Ý nghĩa thời gian và ý nghĩa điều kiện của liên từ когда trong câu phức Tiếng Nga
Trong tiếng Nga có nhiều loại liên từ khác nhau tùy thuộc vào các cấp độ. Tuy không đóng vai trò
là thành phần câu nhưng liên từ có chức năng liên kết các đơn vị cú pháp trong câu và biểu đạt
mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Liên từ когда trong câu phức tiếng Nga có tần suất sử dụng
tương đối lớn. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát ý nghĩa của liên từ когда trong các
tác phẩm văn học Nga nổi tiếng và bản dịch của một số tác giả, tập trung đi sâu phân tích ý nghĩa
thời gian và ý nghĩa điều kiện của liên từ когда trong câu phức tiếng Nga. Qua đó giúp người học
và người nghiên cứu tiếng Nga hiểu sâu hơn về mối quan hệ ngữ nghĩa của liên từ này, đặc biệt là
ý nghĩa điều kiện, đồng thời ít nhiều giúp ích cho người học khi chuyển dịch sang tiếng Việt câu
phức có liên từ когда.
”, “как”, “перед тем как”, “прежде чем”, “пока не”, “как вдруг”. Ngoài ra, để biểu thị ý nghĩa diễn ra trước thì tiểu từ уже đứng trước động từ hoàn thành thể trong 11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v mệnh đề chính (И дежурный тоже не знал, а когда разобрались, баня уже закрылась) (Борис Васильев. В списках не значился) – (Trực ban cũng không biết gì hơn, và đến khi hỏi ra mọi chuyện thì nhà tắm đã đóng cửa) (Boris Vasiliev. Tên anh chưa có trong danh sáchĐức Mẫn, Đức Thuần, Xuân Du dịch); (А когда под юрту можно было просунуть руку, уже рассвело) (Айтматов Чингиз. Первый учитель) – (Và đến khi lỗ đào đã vừa rộng để thò tay ra ngoài lều thì trời đã hửng sáng) (Chingiz Aitmatov. Người thầy đầu tiên. Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến dịch). 2.2. Ý nghĩa điều kiện của liên từ когда trong câu phức Cơ sở của mối quan hệ điều kiện trong câu phức là: tình huống 1 sẽ là điều kiện để thực hiện tình huống 2 và cả hai tình huống bằng hình thức này hay hình thức khác đều có mối tương quan với nhau về mặt thời gian (Когда так, то я тебе отомцу). Trên thực tế có một nhóm gồm nhiều liên từ được sử dụng tương đối rộng rãi để liên kết các thành phần vị ngữ trong câu phức, trong số đó phải kể đến là các liên từ mang nghĩa khu biệt và phi khu biệt. Liên từ когда được xem là phương tiện biểu đạt chính, trung hòa về mặt văn phong đối với loại quan hệ thời gian phi khu biệt và nó xác định mối quan hệ thời gian ở dạng tổng quát nhất khi “chỉ cho thấy sự tiếp xúc giữa hai tình huống về mặt thời gian” (Ngữ pháp tiếng Nga-80, mục 2948). Dấu hiệu căn bản để nhận diện các câu mang nghĩa thời gian đó là khả năng hoán đổi ý nghĩa thời gian thành ý nghĩa điều kiện. V.V. Vinagradov cho rằng, “liên từ thời gian dễ ràng chuyển thành liên từ điều kiện”. Nếu xét theo đặc tính biểu đạt thì các mối quan hệ về thời gian trùng lặp một phần với quan hệ điều kiện. Sự trùng lặp đó được thể hiện trong câu phức với liên từ когда, và khi đó liên từ когда được thay thế bằng liên từ если (Мне думается, я сделал бы вдесятеро больше для людей, когда бы вы стали моей женой) (Леонид Леонов. Русский лес) – (Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm được nhiều gấp mười cho mọi người, nếu như cô trở thành vợ tôi) (Leonit Leonov. Rừng Nga. Phạm Mạnh Hùng dịch); (А я их видеть не могу. Когда всё так тянуть, незачем и огород городить) (Борис Пастернак. Доктор Живаго) – (Tôi thì tôi ghét mặt các cha ấy lắm rồi. Nếu cứ dây dưa mãi thế, thì thà đừng có đề xuất chuyện lớn) (Boris Pasternak. Bác sỹ Zhivago. Lê Khánh Trường dịch). Ngoài ra, trong câu phức phụ thuộc có liên từ когда, hành động trong mệnh đề chính và phụ xảy ra thường xuyên, lặp đi lại nhiều lần thì các liên từ когда và если đều có chung một ý nghĩa điều kiện-thời gian (Если (когда) занятия кончаются рано, я возвращаюсь пешком) (Г.