The status of learning French as the second language of the students of the Foreign Language Department, Quy Nhon University

The article assesses the status of learning French as a second foreign language of students who are in

course 39 and 40 of Foreign Language Department, Quy Nhon University. Hence, several measures are proposedto improve the quality of learning this subject at the university, to raise students' awareness, and to enhancetheir self-study and self-assessment, thereby motivating them to early establish objectives and orientation for the subject and fulfilling the university criteria for graduation

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu The status of learning French as the second language of the students of the Foreign Language Department, Quy Nhon University, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2020, 14(2), 95-101
The status of learning French as the second language 
of the students of the Foreign Language Department, 
Quy Nhon University
Nguyen Thi Thu Hanh
Foreign Language Department, Quy Nhon University, Vietnam
Received: 17/02/2020; Accepted: 10/04/2020 
ABSTRACT
The article assesses the status of learning French as a second foreign language of students who are in 
course 39 and 40 of Foreign Language Department, Quy Nhon University. Hence, several measures are proposed 
to improve the quality of learning this subject at the university, to raise students' awareness, and to enhance 
their self-study and self-assessment, thereby motivating them to early establish objectives and orientation for the 
subject and fulfilling the university criteria for graduation. 
Keywords: Status, French, students of the Foreign Language Department.
*Corresponding author. 
Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com
96
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2020, 14(2), 95-101
Thực trạng học tiếng Pháp như ngoại ngữ hai
của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Quy Nhơn
Nguyễn Thị Thu Hạnh
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn, Việt Nam
Ngày nhận bài: 17/02/2020; Ngày nhận đăng: 10/04/2020
TÓM TẮT
Bài báo đánh giá thực trạng học tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ hai của sinh viên (sv) khóa 39 và khóa 40 
tại Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Quy Nhơn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học 
bộ môn này tại trường; giúp sinh viên ý thức hơn cũng như phát huy khả năng tự học và tự kiểm tra, đánh giá; góp 
phần tạo động lực cho sinh viên nhận thức đúng về môn học, sớm xây dựng mục tiêu và định hướng cho môn học 
nhằm đáp ứng điều kiện tốt nghiệp của cơ sở giáo dục.
Từ khóa: Thực trạng, tiếng Pháp, sinh viên khoa Ngoại ngữ.
Tác giả liên hệ chính. 
Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo,1 Trường Đại học Quy Nhơn nói 
chung và khoa Ngoại ngữ nói riêng đã tiến hành 
chuẩn hóa quy trình đào tạo của nhà trường, với 
mục tiêu đặt ra là các môn học, các chương trình 
học của các bộ môn, của khoa được xây dựng và 
xác định chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Chuẩn 
đầu ra là cơ sở để nhà trường xây dựng chương 
trình đào tạo phù hợp, đảm bảo sản phẩm đào 
tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội; Thông 
qua chuẩn đầu ra, sinh viên lượng hóa được mục 
đích học tập của mình, xác định cụ thể các yêu 
cầu đối với bản thân, từ đó không ngừng nỗ lực 
học tập và rèn luyện theo các chuẩn này, đáp ứng 
yêu cầu của nhà trường và xã hội. Qua đó, sinh 
viên sẽ được tăng cường cơ hội học tập, cơ hội 
việc làm.
Trong vài năm qua, có thể nói khung năng 
lực Ngoại ngữ 6 bậc (KNLNN) dùng cho Việt 
Nam có ảnh hưởng lớn đến việc dạy, học và đánh 
giá năng lực ngôn ngữ trong toàn xã hội. Thế 
nên, để hiểu rõ hơn về khung năng lực này cũng 
như những khó khăn mà sinh viên ngành tiếng 
Anh tại khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quy 
Nhơn học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Pháp đang 
phải đối mặt và theo đó có định hướng cụ thể cho 
việc giảng dạy tiếng Pháp tại khoa, nhóm nghiên 
cứu tiến hành rà soát lại thực trạng học tiếng 
Pháp tại khoa và đưa ra những đề xuất với hy 
vọng giúp sinh viên khoa Ngoại ngữ nhận thức 
đúng về định hướng tiêu chí kiểm tra, đánh giá 
trình độ chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo định hướng 
khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt 
Nam tại trường và sớm lập kế hoạch học tập phù 
hợp để không gặp khó khăn trong việc xét tốt 
nghiệp đại học.
