Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật

Theo Nguyễn Minh Thuyết (2008),

dạng (voice) là một phạm trù ngữ pháp bao

gồm hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập

nhau: chủ động (active) và bị động

(passive). Dựa theo các phương thức ngữ

pháp, tiếng Anh là ngôn ngữ tổng hợp tính,

trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích

tính hay ngôn ngữ đơn lập. Dạng trong

tiếng Anh được thể hiện rõ qua đặc điểm

hình thái của động từ. Trong tiếng Việt, để

diễn đạt ý nghĩa bị động, người ta thêm các

hư từ bị, được, phải, chịu, mắc, trước

động từ ngoại động hoặc mệnh đề có động

từ ngoại động làm bổ ngữ

pdf10 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 
100 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
TƯƠNG ĐƯƠNG DỊCH THUẬT 
TRƯƠNG VĂN ÁNH(*) 
HỨA BÍCH THỦY(**) 
TÓM TẮT 
Theo dải rộng về loại hình ngôn ngữ, Anh – Việt xếp từ ngôn ngữ có hình thái tiêu biểu 
đến ngôn ngữ đơn lập và là các ngôn ngữ có loại hình khác nhau nhưng đều có những 
hình thức thể hiện ý nghĩa bị động. Khung tham chiếu tương đương dịch thuật thể hiện ở 
các mẫu câu có ý nghĩa bị động phổ biến trong hai ngôn ngữ sẽ giúp cho người học tiếp 
thu và sử dụng tốt các cấu trúc bị động. 
Từ khóa: Khung tham chiếu (TC), dạng bị động, mẫu câu. 
ABSTRACT 
According to the wide range of the typology of language, English and Vietnamese 
languages are ranged from typically multimorphous to monomorphous languages and are 
the languages of differenttypologies, but both have similar expressions of the passive 
sense. The equivalent tertium comparationis shown in the common similar passive 
sentence patterns in the two languages will help learners acquire and use these passive 
structures. 
Keywords: Tertium Comparationis (TC), passive voice, sentence pattern 
1. MỞ ĐẦU (*) (**) 
Theo Nguyễn Minh Thuyết (2008), 
dạng (voice) là một phạm trù ngữ pháp bao 
gồm hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập 
nhau: chủ động (active) và bị động 
(passive). Dựa theo các phương thức ngữ 
pháp, tiếng Anh là ngôn ngữ tổng hợp tính, 
trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích 
tính hay ngôn ngữ đơn lập. Dạng trong 
tiếng Anh được thể hiện rõ qua đặc điểm 
hình thái của động từ. Trong tiếng Việt, để 
diễn đạt ý nghĩa bị động, người ta thêm các 
hư từ bị, được, phải, chịu, mắc, trước 
động từ ngoại động hoặc mệnh đề có động 
từ ngoại động làm bổ ngữ. 
(*)ThS, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sài Gòn 
(**)ThS, Trường Đại học Bạc Liêu 
Để diễn tả ý nghĩa bị động trong hai 
ngôn ngữ, khung tham chiếu (Tertium 
Comparationis: TC) tương đương về ý 
nghĩa dịch thuật được sử dụng. Điều này sẽ 
khắc phục được các hạn chế: cho dù có ý 
nghĩa bị động nhưng tiếng Việt và tiếng 
Anh có các cấu trúc bị động khác nhau và 
đôi khi tiếng Anh có cấu trúc mang nghĩa 
bị động nhưng tiếng Việt không có hoặc 
ngược lại. 
2. KHÁI NIỆM VỀ BỊ ĐỘNG VÀ 
KHUNG THAM CHIẾU 
