Ứng dụng phần mềm hot potatoes trong dạy và học kĩ năng nghe cho sinh viên hệ không chuyên
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học kì thuật hiện nay. Nó thám nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong giáo dục - đào tạo. công nghệ thòng tin được sứ dụng vào tất cả các môn học. Đổi với môn Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngừ nói chung, việc ứng dụng còng nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Việc sử dụng phán mèm trong việc thiết kè các hài giáng dạy các kì nâng tiêng Anh đang ngày càng trớ nên phô hiến và thế hiện được các ưu điếm nổi bật. Đặc hiệt với kì nàng nghe - một trong các kĩ nâng khó nhất khi học ngoại ngừ - việc thief kế các hài tập phù hợp, linh hoạt là vô cùng cần thiết. Bài báo nhằm giới thiệu về một công cụ công nghệ thông tin vô cùng hừu ích trong việc thiêt kê các dạng hài tập đa dạng, sinh động giúp cho việc học kì nâng nghe cho sình viên năm thứ 2 hệ không chuyên tại trường Đại học Hoa Lư trở nên de dàng hơn. Trên cơ sớ thực nghiệm này, hài háo đề xuất một so giãi pháp nhằm toi ưu hóa hiệu quà sứ dụng phần mềm nhằm nâng cao chat lượng giáng dạy.
74 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HOT POTATOES TRONG DẠY VÀ HỌC KĨ NĂNG NGHE CHO SINH VIÊN HỆ KHÔNG CHUYÊN Nguyễn Thị Huệ1, Nguyễn Thị Hoàng Huế1, Đặng Thanh Điềm1 1Trường Đại học Hoa Lư – Ninh Bình Tóm tắt: Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong giáo dục – đào tạo, công nghệ thông tin được sử dụng vào tất cả các môn học. Đối với môn Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Việc sử dụng phần mềm trong việc thiết kế các bài giảng dạy các kĩ năng tiếng Anh đang ngày càng trở nên phổ biến và thể hiện được các ưu điểm nổi bật. Đặc biệt với kĩ năng nghe – một trong các kĩ năng khó nhất khi học ngoại ngữ - việc thiết kế các bài tập phù hợp, linh hoạt là vô cùng cần thiết. Bài báo nhằm giới thiệu về một công cụ công nghệ thông tin vô cùng hữu ích trong việc thiết kế các dạng bài tập đa dạng, sinh động giúp cho việc học kĩ năng nghe cho sinh viên năm thứ 2 hệ không chuyên tại trường Đại học Hoa Lư trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ sở thực nghiệm này, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng phần mềm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ khóa: Công nghệ thông tin, phần mềm Hot Potatoes, kĩ năng nghe. 1. Phần mở đầu Trên thế giới khái niệm về CALL (Computer – Assited Language Learning) tạm dịch là phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ nhờ sự hỗ trợ của máy tính đã không còn xa lạ với các nhà giáo dục học. CALL đề cập đến phƣơng pháp giảng dạy ngôn ngữ và học tập có sử dụng máy tính nhƣ một công cụ hỗ trợ quá trình học tập. Theo (Graham, 2001), việc sử dụng máy tính cùng các ứng dụng Internet đặc biệt là các phần mềm giúp cho quá trình học ngoại ngữ trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn. Tại Việt Nam, thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về hiệu quả của việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ. Các nghiên cứu về việc sử dụng CD-ROM và về việc sử dụng các phần mềm đa phƣơng tiện (Multimedia Presentation softwares) nhƣ thƣ điện tử (email), mạng điện tử (internet), trang điện tử (websites) khởi nguồn cho các chuỗi nghiên cứu sau này. Hot Potatoes là một chƣơng trình