Kiểm tra, đánh giá bao gồm nhiều hình 
thức và phương pháp khác nhau. Tại trường Đại 
học Quy Nhơn, tiếng Pháp được dạy cho sinh 
97
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2020, 14(2), 95-101
viên khoa Ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh 
trong hai học phần: Tiếng Pháp 1 và tiếng Pháp 2. 
Chúng tôi áp dụng phương thức đánh giá định 
kỳ và đánh giá tổng kết (évaluation formative et 
sommative) kết quả học tập của từng sinh viên 
trên thang điểm 10 với các trọng số điểm thành 
phần như sau: chuyên cần có trọng số 10%, bài 
kiểm tra giữa kỳ chiếm 20% và 70% dành cho 
việc đánh giá kết quả thi cuối kỳ. Vì vậy, bài 
kiểm tra cuối kỳ có thể nói là có tầm quan trọng 
đặc biệt và có tính quyết định đến kết quả cuối 
cùng của sinh viên.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Mọi hoạt động giáo dục đều được bắt đầu từ việc 
xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. 
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một phạm 
trù được các nhà nghiên cứu và hoạt động thực 
tiễn về giáo dục rất quan tâm vì nó có chức năng 
quan trọng trong hoạt động giáo dục. Kết quả 
của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt 
động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. 
Theo Cook,2 cách thức kiểm tra, đánh giá - 
hơn bất kỳ một yếu tố nào khác, kể cả việc giảng 
dạy của giáo viên - có ảnh hưởng quyết định đến 
phương pháp, thời gian và nỗ lực mà người học 
dành cho một ngoại ngữ. 
Hoàng Phê3 cho rằng kiểm tra được hiểu 
là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận 
xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những 
dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho 
việc đánh giá người học. Kiểm tra được định 
nghĩa là: “Bộ phận hợp thành của quá trình hoạt 
động dạy - học nhằm nắm được những thông tin 
về trạng thái và kết quả học tập của người học, 
về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó 
để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ 
hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao 
hiệu quả của hoạt động dạy - học”.4 
Đánh giá là quá trình hình thành những 
nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa 
vào sự phân tích những thông tin thu được, đối 
chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, 
nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải 
thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng 
và hiệu quả công việc.5 Ngoài ra, đánh giá còn 
được xem là quá trình thu thập, sử dụng thông 
tin để người dạy có thể ra quyết định tốt hơn sau 
một quá trình thực hiện hoạt động dạy và học.6
TS. Phan Long7 cũng khẳng định “thi là 
hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt. 
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người 
học có thể hiểu sự so sánh, đối chiếu kiến thức, 
kỹ năng thực tế đạt được của người học sau một 
quá trình học tập với kết quả thực tế và mục tiêu 
dạy học ban đầu đề ra.”
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thông qua kết quả các bài thi kết thúc học phần 
tiếng Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của sinh viên khóa 
K39 và K40 tại khoa Ngoại ngữ, chúng tôi dùng 
phương pháp định lượng để nghiên cứu, đánh giá 
năng lực học tiếng Pháp của nhóm đối tượng này 
nhằm tìm hiểu thực trạng học bộ môn tiếng Pháp 
tại trường. Sau đó chúng tôi thống kê, mô tả, so 
sánh và phân tích nhằm đưa ra các kết quả chính 
xác nhất phục vụ cho nghiên cứu đạt được kết 
quả khả quan.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
4.1. Kết quả khảo sát điểm thi học phần Tiếng 
Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của sinh viên (sv) 
ngành Sư phạm Anh (SPA) và Ngôn ngữ Anh 
(NNA) của K39 và K40
4.1.1. Kết quả khảo sát điểm thi học phần tiếng 
Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của sinh viên ngành SPA 
và NNA của K39
Để tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của việc 
giảng dạy tiếng Pháp tại trường, nhóm nghiên 
cứu đã tổng hợp kết quả điểm thi học phần tiếng 
Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của sinh viên khóa K39 
và nhóm đã thống kê những kết quả thi này cho 
riêng ngành Sư phạm Anh và ngành Ngôn ngữ 
Anh, rồi sau đó tính tổng cho từng học phần.