2.1. Khái niệm về bị động 
Theo Từ điển ngôn ngữ học và ngữ âm 
học của David Crystal (1998), dạng được 
định nghĩa như sau: “Dạng (voice) là một 
phạm trù được dùng trong việc miêu tả cấu 
trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu liên quan 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
101 
đến động từ, để thể hiện cách mà các câu 
có thể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ 
và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay 
đổi nghĩa của câu”. Hai câu ở dạng bị động 
và chủ động cùng biểu thị một nội dung 
hiện thực được gọi là đồng nghĩa biểu hiện, 
nhưng khác nhau về cấu trúc cú pháp, giá 
trị phong cách, chức năng thông tin và 
chức năng liên kết văn bản. 
Noam Chomsky là người khởi xướng 
ngữ pháp cải biến - tạo sinh. Theo ông, câu 
bị động trong ngữ pháp cải biến – tạo sinh 
gắn với phép cải biến động từ là một phổ 
niệm hình thức của các ngôn ngữ. 
Cải biến (transformation) để tạo ra các 
cấu trúc câu mới có nghĩa tương đồng với 
các cấu trúc sâu (chìm). Vậy câu được cải 
biến được xem là cấu trúc nổi (bề mặt). 
Dù có sự khác biệt trong cách giải 
thích về câu bị động ở các giai đoạn khác 
nhau, nhưng điểm thống nhất chung trong 
quan niệm của Noam Chomsky là vẫn gắn 
câu bị động với phép cải biến bị động với 
tư cách là một phổ niệm hình thức của các 
ngôn ngữ. 
Một số nhà ngôn ngữ học như G. 
Cardier, M.B. Emeneau, Cao Xuân Hạo, 
Trần Trọng Kim (1964) cho rằng tiếng Việt 
không có câu bị động. Trái lại, các nhà ngôn 
ngữ học như Hoàng Trọng Phiến, Lê Xuân 
Thại, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Thuận, 
Nguyễn Hồng Cổn, Nguyễn Phú Phong,  
(1996) cho rằng có dạng bị động trong tiếng 
Việt. Tuy nhiên, giữa các nhà ngôn ngữ 
đồng ý về sự hiện diện của câu bị động 
trong tiếng Việt lại có sự bất đồng về phân 
biệt câu bị động với một số kiểu câu khác. 
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp. Khi 
giao tiếp, chúng ta có thể diễn đạt đầy đủ ý 
nghĩa các cấu trúc bị động của tiếng Anh 
sang tiếng Việt. Chúng tôi đồng ý với các 
nhà ngôn ngữ học Hoàng Trọng Phiến, Lê 
Xuân Thại, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị 
Thuận, Nguyễn Hồng Cổn, Nguyễn Phú 
Phong, là có ý nghĩa bị động trong tiếng 
Việt khi khảo sát các cấu trúc dạng bị động 
trong tiếng Anh để chuyển dịch sang tiếng 
Việt trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ của 
học viên. 
2.2. Khung tham chiếu để đối chiếu 
dạng bị động 
Bước đầu nghiên cứu cho thấy sự 
tương đồng và đối lập giữa hai ngôn ngữ 
về dạng bị động: đôi lúc cả hai ngôn ngữ 
đều có cùng cấu trúc bị động, đôi lúc cấu 
trúc bị động phải chuyển sang cấu trúc chủ 
động ở ngôn ngữ so sánh và đôi lúc không 
có cấu trúc bị động trong một ngôn ngữ, 
thay vào đó là cấu trúc khác (thí dụ như 
cấu trúc vô nhân xưng). 
Như đã nói ở trên, hai ngôn ngữ mà 
chúng tôi so sánh có dải rộng về mặt loại 
hình: tiếng Anh thuộc loại hình tổng hợp 
tiêu biểu, trong khi tiếng Việt thuộc loại 
