Thực trạng tự học tiếng anh của sinh viên đại học trường đại học điều dưỡng Nam Định

Abstract: In this study, we find out the current situation and factors affecting the English selfstudy of university students at Nam Dinh University of Nursing. The research tool used is a survey

questionnaires for students and lecturers, with a live discussion with students and in-depth

interviews for teachers. The results show that the majority of students are not self-aware in English

self-study for many reasons and need to have synchronous measures to improve this situation.

Keywords: Self-study English, student, reality.

pdf4 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tự học tiếng anh của sinh viên đại học trường đại học điều dưỡng Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp tác và phát triển kĩ năng 
nghe, nói tốt tiếng Anh tốt hơn. 
2.2.2. Thực trạng về các địa điểm thường được sinh viên sử 
dụng để thực hiện hoạt động tự học 
Biểu đồ 2 cho thấy, có 68,2% SV chưa bao giờ tới thư viện 
của nhà trường, trong khi thường xuyên tới chỉ có 1,4% và 
thỉnh thoảng là 30,4%. Khi thảo luận nhóm thì mặc dù thư viện 
có khá nhiều sách viết bằng tiếng Anh nhưng SV gặp khó khăn 
khi nghiên cứu. Điều này cũng đã được GV giảng dạy tiếng 
Anh nhận định, việc SV ít tới thư viện của nhà trường một phần 
vì các em chưa thực sự tự giác trong việc tự học. Ngoài ra, khi 
học tiếng Anh, SV cần phát âm, nghe và nói, mà điều kiện của 
thư viện nhà trường không cho phép. Nhìn vào biểu đồ, số SV 
tự học thường xuyên ở thư viện của tỉnh Nam Định là 0% và 
có đến 94,5% SV chưa đến thư viện của tỉnh bao giờ. Về việc 
thực hiện hoạt động tự học ở giảng đường thì có: 5,9% SV 
thường xuyên và 42,1% SV thỉnh thoảng, còn 52% SV chưa 
bao giờ chọn giảng đường để tự học. Do đó, địa điểm SV lựa 
chọn tự học nhiều nhất là ở nhà (chiếm 91,2%, là tổng tỉ lệ % 
SV thỉnh thoảng tự học và thường xuyên tự học ở nhà). 
2.2.3. Thực trạng về nội dung tự học của sinh viên 
Bảng 2. Nội dung tự học tiếng Anh của SV 
Đặc điểm 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) 
Đọc sách tham khảo, nâng cao 10 2,1 192 39,4 285 58,5 
Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp 89 18,3 333 68,4 65 13,3 
Ôn lại kiến thức cũ 59 12,1 362 74,3 66 13,6 
Chỉ làm bài tập được giao 117 24 311 63,9 59 12,1 
Tự viết bài thu hoạch 22 4,5 149 30,6 316 64,9 
Tự kiểm tra, đánh giá 21 4,3 198 40,7 268 55 
Biểu đồ 1. Hình thức tự học tiếng Anh của SV 
Biểu đồ 2. Địa điểm tự học tiếng Anh của SV 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Tự học một 
mình
Tự học theo 
nhóm
Thư viện của 
trường
Thư viện của 
tỉnh Nam Định
Giảng đường Chỗ ở
1,4 0 5,9
25,730,4
5,5
42,1
65,568,2
94,5
52
8,8
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 310-312; 221 
312 
Đối với nội dung tự học của SV, thì 100% GV đều 
có những tư vấn, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể. 
Tuy nhiên, theo bảng 2 thì tỉ lệ thường xuyên tham khảo 
sách ngoài giáo trình là rất thấp, chỉ có 2,1%. Tỉ lệ 
thường xuyên chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, ôn lại 
kiến thức cũ, làm bài tập được giao sau mỗi buổi học 
cũng không cao, lần lượt chiếm 18,3%, 12,1% và 24%. 
Như vậy, việc tự học của SV nhằm chuẩn bị cho buổi 
học kế tiếp cũng như ôn lại kiến thức cũ không được 
quan tâm đúng mức, nhiều SV không có thói quen ôn 
bài, xem bài trước khi đến lớp. Thực trạng này dẫn đến 
việc SV thường rất thụ động, không có tính khám phá, 
năng động, sáng tạo, nên phương pháp giảng dạy lấy 
SV làm trung tâm chưa phát huy tốt hiệu quả. Theo các 
GV tiếng Anh, việc kiểm tra hoạt động tự học của SV 
còn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp hiệu quả. Tỉ lệ 
thường xuyên SV tự viết thu hoạch và tự kiểm tra, đánh 
giá là rất thấp (chiếm 4,5% và 4,3%), vì SV không cho 
rằng đây là hai hoạt động cần thiết trong việc tự học 
tiếng Anh. 
2.2.4. Thực trạng về phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ 
sinh viên tự học 
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, việc tự học 
càng trở nên dễ dàng hơn đối với SV, nhất là môn Tiếng 
Anh. Nhìn chung, tỉ lệ SV thường xuyên sử dụng 
phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ việc tự học là rất thấp, 
trong khi tỉ lệ SV chưa bao giờ sử dụng các trang, thiết 
bị đó lại khá cao (xem bảng 2). Kết quả này phù hợp 
với thực trạng các SV chủ yếu tự học tại nơi ở như đã 
đề cập ở trên. Việc tham gia các hoạt động ở câu lạc bộ 
Tin học - Ngoại ngữ của Trường thì chỉ có 4,6% SV 
tham gia thường xuyên, 17% thỉnh thoảng và có đến 
78,4% là chưa bao giờ. 
2.3. Một số kiến nghị 
Để nâng cao hiệu quả tự học cho SV Trường Đại 
học Điều dưỡng Nam Định, chúng tôi đề xuất một số 
kiến nghị sau: 
*Đối với nhà trường: - SV cần được tạo điều kiện 
sử dụng các phương tiện như máy tính, mạng internet,... 
để việc tự nghiên cứu, tự học tiếng Anh hiệu quả hơn. 
Vì vậy, nhà trường cần duy trì phát wifi miễn phí cho 
khu vực nhà trường và kí túc xá, đảm bảo cho SV có 
thể truy cập internet phục vụ quá trình tự học. 
- Bổ sung thêm tài liệu tiếng Anh cơ bản cũng như 
tiếng Anh chuyên ngành phù hợp với ngành đang đào 
tạo vào thư viện để hỗ trợ SV có thể tự trau dồi các kĩ 
năng: nghe, nói, đọc viết. 
* Đối với GV: - Sử dụng các phương pháp giảng dạy 
tích cực, phù hợp với mô hình đào tạo theo hệ thống tín 
chỉ, cũng như hướng dẫn phương pháp tự học cho SV, 
xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu thường 
xuyên cho các em, với mục tiêu và yêu cầu rõ ràng, cụ 
thể; cung cấp thêm cho các em tài liệu và giới thiệu, 
hướng dẫn cách tìm tài liệu và xử lí thông tin, kết hợp 
kiểm tra, đánh giá SV trong suốt quá trình tự học. 
* Đối với SV: - Ngay từ những ngày đầu học tập cần 
xây dựng động cơ, thái độ học tập nghiêm túc; chủ động 
xác định mục tiêu, kế hoạch tự học môn Tiếng Anh một 
cách cụ thể và tự kiểm tra, đánh giá quá trình tiến bộ 
của bản thân, thường xuyên trao đổi với thầy cô, với 
bạn để tìm ra phương pháp tự học có hiệu quả nhất; nỗ 
lực tiếp cận các nguồn tài liệu không chỉ có trong nhà 
trường mà còn từ các nguồn khác ngoài nhà trường, tổ 
chức học theo nhóm để có thể chia sẻ tài liệu với nhau, 
ứng dụng công nghệ thông tin như facebook, zalo, 
vào hỗ trợ quá trình tự học. 
3. Kết luận 
Hoạt động tự học có ý nghĩa quyết định, biến quá 
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Việc phát triển 
năng lực tự học nói chung và năng lực tự học tiếng Anh 
nói riêng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục. Để khắc phục những bất cập trong việc 
tự học của SV Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 
chúng tôi cho rằng cần có nhiều biện pháp đồng bộ, có 
sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường, 
GV và các SV. 
(Xem tiếp trang 221) 
Bảng 2. Các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ SV tự học 
Đặc điểm 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) 
Trên website 28 5,7 271 55,6 188 38,6 
Ti vi, radio 35 7,2 278 57,1 174 35,7 
Truyện, tiểu thuyết, báo chí 
bằng tiếng Anh 
17 3,5 179 36,8 291 59,7 
Câu lạc bộ tiếng Anh 22 4,6 83 17 382 78,4 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 215-221 
221 
Hoạt động 5. Tổ chức cho HS gấp hình (chẳng hạn 
như dưới đây). 
Yêu cầu: Gấp mảnh giấy để tạo ra góc vuông (Gấp 
cái ê ke) 
Hình 6 
3. Kết luận 