98
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2020, 14(2), 95-101
Bảng 1. Kết quả điểm thi học phần tiếng Pháp 1 của K39
Tổng số sv Số sv đạt < 5 Số sv đạt 5 - 6,9 Số sv đạt 7 - 7,9 Số sv đạt 8 - 10
SPA 109 42 = 38,5% 33 = 30,3% 17 = 15,6% 17 = 15,6%
NNA 92 46 = 50% 28 = 30,4% 9 = 9,8% 9 = 9,8%
Tổng 201 88 = 43,8% 61 = 30,34% 26 = 12,93% 26 = 12,93%
Bảng 1 trên cho ta thấy số sinh viên có 
điểm thi từ 8 - 10 đối với ngành Sư phạm Anh 
K39 là 17 sinh viên chiếm 15,6%, trong khi đó 
ngành Ngôn ngữ Anh K39 có 9 sinh viên đạt 
8,8%. Số sinh viên có điểm khá của ngành Sư 
phạm cũng nhiều hơn ngành Ngôn ngữ là 5,8%. 
Số sinh viên đạt điểm khá, giỏi là ngang nhau 
trong cả hai ngành. Tỷ lệ phần trăm số sinh viên 
đạt điểm trung bình cho cả hai ngành được công 
nhận là ngang nhau (30,3% và 30,4%). Trong khi 
đó có tới 50% sinh viên NNA dưới điểm trung 
bình và con số này cao hơn ngành SPA, ngành 
này chỉ có 38,5% có điểm dưới 5. Như vậy, đối 
với ngành SPA có khoảng chưa đến 2/3 trên tổng 
số sinh viên đạt điểm từ trung bình trở lên, trong 
khi đó ở ngành NNA số sinh viên dưới điểm trung 
bình bằng số sinh viên đạt từ mức điểm trung 
bình trở lên và chiếm 50% trên tổng số sinh viên 
ngành này. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, vì 
có ½ tổng số sinh viên K39 dưới điểm trung bình 
ngay trong học phần đầu của một ngoại ngữ mới, 
tiếng Pháp 1, là học phần cơ bản, là nền tảng để 
phát triển các kỹ năng sau này.
Bảng 2. Kết quả điểm thi học phần tiếng Pháp 2 của K39
Tổng số sv Số sv đạt < 5 Số sv đạt 5 - 6,9 Số sv đạt 7 - 7,9 Số sv đạt 8 - 10
SPA 109 48 = 44% 38 = 34,9% 11 = 10,1% 12 = 11%
NNA 91 50 = 54,94% 25 = 27,5% 10 = 10,98% 6 = 6,58%
Tổng 200 98 = 49% 61 = 31,5% 21 = 10,5% 18 = 9%
Bảng 2 cho ta thấy, số sinh viên đạt điểm 
giỏi ở học phần tiếng Pháp 2 của cả hai ngành đều 
giảm: tỷ lệ đạt điểm giỏi của ngành SPA (giảm 5 
sinh viên) chiếm 11%, còn ngành NNA (giảm 3 
sinh viên) đạt 6,58%. Điểm khá của ngành SPA 
giảm từ 15,6% xuống còn 10,1% so với học phần 
tiếng Pháp 1 và điểm khá của ngành NNA có 
thể được xem là hầu như không có sự thay đổi 
(9,8% và 10,98%). Ở học phần tiếng Pháp 2 này, 
số sinh viên đạt điểm trung bình và điểm yếu của 
ngành SPA đều tăng lên so với học phần tiếng 
Pháp 1 là 4,6% và 5,5%. Trong khi đó, với ngành 
Ngôn ngữ Anh, số sinh viên đạt điểm trung bình 
giảm 3 sinh viên đạt tỷ lệ 27,5% và điểm yếu 
tăng lên 4 sinh viên chiếm 54,94%.
Tóm lại, xét về tổng cả hai mã ngành, ở 
học phần tiếng Pháp 2, số lượng sinh viên đạt 
điểm khá, giỏi đều giảm: điểm khá giảm 12,93% 
xuống còn 10,5% và điểm giỏi giảm sâu hơn 
một chút (từ 12,93% xuống còn 9%) so với học 
phần tiếng Pháp 1. Số lượng sinh viên đạt điểm 
yếu tăng 5,2% và điểm trung bình tăng không 
đáng kể 1,2%. Mặt bằng chung của cả K39 có 
thể được coi là ít có sự thay đổi về số lượng khi 
phân loại giỏi, khá, trung bình và yếu.
