Tôi đã học Tiếng Anh như thế đấy
Trước hết tôi muốn chúng ta hiểu khái niệm thành công của tôi chỉ ở khía cạnh hẹp
trong vấn dề học Tiếng Anh, từ chỗ không biết gì rồi tôi đã trở thành một dịch giả,
điều đó có nghĩa là tôi đã thành công. Hy vọng điều này có thể giúp cho các bạn
học ngoại ngữ không chỉ tiếng Anh mà con các ngôn ngữ khác.
Tôi đã học Tiếng Anh như thế đấy Trước hết tôi muốn chúng ta hiểu khái niệm thành công của tôi chỉ ở khía cạnh hẹp trong vấn dề học Tiếng Anh, từ chỗ không biết gì rồi tôi đã trở thành một dịch giả, điều đó có nghĩa là tôi đã thành công. Hy vọng điều này có thể giúp cho các bạn học ngoại ngữ không chỉ tiếng Anh mà con các ngôn ngữ khác. Tôi xin được tham gia vào trung tâm tư vấn du học bằng câu chuyện học tiếng Anh của mình. Hy vọng điều này có thể giúp cho các bạn học ngoại ngữ không chỉ tiếng Anh mà con các ngôn ngữ khác. Trước hết tôi muốn chúng ta hiểu khái niệm thành công của tôi chỉ ở khía cạnh hẹp trong vấn dề học Tiếng Anh, từ chỗ không biết gì rồi tôi đã trở thành một dịch giả, điều đó có nghĩa là tôi đã thành công. Tôi học theo kiểu: Tôi hiểu một điều tại sao người Việt Nam lại ngại tiếng Anh giao tiếp Khởi nguồn từ lòng tự trọng trong tôi. Tôi không cũng như những bạn học cùng đều không được học tiếng Anh khi trong trường trung học cơ sở. Lên học trường Phổ thông cơ sở Hiệp Hòa I tôi vào lớp học Tiếng Pháp, rồi lên Đại Học tôi lại học Tiếng Nga. Thành ra ngôn ngữ tiếng Anh với tôi quá xa vời dù tôi cảm nhận nó rất quan trọng với tôi sau này. Các lớp học tiếng Anh và xu hướng học tiếng Anh lấy chứng chỉ, lấy văn bằng II rộ lên nhộn nhịp, tôi cũng quyết định đăng ký một lớp học tiếng Anh A bản cho mình cho bằng mọi người. Tôi chuẩn bị khá chu đáo sách, vở, bút, từ điển đến lớp học khá sớm, lớp đến ngày một đông và phong thái mọi người đầy tự tin. Còn tôi một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng chưa được học nên vào lớp ngồi cúi gắm mặt xuống. Khi thầy đến gần gọi tôi đứng dậy đọc một câu, tôi ú ớ mãi không xong, và cũng ko thể phát âm chuẩn từ “You”. Thầy lẳng lặng quay lên bục giảng mà không nói gì, tôi cảm nhận được sự thật vọng lặng nề phủ kín lấy tôi. Rồi đến năm 30 tuổi, tôi đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khình, một người chồng biết yêu thương, một công việc ổn định thu nhập cao, nhưng những hình ảnh và sự nhức nhối về bài học tiếng Anh khiến tôi không thể nào yên bình trong hạnh phúc đó, rồi sau này, con tôi hỏi tôi về tiếng Anh thì sao?? tôi không biết gì, tôi nghĩ chẳng lẽ mình lại kém đến thế sao?? Người thầy của sự nhiệt tình chỉ bảo: Tôi đến lớp thầy cũng chỉ tình cờ gặp mấy người bạn cũ chỉ chỗ, một phòng học bình thường nhưng trong cái bình thường đó chưa đầy sự nhiệt tình của thầy và sự cố gắng của học sinh, trong đó có cả tôi. Và nhờ thế tôi đến với Tiếng Anh nhẹ nhàng và dễ chịu hơn vì tôi cảm nhận được cảm hứng học tiếng Anh đang tuôn chảy trong tôi, tuy khoảng cách về trình độ còn quá xa, đôi khi nghe mọi người nói tôi không hiểu gì, may mắn là thầy biết điều đó và lúc nào cũng sẵn sàng dịch qua tiếng Việt cho tôi hiểu và cố gắng theo kịp lớp. Tôi là heo – vẹt – chó– trâu – chuột – ong Một hôm Thầy nói với chúng tôi một câu gây sốc: “Các trò hãy ráng là chó là heo là trâu là chuột là ong.” Vốn là học trò ngoan tôi cố gắng làm theo lời Thầy dạy. Tôi luôn cố gắng nói tiếng Anh thành tiếng như chó sủa Nghe có vẻ hơi thô tục nhưng đúng là tôi đã phải sủa tiếng anh gâu gâu bằng cách phát ra thành tiếng. Tôi luôn cố gắng nói thật nhiều dù gần như sai toàn bộ. Tôi nhận ra người nước ngoài họ ko chê người Việt mình nói sai, mà họ muốn mình cởi mở giao tiếp hơn vì họ cũng muốn nói được tiếng Việt. Thế là tôi không bỏ lỡ những cơ hội được nói tiếng Anh với họ. Tôi tình nguyện dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thông qua Viện khoa học xã hội, tự nhiên chính họ lại dạy tôi tiếng Anh