Tự học - Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất

Dù bạn học Đông học Tây, học chỗ này chỗ khác, nhưng trước khi nói về mọi thứ,

tôi thành thật khuyên bạn: “Hãy dành những khoảng thời gian cho riêng mình”.

A. Cái nhìn từ thực tế và kinh nghiệm

Bạn bận bịu ư? Bạn thiếu thời gian ư? Bạn phải chạy hết “lò” này đến “lò” kia?

Hay bạn phải dự những lớp học phụ đạo? Chúng ta có thể ngồi nghĩ ra hàng đống

lí do để giải thích cho sự tồn tại của dăm ba con nhền nhện ngay trong cái góc học

tập nhỏ xinh nằm đối diện với chiếc giường ngủ hàng ngày.

pdf13 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự học - Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường mới, phương pháp dạy mới, chỉ có cách học thì “em vẫn cứ ngoan như 
ngày nào”. Vâng, sáng sớm bảnh mắt ra đã hùng hục ghi ghi chép chép, rồi thầy 
cho gì thì nhặt lấy, hệt như mấy chú Tiểu Ngộ Không trong rạp xiếc, hay dăm ông 
thực khách sang trọng chỉ biết ăn nhà hàng. Cái thói quen cố hữu ấy từ muôn thủa 
đã ăn sâu vào trong tiềm thức của các cô cậu cử nhà ta rồi. “Học phải ghi, thi phải 
thuộc” – ngày nào lên lớp không viết độ dăm ba mặt giấy phê đúp thì ngày ấy như 
chưa học gì. 
Ôi, cái quan niệm mới đáng buồn làm sao! Tôi đã từng biết có người ngày nào 
cũng lên lớp, vở văn học rặt chỉ toàn chữ là chữ, từ đầu đến cuối không sót một bài 
nào, nhìn phát ngốn. Nhưng hỏi tới thì viết một đoạn văn cũng không nên hồn, câu 
cú lủng cà lủng củng, ý tưởng thì lộn xộn, rồi trích dẫn sai lung tung. 
Cả các sinh viên của chúng ta nữa. Ngày ngày cắm đầu cắm cổ nhịn đói lên giảng 
đường cốt sao cho thật sớm, đặt mục tiêu phải viết hết đống mực Tàu trong cái 
quản bút to đùng, rồi đến khi động vào kiến thức thì vẫn cứ lơ ma lơ mơ, láng 
máng, léng phéng, lùng phùng, cái gì cũng “như quen mà như lạ”, thật đáng thất 
vọng thay! 
Có một đặc điểm chung đối với tất cả những học sinh, sinh viên kể trên là: Họ 
giành quá ít thời gian để tự học. Và điều này đã ảnh hưởng lớn đến họ. Ra ngoài 
đời, họ thường loay hoay, bỡ ngỡ, phản ứng chậm trước những thay đổi và biến 
động của cuộc sống. Trong công việc, họ hay gặp nhiều khó khăn, lo nghĩ, thiếu 
tính tự xoay sở, và hành động không độc lập, quyết đoán, đôi khi dựa dẫm nhiều 
vào người khác. Bởi vì khi học để làm người, họ đã bỏ qua cái cơ hội để được rèn 
luyện tính chủ động, độc lập. Và họ đã mất rất nhiều, dù công sức học tập bỏ ra 
không phải là nhỏ. 
Bản thân tôi là một kẻ hầu như không đi học thêm trong suốt quãng thời gian là 
học sinh phổ thông. Chỉ khi lên đại học, do vốn tiếng Anh quá đuội và sau khi tự 
học thất bại, tôi mới tìm đến một trung tâm tiếng Anh để luyện tập. Phần lớn thời 
gian học ngoài giờ trên lớp tôi đều dành để tự trau dồi. Và tôi thấy được vai trò vô 
cùng quan trọng của việc tự học. Nó đã giúp ích cho tôi, và tạo cho tôi nhiều đức 
tính tốt trong tư duy, suy nghĩ. 
Và chính cái thói quen ấy đã ít nhất vài lần giúp tôi trong học tập. Hồi cuối năm 
lớp 12, với vốn kiến thức rỗng như cái rá thủng, tôi phải bắt tay vào tự học môn Lý 
(toàn bộ chương trình 12), và Hóa (bắt từ lớp 10). Ở thời điểm đó, một chữ bẻ đôi 
tôi cũng chịu. Không thầy (vì lúc đó chẳng ai có hơi đâu mà dạy một thằng mù 
chữ), không bạn (vì lúc đó chẳng ai có hơi đâu mà học cùng một thằng mù chữ), 
tôi phải tự đào tạo mình. 
Thời gian từ lúc bắt đầu học đến lúc thi chưa đầy 3 tháng. Một mình tự thiết kế lịch 
học, tự lập kế hoạch, tự đặt chương trình, tự nhồi nhét, tự đọc hiểu, tự lăn lộn, tự 
dày vò, bằng tất cả kinh nghiệm vốn có, trong suốt gần 90 ngày, cuối cùng trước 
