Tạo cảm hứng học tập trong giảng dạy từ vựng và ngữ pháp tiếng Thái Lan cơ sở thông qua trò chơi

Tiếng Thái Lan là một trong các ngôn ngữ Đông Nam Á được đưa vào giảng dạy chính thức tại

một số trường đại học của Việt Nam từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu về

tình hình giảng dạy, các chương trình đào tạo tiếng Thái Lan, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến

phương pháp giảng dạy tiếng Thái Lan tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Bài viết trình bày về vai trò của việc tạo cảm hứng trong các tiết học ngữ pháp và từ vựng, đặc

điểm của các trò chơi được áp dụng trong tiết dạy từ vựng và ngữ pháp tiếng Thái Lan cơ sở nhằm

tạo cảm hứng học tập cho sinh viên, đồng thời giới thiệu một số trò chơi có thể áp dụng trong các

tiết học ngữ pháp và từ vựng tiếng Thái. Bằng phương pháp áp dụng trò chơi trong các tiết dạy

từ vựng và ngữ pháp tiếng Thái Lan sẽ khiến sinh viên cảm thấy thoải mái, có hứng thú tiếp nhận

kiến thức mới và có thể vận dụng các kiến thức được học vào thực tế thông qua các hoạt động vui

chơi. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp giúp giáo viên có thể phát triển kỹ năng dạy, đồng thời

có thể kiểm tra đánh giá khả năng của sinh viên một cách hiệu quả.

