Thiết kế bài tập điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

Kĩ năng đọc hiểu là một trong những kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá

trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài đọc

hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc

hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với

trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh.

Qua đó, học sinh có thể hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời; rèn luyện

các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật; tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học

thuật và hội nhập giáo dục quốc tế trong tương lai. Bài báo nghiên cứu thiết kế bài tập điền

từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường Trung học

phổ thông. Bài báo cũng tập trung phân tích kĩ các biểu hiện, đánh giá mức độ sử dụng kĩ

năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh của học sinh qua những ví dụ cụ thể của dạng bài

tập này để việc phát triển kĩ năng này của học sinh đạt hiệu quả hơn

pdf13 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài tập điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
197 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0070 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 197-209 
This paper is available online at  
THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐIỀN TỪ RÈN LUYỆN 
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Cao Cự Giác1 và Phạm Ngọc Tuấn2 
1
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh 
2
Tổ bộ môn Hoá học, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hồ Chí Minh 
Tóm tắt. Kĩ năng đọc hiểu là một trong những kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá 
trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài đọc 
hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc 
hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với 
trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. 
Qua đó, học sinh có thể hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời; rèn luyện 
các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật; tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học 
thuật và hội nhập giáo dục quốc tế trong tương lai. Bài báo nghiên cứu thiết kế bài tập điền 
từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường Trung học 
phổ thông. Bài báo cũng tập trung phân tích kĩ các biểu hiện, đánh giá mức độ sử dụng kĩ 
năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh của học sinh qua những ví dụ cụ thể của dạng bài 
tập này để việc phát triển kĩ năng này của học sinh đạt hiệu quả hơn. 
Từ khóa: kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh, bài tập hóa học bằng 
tiếng Anh, bài tập điền từ. 
1. Mở đầu 
Việt Nam đang chuyển mình, tham gia rất tích cực vào quá trình toàn cầu hóa, xu hướng 
hội nhập quốc tế. Vấn đề toàn cầu hóa đang tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục 
cũng như nhu cầu thị trường lao động của nước ta. Vì vậy giáo dục cần phải đi đầu, nhằm đào 
tạo con người có kĩ năng (KN) làm việc đáp ứng được những yêu cầu cao hơn của sự phát triển 
kinh tế - xã hội và thị trường lao động đặt ra. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế 
về nhiều mặt trong lĩnh vực giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển 
phẩm chất, năng lực của người học”; Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa 
giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp. Đổi mới giáo dục từ “tiếp cập nội 
dung sang tiếp cận năng lực”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục đã chỉ rõ điều này: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm 
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, 
Ngày nhận bài: 24/2/2020. Ngày sửa bài: 6/4/2019. Ngày nhận đăng: 14/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Cao Cự Giác. Địa chỉ e-mail: caocugiacvinhuni@gmail.com 
Cao Cự Giác và Phạm Ngọc Tuấn 
198 
lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và KN thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Đại hội Đảng toàn 
Quốc lần thứ XII đã tiếp tục nhấn mạnh “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo 
hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, 
đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân...” [2]. 
Trong quá trình dạy học hoá học, bài tập hoá học (BTHH) vừa là mục đích, vừa là nội 
dung, vừa là phương pháp dạy học hiệu quả. Nó cung cấp cho học sinh (HS) cả kiến thức, cả 
con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc giải 
quyết được vấn đề [3]. BTHH là một nhiệm vụ gồm câu hỏi hay BT liên quan đến HH được lựa 
chọn một cách phù hợp với nội dung rõ ràng, cụ thể mà HS cần phải hoàn thành nhằm đạt được 
những kiến thức, KN hay năng lực (NL) nhất định. Muốn giải được những BT này HS phải biết 
suy luận logic dựa vào những kiến thức đã học và sử dụng những hiện tượng HH, những khái 
niệm, những định luật, học thuyết, những phép toán,... để tìm ra hướng giải có hiệu quả [4]. 
Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học (HH) bằng tiếng Anh hiện nay ở các trường 
THPT tại Việt Nam cho thấy dạy học HH bằng tiếng Anh có vai trò rất quan trọng trong việc 
cung cấp kiến thức, rèn luyện (RL) KN sử dụng tiếng Anh, trong đó bài tập (BT) RL kĩ năng 
đọc hiểu hóa học (KNĐHHH) bằng tiếng Anh đóng vai trò then chốt. Một số luận văn thạc sĩ 
của các tác giả trong tài liệu [5-7] đã đề cập đến việc dạy học HH bằng tiếng Anh, trong đó cũng 
có tài liệu biên soạn các BTHH bằng tiếng Anh nhưng chưa quan tâm đến việc sử dụng BTHH 
chuyên biệt với mục đích rèn luyện KNĐHHH bằng tiềng Anh cho HS cũng như chưa đưa ra 
được bộ tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng KNĐHHH bằng tiếng Anh của HS. Trên cơ sở đó, 
chúng tôi đề cập đến nội dung bài báo: "Thiết kế bài tập điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu 
trong dạy hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông". 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái quát về kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh 
Theo tác giả Langer, giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc Đại học 
Columbia (Mỹ), đã nhấn mạnh mỗi người đọc với những kiến thức nền tảng khác nhau sẽ đem 
đến những suy nghĩ, hình dung, tưởng tượng khác nhau về cùng một văn bản. Do đó, kiến thức 
nền của người đọc càng kết nối với văn bản được đọc thì người đọc càng có khả năng ý thức về 
những gì sẽ được đọc [8]. 
Việc đọc hiểu cần phải có sự hiểu biết, hiểu rõ, hoặc hiểu được ý nghĩa của bài đọc. Người 
đọc phải phát triển được một số kĩ năng nhất định để giúp họ hiểu rõ những gì họ đọc và sử 
dụng chúng như công cụ trợ giúp cho việc đọc hiểu. Vì vậy, đọc hiểu là khả năng nắm bắt được 
nội dung của bài đọc trên dựa trên việc hiểu được ý tưởng và sự kiện trong bài đọc; được dựa 
trên: kiến thức bài đọc chứa đựng, kiến thức sẵn có của người đọc, những thông tin được trình 
bày trong bài đọc, việc sử dụng ngữ cảnh để nhận ra từ ngữ và đoán được ý nghĩa của nó. 
2.2. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong dạy học hóa học 
Khi đọc các tài liệu học thuật, việc hiểu được nội dung sẽ rất hạn chế và có thể gặp rất 
nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân sau: (1) Từ mới hoặc từ ngữ chuyên ngành; (2) Cấu trúc 
ngữ pháp của câu phức tạp; (3) Các đoạn văn chứa đựng thông tin có thể rất dày đặc và rất khó 
để giải mã các thông tin; (4) Cách viết có thể gây khó hiểu; (5) Ngữ điệu và cách hành văn của 
tác giả không quen thuộc; Thách thức cụ thể được đưa ra bởi từ vựng HH có cả ý nghĩa khoa 
học và ý nghĩa hàng ngày là chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả, chẳng hạn như các công trình 
của các tác giả trong các tài liệu [9-11]. Sau đó, tác giả Youngjin Song, giảng viên trường đại 
học Northern Colorado (Hoa Kỳ) và Shannon Carheden, giáo viên (GV) dạy ở trường Trung 
Thiết kế bài tập điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh... 
199 
học phổ thông (THPT) Coal Ridge (Hoa Kỳ) đã thực hiện một nghiên cứu định tính, điều tra 
làm thế nào sinh viên đại học hiểu các từ vựng có nghĩa kép (Dual Meaning Vocabulary - 
DMV) được chọn trước và sau khi giảng dạy HH [12]. Họ nhận thấy rằng: (i) trước khi giảng dạy, 
hầu hết các sinh viên đã định nghĩa một thuật ngữ DMV với ý nghĩa hàng ngày của nó; (ii) sau 
khi giảng dạy, việc lưu giữ các ý nghĩa khoa học của các từ DMV rất kém và (iii) thiếu ý nghĩa 