4.1.2. Kết quả khảo sát điểm thi học phần tiếng 
Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của SV ngành SPA và 
NNA của K40
Chúng tôi tiếp tục tổng hợp kết quả điểm thi học 
phần tiếng Pháp 1 và tiếng Pháp 2 của sinh viên 
K40. Tương tự như trên, chúng tôi đã thống kê 
những kết quả thi này cho riêng từng ngành, sau 
đó chúng tôi tính tổng cho từng học phần.
99
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2020, 14(2), 95-101
Bảng 3. Kết quả điểm thi học phần tiếng Pháp 1 của K40
Tổng số sv Số sv đạt < 5 Số sv đạt 5 - 6,9 Số sv đạt 7 - 7,9 Số sv đạt 8 - 10
SPA 40 4 = 10% 16 = 40% 11 = 27,5% 9 = 22,5%
NNA 380 176 = 46,3% 173 = 45,5% 27 = 7,1% 4 = 1,1%
Tổng 420 180 = 42,9% 189 = 45% 38 = 9% 13 = 3,1%
Từ kết quả của bảng 3, chúng ta có thể dễ 
dàng nhận thấy rằng đối với 40 sinh viên ngành 
SPA K40 khi bắt đầu học tiếng Pháp thể hiện 
rằng họ nắm vững kiến thức cơ bản ở học phần 1 
của môn ngoại ngữ này, cụ thể là chỉ có 4 sinh 
viên dưới điểm trung bình chiếm 10%, và số sinh 
viên có thể xem là rải khá đều ở các mức điểm: 
trung bình (16 sinh viên) đạt 40%, khá (11 sinh 
viên) đạt 27,5%, và giỏi (9 sinh viên) đạt 22,5%. 
Tỷ lệ sinh viên ngành SPA đạt loại khá (27,5%) 
nhiều hơn gần gấp 4 lần so với sinh viên ngành 
NNA (7,1%). Số lượng đạt loại trung bình được 
xem như gần ngang nhau. Tỷ lệ đạt loại yếu của 
ngành NNA thấp hơn so với ngành SPA hơn gần 
gấp 5 lần (10% so với 46,3%). Và điều đáng lo 
ngại là gần ½ tổng số sinh viên K39 và K40 dưới 
điểm trung bình ngay trong học phần đầu tiếng 
Pháp 1. 
Bảng 4. Kết quả điểm thi học phần tiếng Pháp 2 của K40
Tổng số sv Số sv đạt < 5 Số sv đạt 5 - 6,9 Số sv đạt 7 - 7,9 Số sv đạt 8 - 10
SPA 40 10 = 25% 8 = 20% 11 = 27,5% 11 = 27,5%
NNA 379 211 = 55,7% 143 = 37,7% 22 = 5,8% 3 = 0,8%
Tổng 419 221 = 52,75% 151 = 36,04% 33 = 7,9% 14 = 3,31%
Từ kết quả trên cho thấy số lượng sinh 
viên K40 đạt loại giỏi của cả hai học phần hầu 
như là không thay đổi. Tỷ lệ sinh viên đạt loại 
khá của ngành SPA giữ nguyên và ngược lại, 
loại khá của ngành NNA lại giảm 5 sinh viên, 
từ 7,1% còn 5,8%. Còn về loại yếu thì số lượng 
cả hai ngành đều tăng: SPA tăng 15% và NNA 
tăng 9,4%. Nhìn tổng thể có thể thấy rằng, hơn 
½ tổng số sinh viên không thể đạt được mức 
điểm trung bình (52,75%), và sinh viên thể hiện 
sự đuối dần ở học phần tiếng Pháp 2, cụ thể là số 
sinh viên đạt điểm trung bình và điểm khá đều 
giảm, chỉ có số sinh viên đạt loại giỏi là vẫn giữ 
ở mức ổn định.
