Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp thương mại tại Trường đại học ngoại thương
Các học phần ngôn ngữ kinh tế thương mại có vai trò quan trọng trong chương trình đào
tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại - ngành Ngôn ngữ Pháp tại Trường Đại học Ngoại
thương. Để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các học
phần này là điều thiết yếu. Bởi vậy, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu mô tả, dựa trên những công
cụ nghiên cứu cơ bản như quan sát, khảo sát, phỏng vấn sinh viên và cựu sinh viên, giảng viên và nhà
tuyển dụng nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy tiếng Pháp thương mại hiện nay của cơ sở đào tạo. Kết
quả nghiên cứu: (1) Xác định được những vấn đề còn tồn tại trong từng nhân tố cấu thành của giảng dạy
tiếng Pháp thương mại như nội dung, chương trình đào tạo, người dạy, người học, học liệu và trang thiết
bị dạy học; (2) Đề xuất những giải pháp tương ứng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
128 Đ.T.T. Giang / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Đỗ Thị Thu Giang* Trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Nhận ngày 08 tháng 02 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 02 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 03 năm 2020 Tóm tắt: Các học phần ngôn ngữ kinh tế thương mại có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại - ngành Ngôn ngữ Pháp tại Trường Đại học Ngoại thương. Để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần này là điều thiết yếu. Bởi vậy, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu mô tả, dựa trên những công cụ nghiên cứu cơ bản như quan sát, khảo sát, phỏng vấn sinh viên và cựu sinh viên, giảng viên và nhà tuyển dụng nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy tiếng Pháp thương mại hiện nay của cơ sở đào tạo. Kết quả nghiên cứu: (1) Xác định được những vấn đề còn tồn tại trong từng nhân tố cấu thành của giảng dạy tiếng Pháp thương mại như nội dung, chương trình đào tạo, người dạy, người học, học liệu và trang thiết bị dạy học; (2) Đề xuất những giải pháp tương ứng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ khoá: tiếng Pháp thương mại, tiếng Pháp chuyên ngành, phương pháp giảng dạy 1. Đặt vấn đề1 Nghiên cứu thực trạng giảng dạy tiếng Pháp thương mại cho sinh viên Đại học Ngoại thương (ĐHNT) thuộc chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (TPTM) trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là một vấn đề mang tính cấp thiết bởi những lý do thực tiễn và khoa học. Về mặt thực tiễn, Tiếng Pháp thương mại là một trong những chuyên ngành ngôn ngữ quan trọng của trường ĐHNT, ra đời cách đây hơn mười năm nên còn non trẻ và ít kinh nghiệm đào tạo so với những chuyên ngành truyền thống (khối ngành Kinh tế) của Nhà trường. Các học phần Ngôn ngữ kinh tế thương mại (NNKTTM) đóng vai trò lớn đối * ĐT: 84-912437705 Email: thugiang.fr@ftu.edu.vn với chuyên ngành này vì nó quyết định chất lượng đầu ra của sinh viên. Trên thực tế, số lượng sinh viên TPTM khi ra trường ít có cơ hội làm việc bằng tiếng Pháp trong môi trường doanh nghiệp và kinh doanh quốc tế như mục tiêu đề ra trong chương trình đào tạo. Bên cạnh lý do khách quan là cơ hội việc làm có sử dụng tiếng Pháp cho sinh viên ở Việt Nam không nhiều, còn một lý do chủ quan là sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng, cụ thể là yêu cầu về giao tiếp tiếng Pháp trong kinh doanh. Xuất phát từ nhận định trên của một số nhà tuyển dụng và cựu sinh viên, nhóm nghiên cứu muốn đánh giá thực tế giảng dạy các học phần TPTM ở ĐHNT để chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Về phương diện nghiên cứu, vấn đề này chưa từng được đề cập một cách toàn diện 129Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 và riêng rẽ trong các công trình nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và tại ĐHNT. Nghiên cứu trước đó của tác giả Đỗ Thị Thu Giang (2009, 2015) chỉ tập trung vào việc dạy và học tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên ngành Kinh tế ĐHNT chứ không nghiên cứu việc giảng dạy cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành TPTM của Nhà trường. Từ nhìn nhận trên, chúng tôi đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau: 1. TPTM được dạy như thế nào cho sinh viên chuyên ngành TPTM tại ĐHNT và những vấn đề cần khắc phục trong dạy học là gì? 2. Cần có giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy học TPTM tại ĐHNT? 