Yếu tố văn hóa và liên văn hóa trong các giáo trình Tiếng Pháp trình độ B2
TÓM TẮT
Người ta vẫn thường nói rằng: “Học một ngoại ngữ là học cả một nền văn hóa mới”, chính vì vậy, việc
học tập ngoại ngữ theo hướng văn hóa và liên văn hóa là cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng
tôi nghiên cứu những yêu cầu của khung tham chiếu châu Âu về dạy và học ngoại ngữ đối với cách tiếp
cận liên văn hóa, đề cập đến các kỹ năng liên văn hóa trong một số giáo trình tiếng Pháp và cách tiến
hành giảng dạy văn hóa để làm sinh viên hứng thú hơn trong quá trình học tiếng.
hành ngay từ đầu, chứ không đợi lúc người học có trình độ tiếng Pháp nâng cao mới đưa vào. Thách thức còn lớn hơn khi khả năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ không chỉ giới hạn ở vốn ngôn ngữ. Khung tham chiếu châu Âu khuyến nghị nên phát triển “khả năng đi xa hơn những mối quan hệ hời hợt khuôn mẫu” và “thiết lập một mối quan hệ giữa các nền văn hóa gốc và văn hóa nước ngoài để tránh những tình huống hiểu lầm và xung đột văn hóa”. Sau khi giúp sinh viên từng bước vượt qua các khuôn mẫu truyền thống về văn hóa Pháp trong cấp độ 1 và 2 của giáo trình, Taxi 3 mong muốn làm nổi bật những nghịch lý không thể tránh khỏi hoặc mâu thuẫn vốn có trong bất kỳ hình thức văn hóa nói chung và văn hóa Pháp nói riêng. Một ngoại ngữ học được từ bên ngoài, vậy một nền văn hóa nước ngoài cũng chỉ có thể được lĩnh hội cũng từ bên ngoài. Và Taxi 3 đã cung cấp phương tiện và đồng thời phát triển ngôn ngữ giao tiếp và năng lực văn hóa ở người học. Phương pháp được dùng trong giảng dạy/học tập những những nội dung văn hóa khuyến khích quan sát trong bối cảnh, sau đó dẫn đến suy nghĩ chung và sau cùng là sự so sánh của hai nền văn hóa bằng cách đưa ra ví dụ cụ thể, tiếp theo có thể đưa thành quy chuẩn văn hóa nếu đủ phương tiện và logic. 3.1. Kiến thức văn hóa thể hiện trong các đoạn trích văn học Nền tảng văn hóa tập trung nhiều trong các tác phẩm văn học và các sự kiện lịch sử của một xã hội. Ở trường, người Pháp học những bài thơ, những câu chuyện và những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của văn học của họ. Trong một số bài, giáo trình Panorama 3 giới thiệu một số bài thơ nổi tiếng và phổ biến nhất của Pháp, như “Ngày mai khi trời sáng...” của Victor Hugo, “cây cầu Mirabeau” của Guillaume Apollinaire... Sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu các nhà thơ Pháp nổi tiếng và hoàn cảnh sáng tác các bài thơ. Trong Panorama 4, kiến thức về văn học vươn xa ra văn hóa quốc tế và người học sẽ được làm quen với những nhà văn nổi tiếng thế giới như Paolo Coelho và Umberto Eco – những nhà văn được đọc nhiều nhất tại Pháp. Một số vở kịch cũng thể hiện rất nhiều các yếu tố văn hóa Pháp. Ví dụ, chúng ta có thể kể ra ba vở kịch của Marcel Pagnol, Marius, Fanny và César. 3 vở kịch kể một câu chuyện xuyên suốt và thành công vang dội ngay lần diễn đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước. Sau đó 3 vở kịch này được chuyển thể thành phim và thường xuyên được chiếu trên truyền hình và khai thác trong học tập và giảng dạy tại các trường học. 3 vở kịch đó là một phần kí ức của người Pháp và văn hóa Pháp. Ở mục “Văn minh” trong Tempo 2, thể loại văn học được đề cập đến nhiều là văn học cổ điển. Ví dụ, đó là những truyện ngụ ngôn của La Fontaine và một số câu thơ điển hình của văn học cổ điển Pháp. Ví dụ, các câu thơ và văn sau hay được người Pháp sử dụng như những điển tích trong giao tiếp nói hoặc viết: – “Pour qui sont ces serpents qui sifflent sur nos têtes?” (Jean Racine, Andromaque); – “O rage ! O désespoir! O Vieillesse ennemie!” (Pierre Corneille, Le Cid); – “L’appétit vient en mangeant” (François Rabelais); Sau khi nghiên cứu những yếu tố văn hóa, hay nói cách khác là, nội hàm các câu thơ này, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên tìm từ hoặc cách diễn đạt ý tương tự như vậy trong tiếng mẹ đẻ. Đó chính là một phần của việc so sánh văn hóa để làm nổi trội yếu tố liên văn hóa. Nếu thơ cổ điển dành cho sinh viên đã nắm vững ngôn ngữ thì thơ hiện đại với văn phong và nội dung đơn giản hơn sẽ khiến sinh viên có trình độ tiếng Pháp khiêm tốn hơn thích thú: – “Il pleure dans mon cœur comme il pleut sur la ville” (Paul Verlaine); – “Sous le pont Mirabeau coule la Seine et nos amours” (Guillaume Apollinaire); – “O temps suspends ton vol!” (Alphonse de Lamartine); – “On n ‘est pas sérieux quand on a 17 ans” (Arthur Rimbaud); Sau đó, sinh viên có thể đưa ra những bài văn, thơ tiêu biểu trong tiếng mẹ đẻ có cấu trúc tương tự như 48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC những bài văn, thơ đó. Lý tưởng nhất là, sinh viên thử tìm cách dịch những câu thơ trên, dù là cách hiểu ngây ngô nhất cũng nên khuyến khích sinh viên nói lên những điều mình suy nghĩ, đó là cách làm cho người học thấy hứng thú và từ đó không ngại trao đổi và giao tiếp văn hóa. Hoặc, đối với câu thơ của Arthur Rimbaud: “On n ‘est pas sérieux quand on a 17 ans” (“Chúng ta chưa thể nghiêm túc ở tuổi 17”), nếu giảng viên thấy đây là chủ đề sinh viên quan tâm, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên thảo luận và trình bày quan điểm, hoặc cho làm bài tập viết nho nhỏ về chủ đề này để bộc lộ suy nghĩ cá nhân. Vậy chúng ta thấy rằng, ngay cả những câu thơ này cũng có thể được sử dụng như tài liệu giảng dạy, khơi nguồn suy nghĩ cá nhân và suy nghĩ văn hóa ở người học. 3.2. Kiến thức văn hóa (thể hiện) trong các tác phẩm điện ảnh Sự chuyển thể từ tiểu thuyết đến phim bao hàm những hoạt động chuyển mã liên quan đến mã ký hiệu học khác nhau. Những gì được mô tả, kể lại thông qua câu chữ giờ được đưa đến người nhận thông qua những hoạt động giải mã ở nhiều cấp độ: mã nhiếp ảnh, mã Nhiều tiểu thuyết đã là chủ đề của phim cho các màn hình lớn. Ngay cả khi bộ phim được dựa trên một hiện thực thời sự hay tiểu thuyết, nó cũng đánh dấu sự sáng tạo nghệ thuật. Khi so sánh tiểu thuyết nguyên bản với những đoạn văn tương ứng được đưa lên mà ảnh, người học ngoại ngữ đã thực hiện mở rộng phạm vi “điều tra” của mình (tình huống giao tiếp, kế hoạch tổ chức nhân vật và bối cảnh). Trong giáo trình Panorama 4, sinh viên phải bình luận đoạn trích “Đỏ và đen” của Stendhal và đoạn trích “Bà Bovary” của Flaubert, sau đó so sánh với phiên bản phim của 2 đoạn trích đó (Hình 2). Sinh viên sẽ ý thức được những đoạn nào trung thành với nguyên tác, những đoạn nào bị bỏ đi, hoặc đoạn nào bị đẩy lên hoặc đẩy xuống so với cốt truyện. Những công việc tỉ mẩn này, giảng viên có thể giao cho sinh viên làm ở nhà vì nó đòi hỏi sự đi lại liên tục giữa 2 phiên bản này. Sau đó, tùy vào trình độ của sinh viên, giảng viên có thể yêu cầu viết lại bản chú giải lời thoại nhân vật trong phiên bản điện ảnh. Việc này giúp sinh viên vừa luyện tập về mặt ngôn ngữ, vừa luyện tập khả năng giao tiếp và liên tưởng văn Hình 2 màu, mã ký hiệu, mã văn hóa-xã hội. Tuy nhiên cần phải kể đến vai trò quan trọng của lời nói trong phim. Vì vậy, phim là một tài