hình ngôn ngữ đơn lập. Lựa chọn khung 
tham chiếu thích hợp (TC) để đối chiếu 
hai ngôn ngữ này là một vấn đề không phải 
dễ dàng. 
Theo Bùi Mạnh Hùng (Ngôn ngữ học 
đối chiếu, 2008), những cuộc tranh luận về 
các kiểu TC trong nghiên cứu đối chiếu 
thường xoay quanh các kiểu tương đương. 
Cho đến nay, các kiểu tương đương theo 
xác định của T. Krzeszowski (1990) có vẻ 
đa dạng hơn cả. Ông dùng khái niệm “2-
text”, được xác định là bất kì hai văn bản 
nào, dưới dạng viết hoặc nói, trong hai 
ngôn ngữ được dùng làm cứ liệu để phân 
tích đối chiếu. Theo T. Krzeszowski, tương 
đương dịch được xác lập dựa vào 2-texts 
[+trans]. Kiểu tương đương này làm cơ sở 
cho những nghiên cứu đối chiếu dựa vào 
khối ngữ liệu và nghiên cứu đối chiếu các 
hệ thống. 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
102 
Hai văn bản có thuộc tính [+trans] thì 
chúng là hai văn bản tương đương dịch. 
Chuyển dịch hai văn bản này không nhất 
thiết “đúng” hay “khả chấp”. Do đó cái mà 
mình dịch được không phải là có tồn tại 
phạm trù đó trong một ngôn ngữ khác. 
Chuyển dịch hai văn bản luôn tồn tại một 
độ chênh nhất định. Độ chênh này không 
nhất thiết gắn với lỗi dịch thuật, mà thường 
có nhiều căn nguyên ngữ dụng khác nhau 
và bỏ qua những yêu cầu về tương đương 
hình thức. Bùi Mạnh Hùng cho rằng khi 
TC được xác lập dựa trên cơ sở tương 
đương nghĩa thì nảy sinh những phức tạp 
xung quanh câu hỏi nên hiểu như thế nào 
về mối quan hệ giữa tương đương nghĩa và 
tương đương dịch thuật. 
Trong thực tiễn nghiên cứu đối chiếu 
một số người đồng nhất tương đương nghĩa 
với tương đương dịch. Chẳng hạn, L. 
Spalatin (1969) quả quyết: “Theo kinh 
nghiệm của chúng tôi, các ngôn ngữ chỉ có 
thể được đối chiếu một cách hiệu quả trên 
cơ sở nghĩa, cụ thể là trên cơ sở tương 
đương dịch”. Tuy nhiên, một số khác lại 
chủ trương phân biệt rạch ròi hai kiểu 
tương đương này. 
Cũng theo Bùi Mạnh Hùng, khả năng 
chuyển dịch thành công gần như tất cả các 
văn bản từ một ngôn ngữ này sang một 
ngôn ngữ khác cho ta cơ sở để khẳng định 
tương đương dịch là một hiện tượng phổ 
biến. Khi nghiên cứu đối chiếu ở cấp độ 
câu, cấp độ của những đơn vị thực hiện 
chức năng giao tiếp, tương đương dịch 
được coi là cơ sở quan trọng để xác định 
các cấu trúc trong hai ngôn ngữ nào đó có 
thể so sánh được với nhau hay không. 
Khi xác định tương đương dịch là TC 
tốt nhất cho nghiên cứu đối chiếu, C. James 
(1980) cũng đã nhấn mạnh tương đương 
dịch không đơn giản chỉ là có cùng ý nghĩa 
hay cùng cấu trúc sâu. Cấu trúc sâu chỉ liên 
quan đến nghĩa mệnh đề, một trong những 
thành tố nghĩa xác lập tương đương dịch. 
Tiếp thu cách hiểu của M. A. K. Halliday, 
C. James cho rằng hai câu trong hai ngôn 
ngữ khác nhau được coi là tương đương 
dịch nếu có truyền đạt cùng một nghĩa ý 
niệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản, 
trong đó nghĩa ý niệm chính là nghĩa mệnh 
đề, cấu trúc sâu của câu. Nghĩa liên nhân 
của câu xác định loại hành động ngôn từ 
