh qua mạng 1 giải Khuyến khích 
cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp toàn 
quốc. 
* Tỉ lệ điểm thi tốt nghiệp đạt từ 5 
trở lên: [2] 
Đạt thứ hạng cao (tỉ lệ cao so với 42 
trường THPT của tỉnh Đồng Tháp) 
Năm học Trường Toàn tỉnh 
2010-2011 87.9% (hạng 2) 64.2% 
2011-2012 98.8% (hạng 2) 87.1% 
2012-2013 97.9% (hạng 2) 82.9% 
* Đánh giá thực trạng 
* Ưu điểm: Thực trạng đã phản ánh 
khá đúng suy nghĩ của học sinh về môn 
tiếng Anh. Học sinh thấy được sự cần thiết 
của tiếng Anh, thích học nhưng ngại học vì 
cho tiếng Anh là môn khó. Kết quả khảo 
sát sẽ giúp nhà trường có những biện pháp 
phù hợp trong việc đảm bảo chất lượng 
môn tiếng Anh cho học sinh. 
* Hạn chế: Việc khảo sát chỉ được 
thực hiện trên số lượng HS chưa nhiều. Ý 
kiến trả lời của HS có thể bị chi phối bởi 
một số nhân tố khác nên có vài kết quả chỉ 
mang tính tương đối. Phần lớn HS học 
tiếng Anh nhằm mục đích chính là “đối 
phó” với các kỳ thi chứ chưa nhằm mục 
đích nâng cao năng lực về ngoại ngữ và có 
thể giao tiếp được với người nước ngoài 
trong cuộc sống làm việc sau này. 
2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả 
giảng dạy tiếng Anh tại trường THPT 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho HS về 
tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong 
đời sống làm việc sau này 
Nhà trường, giáo viên môn ngoại ngữ 
phải quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của 
các môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng 
Anh nói riêng trong việc phấn đấu đạt mục 
tiêu của đề án dạy học ngoại ngữ đến năm 
2020. Thực tế cho thấy nhiều môn học sẽ 
gắn bó thường xuyên với cuộc sống làm 
việc của HS trong đó có môn ngoại ngữ 
(nếu làm việc với người nước ngoài) 
Học tốt môn tiếng Anh là một công cụ 
quan trọng giúp thanh niên Việt Nam thành 
công trong cuộc sống làm việc sau này. 
Luôn đặt môn ngoại ngữ trong mối 
quan hệ biện chứng với các môn học khác 
để HS và gia đình thấy rằng đây là môn 
học cần thiết không thể thiếu ở trường phổ 
thông. 
2.2.2. Thường xuyên khảo sát, phân 
tích kết quả học tập, tăng cường bồi dưỡng 
phụ đạo học sinh yếu kém 
Sau mỗi giai đoạn kiểm tra đánh giá, 
nhà trường tiến hành phân tích kết quả đạt 
được của HS; so sánh kết quả của HS trong 
cùng lớp, HS giữa các lớp. Từ đó, GV phân 
nhóm HS theo năng lực để có những biện 
pháp bồi dưỡng hợp lý. GV quan tâm giúp 
HS xóa bỏ cảm giác lo lắng tự ti khi học 
ngoại ngữ bằng cách không ngừng tìm ra 
 140 
các biện pháp để làm cho môn học hấp dẫn 
lý thú. 
Việc tổ chức phụ đạo, giao bài tập cho 
HS cần đảm bảo tính vừa sức, tránh giao 
việc quá tải, quá khó sẽ tạo ra cảm giác 
chán nản tự ti. GV nên quan tâm khen ngợi 
động viên kịp thời các cố gắng dù rất nhỏ 
của HS. 