liệu mà ở đó chúng ta thấy sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Sự chuyển thể tiểu thuyết thành phim đặt chúng ta vào một lĩnh vực không phải thuần túy ngôn ngữ mà ở đó còn có hình ảnh, âm thanh, chuyển động và âm nhạc kết hợp hài hòa để vẽ chân dung nhân vật, làm nổi rõ địa điểm và hình ảnh trước khi ngôn từ được phát lên. 49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v hóa. Đây là mức độ khó hơn trong việc luyện tập thực hành ngôn ngữ liên văn hóa vì trên thực tế, ở giáo trình Panorama 3, các tác giả cũng đã yêu cầu sinh viên đóng kịch một đoạn trích tiểu thuyết của Yves Simon liên quan đến giấc mơ của các nhân vật. Sinh viên cũng sẽ phải lên kế hoạch các cảnh quay khác nhau và nói rõ đâu là những khó khăn của họ. 4. KẾT LUẬN Nền văn hóa rất quan trọng trong quá trình học tiếng, có nền văn hóa gốc, người học sẽ thu nhận được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa, từ đó mới tiến xa hơn trong lĩnh hội ngôn ngữ. Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp của chúng tôi là sẽ cụ thể hóa các đường hướng nghiên cứu văn bản văn học trong các giáo trình dạy tiếng Pháp nhằm khai thác kỹ hơn các yếu tố văn hóa và liên văn hóa./. Tài liệu tham khảo: 1. Abdallah-Pretceille, M. (1985), “Pédagogie inter- culturelle: bilan et perspectives”, p.25-32, in: L’inter- culturel en éducation et en sciences humaines, tome 1, Travaux de l’université de Toulouse Mirail, 341p. 2. Abdallah-Pretceille, M. (1986), “Approche inter- culturelle de l’enseignement des civilisations”, La Civi- lisastion, Paris, Clé International. 3. Abdallah-Pretceille, M. (2001), “Regards croisés sur le FLE et les sicences de l’éducation”, Les cahiers de l’AS- DIFLE, no 12, Actes des 25 et 26 rencontres, p.19-25. 4. Adam, J.M. (1991), Langue et littérature, Paris, Ha- chette FLE, coll. “ F/Référence”, 221p. 5. Bérard, E., Canier, Y., Lavenne, Ch. (1997), Tempo II, Livre de l’élève, Paris, Didier/Haiter. 6. Bérard, E., Canier, Y., Lavenne, Ch. (1997), Tempo II, Guide pédagogique, Paris, Didier/Haiter. 7. Costanzo, E., Molinié, M., Pécheur, J., Rey, J.N. (2004), Campus III, Livre de l’élève, Paris, Clé International. 8. Couttillon, J., Guyot-Clément, C.( 2005), Campus IV, livre de l’élève, Clé International, Paris. 9. Dalaisne, P., Mcbride, N., Trevisi, S. (1998), Café Crème III, Livre de l’élève, Paris, Hachette. 10. Girardet, J., Frérot, J.L. (1997), Panorama III, Livre de l’élève, Paris, Clé Internaltion. 11. Girardet, J. (1998), Panorama IV, Livre de l’élève, Paris, Clé International. 12. Johnson, A.M., Menaud, R. (2004), Taxi III, Guide pédagogique, Paris, Hachette. 13. Massacret, E., Mothe, P., Pon, S. (1999), Café Crème IV, Livre de l’élève, Vanves, Hachette livre. CULTURAL AND INTERCULTURAL FACTORS IN FRENCH CURRICULUM TRAN HOAI ANH Abstract: It is said that “learning a foreign language is learning a new culture”, so the learning of foreign languages following cultural and intercultural way is essential. Within this research, I have studied the requirements of the European reference framework of foreign languages for intercultural approach, mentioned about the inter-cultural skills in a number of French curriculum and how to conducting cultural research to make students more interested in learning process. Keywords: French curriculum, communication skills, intercultural, culture Ngày nhận: 05/9/2016 Ngày phản biện: 17/9/2016 Ngày duyệt đăng: 20/9/2016
File đính kèm:
- 20_7825_2137205.pdf