mà câu thực hiện như ca ngợi, lên án, từ 
chối, đồng ý, ... Nghĩa văn bản của câu là 
phần thông tin mà câu đóng góp vào văn 
bản, giúp duy trì sự liên kết và tính mạch 
lạc của văn bản. Ông cũng phân biệt hai 
cấp độ dịch, dịch nghĩa và dịch ngữ dụng, 
và coi các biểu thức trong hai ngôn ngữ là 
tương đương nếu những biểu thức này 
tương đương về ngữ nghĩa và ngữ dụng, và 
coi các biểu thức trong hai ngôn ngữ là 
tương đương nếu những biểu thức này 
tương đương về ngữ nghĩa và ngữ dụng, 
cho dù hình thức biểu hiện của nó có khác 
nhau đến đâu chăng nữa. 
Dạng bị động trong tiếng Anh rất phổ 
biến, do đó các mẫu/khung câu nhiều và đa 
dạng. Dựa trên các sách ngữ pháp và các 
đề thi trong nước và quốc tế, chúng tôi tra 
tìm khoảng 30 mẫu/khung câu điển hình có 
thể phục vụ để so sánh ý nghĩa của câu bị 
động trong hai ngôn ngữ Anh-Việt. Trong 
tiếng Việt chúng tôi liệt kê các mẫu câu 
phổ biến liên quan đến dạng bị động. Các 
mẫu câu này sẽ phục vụ cho việc chuyển 
dịch các câu bị động Anh-Việt. 
Tóm lại, Kazakov T. A. (2001) khẳng 
định: “Dịch là quá trình chuyển đổi lời nói 
hay văn bản viết từ ngôn ngữ nguồn sang 
ngôn ngữ đích. Dịch là hoạt động giao tiếp, 
là quá trình thể hiện thông điệp qua các 
hàng rào ngôn ngữ và văn hóa”. Còn tương 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
103 
đương dịch thuật là “sự trùng hợp hay 
tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện: 
ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng 
giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản 
nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là 
sản phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật 
như một quá trình giao tiếp”. Dựa trên 
tương đương dịch thuật về nghĩa, chúng ta 
có thể hiểu được ý nghĩa về phạm trù dạng 
trong tiếng Anh được chuyển sang tiếng 
Việt và ngược lại. 
3. CẤU TRÚC MANG NGHĨA BỊ ĐỘNG 
TRONG HAI NGÔN NGỮ 
3.1. Ý nghĩa bị động tiếng Anh được 
thể hiện trong tiếng Việt 
Tiếng Anh là một ngôn ngữ phân tích 
tính và có hình thái rõ của động từ, trạng từ 
và tính từ để diễn tả nghĩa bị động. Nghĩa 
bị động được hình thành chủ yếu từ hình 
thái của động từ ở hình thức quá khứ phân 
từ (cột ba) có thể có trợ động từ be hoặc 
get hoặc không có. 
Ý nghĩa bị động trong tiếng Anh được 
thể hiện ở hai cấp độ cụm từ và câu. 
3.1.1. Ý nghĩa bị động trong tiếng Anh 
ở cấp độ cụm từ 
Xét từ cấp độ cụm từ, động từ ngoại 
động ở dạng quá khứ phân từ luôn đóng vai 
trò là từ hạt nhân. Ở mức độ cụm từ, có thể 
có tác thể hoặc không có tác thể, nhưng bị 
thể luôn luôn xuất hiện ở trước hoặc theo 
sau cụm từ. Khi chuyển nghĩa sang tiếng 
Việt bao giờ cũng phải có từ “bị” và 
“được” để diễn tả ý bị động hoàn chỉnh. 
(a) The deceived woman (seemed very 
miserable). 
Người phụ nữ bị lừa dối (dường như 
rất đau khổ). 
(b) Hit by a strong man, the boy felt a 
sharp pain on his face. 
Bị một người đàn ông mạnh khỏe 
đánh, đứa con trai cảm thấy đau nhói trên 
mặt mình. 
