Tiếp cận yếu tố mạch lạc trong văn bản diễn ngôn viết tiếng anh theo đường hướng ngữ pháp chức năng

Mạch lạc được xem là một trong những đặc điểm thiết yếu để có một văn bản viết hiệu quả. Mạch

lạc đề cập đến kết cấu của diễn ngôn viết mà qua đó tất cả những yếu tố phải được nối kết với

nhau một cách rõ ràng và hợp lý. Có nhiều phương pháp tiếp cận đề cập đến vấn đề nâng cao nhận

thức của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ về tầm quan trọng của yếu tố mạch lạc trong

diễn ngôn viết. Trong bài viết này, chúng tôi sơ lược một vài nét về các phương pháp tiếp cận

yếu tố mạch lạc trong văn bản diễn ngôn tiếng Anh theo đường hướng của Ngữ pháp chức năng.

Cụ thể, bài viết trình bày một số nét về vấn đề mạch lạc và các mối quan hệ của mạch lạc được

giải thích trong khuôn khổ của Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar). Qua đó, tìm hiểu các

phương pháp tiếp cận mối quan hệ giữa ngữ pháp và diễn ngôn: phương pháp tiếp cận theo tầng

bậc (Layering approaches); phương pháp tiếp cận theo mô-đun; phương pháp tiếp cận hợp nhất

(Integrative), hay còn gọi là Ngữ pháp diễn ngôn chức năng (Functional Discourse Grammar),

nhằm định hướng cho người dạy và học tiếng về việc hiểu yếu tố mạch lạc trong văn bản diễn