И. Володина, М.Н. Найфельд и др., 1985, с.233); (Я только знаю, когда ежедневно убивают, убивают, это так ужасно, что не хочется жить. (Алексей Толстой. Хождение по мукам) – (Em chỉ biết là nếu ngày nào cũng giết chóc mãi như thế này thì thật là ghê sợ, ghê sợ đến nỗi không còn muốn sống làm gì nữa. (Aleksay Tolstoy. Con đường đau khổ. Cao Xuân Hạo dịch). Bên cạnh đó, cùng với если liên từ когда có thể được sử dụng trong các câu mang lối hỏi mỹ từ, trong đó mệnh đề chính ở dạng phủ định tranh luận, còn mệnh đề phụ đóng vai trò luận chứng, lý lẽ hoặc mang tính chất thông báo về sự kiện mà tính xác thực của nó không gây tranh cãi (Какой же он политик, если не боится за свою репутацию?); (Какое я имею право судить других, когда сам не всегда поступаю правильно?) (М.Н. Аникина, Н.В. Кутукова, Л.Н. Ольхова, 2003, с.116). Như vậy, trong câu phức có liên từ когда ngữ nghĩa điều kiện và ngữ nghĩa thời gian trùng nhau khi các động từ vị ngữ ở hai mệnh đề biểu thị tính nhiều lần (hành động lặp đi lặp lại). Trong một số trường hợp bình diện đầu tiên là mối quan hệ điều kiện chứ không phải là thời gian, cụ thể: Khi động từ chia ở thời hiện tại mang nghĩa khái quát (Что ответить, когда спросят: что ж это вы, мужики, мам наших от пуль защитить не могли!) (Борис Васильев. А зори здесь тихие...) – (Tôi sẽ trả lời thế nào nếu có người hỏi: làm sao đàn ông không giữ được những bà mẹ chúng tôi khỏi những hòn đạn) (Boris Vasiliev. Và nơi đây bình minh yên tĩnh 12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH Đức Mẫn, Đức Thuần, Xuân Du dịch); (Когда они узнают... (ее голос задрожал) я их упрошу) (Михаил Лермонтов. Герой нашего времени) – (Nếu các cụ biết(và tiếng cô run run) em sẽ van nài các cụ) (M. Lermontov. Một anh hùng thời đại. Phạm Thủy Ba dịch). Khi không có động từ vị ngữ tương ứng với nghĩa khái quát thời hiện tại (Когда труд – удовольствие, жизнь – хороша) (Письмо М. Горьского Пятницкому); (Когда так, не стану же я больше извиняться перед этим фанфароном!) (Антон Чехов. Смерть чиновника) – (Nếu vậy thì mình sẽ không đến gặp ngài để xin lỗi nữa) (Anton Sekhop. Cái chết của một viên chức. Phan Hồng Giang dịch). Khi chúng ta nói tới mối quan hệ giữa các yếu tố cụ thể, riêng lẻ thì liên từ если và когда mang nghĩa khác nhau: 1) Если завтра будет хорошая погода, мы пойдем на каток. 2) Я позвою тебе, если приеду утром. 3) Когда наступит зима, мы будем ходить на каток. 4) Я позвоню тебе, когда приеду (Г.И. Володина, М.Н. Найфельд и др., 1985, с.234). Trong câu (1) và (2) hành động trong mệnh đề chính “пойдем” và “позвою” có thể diễn ra khi có những điều kiện nhất định, còn trong câu (3) và (4) hành động “будем ходить” và “позвоню” ở mệnh đề chính chắc chắn sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian xác định. Sự hoán đổi ý nghĩa thời gian bằng các nghĩa khác do một số nguyên nhân dưới đây: Một là, đặc tính của từ когда với vai trò là liên từ mang nghĩa khu biệt, có khả năng xác thực nhiều loại quan hệ ngữ nghĩa khác mà ở đó ngữ nghĩa của chúng chỉ có thể làm sáng tỏ thông qua ngữ cảnh. Chính vì vậy, liên từ thời gian mang nghĩa phi khu biệt “có thể tham gia vào các mối quan hệ đồng nghĩa mang yếu tố xác thực cả về quan hệ thời gian và quan hệ điều kiện, nguyên nhân và quan hệ đối chiếu” (Ngữ pháp tiếng Nga- 80, mục 2948). Hai là, ý nghĩa thời gian được thay thế bằng ý nghĩa điều