Từ các bảng trên, ta có thể thấy điểm số 
của K39 nhìn chung đều khá cao hơn so với 
điểm số của K40. Cụ thể có những vấn đề nổi 
cộm là: (1) sự chênh lệch về điểm số ở cấp yếu 
của cả hai khóa không có sự khác biệt lắm. (2) sự 
chênh lệch về điểm số ở các cấp trung bình, khá 
và giỏi có sự khác biệt rất đáng kể. (3) Các sinh 
viên của hai khóa đều bắt đầu học tiếng Pháp từ 
vỡ lòng ở học phần tiếng Pháp 1, nhưng dần dần 
thấy rõ sự không đồng bộ về trình độ ở học phần 
tiếng Pháp 2. Sự không đồng bộ này có thể là do 
khả năng hấp thụ ngôn ngữ của từng sinh viên 
hoàn toàn khác nhau, và môi trường dạy và học 
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội 
ngôn ngữ của người học. Rõ ràng, K40 có nhiều 
bất lợi hơn so với K39 về sĩ số sinh viên trong 
từng lớp và việc phân bổ số tín chỉ trong mỗi học 
kỳ. Trên thực tế, có thể nói hầu hết sinh viên của 
hai khóa này đều chưa hề biết tiếng Pháp trước 
đó, họ đều bắt đầu học tiếng Pháp khi là sinh 
viên năm một tại khoa Ngoại ngữ, trường Đại 
học Quy Nhơn. Sinh viên K39 học tiếng Pháp 
trong ba kỳ (học kỳ 1: 45 tiết + học kỳ 2: 30 tiết 
+ học kỳ 3: 30 tiết) và học theo lớp học phần, có 
nghĩa là khoảng 40 đến 45 sinh viên trong một 
lớp học. Trong khi đó, K40 là khóa đầu tiên trong 
khoa được áp dụng học tiếng Pháp như là ngoại 
ngữ 2 trong hai học kỳ (học kỳ 1: 45 tiết + học 
kỳ 2: 60 tiết) và còn học ghép hai lớp ở học kỳ 1 
(sĩ số mỗi lớp có thể lên đến 80 sinh viên). Mặc 
100
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2020, 14(2), 95-101
dù chúng tôi nghiên cứu ở hai nhóm đối tượng 
khác nhau nhưng mặt bằng chung của hai nhóm 
này có thể nói là như nhau, vì vậy chúng tôi cho 
rằng kết quả so sánh từ hai nhóm đối tượng này 
hoàn toàn có thể mang tính chất định hướng. Ở 
một chừng mực nào đó thì việc so sánh này vẫn 
có một ý nghĩa nhất định, vì dù sao cả hai khóa 
đều được học tiếng Pháp từ mở đầu, có nghĩa 
là tất cả sinh viên đều ngang bằng nhau lúc khởi 
điểm và cùng bắt đầu học tiếng Pháp ở học kỳ 1 
năm thứ nhất. Cả hai khóa đều được học tổng 
cộng 105 tiết tín chỉ và với cùng chương trình, 
cùng giáo trình. Ở cùng khóa học nhưng có rất 
nhiều sinh viên có năng lực tiếng rất kém. Thí dụ: 
K39 có 43,8% bài đạt điểm dưới 5 học phần tiếng 
Pháp 1 và 49% dưới 5 học phần tiếng Pháp 2, 
nhưng cũng có 12,93% đạt điểm khá, giỏi học 
phần tiếng Pháp 1 và khoảng 10% cho học phần 
tiếng Pháp 2; K40 có 42,9% bài dưới 5 cho học 
phần tiếng Pháp 1 và 52,75% cho học phần tiếng 
Pháp 2; học phần tiếng Pháp 1 có 9% và 3,1% 
đạt khá, giỏi; còn học phần tiếng Pháp 2 số sinh 
viên đạt điểm khá, giỏi chiếm 7,9% và 3,31% 
tương ứng. Nếu những sinh viên khá, giỏi học 
và thi chung với những sinh viên yếu sẽ tạo môi 
trường giảng dạy và học tập chưa thật sự tốt cho 
cả giảng viên và sinh viên. Môi trường học tập 
lý tưởng phải là tất cả sinh viên trong lớp ngang 
nhau về cấp độ tiếng Pháp. 
