Vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy vào việc dạy và học các môn kỹ năng nghe, viết Tiếng Anh
Bản đồ tư duy là một phương tiện giúp ghi chép, hệ thống thông tin, tư duy lôgic,
hiệu quả và đầy sáng tạo. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục, bản đồ tư duy giúp người dạy truyền đạt kiến thức
một cách dễ dàng đồng thời giúp người học ghi chép, tiếp thu bài học một cách hệ thống và
nhớ bài kỹ hơn. Đã có nhiều hội thảo, chuyên đề được tổ chức về vấn đề “Sử dụng BĐTD
trong dạy - học” và hiện nay nhiều cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh Phú Yên nói riêng và cả
nước nói chung đang động viên, khuyến khích cả người dạy và người học sử dụng BĐTD
vào hoạt các động dạy - học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc ứng
dụng BĐTD vào việc dạy, học các các kỹ năng Nghe và Viêt tiếng Anh ở trường Đại học
Phú Yên và từ đó, mong muốn nhân rộng hình thức dạy, học này
102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG NGHE, VIẾT TIẾNG ANH Lê Thị Băng Tâm* Tóm tắt Bản đồ tư duy là một phương tiện giúp ghi chép, hệ thống thông tin, tư duy lôgic, hiệu quả và đầy sáng tạo. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục, bản đồ tư duy giúp người dạy truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng đồng thời giúp người học ghi chép, tiếp thu bài học một cách hệ thống và nhớ bài kỹ hơn. Đã có nhiều hội thảo, chuyên đề được tổ chức về vấn đề “Sử dụng BĐTD trong dạy - học” và hiện nay nhiều cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung đang động viên, khuyến khích cả người dạy và người học sử dụng BĐTD vào hoạt các động dạy - học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc ứng dụng BĐTD vào việc dạy, học các các kỹ năng Nghe và Viêt tiếng Anh ở trường Đại học Phú Yên và từ đó, mong muốn nhân rộng hình thức dạy, học này. Từ khóa: bản đồ tư duy, dạy kỹ năng Nghe và Viết tiếng Anh 1. Khái niệm bản đồ tư duy Bản đồ tư duy (BĐTD) hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là một hình thức ghi chép, sử dụng đồng thời hình ảnh, mô hình, màu sắc, chữ viết với tư duy tích cực nhằm tìm tòi, đào sâu, khai thác hoặc mở rộng một ý tưởng với mục đích trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của một cá nhân hay một nhóm về một chủ đề nhất định. Đặc biệt, BĐTD là một sơ đồ mở. Trung tâm của BĐTD là một ý tưởng hoặc hình ảnh trọng tâm. Ý tưởng hay hình ảnh này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và tất cả đều được kết nối với ý trọng tâm. Từ ý trọng tâm này có thể vẽ thêm các nhánh khai triển. Tùy thuộc vào ý thích và cảm nhận về vấn đề đặt ra mà mỗi người có thể vẽ một kiểu khác nhau. Họ có thể biểu đạt bản đồ với những màu sắc, hình ảnh và các cụm từ hoặc loại từ khác nhau. Với cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ theo một cách rất riêng. Chính vì thế việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người [11]. 2. Lịch sử Phương pháp BĐTD do Tony Buzan phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ 20 và được xem là một cách hiệu quả để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn so với cách ghi chép truyền thống. * ThS, Khoa Ngoại ngư, Trường ĐH Phú Yên TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 103 Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về bản đồ tư duy cho nhiều cơ quan cũng như các học viện giáo dục quốc tế. Cho đến nay, phương pháp này được vận dụng rất thành công vào nhiều lĩnh vực khác nhau. 3. Công dụng BĐTD được sử dụng nhằm mục đích ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện chứa các mối liên hệ có liên quan mật thiết với nhau, tổng kết dữ liệu, động não về một vấn đề phức tạp, trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của một sự kiện hoặc vấn đề. BĐTD hiện đang được các tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới sử dụng nhằm hỗ trợ sáng tạo, lãnh đạo, hoạch định, giải quyết vấn đề, thuyết trình, đưa ra những phương thức hoạt động mới, vạch kế hoạch kinh doanh, lập mục tiêu ... Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, BĐTD là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần đổi mới phương pháp dạy học và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, tích cực. 4. Cách lập BĐTD và cách đọc BĐTD Đặt nội dung trọng tâm của của chủ đề bài dạy hoặc bài học ở trung tâm của bản đồ trong một vòng tròn hoặc một nhánh cây chính (nhánh cấp 1). Từ nhánh chính đó vẽ ra các nhánh rẽ (nhánh cấp 2). Từ đó vẽ thêm các đường phân nhánh (nhánh cấp 3) để mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý của nhánh cấp 2. Tiếp tục vẽ các phân nhánh nhỏ hơn đến khi đạt được sơ đồ chi tiết nhất. Đối với mỗi ý, cố gắng sử dụng các từ khóa ngắn gọn như danh từ, động từ hoặc tính từ để bản đồ được súc tích và rõ ràng hơn. Có thể sử dụng nhiều màu sắc, các kí hiệu hay biểu tượng để giúp cho bản đồ sống động hơn và giúp tăng vận tốc ghi nhớ. Có thể sử dụng bút chì màu, phấn, bút dạ để vẽ BĐTD trên giấy, bìa, bảng, bảng phim trong hoặc cũng có thể thiết kế phần mềm bản đồ tư duy trên máy vi tính nhờ vào các phần mềm vẽ BĐTD khác nhau như Imindmap, Emax, Draw Mindmap Pro BĐTD được vẽ và viết theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Chính vì thế mà cần phải đọc hoặc trình bày các ý trên BĐTD cũng theo cách thức như vậy. 104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN BĐTD1: Nguồn: 5. Vận dụng bản đồ tư duy vào quy trình dạy kỹ năng nghe và viết tiếng Anh a. Ứng dụng BĐTD trong quy trình dạy kỹ năng nghe Các hoạt động BĐTD thường được sử dụng trong trước khi nghe (Pre- listening) và sau khi nghe (Post-listening) trong quy trình dạy kỹ năng nghe. Trong giai đoạn Pre-listening, BĐTD được dùng với mục đích để giúp người học động não và đưa ra các từ vựng liên quan đến chủ đề bài học, đồng thời giúp giáo viên giới thiệu từ mới một cách hệ thống. Đối với những bài có nhiều từ mới cùng chung một chủ đề, sử dụng BĐTD sẽ giúp người học dễ nhớ, nhớ được nhiều từ và nhớ lâu hơn so với việc sử dụng phương pháp liệt kê. Hơn nữa, khi học theo BĐTD, người học sẽ tự tìm tòi và muốn khám phá thêm những từ có liên quan đến chủ đề đang được giới thiệu nhưng lại không có trong bài học. Ở giai đoạn Post-listening, sinh viên có thể hệ thống tóm tắt lại những gì vừa khai thác được trong bài học dưới dạng BĐTD. Nhìn vào BĐTD, các em có thể trình bày lại những gì mà mình vừa nghe được thông qua hoạt động nói hoặc viết. Ví dụ minh họa về việc sử dụng BĐTD trong việc dạy kỹ năng Nghe (Học phần Nghe 2-Chương trình Cao đẳng sư phạm tiếng Anh – Khóa 2012-2015) Unit 1: The weekend (Giáo trình Tactics for Listening – Developing Skills) Trong giai đoạn Post-listening: Sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức bài học thành các phần như sơ đồ minh họa bên dưới. Sinh viên có thể trình bày yêu cầu của phần này sử dụng thêm vốn từ ngữ của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần phải học thuộc lòng, giúp bài trình bày trở nên tự nhiên và lưu loát mà không sợ sót ý. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 105 Task: Talk about your weekends Nhìn vào sơ đồ sau, người học có thể “sản xuất” được một bài đối thoại như sau: A: What did you do last weekend? B: I went dancing A: Where did you go to? B: Spacy club. A: Whom did you go with? B: My new friends. I met them at the club some days ago. They are really nice and interesting. A: How was the night? B: It was terrific. Would you like to join us next weekend? A: Thank you. I’d love to. hoặc một bài trình bày như thế này: I had a great weekend last week. I went to the cinema with my classmates and we saw an adventure film. It was so interesting that we didn’t miss any details. It will