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy NNKTTM cho chuyên ngành TPTM tại ĐHNT. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi trên. Cụ thể là: - Mô tả thực trạng giảng dạy NNKTTM cho chuyên ngành TPTM tại ĐHNT và phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy NNKTTM cho chuyên ngành TPTM tại ĐHNT. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Chất lượng giảng dạy Trong giáo dục, về mặt vĩ mô, chất lượng giáo dục được hiểu là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước (Thông tư 61/2012/ TT-BGDĐT). Đối với các trường đại học, chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất và việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn trở thành mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của mỗi cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng lại là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và được hiểu không thống nhất. Thực tế tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Để hiểu đâu là những yếu tố ảnh hưởng chất lượng giảng dạy, trước hết cần hiểu dạy học là gì. Hoạt động dạy học là một hoạt động sư phạm. Theo lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của người dạy và người học, “được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2017). Như vậy, có thể thấy quá trình dạy học xoay quanh các nhân tố chủ yếu là người dạy, người học, chương trình đào tạo và những phương tiện để chuyển giao và lĩnh hội kiến thức giữa người dạy và người học. Do đó, theo các chuyên gia giáo dục Việt Nam như TS. Nguyễn Anh Dũng, PGS.TS Nguyễn Đức Trí (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục), PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, TS. Thái Văn Thành (Đại học Vinh), chất lượng giảng dạy chịu ảnh hưởng từ những yếu tố như nội dung chương trình, sách giáo khoa, số lượng và cơ cấu chất lượng nghề nghiệp của giáo viên, phương pháp và thiết bị giáo dục và công tác kiểm tra đánh giá việc học tập của người học. Các chuyên gia cũng thống nhất cho rằng giáo viên là yếu tố hàng đầu nâng cao chất lượng giáo dục (Báo Nhân dân điện tử, 2010). Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ Trong Khung tham chiếu châu Âu về ngôn ngữ (CECRL/CEFR), Heyworth (2001) đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ. Theo đó, việc dạy 130 Đ.T.T. Giang / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 ngoại ngữ cũng giống như nhiều lĩnh vực hoạt động khác, cần đáp ứng nhu cầu “khách hàng” của mình: người học, phụ huynh học sinh, nhà tuyển dụng, xã hội nói chung. Việc dạy và học ngoại ngữ chịu ảnh hưởng của yếu tố giảng viên, người học và mối quan hệ giữa họ. Khi đề cập đến chất lượng của việc dạy và học ngoại ngữ, Danielle Joulia (2003) cho rằng bài toán chất lượng cần được giải quyết thông qua việc kết hợp hiệu quả nhiều tham số khác nhau của quá trình dạy học: người học (với trình độ và động cơ học tập), nguồn lực phục vụ người dạy và người học (giáo trình, từ điển, labo học tiếng, phần mềm, internet), phương pháp dạy học phù hợp với hai yếu tố trên và khả năng tháo bỏ những rào cản của quá trình dạy học để khích lệ, tạo động cơ cho người dạy và người học. Tổng hợp từ những quan điểm về chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, nhóm nghiên cứu thống nhất lựa chọn quan điểm của mình về chất lượng giảng dạy ngoại ngữ như sau: chất lượng giảng dạy ngoại ngữ được đo bằng tính phù hợp của sản phẩm đào tạo (là trình độ, kĩ năng thực hành ngoại ngữ của người học) với mục tiêu đào tạo đã đề ra và tuyên ngôn trong chương trình đào tạo, bằng mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng (doanh nghiệp, tổ chức sử dụng sinh viên tốt nghiệp trên thị trường lao động) và chịu ảnh hưởng từ những yếu tố cấu thành của giảng dạy là chương trình, nội dung giảng dạy, người dạy, người học và công cụ dạy học. 3.2. Tiếng Pháp chuyên ngành (TPCN) và đặc thù của giảng dạy TPCN 3.2.1. Định nghĩa TPCN TPCN (Français de spécialité) là một phân môn của giảng dạy tiếng Pháp như một ngôn ngữ nước ngoài (FLE – Français Langue Etrangère). Ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX và trở nên thịnh hành trong những năm 90, lĩnh vực giảng dạy TPCN ngày càng phát triển do nhu cầu học tiếng Pháp để giao tiếp chuyên môn tăng cao trong bối cảnh hội nhập giáo dục và hoạt động nghề nghiệp. Có nhiều định nghĩa được đưa ra để xác định những đặc điểm và tính chất của ngôn ngữ chuyên ngành nói chung và TPCN nói riêng. Galisson và Coste (1976: 511) cho rằng ngôn ngữ chuyên ngành là một “thuật ngữ chung để chỉ các ngôn ngữ được sử dụng trong những tình huống giao tiếp (nói hay viết) trong đó có truyền tải một thông tin thuộc một lĩnh vực kinh nghiệm cụ thể”. Dubois và cộng sự (1994: 440) thì cho rằng “Người ta dùng từ ngôn ngữ chuyên ngành để chỉ một bộ phận ngôn ngữ quy tụ tất cả những nét đặc thù về ngôn ngữ của một lĩnh vực cụ thể.” Cùng hướng suy nghĩ này, L’Homme (2011: 31) coi ngôn ngữ chuyên ngành là “một bộ phận ngôn ngữ bao gồm những phương tiện biểu đạt (từ vựng, ngữ pháp, văn phong) được sử dụng thường xuyên bởi một nhóm các chuyên gia trong một lĩnh vực kiến thức nhất định của con người”. Tổng hợp các định nghĩa và quan điểm giáo học pháp, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau về TPCN: Tiếng Pháp chuyên ngành là phần ngôn ngữ ứng dụng của tiếng Pháp, bao gồm các phương tiện biểu đạt (từ vựng, ngữ pháp, văn phong), được sử dụng trong môi trường chuyên môn hoặc đào tạo chuyên ngành. Với định nghĩa này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng TPCN không phải là một bộ phận tách biệt khỏi ngôn ngữ chung mà nó là việc sử dụng ngôn ngữ đó trong bối cảnh hay tình huống chuyên môn đặc thù. Vì vậy, việc giảng dạy TPCN chủ yếu dựa trên phân tích và khai thác các diễn ngôn chứa thông tin chuyên ngành của lĩnh vực chuyên môn. TPCN nhằm vào đối tượng chủ yếu là sinh viên đại học đang trong quá trình tích lũy kiến thức chuyên 131Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 môn, theo học một chương trình trong trung hạn hoặc dài hạn. 3.2.2. Các nguyên tắc giáo học pháp của TPCN Theo Mangiante (2006:138), trong TPCN, “đối tượng của việc giảng dạy liên quan đến một chuyên ngành, một lĩnh vực chuyên môn, bao gồm toàn bộ những tình huống giao tiếp chuyên môn đặc thù của một môn khoa học hay một ngành nghề cụ thể và cơ sở đào tạo không biết trước về đối tượng người học mà mình sẽ cung cấp chương trình đào tạo ngôn ngữ”. Đầu lộ trình đào tạo, cơ sở hoặc người phụ trách đào tạo sẽ xác định nội dung và đường hướng dạy học dựa trên cơ sở những giả định về nhu cầu sử dụng ngôn ngữ trong lĩnh vực chuyên môn và công việc sau này của sinh viên. Vì mỗi lĩnh vực đều bao gồm nhiều vị trí nghề nghiệp khác nhau nên chương trình TPCN phải hướng tới tất cả những nghề nghiệp này, chuẩn bị cho sinh viên khi ra trường có thể làm ở nhiều nghề khác nhau trong cùng lĩnh vực. Trong hoàn cảnh đó, người tổ chức đào tạo sẽ lập nhóm người học tương đồng về mục tiêu học tập và xây dựng chương trình đào tạo trong đó bao hàm các tình huống giao tiếp chuyên môn của mọi người học. Những tình huống hay diễn ngôn chuyên ngành được xác định bởi những đặc trưng về ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực cụ thể. Việc phân tích đặc điểm diễn ngôn của giao tiếp chuyên môn là vô cùng cần thiết trong phương pháp giảng dạy TPCN. Bộ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chính là mục tiêu đào tạo được xây dựng trên cơ sở giả định về nhu cầu đào tạo của sinh viên trước đó được cụ thể hóa. Chuẩn đầu ra cho phép người tổ chức đào tạo xây dựng bộ năng lực ngôn ngữ mà sinh viên cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Theo Mangiante (2006:140), việc