ngôn một cách khoa học hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận yếu tố mạch lạc trong văn bản diễn ngôn viết tiếng anh theo đường hướng ngữ pháp chức năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh về các cấp độ liên kết 
(phỏng theo Kroon, Caroline, 1997, tr.17-32)
Mức độ Đơn vị cơ bản
Liên nhân
Khung ngôn trung
Từ vị
Vận hành tố
Biểu trưng
Khung vị ngữ
Từ vị
Vận hành tố
Mô hình cấu trúc
Hình vị
Âm học
Mô hình ngôn điệu
Âm thanh
Hengeveld (1997) nhận xét rằng, sự phân biệt 
trên xác định vị trí thành tố khái niệm một mặt 
giữa ý định giao tiếp và mặt khác là các khái niệm 
hóa được phản ánh trong thành tố ngữ pháp ở cấp 
độ liên nhân và biểu trưng. Do đó, tiếp theo nghiên 
cứu của Kroon (1997, tr.17-32), Hengeveld (1997, 
tr.1-16) giải thích thêm rằng, đơn vị thấp hơn ở 
mức độ liên nhân không phải là hành động ngôn từ 
như được thừa nhận trong mô hình của ông mà là 
hành động diễn ngôn. Ngoài ra, tác giả còn khuyến 
nghị rằng, một lượt lời, đơn vị tối thiểu trong cấu 
trúc trao lời, có thể bao gồm chỉ một hành động 
trung tâm hoặc có thể được bổ sung bởi một hoặc 
hai hành động phụ. Mỗi một hành động phụ biểu 
đạt khung ngôn trung của nó (bao gồm tham thể, 
và luận cứ trong nội dung được giao tiếp). Cấp 
độ biểu trưng có liên quan đến những miêu tả các 
thực thể thuộc thứ tự khác nhau khi chúng xuất 
hiện trong thế giới phi ngôn ngữ (nghĩa là thực thể 
thuộc thứ tự thứ ba hay nội dung mệnh đề (p), thực 
thể ở thứ tự thứ hai hay trạng thái sự vụ (e), thực 
thể ở thứ tự thứ nhất hay cá thể (x), và thực thể 
không có thứ tự hay đặc tính (f)). Cuối cùng, cấp 
độ biểu đạt là sự biểu trưng của cấu trúc thành tố. 
Cấu trúc này bắt đầu ở mức độ đoạn văn (Para), có 
thể bao gồm một hoặc hai câu (S). Mỗi một câu có 
thể bao gồm một hoặc hai cú (Cl), mỗi một cú bao 
gồm một hoặc hai cụm vị từ (PrP) hoặc cụm quy 
chiếu (RP), mỗi một cụm quy chiếu bao gồm một 
hoặc hai từ vị (Lex).
Ngoài cấu trúc tầng bậc hướng xuống dưới ở 
cả hai mức độ liên nhân và biểu trưng, Hengeveld 
cũng nhận xét rằng, cấu trúc tầng bậc hướng lên 
trên là một đặc tính của tất cả các cấp độ phân tích. 
Do đó, ở cấp độ liên nhân, kết cấu tầng bậc hướng 
lên trên có thể bao gồm các lớp lượt vai (turn) và 
trao lời (exchange) trong các đối thoại, và ở cấp độ 
biểu trưng các lớp hồi (episode) và truyện (story) 
trong thể loại kể truyện, và ví dụ như ở cấp độ biểu 
đạt có phần (section) và chương (chapter) trong 
giao tiếp dưới dạng văn bản.
Mặc dù khả năng các lớp hướng lên trên này 
cung cấp đầu mối về bản chất cho mô hình diễn 
ngôn trong phạm vi Ngữ pháp diễn ngôn chức 
năng, nhưng để giải thích đầy đủ về mạch lạc và 
những mối quan hệ mạch lạc và cách mà các mối 
quan hệ này có liên quan đến nhau như thế nào 
trong ngữ cảnh diễn ngôn, rõ ràng là chúng ta cần 
phải giải thích sâu hơn những vấn đề này dựa trên 
sự phân tích toàn bộ những chuỗi diễn ngôn xác 
thực theo đường hướng khiến nghị của Connolly 
(1997, tr.89-116).
119KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: ĐỊNH HƯỚNG 
CHO NGƯỜI DẠY TIẾNG VỀ VIỆC HIỂU 
YẾU TỐ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
DIỄN NGÔN 
Nói chung, các phương pháp tiếp cận trên 
nhằm giúp người dạy có một cái nhìn khá bao quát 
về mạch lạc và các mối quan hệ về mạch lạc theo 
các mô hình theo đường hướng của Ngữ pháp chức 
năng (Functional Grammar), làm mục tiêu định 
hướng khi giảng dạy ngôn ngữ hướng người học 
học ngôn ngữ là để sử dụng gắn liền với ngữ cảnh 
sử dụng cụ thể (language to use in context). Người 
dạy không nên gượng ép người học học các quy 
tắc được lý tưởng hóa với những hình thức ngữ 
pháp cố định tách rời với ngữ cảnh sử dụng. Cụ 
thể là, ở Việt nam, ngay từ những năm học tiếng 
Anh ở bậc phổ thông, khi giảng dạy kỹ năng viết, 
giáo viên nên xem lại và bổ sung những bài tập 
về luyện viết, chẳng hạn như, giảng dạy cách biểu 
đạt những cấu trúc ngữ pháp dùng trong đoạn văn 
trong ngữ cảnh và tình huống sử dụng, thay vì chỉ 
dừng ở giới hạn là những câu tách biệt. 
Khi đó, việc giảng dạy và nhấn mạnh với người 
học rằng, liên kết và mạch lạc là một trong những 
yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng một văn 
bản viết. Vì trong một chừng mực nào đó, các loại 
liên kết và tần suất sử dụng các mối liên kết trong 
văn bản phản ánh kỹ năng sáng tạo của người viết 
và ảnh hưởng đến những đặc tính về phong cách 
và bố cục của văn bản mà người viết tạo lập. 
Do đó, khi đánh giá văn bản viết của sinh viên 
(ngay từ cấp độ thấp) về tính thống nhất mạch lạc 
trong văn bản, người dạy nên áp dụng cách đánh 
giá theo đề nghị của Feez (1998) qua cách mà 
người học sử dụng: trường từ vựng (lexical sets), 
liên kết được tạo lập thông qua các hình thức biểu 
đạt mối quan hệ đẳng lập (coordinators) hay quan 
hệ phụ thuộc (subordinators), phép quy chiếu, sự 
phân phối thông tin trong đoạn văn và cú. Rõ ràng 
rằng, việc dạy và học ngôn ngữ ngày nay ngay từ 
cơ sở ban đầu người dạy không những giảng dạy 
cấu trúc ngữ pháp, mà còn hướng người học nắm 
vững những kỹ năng tạo lập một diễn ngôn biết 
chú trọng và thể hiện nội dung cần diễn đạt cũng 