để tạo ra các ứng dụng học trực tuyến trên mạng. Đây là phần mềm hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML hay các Môđun để đƣa lên web thực hiện việc kiểm tra hay thi qua mạng. Hot Potatoes gồm các Môđun : JQuiz (dùng để tạo ra các bài tập hỗ trợ 4 loại câu hỏi: đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều lựa chọn), JCloze (gồm các bài tập điền vào ô trống), JCross (tạo trò chơi ô chữ), Jmix (tạo các câu hỏi sắp xếp các cụm từ thành câu hoàn chỉnh), JMatch (tạo các câu hỏi so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tƣơng ứng với câu hỏi). Phần mềm Hot Potatoes đã đƣợc ứng dụng nhiều vào học, dạy và ra đề thi trắc nghiệm các môn học khác nhau từ các cấp tiểu học, THCS, THPT đến bậc đại học. Các dạng bài tập đa dạng sử dụng phần mềm này giúp cho quá trình học tập cũng nhƣ kiểm tra trở nên hiệu quả hơn, nâng cao động lực và hứng thú học tập với ngƣời học. Trong bài báo này tác giả sẽ cung cấp các thông tin về phần mềm Hot Potatoes, việc ứng dụng phần mềm trong việc giảng dạy kĩ năng nghe cho sinh viên năm thứ 2 hệ không chuyên từ đó đƣa ra một vài biện pháp nhằm tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng của phần mềm. 2. Phần nội dung 2.1. Tổng quan chung về phần mềm Hot Potatoes 2.1.1. Khái niệm Hot Potatoes là một chƣơng trình để tạo các ứng dụng học trực tuyến trên mạng. Hot Potatoes hổ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML hay các Môđun để đƣa lên web thực hiện việc thi qua mạng theo kiểu Client- 75 Server. 2.1.2. Các chức năng của phần mềm Hot Potatoes Giao diện phần mềm Hot Potatoes phiên bản 6 Có 6 chức năng của phần mềm Hot Potatoes bao gồm: + JQuiz: Dùng tạo các bài tập hổ trợ 4 loại câu hỏi "đa lựa chọn", "câu hỏi trả lời ngắn", "câu hỏi lai" và "câu hỏi nhiều câu trả lời". + JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống. + JCross: Tạo bài tập dạng trò chơi ô chữ Crosswords. + Jmix: Môđun dùng để tạo các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu. + JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tƣơng ứng với các câu hỏi. + The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lƣợng lớn các bài thi và câu hỏi. 2.1.3. Một số cấu hình cần thiết chung của Hot Potatoes Với bất kì chức năng nào, phần mềm Hot Potatoes cung cấp các cấu hình chọn lựa sau: + Vào Options > Configure Output Thẻ Title/Instructions: Sửa đổi tiêu đề và giới thiệu của dạng bài tập khi hiển thị dạng HTML (có thể sửa lại tiếng Việt so với dạng mặc định ban đầu là tiếng Anh). Thẻ Prompts/Feedback: Cung cấp thông báo tiếng Việt hiển thị khi chọn đúng – sai, các đáp án, hay các tiêu đề phụ khác. Thẻ Buttons: Cung cấp thông báo tiếng Việt các nút công cụ khi thiết kế dạng câu hỏi ngắn hay câu hỏi lai. Thẻ Appearance: Điều chỉnh giao diện trang HTML tuỳ chọn Thẻ Timer: Thiết lập giờ cho bài tập xuất dạng HTML Thẻ Other: Thiết lập các thông số nhƣ: số câu hỏi tối đa hiển thị trên mỗi trang HTML khi đƣợc tải, trộn thứ tự các câu hỏi - câu trả lời, xem điểm sau khi trả lời đúng, xem danh sách các câu trả lời đúng và nhiều lựa chọn khác. 2.1.4. Ưu việt của phần mềm Hot Potatoes - Phần mềm Hot Potatoes cung cấp 6 ứng dụng bài tập cơ bản. Những bài tập này có thể sử dụng trên mạng World Wide Web hoặc có thể sử dụng trên máy tính cá nhân ở dạng tệp HTML và cũng hỗ trợ cho việc in