khi thi tôi cũng đã thở phào nhẹ nhõm. Và kết quả tôi giành được không phải là 
quá tệ. Qua đó, tôi đã rút được bài học cho bản thân, và cũng là một niềm tin rất 
lớn: “Nếu biết cách tự học, tôi có thể học được” 
B. Tự học sẽ đem lại những gì? 
Vâng, tự học mang lại cho bạn rất nhiều thứ: 
-Một tinh thần chủ động trong học tập và rộng hơn là trong cuộc sống 
-Khả năng xoay sở, giải quyết vấn đề 
-Khả năng nhìn nhận vấn đề 
-Năng lực truyền thông, phương pháp luận cho bản thân 
-Khả năng tư duy sáng tạo 
-Tính tự giác cao 
-Niềm hứng thú, say mê 
-Khả năng lường trước các tình huống 
-Sự tự tin 
-Vốn kiến thức rộng 
-Khả năng hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực 
-Tính năng động 
-Những thử thách, đấu tranh với bản thân 
Và còn rất nhiều điều khác nữa mà ở cái thời điểm ngồi trên chiếc ghế tựa cứng 
như sừng trâu và đồng hồ điểm 12 giờ 14 phút 58 giây này tôi chưa liệt kê ra 
được 
C. Bạn có nhận thức thế nào về tự học? 
Bạn có suy nghĩ của riêng bạn, và tôi cũng vậy. Tuy nhiên, mời bạn đọc thử cách 
nhìn nhận của tôi, một kẻ vốn lười đến lớp vì quản ngại nắng mưa nên đành phải 
ngồi nhà gặm nhấm đống sách vở một mình. 
Tự học được chia làm hai mức độ khác nhau. Ở mức độ thứ nhất – tôi gọi là tự ôn 
luyện. Hàng ngày bạn đến lớp nghe giảng, ghi chép, sau đó về nhà làm những bài 
tập cho sẵn, xem lại sách, thực hiện những công việc mà giáo viên giao cho bạn. 
Đôi khi, giải quyết hết đống bài vở ấy cũng chiếm của bạn cả ngày trời rồi. 
Điều đó rất tốt, bởi bạn đã dành thời gian để tiêu hóa đống kiến thức ngồn ngộn mà 
ở cái tuổi của bạn không đáng phải tiếp thu nhiều đến như vậy. Tuy nhiên, vẫn 
chưa đủ đâu bạn ạ. Đôi lúc, bạn gặp một học sinh hay một sinh viên kì tài. Dường 
như điều gì họ cũng biết, cũng giỏi. Bạn ngạc nhiên vì kiến thức vượt trội của họ. 
Làm sao họ có thể tài thế nhỉ? Mình bò ra học cả ngày mà xem ra vẫn kém họ, cả 
về mặt hiểu biết lẫn kĩ năng. Thực ra họ cũng có 24 giờ một ngày như bạn thôi, vấn 
đề là họ chủ động trong học tập, và do đó, họ có cả niềm hứng thú lẫn hiệu suất. 
Đây mới là mức thứ hai, mức quan trọng nhất, nó quyết định rất nhiều đến cái mà 
tiếng Anh người ta gọi là “kờ - nao – lít” (knowledge – tri thức) của bạn, tôi tạm 
gọi là tự rèn luyện, hay chính xác hơn là tự học. 
Nên nhớ rằng, ở mức trước, dù đã giành cho mình một “khoảng không” riêng, bạn 
vẫn là người “bị động”. Nghĩa là nền tảng của bạn vẫn do người khác trang bị, bạn 
chỉ có nghĩa vụ củng cố hay thẩm thấu nó thôi. Bạn vẫn chưa “ra quyết định” cho 
vốn kiến thức của mình. Và vì thế, dù bạn có làm hết các bài tập, có thuộc làu nội 
dung bài giảng đi nữa, bạn vẫn chưa thể đạt đến “sự đột phá cho riêng mình”, và 
bạn chắc chắn sẽ vẫn phải ngạc nhiên vì vốn hiểu biết của người khác. Hãy thử 
quan sát, để có một bài học trọn vẹn ghi vào sổ đầu bài hàng tuần, các nhà sư phạm 
và người học của chúng ta sẽ phải làm gì: 
-Hội đồng Quốc gia biên soạn giáo trình (hay SGK gì gì đó) cho các bạn 
-Giáo viên đọc giáo trình, paste vào một quyển vở (thuật ngữ sư phạm gọi là soạn 
giáo án) hay copy vào CPU của mình, tóm tắt lại thành các gạch đầu dòng (thuật 
ngữ sư phạm gọi là dạy học bằng phương pháp PowerPoint) 
-Giáo viên có thể đọc thêm tài liệu, bổ sung kiến thức cho bạn 
-Giáo viên cố gắng diễn đạt ý tưởng của các nhà khoa học vĩ đại trong vòng 45 
phút giữa tiếng ồn của máy khoan cắt bê tông và tiếng ngáp ngắn ngáp dài của một 
buổi bình minh muộn 
-Học sinh có thể ghi chép hoặc không, nhưng phải làm sao đó để nhập tâm, phục 
vụ cho bài kiểm tra 