5. ĐỀ XUẤT 
Sau khi nghiên cứu và nhận thấy tính không hiệu 
quả trong việc học tiếng Pháp của sinh viên khoa 
Ngoại ngữ tại trường Đại học Quy Nhơn, kết hợp 
với việc đã tìm hiểu về các nguyên nhân của thực 
trạng này, nhóm nghiên cứu rút ra một số định 
hướng giải pháp nhằm giúp sinh viên đạt được 
kết quả khả quan hơn. Mỗi sinh viên cần phải 
nâng cao năng lực tự học của mình, sinh viên 
cần phải đặt ra mục tiêu học tập cho riêng mình, 
vạch ra kế hoạch cụ thể và tạo thói quen học tập 
tích cực để đạt được kết quả; phải biết tự ôn tập 
và kiểm tra, đánh giá quá trình học tập để có biện 
pháp khắc phục kịp thời, tăng cường hợp tác với 
bạn bè để cùng nhau tiến bộ, chủ động tìm kiếm 
sự trợ giúp từ giáo viên bộ môn và phải luôn biết 
tự cập nhật cho mình những kiến thức thực tế 
thông qua việc nghe đài, xem tivi, đọc báo, tạp 
chí bằng tiếng Pháp hoặc giao tiếp với người bản 
ngữ để có thể tự tin hơn trong giao tiếp.
Người học phải xác định việc tự chủ trong 
học tập là chìa khóa dẫn đến thành công. Người 
học nên ý thức được trách nhiệm với việc học tập 
của bản thân, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao và tự tạo động lực học tập, nên có ý thức 
tự học để tiến bộ chứ không chỉ phụ thuộc vào 
yêu cầu của giáo viên. Sinh viên cần nghiêm túc 
chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp; tự ôn tập, 
kiểm tra quá trình học tập của mình; chủ động 
thực hành ngôn ngữ qua các kênh tài liệu thực 
tế; và sau mỗi bài học, sinh viên nên dành ít thời 
gian để suy ngẫm về những nội dung vừa học, 
cố gắng áp dụng những kiến thức đó vào những 
trường hợp cụ thể nhằm giúp hiểu bài sâu hơn 
v.v... Sinh viên nên có một quyển sổ ghi chép 
các thành ngữ, thuật ngữ, các cấu trúc ngữ pháp 
phức tạp Đối với các từ mới, sinh viên cũng 
có thể ghi từ đó vào sổ và đa dạng từ loại bao 
gồm danh từ, động từ, tính từ, và trạng từ, bên 
cạnh nghĩa tiếng Việt có thể giải thích từ bằng 
tiếng Pháp và cho ví dụ minh họa, làm như vậy 
sinh viên sẽ ghi nhớ từ nhanh hơn, mở rộng vốn 
từ và nghĩa của chúng, đồng thời sử dụng chúng 
đúng ngữ cảnh. Thêm vào đó, sinh viên cần phát 
huy cách học qua sơ đồ tư duy, đây là cách học 
tuyệt vời và sáng tạo kết hợp giữa lý thuyết và 
hình ảnh, dễ tạo ấn tượng và ghi nhớ bài lâu hơn. 
Trên lớp, cần tập trung nghe thầy cô giảng bài; 
sẵn sàng đóng góp ý kiến và nhiệt tình tham gia 
vào các hoạt động học tập. Ngoài ra, việc tạo 
cho mình một thói quen học tập hiệu quả cũng 
góp phần quan trọng giúp cho việc tự học trở 
nên hiệu quả.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện 
trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ cấp 
cơ sở của Trường Đại học Quy Nhơn với mã số 
T2019.647.42.
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
101Journal of Science - Quy Nhon University, 2020, 14(2), 95-101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án dạy và học 
Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
Hà Nội, 2008.
2. Cook, A. Assessing the use of flexible assessment, 
Assessment and Evaluation in Higher Education, 
2001, 26(6), 539-549.
3. Hoàng Phê. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb 
Từ điển Bách khoa, 2011. 
 4. Trần Khánh Đức. Đo lường đánh giá trong giáo 
dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
 5. Lưu Xuân Mới. Kiểm tra, thanh tra, đánh giá 
trong giáo dục, Trường CBQLGD và ĐT, Hà 
Nội, 1998.
 6. Mc Millan, J. H. Classroom Assessment 
Principles and Practice for Effective Instruction, 
Virginia Comonwealth University, 2001.
 7. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 
giá,  doi-
moi-phuong-phap-day-hoc-va-kiem-tra-danh-
gia-30637, truy cập ngày 9/6/2016.

File đính kèm:

  • pdfthe_status_of_learning_french_as_the_second_language_of_the.pdf
Tài liệu liên quan