ra nhƣ các bài tập làm trên giấy khác. - Phần mềm Hot Potatoes có giao diện dễ sử dụng, nhiều chức năng thuận tiện cho việc chỉnh sửa, kết hợp để thiết kế thành bài tập. Phần mềm này thực sự mang tính công nghệ cao khi cho phép giáo viên đƣa hình ảnh, âm thanh hoặc tệp video vào bài tập của mình. - Các bài tập thiết kế bằng phần mềm này có tính tƣơng tác cao thông qua các chức năng nhƣ giới hạn thời gian làm bài, các câu trả lời đƣợc tính điểm theo tỉ lệ phần trăm, hiển thị các câu trả lời sai để sinh viên có thể làm lại, tự động trừ điểm nếu sinh viên trả lời lần 2, hiển thị phản hồi cho các câu trả lời, hiển thị gợi ý nếu sinh viên yêu cầu, v.v. - Phần mềm Hot Potatoes có thể chạy trên các hệ điều hành phổ biến nhƣ Window 98, 2000, ME, Vista và một số hệ điều hành khác nhƣ Mac hoặc Linux. Đặc biệt, phiên bản 6 có hỗ trợ dữ liệu Unicode, cho phép giảng viên có thể thiết kế bài tập bằng tiếng Trung, tiếng Nhật hay Ả Rập, v.v. 2.2. Kĩ năng nghe hiểu 2.2.1. Định nghĩa Đã có nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa về kĩ năng nghe. Murphy (1991) định nghĩa nghe hiểu là một quá trình diễn giải mang tính tƣơng tác mà ngƣời nghe chủ động tham gia với vai trò xây dựng ý nghĩa. Nó đòi hỏi kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức nền, xây dựng ý nghĩa và phản hồi. Theo Rubin và Thompson (1994), kỹ năng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình học ngôn ngữ. Thêm vào đó, kỹ năng nghe mang lại cho con ngƣời có cơ hội cảm nhận đƣợc ngôn ngữ và nâng cao toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng khó nhất trong bốn kỹ năng mà sinh viên cần phải nắm vững trong suốt quá trình học. Theo Harmer (2001) có 3 tiểu kĩ năng nghe (sub-skill listening) chính bao gồm: + Nghe lấy ý chính (Listening for gist): Nghe và tìm ra ý chính của bài, ngƣời nghe không cần chú ý đến tất cả các từ trong bài nghe + Nghe lấy thông tin cụ thể (Listening for specific information): Ngƣời nghe chỉ tập trung vào thông tin mà mình chú ý, có thể bỏ qua các thông tin khác 76 + Nghe lấy thông tin chi tiết (Listening for details): Ngƣời nghe tập trung vào tất cả các thông tin trong bài nghe, cố gắng nghe nhiều thông tin nhất có thể. Ngƣời nghe chú ý đến từ vựng, phát âm, ngữ điệu của ngƣời nói trong bài nghe Nói tóm lại, từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng nghe là một kĩ năng khó và phức tạp. Nghe hiểu không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận âm thanh mà còn là sự phân tích, xác định và phản hồi lại thông điệp đƣợc tiếp nhận. 2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe Để quá trình nghe đạt hiểu quả, ngƣời học cần tìm hiểu đến các yếu tố ảnh hƣởng đến việc học kĩ năng nghe. Theo Rubin [19, 216] các yếu tố đó là đặc điểm của bài nghe, đặc điểm ngƣời đối thoại, đặc điểm bài tập, đặc điểm ngƣời nghe, đặc điểm của quá trình xử lý thông tin nghe. Theo Goh (1999), đã có hơn 80 nghiên cứu về kĩ năng nghe nhấn mạnh đến tác động của hai yếu tố khách quan và chủ quan (external and internal factors) lên quá trình nghe hiểu. Tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố xuất phát từ ngƣời nghe cụ thể là giới tính và khả năng ngôn ngữ. Yagang (1994) đánh giá độ khó của nghe hiểu dựa vào bốn yếu tố là thông điệp nghe, ngƣời nói, ngƣời nghe và bối cảnh nghe. Tại Việt Nam, khi đề cập về những