-Những học sinh chăm chỉ giành thời gian xem lại bài giảng, đọc, học thuộc, làm 
bài tập, ghi nhớ, 
-Và giáo viên kiểm tra bài cũ dưới những con mắt lo lắng của gần năm chục cô cậu 
học trò. Lác đác vài cánh tay xung phong lên bảng giữa nhịp đập hối hả của những 
con tim sợ phải lên bảng trả bài 
Cái hệ thống phân quyền từ trung ương đến địa phương này có tác dụng phổ cập 
hơn là dành riêng cho bạn. Đó là mô hình chung của các trường phổ thông Việt 
Nam ngày nay. Nó cần phải thay đổi. Tuy nhiên, đó là công việc của các nhà điều 
hành, làm luật, tổ chức, những người có nhiều học hàm, học vị, và phải một thời 
gian nữa mới có sự biến chuyển được. 
Còn bây giờ, các bạn “sinh ra phải thời loạn lạc, trưởng thành gặp buổi gian nan”, 
dù có khó nhọc thì cũng phải xào nấu riêng cho mình một cách nào đó để mà học 
cho tốt. Và vì thế, hãy tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Muốn học, muốn 
hiểu sâu một vấn đề nào, tốt nhất hãy tự chạm tới nó trước, tự gieo mầm, tự gợi 
mở, tự tìm tòi, trước khi có ai đó nói cho bạn. Lần đầu tiên, thứ hai, thứ ba, chắc 
chắn sẽ rất khó khăn, nhưng đừng có nản. 
Nên nhớ bạn đang làm đầy đủ công việc của cả một mô hình giáo dục thu nhỏ, từ 
khâu thiết kế thượng tầng trung ương đến triển khai ở cấp cơ sở, và vì thế, thử 
thách là điều không thể tránh khỏi. Ở Mỹ, sinh viên phải đọc trước hàng trăm trang 
sách, thậm chí đi nghiên cứu, thu thập thông tin hàng tuần lễ để chuẩn bị cho một 
bài giảng. Đến lớp, họ không nghe giáo viên nhắc lại kiến thức đâu, mà đó là tranh 
luận, cái thuật ngữ mà dân du học nhà ta vẫn gọi nôm na là đì -bết (debate) hay 
“hội đồng nhà mõ”. Và hiểu biết cứ thế nảy sinh, dưới nhiều góc độ khác nhau. 
Tất nhiên, dù bạn có thế nào đi nữa, chúng ta vẫn rất cần những người thầy. Khi 
người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò của người thầy (hướng dẫn, tác 
động) là không thể thiếu. Nó có tác dụng định hướng rất tốt cho sự phát triển, 
cũng giống như bánh lái để điều chỉnh phương hướng của con tàu, còn động cơ 
thúc đẩy sự chuyển động. Nếu bánh lái cũng kiêm cả phần của động cơ (như dân ta 
ngày nay quá ỷ lại vào người thầy), con tàu sẽ ì ạch, khó mà linh hoạt được. 
Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao 
đổi với bạn bè dưới sự hướng dẫn của người thầy. Tất nhiên, ở môi trường như của 
VN, cái mệnh đề trên có thể khuyết đi một vài vế (vì căn bệnh chạy đua thành tích, 
vì tính ỷ lại, hay vì người thầy quá tận tâm mà làm luôn việc hộ trò). Mời các bạn 
tham khảo cái sơ đồ rất hay dưới đây từ một hội thảo giáo dục của Liên Hợp Quốc 
mà tôi sưu tầm trên mạng: 
-Học mà chỉ nghe giảng, nhớ 5% những gì đã nghe 
-Đọc (reading) 10% 
-Nghe nhìn (Adio Visual) 20% 
-Làm thí nghiệm trước mắt 30% 
-Thảo luận nhóm (Disscussion group) 50% 
-Làm bài ở nhà, ghi, viết lại (Practice by doing) 75% 
-Dạy người khác (Teach other/immediate use of learning) 90% 
Bạn thấy đấy, từ 50% trở lên toàn là công việc của bạn. Đừng trách tại sao suốt 
ngày lê la trên giảng đường mà chữ nghĩa cứ rụng sạch. Nếu bạn là thiên tài mà 
nhớ được hết ngay những gì trên lớp thì quá tốt rồi. Nhưng mà xác suất để bạn là 
thiên tài nhỏ lắm bạn ơi, và vì thế, hãy nhìn vào thống kê với số đông ở trên. 
Khi tự học trước ở nhà, bạn đã được nghiên cứu hai lần một bài giảng rồi đấy. Lần 
đầu là chính bạn, tự mày mò, tự vỡ vạc. Lần sau là quan điểm chính thống của giáo 
viên, bạn có thể đối chiếu, so sánh, ghi nhớ. Và dù lần đầu có sai lầm đi nữa, chắc 
chắn bạn cũng đã học hỏi được rất nhiều. 

File đính kèm:

  • pdfdoc22_2545.pdf
Tài liệu liên quan