Muốn triển khai tốt trong thực tiễn việc dạy học các 
môn học theo tiếp cận phát triển NL cho HS, đạt mục tiêu 
đổi mới giáo dục phổ thông cần tiếp tục tìm hiểu không 
chỉ nội dung các mạch kiến thức, nội dung các môn học 
mà còn cần thiết tìm hiểu các phương pháp và hình thức 
tổ chức dạy học, cách đánh giá kết quả học tập, thiết bị 
dạy học, cơ sở vật chất đi kèm. Mục tiêu, nội dung 
chương trình là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của 
chương trình, tìm hiểu nội dung chương trình để thấy 
những điểm mới, những yêu cầu của chương trình từ đó 
tiếp tục tìm hiểu các yếu tố còn lại, xác định những nội 
dung dạy học cụ thể trong mỗi tiết học. Qua tìm hiểu tin 
tưởng chương trình và nội dung môn học đáp ứng yêu 
cầu giáo dục phổ thông. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Clements, D. H. (1999).”Geometric and spatial 
thinking in young children”. In J. V. Copley (Ed.), 
Mathematics in the early years, Reston, VA: 
National Council of Teachers of Mathematics, pp. 
66-79. 
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ 
thông môn Toán. 
[3] Hoàng Phê (2018). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn 
ngữ học. 
[4] Van Hiele, Piem M (1984). A Child's Thought and 
Geometry. National Science Foundation, 
Washington D.C 
[5] Cobb, P., - Steffe, L. P. (1983). The constructivist 
researcher as teacher and model builder. Journal for 
Research in Mathematics Education, Vol. 14, pp. 
83-94. 
[6] William F. Burger - J. Michael Shaughnessy (1986). 
Characterizing the van hiele levels of development 
in geometry. Journal for Research In Mathematics 
Education (1986), Vol. 17 (1), pp. 31-48. 
[7] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp 
dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm. 
[8] Đỗ Đức Thái - Đỗ Tiến Đạt - Nguyễn Hoài Anh 
- Trần Ngọc Bích - Đỗ Đức Bình - Hoàng Mai Lê 
- Trần Thúy Ngà (2018). Dạy học phát triển năng 
lực môn Toán tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. 
THỰC TRẠNG TỰ HỌC TIẾNG ANH... 
(Tiếp theo trang 312) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Candy, P. (1988). On the attainment of subject-
matter autonomy. In D. Boud (Ed.). Developing 
student autonomy in learning (2nd Edition). New 
York: Kogan, pp. 59-76. 
[2] Lê Viết Chung (2018). Nâng cao hiệu quả tự học 
tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh Sát 
Nhân dân. Tạp chí Khoa học Giáo dục - Cảnh sát 
Nhân dân, số tháng 6. 
[3] Lê Thị Hồng Lam (2013). Hoạt động tự học Tiếng 
Anh của sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà 
Nội trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Phát 
triển Khoa học và Công nghệ, tập 11, số 4, tr 574-581. 
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Luận bàn và kinh 
nghiệm tự học. NXB Giáo dục. 
[5] Aoki, N. - R. Smith (1999). Learner autonomy in 
cultural context: the case of Japan. 
[6] Dam, L. (1995). Learner Autonomy 3: From Theory 
to Classroom Practice. Dublin: Authentik. 
[7] Little, D. (1991). Learner autonomy: Definition, 
issue and problem, Dublin: Authentic. 
[8] Littlewood, W. (1997). Self-access: why do we want 
it and what can it do?. In P. Benson & P. 
Voller(Eds). Autonomy and independence in 
language learning, New York: Longman, pp. 79-92 
[9] Rhoads, K., - DeHaan, J. (2013). Enhancing student 
self-study attitude and activity with motivational 
techniques. Studies in Self-Access Learning 
Journal, Vol. 4(3), pp. 175-195. 
[10] Rubakin. N.A (1982). Tự học như thế nào. NXB 
Thanh niên. 
[11] Hồ Ngọc Đại (2002). Tâm lí học dạy học. NXB Giáo 
dục.

File đính kèm:

  • pdf62vu_minh_duc_pham_thi_hoang_ngan_6695_2148434.pdf
Tài liệu liên quan