khó khăn trong quá trình học kĩ năng nghe, trong cuốn “ Đổi mới phƣơng pháp dạy tiếng Anh ở Trung học Phổ thông Việt Nam”, các tác giả Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi và Hoàng Thị Xuân Hoa (2006) đã liệt kê các yếu tố tác động đến quá trình nghe bao gồm hệ thống âm phức tạp của tiếng Anh, vốn từ vựng ít ỏi của học sinh, tốc độ nói nhanh của ngƣời bản ngữ, sự thiếu tập trung khi nghe của học sinh. Nói tóm lại, nguyên nhân xuất phát từ ngƣời nghe, ngƣời đối thoại, bài nghe và bối cảnh nghe là các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nghe. 2.2.3. Các bước trong bài giảng nghe hiểu Giống nhƣ các bài giảng kĩ năng khác trong tiếng Anh, một bài giảng nghe hiểu cũng đều phải trải qua các bƣớc nhất định. Theo tác giả Underwood (1989, p30-78), bài giảng kĩ năng nghe sẽ trải qua ba bƣớc sau: Pre-listening – trƣớc khi nghe Ở bƣớc này, giáo viên sẽ gợi mở hứng thú, giúp học sinh suy nghĩ, thảo luận, khám phá về chủ đề sắp đƣợc nghe thông qua các câu hỏi, gợi ý. Giáo viên thiết kế các bài tập khởi động nhƣ sử dụng tranh ảnh, video minh họa từ đó đặt các câu hỏi để học sinh có những suy đoán nhất định về vấn đề đƣợc nghe. Ngoài ra giáo viên áp dụng, kết hợp các hoạt động khác để dạy một số từ mới liên quan. Tất cả các hoạt động trên nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức nền về chủ đề sắp đƣợc nghe, từ đó học sinh sẽ không lúng túng khi vào các hoạt động nghe phía sau. While-listening – trong khi nghe. Ở bƣớc này, giáo viên cần đƣa ra yêu cầu rõ ràng, cụ thể cho học sinh trƣớc khi nghe ví dụ nhƣ nghe bao nhiêu lần, nghe để lấy thông tin chính, nghe lấy thông tin cụ thể, nghe từng từ trong bài nghe. Giáo viên thiết kế nhiều dạng bài tập nghe khác nhau sao cho phù hợp với trình độ của học sinh. Các dạng bài tập bao gồm: + Nghe và xác định nhận định đúng hay sai (True/ False) + Nghe và chọn lựa đáp án (Multiple Choice) + Nghe trả lời câu hỏi (Answering questions) + Nghe và điền từ vào ô trống (Gap- filling) + Nghe và sắp xếp thông tin theo trình tự bài nghe (Ordering) Ngoài ra trong bƣớc này, việc chữa bài sau khi nghe bao gồm đƣa ra đáp án và giải thích là rất quan trọng. Giáo viên sẽ cho học sinh nghe lại các thông tin quan trọng, số lần nghe phụ thuộc vào mức độ khó dễ của bài nghe và trình độ của học sinh. Ngoài ra giáo viên sẽ đặt các câu hỏi để gợi mở học sinh trả lời về nội dung bài nghe, kết hợp với giải thích và đƣa ra đáp án. Post-listening – sau khi nghe Đây là bƣớc luyện tập sau khi nghe. Ở bƣớc này, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ ở phần While – listening vào thực tế. Học sinh có thể đƣợc yêu cầu trình bày lại theo nhóm hoặc cá nhân nội dung các bài nghe bằng ngôn ngữ của mình, hoạt động đóng kịch (role –play) các mẩu hội thoại trong bài nghe, hoạt động viết lại nội dung chính của bài nghe,v.v. Nói tóm lại, mục đích cần đạt đƣợc của giai đoạn này là tổng kết, nhấn mạnh và kiểm tra lại xem độ hiểu bài của học sinh. 2.2.4. Kĩ năng nghe trong học phần dành cho sinh viên năm thứ 2 hệ không chuyên Học phần dành cho sinh viên năm thứ 2 là học phần tiếng Anh 3 (General English 3). Đây là học phần cuối sau khi sinh viên hoàn thành học phần tiếng Anh 1 và 2. Học phần gồm 4 tín chỉ, bao gồm 60 tiết lên lớp (trong đó có 40 tiết lý thuyết và 20 tiết thực hành, thảo luận), 12 giờ tƣ vấn tự học và 120 giờ tự học. Giáo trình đƣợc sử dụng để giảng dạy là New English Files Intermediate (Clive Oxeden, Christina Latham – Kowing, Paul Seligson, Oxford University Press, 2010). Giáo trình gồm 7 bài: Unit 1 đến Unit 7. Trong mỗi bài có 3 phần A,B,C cung cấp cho sinh viên kiến thức về đầy đủ các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết với những chủ điểm Ngữ pháp, Từ vựng, Phát âm cụ thể, rõ ràng. Sau 3 phần chính trên, mỗi bài có 1 phần luyên tập (Practical English), 77 phần viết (Writing) và phần Ôn tập và kiểm tra (Revise and check). Kĩ năng nghe trong giáo trình đƣợc dạy lồng ghép cùng các kĩ năng khác. Trong mỗi bài, các bài nghe đƣợc sắp xếp cùng với các bài luyện đọc, luyện nói về một chủ đề nhất định. Các dạng bài nghe chủ yếu trong giáo trình bao gồm Nghe và trả lời câu hỏi; Nghe và chọn lựa đáp án cho câu hỏi; Nghe và điền từ vào ô trống, v.v. 2.3. Phần mềm Hot Potatoes trong dạy kĩ năng Nghe cho sinh viên năm thứ hai hệ không chuyên Theo nhƣ phân tích, phần mềm Hot Potatoes là một công cụ hữu ích trong việc thiết kế các dạng bài tập khác nhau. Đối với kĩ năng nghe trong học phần tiếng Anh 3 cho sinh viên năm thứ hai hệ không chuyên tại trƣờng Đại học Hoa Lƣ, các bài tập nghe với nội dung chủ đề khó thực sự khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn. Việc sinh viên thiếu kiến thức nền về chủ đề nghe, kiến thức ngôn ngữ còn yếu thực sự là một thách thức với các giảng viên. Với các dạng bài tập khá khó nhƣ nghe và trả lời câu hỏi, nghe và điền từ vào ô trống, sinh viên yêu cầu cần có trình độ nghe nhất đinh mới hoàn thành đƣợc. Với mục đích làm cho các bài tập trở nên dễ dàng hơn, tác giả đã sử dụng phần mềm Hot Potatoes để thiết kế lại các bài tập nghe trong sách giáo trình sao cho phù hợp với từng nội dung nghe và trình độ sinh viên không chuyên tiếng Anh. Hơn nữa khi làm các bài tập này sinh viên đƣợc nhận gợi ý trong suốt quá trình làm bài, phần phản hồi, phần giải thích và đáp án ngay sau khi làm. Điều này làm tăng hứng thú và động lực cho sinh viên khi nghe, tránh sự nhàm chán so với cách làm bài trên giấy thông thƣờng. Chính từ tất cả những lợi ích trên, phần mềm Hot Potatoes đã đƣợc áp dụng với kĩ năng nghe và thu đƣợc những hiệu quả nhất đinh. Các dạng bài tập đƣợc thiết kế ở cả 3 bƣớc của một bài giảng nghe hiểu. Cụ thể nhƣ sau: 1- Bƣớc 1: Trƣớc khi nghe ( Pre- listening) Ở bƣớc này, giảng viên có thể áp dụng chức năng JMatch của phần mềm Hot Potaoes để thiết kế bài tập nối hình ảnh và từ để dạy từ mới, hoặc bài tập kéo thả từ và định nghĩa của từ. Ngoài ra, chức năng Jcross có thể đƣợc áp dụng để thiết kế bài tập điền từ vào ô chữ. Với 2 dạng bài tập này, giảng viên có thể cung cấp đƣợc số lƣợng từ mới nhất định có thể có trong bài nghe nhằm giúp sinh viên có kiến thức nền về chủ đề sẽ đƣợc nghe. Bài 1- Phần 1A- Nối từ và tranh tƣơng ứng về chủ đề Đồ ăn 78 Bài 1- Phần 1B- Hoàn thành ô chữ về chủ đề Thể thao 2- Bƣớc 2: Trong khi nghe ( While- listening) Đây là bƣớc chính trong một bài giảng kĩ năng nghe. Với mục đích đa dạng hoá các dạng bài tập trong sách giáo trình, đơn giản hoá nội dung các câu hỏi, tăng hứng thú làm bài cho sinh viên; tác giả đã áp dụng nhiều chức năng của phần mềm Hot Potatoes khi thiết kế các bài tập mới trong bƣớc này của bài giảng nghe. + Chức năng Jmatch để thiết kế