đúng. Và thi thoảng tôi đi bán hàng cho một người bạn ở phố cổ để học thêm về ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài. Họ cảm thấy khá thân thiện với sự nhiệt tình của tôi. Tôi đọc tất cả những thứ gì về tiếng Anh mà tôi vớ được Như Heo phàm ăn, vớ cái gì tôi cũng đọc và liên hệ qua bằng tiếng Anh rồi tích lũy để trở thành kiến thức của mình. Tôi thường mượn những cuốn sách dạng truyện độ khó từ thấp tới cao của thầy. Rồi tôi lượn qua những cửa hàng sách cũ, đôi khi may mắn tôi kiếm được những cuốn sách giá trị đã không còn xuất bản với giá cực rẻ, mà chủ cửa hàng không biết họ đang bán cái gì hihi. Tôi phát hiện ra một điều: Tiếng Anh đã dạy lại tôi tiếng Việt. Tôi nói nhiều và bắt chước như vẹt Tôi và bạn không thể sáng tạo ra ngôn ngữ tiếng Anh chuẩn. Vì vậy cách duy nhất là bắt chước họ như con vẹt thôi. Khi cảm giác nghe đã tốt, tôi nghe và xem các kênh truyền hình tiếng Anh chuẩn và bắt chước theo họ cho đúng, chỉnh sửa lại những từ mà tôi đã mắc phải phát âm sai. Thú thực tôi nhận được nhiều điều hơn thế khi xem các kênh truyền hình nước ngoài. Tôi học đi học lại kiến thức cho nhuần nhuyễn như Trâu nhai lại Tôi học đi học lại những điều mà tôi đã học qua mà chưa nhuần nhuyễn, tôi sợ quên đó là lý do chính đáng mà tôi biến thành một con Trâu. Ngay cả khi đi trên đường tôi cũng liên tưởng để duyệt lại những kiến thức tôi đã học để nó ngấm vào trong tôi Tôi chia nhỏ kiến thức và gặm nhấm như chuột và chăm chỉ như một chú Ong Tôi làm tất cả những điều trên một cách nhẹ nhàng như loài chuột, chia nhỏ và nhấm từ từ để những kiến thức có thời gian thẩm thấu vào trong tôi. Cùng với việc học cần mẫm như một chú ong chăm chỉ với trách nhiệm đồng tiền bát gạo mưu sinh cho cuộc sống tôi đã tiến thêm một bước khi quyết định xin làm dịch giả và là một cộng tác viên cho chương trình đưa tiềm năng Việt tới tri thức nhân loại của New Ocean. Bản dịch đầu tiên Tất nhiên bố bảo tôi cũng chẳng dám ti toe dịch dọt vì tự cảm thấy chữ của mình chưa đựng đầy một cái lá mít như cha tôi vẫn có cách nói ví von như vậy. Sau 1 năm học với Thầy Hảo, tôi thi đậu vào Open University rồi ĐH Sư phạm khoa Anh và có được tấm bằng loại khá. Tôi đặt một thầy ở ĐH Sư phạm dịch cuốn An Outline of American Literarure ra tiếng Việt. Trong quá trình biên tập tôi phát hiện ra mình có thể chuyển ngữ tốt hơn thầy, và thử dịch lại. Hóa ra bản dịch của tôi được chính thầy đánh giá tốt hơn của thầy. Thế là từ đó tôi mạnh dạn hơn, thử sức trong việc dịch sách. Tất nhiên tôi mắc vô số lỗi. Còn nhớ bản dịch một tác phẩm của William Saroyal (nhà văn nổi tiếng người Mỹ gốc Armenia) của tôi đầy lỗi, tôi đưa dịch giả Phạm Viêm Phương xem dùm ông sửa bút đỏ chi chít. Nhưng tôi đã học được từ chính lỗi lầm của mình. Thực ra tôi yếu về văn phạm nên nhiều khi hiểu sai ý. Tôi ghi lại từng cái lỗi của mình để lần sau tránh không mắc phải. Hơn 9 năm qua tôi đã dịch được khoảng trên 40 chục cuốn. Có cuốn được xếp vào bestseller, có cuốn nhận được lời khen cũng có những cuốn rơi vào im lặng. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói đến, câu chuyện của tôi chẳng có ý nghĩa gì ngoài một thông điệp: Nếu tôi có thể làm được một cái gì đó với vốn tiếng Anh của mình thì các bạn, từ những xuất phát điểm tốt hơn tôi, có thể đạt được thành tích lớn hơn tôi nhiều, các bạn có thể vươn tới những đỉnh cao. Đó cũng là điều khiến cho tôi, khi đọc cuốn TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ, càng thêm tâm đắc với Adam Khoo rằng nếu bạn có niềm tin vào mình, có khát khao vươn lên, có kế hoạch hành động và có quyết tâm theo đuổi thì bạn có thể chinh phục được bất cứ đỉnh núi nào trước mặt. Hiện tại tôi đang dạy tiếng Anh cho 2 lớp đang chuẩn bị đi du hoc. Và tôi tự hào là từ điển sống cho con tôi. Còn các bạn thì sao? Hãy tìm cho mình một phương pháp hiệu quả nhé. Tôi tin các bạn sẽ thành công!
File đính kèm:
- doc6_8401.pdf