2.2.3. Xây dựng, chọn lọc nguồn tư 
liệu phục vụ giảng dạy, tăng cường chia sẻ 
kinh nghiệm chuyên môn trong và ngoài 
đơn vị 
Tài liệu dành cho môn tiếng Anh rất 
phong phú, đa dạng. Chính vì thế, ngoài 
sách giáo khoa, GV cần tích cực tìm và 
chọn lọc các tư liệu từ nhiều nguồn như: 
tìm qua mạng các tài liệu hay của các 
trường trên cả nước; thu thập có hệ thống 
từ các hội thảo tập huấn chuyên môn. Tổ 
chuyên môn cần biên tập đề cương, xác 
định những yêu cầu trọng tâm của chương 
trình sao cho đảm bảo yêu cầu chương 
trình nhưng phù hợp với năng lực học sinh 
tại đơn vị. 
Tổ chức tốt việc dự giờ, đánh giá tiết 
dạy, phân tích đầy đủ ưu điểm và hạn chế 
các tiết thao giảng. Tại các cuộc họp 
chuyên môn, GV tập trung bàn các biện 
pháp cải tiến nâng cao hiệu quả giảng dạy 
theo từng bài, từng tiết. 
Nhà trường tổ chức cho GV giao lưu 
chia sẻ kinh nghiệm với GV ngoại ngữ của 
các trường có chất lượng giảng dạy hiệu 
quả. Ngoài ra, nhà trường cần mời GV 
trường khác ra đề thi diễn tập tốt nghiệp và 
thi thử đại học vừa để giao lưu kinh 
nghiệm vừa đánh giá khách quan kết quả 
giảng dạy của GV. 
2.2.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 
Nhà trường cần tổ chức các hoạt động 
ngoại khóa để giúp HS có cơ hội sử dụng 
tiếng Anh trong môi trường tập thể cũng 
như thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghe 
nói (listenning and speaking) để các em có 
động cơ rèn luyện và học tiếng Anh. 
Hoạt động ngoại khóa giúp các em 
vượt qua cảm giác e ngại nói tiếng Anh. 
Hoạt động này được tổ chức, tư vấn bởi 
giáo viên và sự động viên cổ vũ của bạn 
bè. Thông qua hoạt động ngoại khóa, các 
em thấy tự tin hơn và cảm nhận rằng mình 
hoàn toàn có thể nói tiếng Anh. Hoạt động 
ngoại khóa cũng giúp GV tìm ra được HS 
có năng khiếu môn tiếng Anh để tuyển 
chọn, rèn luyện và bồi dưỡng cho các kỳ 
thi: HSG, hùng biện, Olympic từ đó tạo 
hạt nhân cho bộ môn và những HS này có 
thể giúp đỡ và hỗ trợ rèn luyện cho các HS 
khác để giúp nhà trường gầy dựng phong 
trào thực hành tiếng Anh. 
Các kỳ thi nghe nói tiếng Anh giúp 
nhiều HS vượt qua cảm giác tư ti trong 
giao tiếp bằng tiếng Anh. Do thiếu môi 
trường thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ 
nên đa số HS không áp dụng được kiến 
thức các em đã học và không có cơ hội rèn 
luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. 
Thông qua kỳ thi nghe nói tập trung, HS có 
cơ hội trao đổi, chia sẻ về các chủ đề gần 
gủi với cuộc sống. Thực tiễn cho thấy, học 
sinh rất lo lắng trước khi cuộc thi diễn ra. 
Chính vì thế các em tăng cường tìm hiểu, 
rèn luyện. Sau mỗi lần tham dự cuộc thi 
này, HS sẽ tiến bộ vì cảm thấy mình hoàn 
toàn có thể nói được tiếng Anh, thậm chí 
các em có thể đáp ứng được giao tiếp thông 
thường bằng tiếng Anh. 