bài Nghe và nối thông tin tƣơng ứng. Dạng bài tập này phù hợp để thiết kế các bài nghe nhƣ nghe và lấy thông tin cụ thể, tìm hiểu thông tin về các con số, thống kê. Bài 2- Phần 2A – Nghe và nối thông tin tƣơng ứng trong một bài đƣa tin trên đài Bài 2- Phần 2A – Nghe và chọn thông tin tƣơng ứng 79 + Chức năng Jcloze để thiết kế các bài nghe và điền từ vào ô trống. Dạng bài tập này đều có trong phần Practical English (Luyện tập) sau mỗi bài; tuy nhiên với chức năng đƣa ra gợi ý về từ cần điền, sinh viên sẽ dễ dàng đƣa ra đáp án phù hợp Bài 5- phần Luyện tập (Practical English) Nghe và điền từ vào ô trống có gợi ý + Chức năng Jquiz đƣợc áp dụng để thiết kế bài Nghe và chọn đáp án phù hợp. Chức năng gửi phản hồi (feedback) sau mỗi lần trả lời của sinh viên giúp sinh viên cân nhắc kĩ hơn khi đƣa ra đáp án đồng thời tăng hứng thú khi làm bài của sinh viên 80 Bài 1- phần 1A- Nghe và chọn đáp án đúng 3- Bƣớc 3: Sau khi Nghe ( Post-listening) Với bƣớc thứ 3 này, giảng viên có thể áp dụng 2 chức năng của phần mềm Hot Potatoes là Jcross (tạo ô chữ) và Jmix (sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh) để kiểm tra và củng cố lại kiến thức về từ vựng và kĩ năng viết cho sinh viên. Cụ thể nhƣ sau: Bài 6- Phần 6B- Hoàn thành ô chữ về chủ đề Phim ảnh Bài 2 – Phần 2A – Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh 2.4. Biện pháp tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng phần mềm Hot Potatoes Nhƣ đã trình bày ở trên, phần mềm Hot Potatoes là một công cụ hữu ích trong việc thiết kế và soạn các dạng bài tập khác nhau. Tuy nhiên để tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng phần mềm, giảng viên cần chú ý đến các điểm sau: (1) Bài tập thiết kế cần có hƣớng dẫn, gợi ý ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể giúp cho sinh viên hiểu đƣợc yêu cầu một cách dễ dàng. (2) Phần phản hồi (feedback) cho các câu trả lời cần súc tích, giải thích rõ ràng. Ngoài ra, từ ngữ sử dụng cần có tính chất động viên, khuyến khích sinh viên. 81 (3) Bài tập thiết kế cần đƣợc lồng ghép, kết hợp cùng các hoạt động khác trên lớp nhƣ hoạt động theo cặp, nhóm nhằm tăng tính tƣơng tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên. (4) Xuất phát từ hạn chế của phần mềm, giảng viên có những hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp. Hạn chế của phần mềm là chƣa có chức năng gửi kết quả làm bài của sinh viên về máy chủ của giảng viên, vì thế nếu giao bài tập về nhà, việc báo cáo kết quả làm bài sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ trung thực của sinh viên. Vì vậy, giảng viên cần kiểm tra lại bằng cách hỏi lại nội dung bài nghe ở nhà hay yêu cầu sinh viên vừa làm bài vừa ghi lại ý chính của bài, v.v. 3. Phần kết luận Qua ứng dụng thực tế, chúng tôi thấy rằng hiệu quả của việc ứng dụng của phần mềm Hot Potatoes trong việc dạy học nói chung và dạy ngoại ngữ nói riêng là rất lớn. Nó là một công cụ hữu ích giúp giảng viên soạn các câu dạng bài tập khác nhau một cách nhanh chóng. Qua đó giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá sinh viên qua các bài tập. Ngoài ra với các chức năng có tính tƣơng tác cao, sinh viên có thể vừa học vừa chơi, nâng cao hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán, từ đó n
File đính kèm:
- ung_dung_phan_mem_hot_potatoes_trong_day_va_hoc_ki_nang_nghe.pdf