phát triển chương trình và xây dựng bộ năng lực ngôn ngữ là công cụ quan trọng trong giảng dạy TPCN. Mangiante và Parpette (2004:142) cho rằng „phần TPCN ở một số trường đại học hay các lớp luyện thi để lấy bằng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris (CCIP) chính là nằm trong loại hình đào tạo của TPCN”. Để thiết kế chương trình đào tạo ngôn ngữ dành cho đối tượng người học chuyên ngành, việc thu thập ngữ liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn sẽ cho phép xác định và phân tích những đặc điểm ngôn ngữ đặc trưng, được sử dụng lặp đi lặp lại trong giao tiếp chuyên môn. Từ đó, người dạy có thể tìm ra loại diễn ngôn điển hình đặc trưng của tất cả các ngữ liệu chuyên ngành đã thu thập được, cũng chính là đặc trưng của giao tiếp chuyên môn mà người học cần lĩnh hội. Những đặc điểm diễn ngôn đặc trưng của lĩnh vực chuyên môn sẽ được phân tích, nghiên cứu cùng với người học thông qua ngữ liệu gốc thu thập từ thực địa. Khi đó, việc xây dựng “một tập hợp các năng lực ngôn ngữ của lĩnh vực chuyên môn sẽ trở thành công cụ đặc biệt hữu hiệu cho phép người dạy xây dựng chương trình và tiến độ giảng dạy” (Mangiante, 2006: 140). 3.2.3. Xây dựng bộ năng lực ngôn ngữ trong đào tạo TPCN Việc xây dựng bộ năng lực ngôn ngữ chuyên ngành là bước cần thiết trong giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành nói chung và TPCN nói riêng. Nó là nền tảng để thiết kế nội dung giảng dạy cùng những hoạt động dạy học tương ứng. Bộ năng lực ngôn ngữ được định nghĩa là “một danh sách thống kê các năng lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và một bộ thống kê cả chính những hoạt động này” (Cuq, 2003: 212). Bộ năng lực ngôn ngữ sẽ thống kê những công cụ ngôn ngữ điển hình 132 Đ.T.T. Giang / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 được lựa chọn trong số các phương thức biểu đạt trong tiếng Pháp (từ, câu, bài texte) để giao tiếp trong lĩnh vực chuyên ngành. Người học sẽ phải biết cách sử dụng những công cụ đó để thực hiện năng lực giao tiếp trong môi trường nghề nghiệp của mình sau này. Quy trình xây dựng Bộ năng lực ngôn ngữ Quy trình xây dựng Bộ năng lực ngôn ngữ chuyên ngành bao gồm 5 giai đoạn khác nhau (Mangiante, 2007). Giai đoạn thứ nhất là quan sát thực địa, bối cảnh làm việc của lĩnh vực chuyên môn liên quan. Ở giai đoạn này, cần lựa chọn các chuyên gia trực tiếp làm việc trên thực địa, sau đó xác định những nhiệm vụ cần thực hiện trong công việc, xác định những tình huống công việc trong đó ngôn ngữ được sử dụng, ghi lại các chủ đề trao đổi trong công việc giữa các chủ thể giao tiếp, từ đó xác định những năng lực giao tiếp cần thiết để làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đó. Giai đoạn thứ hai là phân tích nhu cầu. Giai đoạn này cần được thực hiện thông qua các phiếu khảo sát, các quan sát hay phỏng vấn để định rõ những hành vi ngôn ngữ thường được sử dụng lặp đi lặp lại trong giao tiếp chuyên môn. Giai đoạn thứ ba là thu thập dữ liệu bằng việc ghi âm lại những phát ngôn lời nói và thu thập những tài liệu viết trong công việc của lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Giai đoạn thứ tư là phân tích các dữ liệu đã thu thập được và xác định nội dung ngôn ngữ tương ứng với những mục tiêu giao tiếp. Giai đoạn thứ năm là xây dựng bộ năng lực dùng cho dạy học thông qua việc thống kê tập hợp các kĩ năng ngôn ngữ cần thiết mà chúng ta đã tìm ra từ nghiên cứu thực địa nói trên. Để minh họa điều này, chúng tôi xin lấy ví dụ về một nghiên cứu của Julie Rouvière (dẫn theo Mangiante, 2006: 150). Nghiên cứu này đã xây dựng được bộ năng lực ngôn ngữ dùng trong y học từ những dữ liệu thu thập được. Ví dụ với nội dung nghe nói, bộ năng lực này đã liệt kê những yếu tố sau (Bảng 1): Bảng 1. Bộ năng lực ngôn ngữ nói trong lĩnh vực y tế (Nguồn: Mangiante 2006:150) Mục tiêu Năng lực Đánh giá triệu chứng để chẩn đoán bệnh Trình bày tổng quát về quá trình nhập viện và điều trị của bệnh nhân Đưa ra phác đồ điều trị và khuyên bệnh nhân về vấn đề vệ sinh Biết và sử dụng được những cách hỏi khác nhau