khoa học được quy cho sử dụng không thường xuyên, thói quen học tập và không biết các thuật 
ngữ từ vựng khoa học khác [13]. Phát triển KNĐHHH bằng tiếng Anh sẽ giúp HS hiểu chính 
xác các bài học/chủ đề HH được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh với những nội dung phù hợp với 
trình độ và lứa tuổi của HS, thông qua đó nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành [14]. 
2.3. Bài tập Hóa học điền từ 
BTHH điền từ là một dạng bài tập thực hành, trong đó HS phải điền vào mỗi chỗ trống 
trong một đoạn văn, một câu, với một hoặc nhiều từ phù hợp để thực hành một điểm ngôn 
ngữ cụ thể liên quan đến các nội dung HH. Đó có thể là một định nghĩa thuật ngữ HH; cách sử 
dụng một thuật ngữ HH; những hiện tượng, phản ứng, cơ chế, xảy ra; hoặc một kết quả suy 
luận được từ nội dung của bài đọc HH; BTHH điền từ có tác dụng giúp HS có thể kiểm tra 
việc thuộc từ vựng HH của bản thân; hiểu được từ vựng, thuật ngữ HH thông qua cách sử dụng 
chúng; khai thác những kiến thức cũ, kết nối và suy luận những kiến thức mới; cải thiện kĩ năng 
dự đoán cũng như RL KN đặt câu hỏi trong quá trình thực hiện bài tập. 
2.4. Nguyên tắc thiết kế bài tập Hóa học điền từ bằng tiếng Anh 
Trên cơ sở nghiên cứu mục đích và những KN cần có khi đọc hiểu HH bằng tiếng Anh, 
chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc xây dựng bài tập HH điền từ bằng tiếng Anh như sau: 
- Bảo đảm tính chính xác, khoa học về nội dung hóa học. 
- Kiểm tra, củng cố mở rộng kiến thức KN HH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
- Kiểm tra, củng cố và mở rộng cho HS về vốn từ vựng và các thuật ngữ HH bằng tiếng Anh. 
- Thực hành phân tích cấu trúc câu, suy luận, dự đoán và sử dụng các từ vựng và thuật ngữ 
HH bằng tiếng Anh một cách đúng đắn. 
- Phát triển cho HS kĩ năng đọc hiểu những nội dung HH bằng tiếng Anh. 
2.5. Phương pháp làm bài tập hóa học điền từ bằng tiếng Anh 
Để giúp HS hoàn thành một bài tập HH điền từ bằng tiếng Anh, chúng tôi đề xuất một số 
bước thực hiện như sau: 
- Đọc lướt toàn bộ bài đọc, câu, các từ, cụm từ và thuật ngữ cho sẵn hoặc mới nhằm mục đích: 
 Phân tích, xác định ngữ cảnh để phần nào quyết định được thì của các động từ đang được 
sử dụng trong bài đọc. 
 Xác định từ loại của chỗ trống đang cần điền. 
- Hoàn thành nhanh những chỗ trống cảm thấy tự tin với đáp án được chọn hoặc khi biết 
câu trả lời trước, từ đó có thể thu hẹp các lựa chọn ít tự tin hơn. 
- Quan sát những từ, nội dung trước hoặc sau chỗ trống cần điền, áp dụng những quy tắc 
trong ngữ pháp thật chính xác để tìm những manh mối, sự liên quan, giúp cho việc tìm, dự đoán 
được đáp án chính xác ngay cả khi không chắc chắn về nghĩa của từ, thuật ngữ hoặc khi hết thời gian. 
- Kiểm tra lại chính tả thật kĩ trước khi quyết định đáp án. 
2.6. Bộ công cụ đánh giá mức độ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh 
Trong nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng thang đo để GV có bộ công cụ đánh giá mức độ 
(MĐ) RL KNĐHHH bằng tiếng Anh thông qua bài tập điền từ, trong đó đưa ra 03 KN thành 
phần của KNĐHHH bằng tiếng Anh, mỗi KN thành phần được phân thành 6 tiêu chí và sắp xếp 
theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 6 (1 là tiêu chí thấp nhất; 6 là tiêu chí cao nhất) theo thang đánh 
Cao Cự Giác và Phạm Ngọc Tuấn 
200 
giá phân loại Bloom cải tiến do tác giả Anderson cùng cộng sự đề xuất [15]. Trong đó, 
mỗi tiêu chí KN được phân ra làm 5 MĐ KN đọc hiểu (thấp nhất là mức độ 1, cao nhất là mức 
độ 5) như sau: (1) không thực hiện; (2) thực hiện một phần nhưng không chính xác; (3) thực 
hiện đầy đủ nhưng không chính xác; (4): thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; (5): thực 
hiện chính xác và đầy đủ. 
Bảng 1. Bộ công cụ đánh giá mức độ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh 
Kĩ năng Tiêu chí kĩ năng 
Mức độ kĩ 
năng đọc hiểu 
1 2 3 4 5 
1. Khai 
thác 
kiến 
thức cũ, 
kết nối 
và suy 
luận 
1.1. Liệt kê những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH đã biết có liên 
quan đến nội dung bài đọc. 
1.2. Cho ví dụ về những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH đã biết có 
liên quan đến nội dung bài đọc. 
1.3. Giải thích những hiện tượng, vấn đề, phản ứng HH trong bài 