Trong câu (a) deceived đóng vai trò 
tính từ trong cụm danh từ làm chủ ngữ 
“The deceived woman”. Trong câu (b) Hit 
là từ hạt nhân trong cụm trạng từ “Hit by a 
strong man”. 
3.1.2. Ý nghĩa bị động trong tiếng Anh 
ở cấp độ câu 
Hầu hết các sách khi đề cập đến ý 
nghĩa bị động trong tiếng Anh đều chỉ trình 
bày các cấu trúc câu. Phạm trù dạng trong 
tiếng Anh được sử dụng rất phổ biến và 
xuất hiện ở tất cả các đề thi ở các cấp độ 
khác nhau. Sách ngữ pháp tiếng Anh bao 
giờ cũng dành một phần đáng kể để trình 
bày các cấu trúc câu bị động. 
Phạm trù dạng gồm hai mặt: chủ động 
và bị động. Thường dạng chủ động được 
xem như cấu trúc sâu (deep structure) 
và dạng bị động được xem như cấu trúc 
nổi (surface structure) hay cấu trúc được 
cải biến. 
Câu được cải biến sang dạng bị động 
phải là câu chủ động có động từ ngoại 
động. Chủ ngữ trong câu chủ động sẽ 
chuyển thành bổ ngữ trong câu bị động (tác 
thể) hoặc bị bỏ đi nếu không cần thiết. Bổ 
ngữ trong câu chủ động được cải biến 
thành chủ ngữ trong câu bị động (bị thể). 
Hãy xem sơ đồ cải biến câu chủ động-
bị động trong tiếng Anh: 
 Active: S + V + O 
Passive: S + Be PP + By O 
Ví dụ: Thomas writes a letter.A 
letter is written by Thomas. 
So với các ngôn ngữ tổng hợp tính 
khác, tiếng Anh mang tính hình thái ít hơn, 
nhưng các dạng bị động trong tiếng Anh 
phong phú hơn nhiều. Người học tiếng 
Anh nếu không nắm vững các quy tắc cải 
biến của các mẫu câu bị động sẽ không thể 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
104 
chuyển đổi rất nhiều mẫu câu chủ động 
sang bị động hoặc ngược lại. 
Sau đây là các mẫu câu chủ động-bị 
động đặc biệt mà chúng tôi đã sưu tầm 
trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi đề 
xuất ý nghĩa dịch thuật tương đương cho 
từng mẫu câu này. 
- Mẫu câu phức có mệnh đề phụ danh từ: 
S1 + V1 + That + S2 + V2... It + Be 
V1(PP) + That + S2 + V2... 
Trong mẫu câu này V1 xảy ra trước V2. 
Ví dụ: People say that he will move to 
London. 
 It is said that he will move to London. 
Khi gặp cả hai câu trên ta chỉ dịch sang 
tiếng Việt với nghĩa chủ động: Người ta 
nói rằng anh ấy sẽ chuyển đến Luân Đôn. 
- Mẫu câu phức có mệnh đề phụ danh từ: 
S1 + V1 + That + S2 + V2... S2 + Be 
V1(PP) + To V2 ... 
Trong mẫu câu này V1 và V2 xảy ra 
cùng một lúc. 
Ví dụ: They rumoured that he lived 
with a young girl. 
He was rumoured to live with a young 
girl. 
Khi gặp cả hai câu trên ta chỉ dịch sang 
tiếng Việt với nghĩa chủ động: Họ đồn rằng 
ông ta sống với một cô gái trẻ. 
- Mẫu câu phức có mệnh đề phụ danh từ: 
S1 + V1 + That + S2 + V2... S2 + Be 
V1(PP) + To Have V2 (PP) ... 
Trong mẫu câu này V1 xảy ra sau V2. 
Ví dụ: They think that she sold her own 
car. She is thought to have sold her own car. 
Khi gặp cả hai câu trên ta chỉ dịch sang 
tiếng Việt với nghĩa chủ động: Họ nghĩ 
rằng cô ta đã bán ô tô của mình. 
- Mẫu câu phức có mệnh đề phụ danh từ: 
S1 + V1 + That clause (object) That 
clause (subject) + Be + V1 (PP) 