như mục đích giao tiếp của văn bản hay ngôn bản.
5. KẾT LUẬN
Tóm lại, vấn đề về lỗi diễn đạt rời rạc, dài 
dòng, lủng củng hoặc ngắn ngủn, khô khan, không 
mạch lạc chiếm đa số trong các bài luận của sinh 
viên Việt Nam viết tiếng Anh là một trong những 
vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu để có 
những biện pháp giúp họ khắc phục và tạo lập văn 
bản có hiệu quả hơn về mặt học thuật. Hơn nữa, 
mức độ nhận định về mạch lạc của một văn bản 
chủ yếu tuỳ thuộc vào khả năng tư duy, thái độ 
tình cảm, trình độ hiểu biết và kiến thức nền của 
người đọc. Bên cạnh đó, cũng còn có một số yếu tố 
cơ bản khác giúp người đọc/người nghe xác định 
được chuỗi câu mạch lạc và chuỗi câu không mạch 
lạc. Do đó, việc giảng dạy cho người học hiểu tầm 
quan trọng của vấn đề mạch lạc và viết diễn đạt 
trôi chảy để tạo sự rõ ràng cho một văn bản là vô 
cùng cần thiết. Điều đó đòi hỏi người dạy phải có 
cái nhìn có hệ thống về mạch lạc và các mối quan 
hệ về mạch lạc.
Do đó, mạch lạc và các mối quan hệ về mạch 
lạc theo các mô hình tầng bậc, mô-đun và tích hợp 
trong phạm vi quan điểm Ngữ pháp chức năng 
(Functional Grammar) có mối tương quan đến 
đường hướng Ngữ pháp chức năng. Tuy có những 
giống nhau rõ ràng giữa mô hình của Hengeveld, 
Kroon và Dik, nhưng cũng có những khác biệt 
đáng lưu ý. Ý niệm về đường hướng tiếp cận theo 
mô-đun dường như được nêu rõ trong nghiên cứu 
của Dik (1977, tr. 409), trong khi đó, đường hướng 
tiếp cận theo thứ bậc về diễn ngôn và ngữ pháp 
được xem là tách biệt mặc dù chúng quan hệ và 
kết cấu diễn ngôn được xem là chứa các thứ bậc 
biểu trưng và liên nhân. Kroon tách biệt rõ ràng 
hai thứ bậc này thành hai mô-đun tương đương 
dù quan hệ nhau, còn Hengeveld (1997, tr.1-16) 
mặc nhận một thứ bậc đơn gồm chín tầng lớp được 
nhóm thành ba cấp độ: tu từ (rhetorical), liên nhân 
(interpersonal) và biểu trưng (representational). 
Hơn nữa, Hengeveld còn miêu tả lại ngữ pháp 
trong phạm vi Ngữ pháp chức năng như là một 
120 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đơn vị cấu thành của mô hình phát sinh ngôn ngữ 
học/mô hình khái niệm bao gồm cấp bậc liên nhân 
(interpersonal), biểu trưng (representational), và 
cấu trúc (structural)./.
Tài liệu tham khảo:
1. Nunan, D. (1998), Dẫn nhập phân tích diễn 
ngôn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Butler, D., et al (2000), Using Functional 
Grammar: An Explorer’s Guide. Sydney NSW: 
Macquaie Univeristy.
3. Brown, G. and Yule, G. (1983), Discourse 
Analysis. Cambridge: Cambridge University Press.
4. Connolly, J. H. (2004), “The Question of 
Discourse Representation in Functional Discourse 
Grammar”. In Machenzie, J. Lachlan/Gosmez-
Gonza1lez, Mária de los A1ngeles (eds), pp.89-116.
5. Coulihard, M. (1977), An Introduction to 
Discourse Analysis. Longman, London.
6. Dik, S. C. (1977), The Theory of Functional 
Grammar. Part II: Complex and derived 
constructions (Functional Grammar Series 21). 
Edited by Kees Hengeveld. Berlin/New York: 
Mouton de Gruyter.
7. Feez, S. (1998), Text-based Syllabus Design. 
NCELTR, Sydney: Macquarie Univeristy.
8. Halliday, M.A.K. and Hasan, Ruqalya 
(1976), Cohesion in English. London: Longman.
9. Hengeveld, K. (1997), Cohesion in 
Functional Grammar. In Butler, Christopher S./ 
Connelly, John H./Gatward, Richard A./Vismans, 
Roel M. (eds) Discourse and Pragmatics in 
Functional Grammar. Mouton de Gruyter, Berlin/
New York, pp. 1-16.
10. Kroon, C. (1997), Discourse Markers, 
Discourse Structure and Functional Grammar. In 
Butler, Christopher S./Connolly, John H./Gatward, 
Richard A. and Vismans, Roel M. (eds). Discourse 
and Pragmatics in Functional Grammar, Mouton 
de Gruyter, New York, pp. 17-32.
11. Sinclair, J. and Coulihard, M. (1975), 
Toward an Analysis of Discourse, Oxford: Oxford 
University Press.
APPROACHES TO COHERENCE IN ENGLISH WRITTEN DISCOURSE USING 
FUNCTIONAL GRAMMAR
PHAN THI LE HOA
Abstract: Coherence is considered one of the characteristics of effective writing. Coherence 
refers to the organization of written discourse of text by which all elements are clearly and 
logically connected to each other. There have been a variety of approaches which discuss on 
how to raise EFL learners’ awareness of importance of textual coherence. This article aims to 
briefly discuss charactersitics of some approaches using Functional Grammar on coherence in 
English written discourse. Specifically the paper discusses coherence and its relations explained 
in the scope of Functional Grammar; through which it tries to investigate some approaches on 
relations between grammar and discourse: Layering approaches, Modular approaches, Integrative 
approach: Functional Discourse Grammar in order to direct the teacher and learners to fully 
comprehending coherence in written discourse in a more systematic way.
Keywords: written discourse, coherence, functional grammar 
Received: 17/01/2018; Revised:10/5/2018; Accepted for publication: 20/5/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_13_5_2018_111_120_phan_t_le_hoa_3449_2136279.pdf
Tài liệu liên quan