đọc theo những kiến thức đã biết. 
1.4. Làm sáng tỏ những hiện tượng, vấn đề, cơ chế, phản ứng HH 
còn chưa rõ trong bài đọc. 
1.5. Kết luận những vấn đề, hiện tượng, cơ chế, phản ứng HH đã 
làm sáng tỏ. 
1.6. Tập hợp những dữ kiện, kiến thức cũ đã biết và mới trong 
bài đọc thành hệ thống liên quan, xuyên suốt. 
2. Suy 
đoán 
2.1. Nhớ lại những kiến thức, nội dung, phản ứng HH, hiện 
tượng xảy ra đã biết trước đó có liên quan đến nội dung bài đọc 
2.2. Chọn những kiến thức, nội dung, phản ứng, hiện tượng HH 
có liên quan đến những vấn đề HH trong bài đọc. 
2.3. Sử dụng những kiến thức, nội dung HH đang đọc để giải 
thích cho những kiến thức đã biết hoặc ngược lại. 
2.4. Phân loại những vấn đề HH đã giải thích được và chưa giải 
thích được. 
2.5. Quyết định vấn đề HH quan trọng nhất chưa giải thích được 
để làm sáng tỏ. 
2.6. Dự đoán những phản ứng, cơ chế, hiện tượng, có thể xảy 
ra sau đó dựa trên những kiến thức đã biết hoặc do suy luận. 
3. Đặt 
câu hỏi 
3.1. Gạch dưới những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ vấn đề 
HH chưa hiểu 
3.2. Phân loại những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ vấn đề 
HH chưa hiểu theo các nhóm câu hỏi khác nhau 
3.3. Chọn những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ vấn đề HH 
chưa hiểu trong khả năng bản thân để cố gắng dự đoán, giải 
thích. 
3.4. Xác định những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/chưa 
biết, chưa hiểu nào quan trọng, không quan trọng. 
3.5. Tự hỏi những câu hỏi trong quá trình đọc bài đọc HH để 
chắc chắn bản thân hiểu được những vấn đề trong bài đọc. 
3.6. Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý để kiểm tra trí nhớ, 
sự hiểu của bản thân sau khi đọc bài đọc có nội dung HH. 
Thiết kế bài tập điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh... 
201 
2.7. Các dạng bài tập hóa học điền từ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng 
tiếng Anh 
2.7.1. Bài tập điền từ cho sẵn vào bài đọc 
Đây là một dạng bài tập tổng hợp với mục đích kiểm tra độ thành thạo của người đọc trong 
quá trình sử dụng ngôn ngữ HH; sự hiểu nghĩa của từ cũng như nội dung bài đọc, các hiện 
tượng xảy ra trong quá trình đọc; cách vận dụng loại từ vựng thích hợp với cấu trúc ngữ pháp; 
cách sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa phù hợp với ngữ cảnh, nội dung bài đọc. 
Ví dụ 1. Fill in each blank with the word that best completes the reading comprehension: 
Oxygen and nitrogen are examples of (1) ____. The smallest unit of an element is called 
an atom. The elements found in living things include carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, 
phosphorus, and sulfur. 
Carbon dioxide is a (2) ____ made up of the elements carbon and oxygen. When two or 
more elements combine chemically, they form a compound. Most elements in living things occur 
in the form of compounds. The smallest unit of many compounds is called a molecule. Water is 
another compound. Each water molecule is made up of (3) ____ hydrogen atoms and one 
oxygen atom. 
Most compounds that contain carbon are called (4) ____ compounds. Some important 
groups of organic compounds found in living things are (5) ____ , lipids, proteins, and nucleic 
acids. As you may know, many of these compounds are found in the foods you eat. This is not 
surprising, since the foods you eat come from living things. Compounds that don't contain the 
element carbon are called (6) ___________ compounds. Water and sodium chloride, or table 
salt, are familiar examples of inorganic compounds. 
(1) A. compound B. elements C. atoms D. cells 
(2) A. molecule B. allele C. lipid D. compound 
(3) A. one B. two C. four D. twelve 
(4) A. protein B. enzyme C. inorganic D. organic 
(5) A. carbohydrates B. halogen C. nitrogen D. oxygen 
(6) A. organic B. inorganic C. nucleic acid D. structure 
* Đánh giá mức độ sử dụng KNĐHHH bằng tiếng Anh đối với KN 1 "Khai thác kiến 
thức cũ, kết nối và suy luận" 
TC 1: HS cần liệt kê được những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH đã biết có liên quan đến 
nội dung bài đọc, cụ thể là: khái niệm đơn chất, hợp chất, nguyên tố, nguyên tử, phân tử; Công 
thức phân tử của một số chất trong bài đọc;... Trong số những thông tin đã liệt kê, HS có thể dễ 