Bảo vệ ý kiến, lập luận Trấn an người bệnh Hiểu và đọc được ý nghĩ bệnh nhân khi họ thể hiện sự ngập ngừng, sợ hãi, nghi ngờ. Mô tả số lượng và tỷ lệ Hiểu yêu cầu của bệnh nhân, nhận ra các ẩn ý của yêu cầu này Tương tự như bảng trên, việc thiết kế và xây dựng bộ năng lực ngôn ngữ cho giảng dạy TPTM cần dựa trên phương pháp luận về thiết kế bộ năng lực đào tạo ngôn ngữ chuyên ngành, nghĩa là phải xác định những năng lực ngôn ngữ cần thiết để giao tiếp trong những tình huống kinh doanh, kinh tế, thương mại. 3.2.4. Tình hình nghiên cứu về giảng dạy TPTM Trên thế giới, ngoài những nghiên cứu lý thuyết về phương pháp giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành của những tác giả lớn như Lehman (1993), L’Homme (2001), Mangiante và Parpette (2004, 2006, 2007), Carras và cộng sự (2007), Mourlhon-Dallies (2008), có nhiều 133Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 128 - 144 nghiên cứu thực tiễn về TPTM như luận án của Zolana (2013), Alrabadi (2007). Nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam khi du học tại Pháp cũng thực hiện luận án liên quan đến giảng dạy TPTM như Nguyễn Thị Ngọc Sương (2000), Huỳnh Thanh Nhã (2003), Trương Hoàng Lê (2007), Diệp Kiến Vũ (2008), Đinh Ngọc Lâm (2014). Đa số các nghiên cứu này đều tìm cách xác định những đặc tính của diễn ngôn kinh tế thương mại mà người dạy và người học cần lưu ý trong quá trình dạy học. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đề cập đến tình hình giảng dạy tiếng Pháp thương mại ở đại học như nghiên cứu về giảng dạy TPTM cho sinh viên ngành kinh tế tại Đại học Ngoại thương và các trường đại học kinh tế khác của Đỗ Thị Thu Giang (2009, 2015), tại Đại học Thương mại của Nguyễn Thị Mị Dung (2009). Tuy nhiên, nghiên cứu trước đó của tác giả (Đỗ Thị Thu Giang, 2009, 2015) chỉ tập trung vào việc dạy và học tiếng Pháp chuyên ngành của sinh viên khối kinh tế chứ không nghiên cứu việc giảng dạy cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Pháp. Do đó, nghiên cứu hiện tại là một đóng góp quan trọng vào việc đánh giá tổng quát chất lượng giảng dạy TPTM cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Pháp tại ĐHNT, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng giảng dạy các học phần NNKTTM của chuyên ngành TPTM tại ĐHNT. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phân tích và nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy như chương trình, nội dung giảng dạy, yếu tố người dạy (trình độ, phương pháp), yếu tố người học (trình độ, động cơ), giáo trình tài liệu và phương tiện dạy học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu việc giảng dạy các học phần NNKTTM cho sinh viên Ngành Ngôn ngữ Pháp (chuyên ngành TPTM) tại ĐHNT, không nghiên cứu việc giảng dạy cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế của Nhà trường. Về thời gian, chúng tôi nghiên cứu việc giảng dạy TPTM ở thời điểm năm học 2017- 2018 (sinh viên K53 TPTM) có tính đến những đánh giá của sinh viên khoá trước (từ K45 TPTM đến K52 TPTM) về chất lượng dạy học. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với những công cụ nghiên cứu chủ yếu như quan sát, điều tra khảo sát, phỏng vấn, trao đổi với những chủ thể chính của quá trình dạy và học TPTM như giảng viên, sinh viên, sinh viên đã tốt nghiệp, nhà tuyển dụng, chúng tôi đã thống kê, phân tích, tổng hợp dữ liệu và thu được những kết quả nghiên cứu về chất lượng giảng dạy TPTM tại ĐHNT. Riêng về khảo sát, Phiếu khảo sát được thiết kế trên googleforms và gửi qua đường link google drive tới toàn thể sinh viên năm thứ tư (năm học 2017-2018) (thu được 36 Phiếu trả lời/36 Phiếu phát ra), một số sinh viên tốt nghiệp (thu được 80 Phiếu trả lời từ cựu sinh viên thuộc tất cả các khoá đã tốt nghiệp chuyên ngành TPTM của ĐHNT từ K45 đến K52). Phiếu khảo sát được thiết kế trên bản word, in ra giấy rồi gửi cho giảng viên (thu được 8 phiếu trả lời/10 phiếu phát ra). Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi liên quan
File đính kèm:
- thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_tieng.pdf