The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully

*The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully.

Hình thức cấu trúc ngữ pháp: “need + V-ing” – cần được làm.

1. Chúng ta hãy quan sát câu sau. Các bạn hãy di chuột vào từng từ một để biết

thể loại từ của từ đó trong câu: (Các bạn cũng có thể kích chuột 2 lần vào 1 từ để

biết thêm chi tiết về từ đó)

pdf7 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
The last rhinoceros in Asia need protecting 
more carefully 
 *The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully. 
Hình thức cấu trúc ngữ pháp: “need + V-ing” – cần được làm. 
1. Chúng ta hãy quan sát câu sau. Các bạn hãy di chuột vào từng từ một để biết 
thể loại từ của từ đó trong câu: (Các bạn cũng có thể kích chuột 2 lần vào 1 từ để 
biết thêm chi tiết về từ đó) 
The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully. 
 2. Các bạn hãy di chuột vào từng cụm từ một để biết chức năng của cụm trong 
câu: 
The last rhinoceros in Asia need protecting more carefully. 
 3. Tại sao câu trên lại dịch như vậy? 
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp. 
- Cấu trúc “need + V-ing” = “need + to be +V(-ed/ cột 3)” – cần được làm. 
Trong đó động từ “need” được chia ở thì hiện tại đơn để diễn tả một trạng thái ở 
hiện tại. Vì chủ ngữ của câu là danh từ số nhiều nên động từ được chia ở dạng 
nguyên thể là “need” - cần . Động từ “protect” – bảo vệ; được thêm “ing” thành 
“protecting”. 
- Cấu trúc “need + V-ing” – mang nghĩa bị động nhưng được viết dưới dạng câu 
chủ động. Dạng câu phủ định là “don’t/ doesn’t + need + V-ing”. Ví dụ: The car 
doesn’t need washing – chiếc xe không cần được rửa. 
- Cấu trúc “need to be +V(-ed/ cột 3)” – mang nghĩa bị động và được viết dưới 
dạng câu bị động. Cụ thể là câu trên được viết lại sử dụng cấu trúc “need to be 
+V(-ed/ cột 3)” như sau: “The last rhinoceros in Asia need to be protected 
more carefully (by everyone/ people/ us)” – Những con tê giác cuối cùng ở châu 
Á cần được (mọi người/ chúng ta) bảo vệ cẩn thận hơn nữa.. 
2. Các cấu trúc câu khác 
- Cấu trúc câu so sánh hơn của tính/ trạng từ dài “more + long adj/ adv”. Ví dụ: 
more beautiful (đẹp hơn), more dangerous (nguy hiểm hơn), more harmonious (hòa 
thuận hơn), more harmoniously (một cách hòa thuận hơn. 
- Cấu trúc câu so sánh hơn của tính từ ngắn: “short adj (tính từ ngắn) + er”. Ví 
dụ: richer (giàu hơn), shorter (ngắn hơn), nicer (đẹp hơn). 
3. Từ vựng 
- “rhinoceros” – là danh từ có nghĩa là những con tê giác; thường được rút gọn là 
“rhino” - từ này có dạng số nhiều là “rhinoceros” hoặc “rhinoceroses”. 
 - Tính từ “last” – cuối cùng, sau cùng; là tính từ bổ sung ý cho danh từ đứng sau 
nó. “last rhinoceros” – những con tê giác cuối cùng. 
- “in” – ở; là giới từ chỉ nơi chốn. 
- “Asia”– châu Á; là danh từ. 
- “more” – hơn; là trạng từ ở dạng so sánh hơn của “much” - nhiều. 
- “carefully” – một cách cẩn thận; là trạng từ bổ sung ý nghĩa cho động từ thường 
“protect”. 
=> Dịch cả câu nghĩa: Những con tê giác cuối cùng ở Châu Á cần được bảo vệ 
cẩn thận hơn nữa. 
4. Bài học liên quan: 
Nếu không hiểu rõ 1 trong các khái niệm trên - các bạn có thể click vào các links 
dưới đây để học thêm về nó. 
Danh từ (noun), Động từ (verb),Liên từ (Conjunction) ,Đại từ (Pronoun) ,Tính từ 
(adjective), Trạng từ ( Phó từ) ( adverb). 

File đính kèm:

  • pdfdoc1_2966.pdf
Tài liệu liên quan