Trong mẫu câu này cả mệnh đề phụ 
danh từ được cải biến thành bị thể và tác 
thể thường không được đề cập. 
Ví dụ: People say that money is the 
root of all evil. 
That money is the root of all evil is 
said. (Jeremy Murphy, 2001) 
Tương tự như các mẫu trên, khi chuyển 
nghĩa của cả hai câu sang tiếng Việt, ta 
chỉ sử dụng cấu trúc câu chủ động: Người 
ta nói rằng tiền bạc là nguồn gốc của mọi 
tội lỗi. 
- Mẫu câu bị động phản thân: 
S + let + O1 + V + O2S + let + O2 + Be 
+ PP 
Ví dụ: He has let people cheat him. 
 He has let himself be cheated. 
Khi chuyển nghĩa mẫu câu này sang 
tiếng Việt, ta nên dùng câu có nghĩa bị 
động: Anh ta tự để mình bị đánh lừa. 
- Mẫu câu mệnh lệnh: 
V + O  Let + O + Be + PP 
Ví dụ: Do this homework now. 
Let this homework be done now. 
Ta nên dùng câu chủ động tiếng Việt 
khi chuyển nghĩa mẫu câu này: Hãy làm 
bài tập này. 
- Mẫu câu gây khiến: 
S + Have + Operson + V + Othing  S + 
Have + Othing + PP (passive 1) 
Sthing + Have + to be + PP (passive 2) 
Ví dụ: They will have someone cut the 
tree down. 
They will have the tree cut down. 
(passive 1) 
The tree will have to be cut down. 
(passive 2) 
Chủ ngữ trong câu này không phải là 
tác thể. Tác thể là ai đó được yêu cầu/sai 
bảo thực hiện hành động tác động lên bị 
thể. Ta chỉ dùng câu tiếng Việt có nghĩa 
chủ động khi chuyển dịch câu này: Họ nhờ 
ai đó đốn cây. 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
105 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
want, like, hope, love, dislike, 
S + V1 + O1 + To V + O2 S + V1 + To 
be PP 
S và O2 là cùng một người. 
Ví dụ: He wants others to help 
him.He wants to be helped. 
Câu dịch sang tiếng Việt của cả hai câu 
trên phải có nghĩa chủ động: Anh ta muốn 
người khác giúp mình. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
want, like, hope, love, dislike, 
S + V1 + O1 + To V + O2 S + V1 + O2 + 
To be PP 
S và O2 là những đối tượng khác nhau. 
Ví dụ: She likes someone to decorate 
her house. 
She likes her house to be decorated. 
Khi chuyển dịch cả hai câu này ta nên 
dung câu tiếng Việt với nghĩa bị động: Cô 
ta muốn nhà mình được trang trí. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
decide, determine, refuse, promise, 
manage, 
S + V1 + To V2 + O S + V1 + That + S 
+ should Be + PP(V2) 
Ví dụ: They decided to vote for 
that candidate. 
They decided that that candidate 
should be voted for. 
Câu dịch sang tiếng Việt của cả hai câu 
trên nên có nghĩa chủ động: Họ quyết định 
bỏ phiếu cho ứng cử viên đó. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
urge, allow, permit, order, request, beg, 
S + V1 + O1 + To V2 + O2 S + V1 + 
That + S2 + should Be + PP(V2) + By O1 
S1 + Be PP(V1) + To V2 + O2 
Ví dụ: They urged him to cancel the 
meeting. 
They urged that the meeting should be 
cancelled by him. 
He was urged to cancel the meeting. 
Tất cả ba câu trên nên dịch sang tiếng 
Việt với nghĩa bị động như sau: Anh ta bị 