be shown until April 1st. So try to watch it some time if you can. 106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN BĐTD 2 b. Ứng dụng BĐTD trong việc dạy kỹ năng Viết Bản đồ tư duy được sử dụng rất hiệu quả khi dạy kỹ năng Viết tiếng Anh, đặc biệt là ở giai đoạn trước khi viết (pre-writing). Giai đoạn này gồm các bước: động não (brainstorming for ideas) và lập dàn ý (outlining). Ở giai đoạn động não, người Girlfriend School friend Collegue Nephew Niece Family Friends WITH WHOM ? At the cinema At the club At the beach At the disco ... In the park At the stadium At home WHE RE WHERE ? Rented a video Went jogging ... Went dancing Played computer games Played a sport Watched a movie Watched TV ACTI VITIES Terrific Great ... Pleasant Disapp ointing Fantastic Terrible Boring HOW WAS IT? LAST WEEKEND TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 107 học cần động não nhiều để đưa ra các ý tưởng và từ vựng liên quan đến chủ đề. Từ những ý tưởng đó, người viết sẽ hạn định chủ đề theo hướng mình quan tâm và hiểu rõ nhất. Đối với bước outlining, BĐTD giúp người học thiết kế dàn ý chi tiết một cách dễ dàng. Ví dụ đối với yêu cầu “Viết dàn ý chi tiết cho một đoạn văn về chủ đề”, ta có thể hình dung cả dàn ý của bài viết giống như một cái cây mà câu chủ đề chính là thân cây (nhánh cấp 1), các ý hỗ trợ (supporting ideas) là các cành chính (nhánh cấp 2) và các nhánh nhỏ (nhánh cấp 3) nối từ cành chính với các ý tưởng, luận cứ hoặc luận chứng có mối liên hệ chặt chẽ với các ý hỗ trợ. Nhờ vào những đặc tính đơn giản, dễ thực hiện, sống động và dễ hiểu, người học sẽ cảm thấy thích thú hơn khi tự mình lập bản đồ tư duy cho một yêu cầu cụ thể của môn học này. Điều đó giúp người học phải suy nghĩ, tư duy và sáng tạo sao cho tác phẩm của mình không chỉ đẹp mà còn phải lôgic. Như vậy là họ đã thực hiện được một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ và từ đó phát triển thành một đoạn văn tốt. BĐTD cũng được sử dụng rất hiệu quả trong giai đoạn post writing. Đây là bước sinh viên có thể “tái sản xuất” nội dung bài viết thông qua hoạt động nói. BĐTD giúp họ có thể trình bày bài nói của mình một cách trôi chảy mà không bỏ sót ý đồng thời tránh được kiểu nói như vẹt hoặc trình bày bằng cách học thuộc lòng máy móc. Ví dụ minh họa về việc sử dụng BĐTD trong việc dạy kỹ năng Viết - Học phần Viết 2 Write an outline on the following topic: “How to protect your teeth” Từ chủ đề trên, người học có thể dùng BĐTD để giới hạn và chọn cho mình câu chủ đề thích hợp (nhánh cấp 1). Từ đó liệt kê các ý hỗ trợ thuộc nhánh cấp 2 (supporting ideas), nếu có ý nào trùng hoặc được bao trong nội hàm của các nhánh cấp 2, có thể lược bỏ và chỉ chọn các ý nhằm giúp hỗ trợ phát triển tốt cho câu chủ đề. Từ các ý hỗ trợ, đưa ra các ví dụ, các dẫn chứng hoặc cứ liệu để giúp các ý hỗ trợ trở nên chặt chẽ hơn. Như thế, chỉ trong một thời gian rất ngắn, sinh viên đã có thể thực hiện cho mình một dàn ý đơn giản hoặc chi tiết nhằm giúp viết được một đoạn văn tốt. (Xem BĐTD 3) 108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN BĐTD 3 6. Ưu điểm của việc vận dụng BĐTD vào việc giảng dạy các môn kỹ năng tiếng Anh So với cách thức ghi chép truyền thống thì việc vận dụng BĐTD vào việc dạy học các kỹ năng tiếng Anh có những điểm vượt trội như sau: Người dạy có thể trình bày bài giảng một cách ngắn gọn súc tích thông qua những nét vẽ đơn giản đồng thời giúp người học tiếp nhận thông tin, mối liên hệ giữa các thông tin, khái niệm bằng thị giác. Điều đó giúp người học hệ thống và ghi nhớ các ý nhanh và hiệu quả hơn. Nội dung trọng tâm của chủ đề dạy hoặc của bài học được đặt ở trung tâm của bản đồ giúp người học xác định rõ ràng. Các thông tin hoặc ý mới về nội dung bài giảng được bổ sung bằng cách vẽ chèn thêm nhánh vào bản đồ. Chúng cũng có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng không cần theo thứ tự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi các ý tưởng một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính để tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và giúp cho việc dạy học đạt hiểu quả hơn. Phương pháp này giúp cho người học thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đặc biệt, nó còn giúp cho các em không cảm thấy nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó tạo được điều kiện cho sinh viên tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong nội dung của bài học. Phương pháp này buộc người học phải chủ động trong việc học của mình. Chính vì thế mà hiệu quả trong việc học không ngừng được nâng cao. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 * 2013 109 Hơn thế nữa, dạy học bằng BĐTD giúp cho người học phát huy được sự tự tin, sự logic, tính sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy. 7. Kết luận Phương pháp dạy học bằng BĐTD đã và đang được áp dụng khá rộng rãi ở các cấp học khác nhau từ tiểu học cho đến THCS và THPT. “Năm 2010, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc ... Năm học 2011- 2012, phương pháp dạy học bằng BĐTD là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 4.000 giáo viên cốt cán bậc THCS cả nước” [8]. Phương pháp này giúp chuyển dần cách dạy học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy cho họ cách tiếp cận và tự tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Do đó, việc lập BĐTD luôn phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên và từng người học. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD kết hợp với các hình thức làm việc nhóm, phương pháp dạy học dự án và sử dụng công nghệ thông tin, vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ hữu hiệu giúp đổi mới phương pháp dạy học một cách toàn diện và trong toàn hệ thống giáo dục của cả nước. Chính vì điều đó mà trường ĐH Phú Yên nói chung và Khoa Ngoại ngữ nói riêng, đơn vị đang đào tạo những thế hệ giáo viên tiếng Anh tương lai cho các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông, không thể không tự cập nhật, áp dụng và phát triển phương pháp này để việc dạy và học các kỹ năng tiếng Anh của chúng ta bắt nhịp và phát triển đồng bộ với các cấp học mà chúng ta cung cấp nguồn nhân lực TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Buzan, T (1993), Mind Mapping, BBC Active [2] Buzan, T (2007), The Buzan Study Skills Handbook, BBC Active [3] [4] anh/a126516.html [5] tu-duy-mind-map.aspx [6] [7] [8] cau/59/7001995.epi [9] [10] [11] Nguyễn Lương Hùng (2013), Hướng dẫn sử dụng phần mềm imindmap 5, Thư viện đề thi 110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Abstract Application of mind mapping method in teaching and learning English listening and writing skills Mind mapping is a useful means for recording, systematizing and thinking logically, efficiently and creatively. It is widely used in several different areas. In the field of education, mind maps can support teachers to impart knowledge easily, help students take notes and absorb lessons in a systematic way and have a better memorization of what they have learnt. There have been a lot of workshops and seminars held on "Using mind maps in teaching and learning”. Up to now, many schools of diferent levels of education in Phu Yen province in particular and all over the country in general have encouraged both teachers and learners to use mind maps in teaching and learning. This article refers to the application of mind mapping in the teaching - learning of English Listening and Writing skills at Phu Yen University, from which we would like it to be thoroughly applied. Key words: mind mapping, teaching English writing and listening skills
File đính kèm:
- van_dung_phuong_phap_day_hoc_bang_ban_do_tu_duy_vao_viec_day.pdf