kiện bổ sung là do ý nghĩa thời gian kết hợp với ý nghĩa điều kiện cùng tạo lên một phạm trù điều kiện. Ở đây ý nghĩa điều kiện đòi hỏi phải có hai tình huống mà tình huống này gây ra tình huống kia hoặc liên quan đến nó. Trong khi đó, ý nghĩa thời gian không trực tiếp biểu lộ ý nghĩa điều kiện bởi nó chỉ nêu hai tình huống diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ về thời gian quy ước thời gian diễn ra của sự kiện này so với sự kiện kia và vì vậy nó thuộc phạm trù điều kiện. Ba là, ý nghĩa điều kiện của mệnh đề phụ trong câu phức được thể hiện không chỉ bằng các liên từ mà còn bằng nhiều phương tiện khác, chẳng hạn như mối tương quan về thời-thể của động từ vị ngữ, các yếu tố về từ vựng. Chính vì vậy, có thể nói rằng chính các phương tiện biểu đạt mà có trong mệnh đề phụ mang nghĩa điều kiện được sử dụng trong câu phức phụ thuộc với liên từ когда. Chúng ta có thể nói tới sự hoán đổi ý nghĩa thời gian bằng các ý nghĩa bổ sung khi có sự tham gia của những phương tiện biểu đạt như vậy. 3. KẾT LUẬN Liên từ trong tiếng Nga được chia làm hai loại: liên từ nối kết và liên từ phụ thuộc. Когда là liên từ phụ thuộc dùng để nối các câu, các mệnh đề trong câu phức. Với chức năng phương tiện liên kết, liên từ когда được sử dụng để thực hiện mối quan hệ giữa các thành phần vị ngữ trong câu phức, cụ thể nó biểu thị mối quan hệ thời gian và điều kiện trong câu phức hợp phụ thuộc. Với ý nghĩa thời gian liên từ когда biểu thị hai mối quan hệ: trùng lặp và không trùng lặp phụ thuộc chủ yếu vào thể của động từ vị ngữ trong các mệnh đề. Với ý nghĩa điều kiện liên từ когда có thể thay thế bằng liên từ если khi các động từ vị ngữ ở hai mệnh đề là hành động lặp đi lặp lại. Như vậy, kết quả nghiên cứu trên giúp người học hiểu sâu hơn về mối quan hệ ngữ nghĩa của liên từ когда, đặc biệt khi chuyển dịch các ý nghĩa của nó sang tiếng Việt./. 13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v CONJUNCTION КОГДА AND ITS DENOTATION OF TIME AND CONDITION IN RUSSIAN COMPLEX SENTENCES NGUYEN THE HUNG Abstract: There are a number of different conjunctions used in Russian depending on degrees. Despite not being counted as an official component of a sentence, conjunctions function as connectors linking syntactic units and denoting semantic relations among them. In Russian, conjunction когда is used with great frequency in complex sentences. This paper studies the meaning of когда in several famous Russian literary works and their translations, focusing on analyzing its meaning of time and condition in complex sentences. Also, the paper looks to provide learners and researchers of Russian language a further understanding of the conjunction’s semantic relations, especially conditional meaning, with which their translation of complex sentences will be greatly facilitated. Keywords: time meaning, conditional meaning, denotation conjunction, Russian Received: 02/01/2019; Revised: 24/02/2019; Accepted for publication: 25/02/2019 Tài liệu tham khảo: Айтматов Чингиз (1965), Первый учитель, Изд. Азбука, Москва. Виноградов В.В. (1960), “Об омонимии и смежных явлениях”, Вопросы языкознания, № 5. Горький М. (1913), Детство, Изд. Наука, Москва. Пастернак Борис (1957), Доктор Живаго, Изд. Азбука, Москва. Русская грамматика-80, Изд. Наука, Москва. Шувалова С.А. (1990), Смысловые отношения между частями сложного предложения и способы их выражения, автореферат дис. Доктора филологических наук/Институт русского языка им. А.С. Пушкина, Москва.
File đính kèm:
- khnnqs_18_3_2019_8_13_nguyen_the_hung_4662_2136255.pdf