dàng nhận thấy được từ số (1) chính là những ví dụ của khái niệm về nguyên tố nên có thể chọn 
được đáp án là B. 
TC 2: HS có thể cho ví dụ đối với những thông tin đã liệt kê ở MĐ 1 về đơn chất, hợp chất, 
nguyên tố, nguyên tử, phân tử. Từ đó, HS có thể dễ dàng thấy được "carbon dioxide" có công 
thức phân tử là CO2, là hợp chất được tạo thành từ 2 nguyên tố cacbon và oxi. Do đó, HS có thể 
chọn được đáp án đúng của từ số (2) là D. 
TC 3: HS có thể giải thích được hợp chất "carbon dioxide" được tạo thành có thể bằng 
nhiều phản ứng, trong đó có phản ứng đốt cháy cacbon bằng oxi, trong đó nguyên tố C có hóa 
trị IV, oxi có hóa trị II nên tạo thành hợp chất có công thức phân tử là CO2. HS giải thích tương 
tự với phân tử nước để viết ra được công thức phân tử của nước là H2O (2 nguyên tử hiđro và 1 
nguyên tử oxi). Từ đó có thể chọn được đáp án đúng của từ số (3) là B. 
Cao Cự Giác và Phạm Ngọc Tuấn 
202 
TC 4: HS làm sáng tỏ được khái niệm về hợp chất hữu cơ (organic), hợp chất vô cơ 
(inorganic), protein và enzim (enzyme). Từ những khái niệm đó, HS có thể chọn được đáp án 
đúng của từ số (4) là D. 
TC 5: HS nêu được khái niệm đầy đủ về hợp chất hữu cơ và có thể cho ví dụ về các hợp 
chất hữu cơ đã học trong chương trình hóa học lớp 9 như hiđrocacbon, dẫn xuất của 
hiđrocacbon, rượu etylic, axit axetic, glucozơ, saccarozơ, Qua đó, đối với từ số (5) thì đáp án 
B, C, D đề là các đơn chất của các nguyên tố halogen, nitơ, oxi nên HS có thể chọn được đáp án 
đúng của từ số (5) là A. 
TC 6: HS tập hợp được các thông tin trong bài đọc để hệ thống được kiến thức xuyên suốt, 
cụ thể ở đây là các khái niệm về nguyên tố, đơn chất, hợp chất, chất hữu cơ, chất vô cơ, để 
có thể suy ra đáp án đúng của từ số (6) là B. 
Ví dụ 2. Fill in each blank with the word that best completes the reading comprehension: 
physical metal boiling metals condensed 
covering apart chemical evaporates above 
Changes in matter happen around you every day. Some changes make matter look 
different. Other changes make one kind of matter become another kind of matter. 
Solids like ice can change into liquids. Heat speeds up the moving particles in ice. The 
particles move (1) ____. Heat melts ice and changes it to liquid water. Metals can be changed 
from a solid to a liquid state also. (2) ____ must be heated to a high temperature to melt. 
Melting is changing from a solid state to a liquid state. If the temperature goes (3) ____ this 
temperature, the ice will melt. Have you ever had a glass of lemonade with ice on a hot summer 
day? Did you notice the water that beaded up on the outside of the glass? Water vapor in the air 
(4) ____ to small drops of water on the outside of the glass. 
Another way matter can change is a chemical change. A chemical change takes place when 
matter changes into a different kind of matter. Have you ever seen an old piece of silverware 
that has turned black? This is another kind of chemical change. A gas in the air causes a black 
(5) ____ called tarnish to form on silver. The tarnish is a different kind of matter from the air or 
the silver. Signs of a chemical change are a change in color or temperature or the production of 
heat or light. Bubbling, fizzing, or making a noise or smell are some more signs. Not all of these 
things happen during a (6) ____ change. But usually at least one of them does happen. 
The idea of the reading above is about: How matter changes. 
* Đánh giá mức độ sử dụng KNĐHHH bằng tiếng Anh đối với KN 2 "Suy đoán" 
TC 1: HS cần nhớ lại được những hiện tượng xảy ra đã biết trước đó có liên quan đến nội 
dung bài đọc, chẳng hạn như: băng tan hoặc nước bốc hơi khi nhiệt độ tăng, các kim loại có thể 
nóng chảy ở nhiệt độ cao, sắt bị rỉ sét khi để lâu ngoài không khí,... Từ đó HS có thể chọn được 
đáp án đúng của từ số (2) là metals. 
TC 2: HS chọn những kiến thức, nội dung, phản ứng, hiện tượng HH có liên quan đến 
những vấn đề HH trong bài đọc, chẳng hạn như các khái niệm về sự biến đổi vật lý, biến đổi 
HH, sự hóa hơi, sự nóng chảy, sự đông đặc, sự cháy, sự oxi hóa

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_bai_tap_dien_tu_ren_luyen_ki_nang_doc_hieu_trong_da.pdf