hối thúc hủy bỏ cuộc họp. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
suggest, permit, allow, advice, 
S + V + V-ing + O S + V + That + S + 
should Be + PP 
Ví dụ: A mandarin suggested building 
a new castle. 
A mandarin suggested that a new castle 
should be built. 
Hai câu trên nên được chuyển dịch 
sang tiếng Việt bằng câu chủ động: Một vị 
quan đề nghị xây một tòa lâu đài mới. 
- Mẫu câu mệnh lệnh phủ định với 
nghĩa thông thường: 
Don't + V + O Don't + let + O + Be PP 
Let + O + Not Be + PP 
Ví dụ: Don't eat a lot of 
guavas.Don't let a lot of guavas be eaten. 
Let a lot of guavas not be eaten. 
Tất cả ba câu trên nên chuyển dịch 
sang tiếng Việt ở dạng chủ động: Đừng ăn 
nhiều ổi. 
- Mẫu câu mệnh lệnh phủ định với 
nghĩa cấm đoán: 
Don't + V + O S + Mustn't + Be PP 
S + Be + Not To Be + PP 
Ví dụ: Don't smuggle opium. 
 Opium mustn't be smuggled. 
Opium isn't to be smuggled. 
Ta nên dùng câu tiếng Việt chủ động 
với từ “cấm” để chuyển nghĩa tất cả ba câu 
trên: Cấm buôn lậu thuốc phiện. 
- Mẫu câu đơn có nghĩa sở hữu cách 
với các động từ: remember, forget, regret, 
S + V + Possessive Adj + V-ing + O  S 
+ V + O (poss.) + Being PP + By O 
Ví dụ: He remembers my helping his 
wife. 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
106 
He remembers his wife's being helped 
by me. 
Câu chủ động tiếng Việt là cách tốt 
hơn để chuyển nghĩa cả hai câu trên: Anh 
ta nhớ việc tôi giúp vợ anh ta. 
- Mẫu câu đơn vô nhân xưng: 
It + be + Adj + To V + O  It + be + 
Adj + For + O + To be PP 
Ví dụ: It is difficult to refuse parents' 
suggestion. 
It is difficult for parents' suggestion to 
be refused. 
Khi chuyển sang tiếng Việt ta nên 
dùng câu vô nhân xưng chủ động: Khó từ 
chối lời đề nghị của cha mẹ. 
- Mẫu câu phức với mệnh đề tính từ: 
S +V +O + Whom/Which (object)+ S + V 
S + Who/Which (subject) + Be PP 
+ By O + Be PP + By O 
Ví dụ: Betty broke the vase which her 
mother had bought. 
The vase which had been bought by 
Betty's mother was broken by her. 
Ta nên chuyển dịch hai câu trên sang 
câu tiếng Việt với nghĩa chủ động: Betty đã 
làm vỡ lọ hoa mà mẹ của cô ta đã mua. 
Tương tự ta có các loại câu phức với 
mệnh đề tính từ, nhưng đại từ quan hệ 
đóng vai trò chủ ngữ trong câu chủ động: 
Ví dụ: Daisy admired the man who had 
saved a boy. 
The man by whom a boy had been 
saved was admired by Daisy. 
- Mẫu câu đơn có các động từ: 
remember, regret, forget, 
S + V + O1 + V-ing + O2S + V + 
Being + PP 
Chủ ngữ (S) và tân ngữ O2 là một 
người. 
Ví dụ: She remembers someone 
praising her.  She remembers being 
praised. 
Cả hai câu trên được chuyển dịch sang 
tiếng Việt với nghĩa chủ động: Cô ta nhớ ai 
đó đã khen mình. 
- Mẫu câu đơn có các động từ: 
remember, regret, forget, 
S + V + O1 + V-ing + O2S + V + O2 
+ Being + PP 
Chủ ngữ (S) và tân ngữ O2 là những 
đối tượng khác nhau. 
Ví dụ: They forget someone hurti

File đính kèm:

  • pdfy_nghia_bi_dong_anh_viet_qua_khung_tham_chieu_tuong_duong_di.pdf
Tài liệu liên quan