2.2.5. Thiết kế các hoạt động sinh động 
nhằm giúp HS tiếp thu kiến thức một cách 
tự nhiên và nhẹ nhàng 
Việc tìm ra những qui tắc giúp HS dễ 
ghi nhớ bài học, ghi nhớ từ vựng sẽ giúp 
các em bớt nhọc nhằn trong việc học tiếng 
Anh. Những câu vè, những hình ảnh liên 
141 
hệ, sự tương đồng về âm thanh trong tiếng 
Việt và tiếng Anh sẽ giúp HS hứng thú tìm 
hiểu và tích cực ghi nhớ. Các em sẽ không 
cảm thấy học tiếng Anh là một việc hết sức 
khó khăn và vất vả. Giáo viên có thể sử 
dụng những phút đầu giờ để giúp HS thực 
hành nói tiếng Anh thay vì kiểm tra bài cũ 
bằng những công thức khô khan và khó 
nhớ. Ví dụ: Khi học bài 12 của chương 
trình Lớp 10, giáo viên có thể cho HS nói 
tiếng Anh về chủ đề âm nhạc. Để nhiều HS 
có cơ hội nói tiếng Anh và học được nhiều 
cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, GV đặt câu 
hỏi và yêu cầu mỗi HS phải trả lời bằng 
một phương án khác nhau, câu trả lời 
không được trùng nhau, học sinh trả lời 
trước sẽ ít bị trùng ý và sẽ không bị “phạt” 
(cần thống kê lại tất cả các câu hỏi và câu 
trả lời). 
Giáo viên ra câu hỏi thứ nhất: What 
kind of music do you like? Why? 
HS 1: I like pop music because it is 
interesting. 
HS 2: I like pop music because it helps 
me relax. 
HS 3: I like rock music because it is 
rousing. 
HS 4: I like folk music because it is 
sweet and gentle. 
. 
Học sinh sẽ trả lời cho đến khi các em 
không tìm ra từ vựng để trả lời cho câu hỏi 
đó. Thông qua mỗi câu hỏi, tất cả HS trong 
lớp sẽ học được nhiều từ vựng từ bạn bè. 
Câu trả lời hay sẽ được thưởng. Trong 
vòng khoảng 10 phút đầu của tiết học, GV 
có thể đặt từ 2-3 câu hỏi. Nếu áp dụng tốt 
cho nhiều tiết học, GV sẽ rèn luyện dần 
cho HS nói tiếng Anh chứ không riêng tiết 
speaking. Cách làm này sẽ giúp HS yêu 
thích môn tiếng Anh và góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học môn này. 
3. KẾT LUẬN 
Các biện pháp nêu trên đã thực hiện tại 
trường THPT Tháp Mười không là biện 
pháp mới nhưng đã được tiến hành một 
cách khá đồng bộ từ cán bộ quản lý, giáo 
viên đến học sinh. Chính việc quan tâm 
đầu tư, xác định tầm quan trọng của bộ 
môn, khẳng định vai trò tích cực của GV 
môn tiếng Anh mà nhà trường đã nhận 
được sự hưởng ứng mạnh mẽ của tập thể 
nhất là GV các môn KHXH-NV (vào thời 
điểm việc giảng dạy các môn KHXH-NV 
đang gặp nhiều khó khăn nhất định). Nhà 
trường luôn chủ động tìm ra những biện 
pháp, mô hình thiết thực để tạo điều kiện 
cho môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. 
Từ kết quả đạt được tại trường THPT 
Tháp Mười, những biện pháp trên có thể áp 
dụng rộng rãi tại các trường trung học 
nhằm từng bước thay đổi suy nghĩ, thay đổi 
quan niệm của học sinh và gia đình về môn 
tiếng Anh từ đó HS tự tin và hứng thú học 
tập để đạt kết quả cao nhất. Giáo viên tiếng 
Anh có thể tham khảo các biện pháp nhằm 
nghiên cứu, khai thác tối đa điểm mạnh của 
môn học. Từ đó, GV mạnh dạn điều chỉnh 
phương pháp giảng dạy làm cho môn tiếng 
Anh hấp dẫn và thu hút HS hứng thú học 
tập hơn. Các nhà trường có thể nghiên cứu 
vận dụng trong quản lý góp phần nâng cao 
chất lượng chuyên môn nhà trường. 
 142 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục (2005). Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia. 
2. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 và Phương 
hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014. 
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng chính 
phủ phê duyệt đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008-2020. 
4. Trường Trung học phổ thông Tháp Mười, Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013. 
*Ngày nhận bài: 3/6/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_hieu_qua_giang_day_mon_tieng_anh_tai_mot.pdf
Tài liệu liên quan