pdf7 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo cảm hứng học tập trong giảng dạy từ vựng và ngữ pháp tiếng Thái Lan cơ sở thông qua trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thành viên tiếp theo 
di chuyển lên tìm từ tiếp theo. Giảng viên quy định 
trong một khoảng thời gian nhất định đội nào hái 
được nhiều hoa có chứa loại nguyên âm đúng theo 
yêu cầu sẽ là đội giành chiến thắng. 
Lưu ý: Trò chơi này áp dụng đối với sinh viên 
mới bắt đầu học phụ âm và nguyên âm tiếng Thái 
Lan, do sinh viên vẫn đang trong giai đoạn làm 
quen và khả năng nhớ bảng chữ cái chưa tốt, vì 
vậy, giảng viên cần chuẩn bị các từ dễ, ngắn, các 
từ có một âm tiết, từ không có phụ âm cuối và chưa 
có dấu để sinh viên dễ dàng nhận biết, nhớ và phân 
biệt được đặc điểm của các dạng nguyên âm theo 
đúng nội dung kiến thức cần truyền tải.
Đứng – ngồi theo nguyên âm
Mục đích: Giúp sinh viên có thể phân biệt hai 
nhóm nguyên âm dài và nguyên âm ngắn trong 
tiếng Thái Lan thông qua kỹ năng nghe.
Chuẩn bị: Giảng viên chuẩn bị một số câu hoặc 
một đoạn văn ngắn có nội dung đơn giản, dễ hiểu, và 
chứa các từ có nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.
Cách chơi: Chia sinh viên thành hai đội đứng 
thành hai hàng dọc, giảng viên đọc to câu hoặc 
đoạn văn đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu sinh viên nghe 
kỹ các từ có chứa nguyên âm ngắn và nguyên âm 
dài có trong câu hoặc đoạn văn đó. Khi nghe được 
các từ có nguyên âm ngắn, các thành viên trong 
đội phải cùng nhau ngồi xuống. Khi nghe được các 
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
từ có nguyên âm dài, các thành viên trong đội phải 
cùng nhau đứng nguyên tại chỗ. Đội nào có tất cả 
các thành viên làm đúng theo yêu cầu và nhanh 
hơn đội còn lại, đội đó sẽ giành được chiến thắng. 
Lưu ý: Trò chơi này áp dụng đối với sinh viên 
đã bắt đầu học các ghép vần của từ và có thể nhận 
biết nguyên âm ngắn và dài xuất hiện trong các từ 
đã có đầy đủ các thành phần phụ âm, nguyên âm, 
phụ âm cuối và thanh điệu. 
Câu cá phụ âm kép/phụ âm dẫn
Mục đích: Giúp kiểm tra đánh giá khả năng 
tiếp thu kiến thức về phụ âm kép, phụ âm dẫn 
trong tiếng Thái Lan.
Chuẩn bị: Giảng viên chuẩn bị các tờ giấy cắt 
hình con cá, trong đó ghi sẵn các từ khác nhau bao 
gồm các từ sử dụng phụ âm kép hoặc phụ âm dẫn 
và các từ không sử dụng phụ âm kép hoặc phụ âm 
dẫn. Trên mỗi tờ giấy có đính nam châm, giảng 
viên chuẩn bị hai thanh que dài có buộc dây dính 
nam châm ở đầu dây để làm cần câu.
Cách chơi: Giảng viên chia sinh viên thành hai 
đội, để cá trong một chiếc hộp lớn. Các thành viên 
trong mỗi đội lần lượt cầm cần câu cá theo yêu cầu 
của giảng viên đưa ra, ví dụ: giảng viên yêu cầu 
“Hãy câu những con cá có chứa phụ âm kép”. Khi 
thành viên nào câu được cá theo đúng yêu cầu rồi 
thì phải đọc phát âm đúng được từ ghi trên con cá 
đó thì mới được tính điểm và đưa cần cho thành 
viên tiếp theo trong đội để tiếp tục câu. Nếu trong 
trường hợp thành viên nào câu được cá đúng theo 
yêu cầu nhưng đọc không đúng từ ghi trong con cá 
đó thì đội đó không được tính điểm và phải bỏ con 
cá đó lại vào thùng. Thời gian chơi khoảng 3 phút, 
đội nào câu được nhiều cá và đọc đúng được nhiều 
từ hơn sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: Trò chơi này có thể được áp dụng để 
kiểm tra hoặc cho sinh viên luyện tập với nhiều 
phạm trù kiến thức ngữ pháp khác như ba nhóm 
phụ âm trung, cao, thấp; các nhóm phụ âm cuối 
hoặc luyện tập về thanh điệu trong tiếng Thái Lan.
2.3.2. Trò chơi từ vựng
Bingo tìm nghĩa từ
Mục đích: Giúp kiểm tra đánh giá khả năng 
nhớ từ của sinh viên.
Chuẩn bị: Giảng viên chuẩn bị file chứa hình 
ảnh tương ứng với nghĩa của những từ liên quan 
đến nội dung bài học mà giảng viên muốn kiểm 
tra. Ngoài ra, chuẩn bị thêm giấy A4 trong đó kẻ 
bảng thành nhiều ô vuông nhỏ khác nhau, trong 
mỗi ô vuông có ghi một chữ cái khác nhau và 
sắp xếp các chữ cái sao cho có thể tạo ra các từ 
có nghĩa theo hàng ngang hoặc hàng dọc bất kỳ 
(khoảng 10 - 15 từ). 
Cách chơi: Giảng viên chia sinh viên thành các 
đội nhỏ, mỗi đội khoảng 2-3 người. Giảng viên 
phát cho mỗi đội một bảng Bingo đã chuẩn bị sẵn, 
sau đó cho các đội xem hình ảnh, trong thời gian 
khoảng 30 giây, các đội phải tìm ra được ô chữ 
có nghĩa tương ứng với hình ảnh đã xem. Sau khi 
xem hết hình ảnh, đội nào tìm được nhiều từ đúng 
nhất đội đó sẽ giành chiến thắng. 
Từ câm
Mục đích: Giúp kiểm tra đánh giá khả năng 
nhớ từ và khả năng giải thích nghĩa của từ bằng 
tiếng Thái Lan
Chuẩn bị: Những mảnh giấy nhỏ có ghi từ vựng 
liên quan đến nội dung kiến thức cần kiểm tra.
Cách chơi: Giảng viên chia sinh viên thành 
hai đội, mỗi đội cử ra một đội trường đại diện, 
đứng trước lớp và quay lưng về phía đội của mình. 
Giảng viên lần lượt cho các thành viên còn lại của 
hai đội xem tờ giấy có ghi từ vựng đã chuẩn bị 
sẵn, sau khi giảng viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi 
thì 2 đội trưởng mới có quyền quay mặt về phía 
của đội mình. Các thành viên còn lại của từng đội 
phải dùng các cách giải thích khác nhau bằng tiếng 
Thái Lan để đội trưởng của mình có thể đoán đúng 
từ mà giảng viên vừa đưa ra, nhưng không được 
phép nhắc lại từ đó, đánh vần từ đó hay nói nghĩa 
của từ đó bằng một ngôn ngữ khác.
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Thi viết từ
Mục đích: Giúp kiểm tra đánh giá và luyện tập 
kỹ năng viết từ của sinh viên
Chuẩn bị: Giảng viên chuẩn bị lượng từ vựng 
nhất định liên quan đến nội dung cần kiểm tra 
(khoảng 5-6 từ), nên chọn những từ quan trọng 
hay dùng nhưng có cách viết đặc biệt cần lưu ý để 
luyện tập cho sinh viên.
Cách chơi: Giảng viên chia sinh viên thành 
từng đội nhỏ. Mỗi đội 5-6 người, yêu cầu sinh 
viên đứng thành hàng cách bảng viết khoảng 1 
mét. Giảng viên đọc từ đã chuẩn bị sẵn, sau khi 
đọc xong, dành thời gian khoảng 30 giây để lần 
lượt từng thành viên trong mỗi đội lên bảng để viết 
từng chữ cái có trong từ được yêu cầu và cứ tiếp 
tục thay phiên nhau cho đến khi viết thành từ hoàn 
chỉnh (mỗi thành viên trong đội chỉ được viết một 
chữ cái). Sau khi đọc hết số lượng từ đã chuẩn bị 
sẵn, đội nào viết đúng được nhiều từ nhất sẽ giành 
chiến thắng. 
Lưu ý: Khi kiểm tra đánh giá khả năng viết từ 
của sinh viên giảng viên cần sửa lỗi sai (nếu có) 
cho sinh viên và củng cố lại cách viết của các từ 
đặc biệt giúp sinh viên nhớ chính xác cách viết 
của từ.
Ngôi nhà của tôi
Mục đích: Giúp kiểm tra đánh giá khả năng 
nhớ từ và phát âm từ đúng
Chuẩn bị: Một mô hình ngôi nhà bằng giấy rực 
rỡ nhiều màu sắc (tạo cảm giác vui tươi bắt mắt 
cho sinh viên), hoặc mô hình ngôi nhà đồ chơi.
Cách chơi: Giảng viên cho sinh viên ngồi thành 
vòng tròn hoặc hình chữ U. Sinh viên đầu tiên cầm 
mô hình ngôi nhà và nói bằng tiếng Thái Lan câu: 
“Ngôi nhà của tôi có rất nhiều đồ như là: bàn” sau 
đó chuyển ngôi nhà sang cho một sinh viên khác 
và yêu cầu sinh viên đó nói lại câu trên cộng thêm 
tên một đồ vật khác. Tiếp tục cho đến khi có người 
quên mất đi một loại đồ vật hoặc nói nhầm tên 
đồ vật đã nói trước đó thì sẽ bị loại. Người chiến 
thắng là người còn lại cuối cùng.
3. KẾT LUẬN
Việc áp dụng trò chơi trong giảng dạy để tạo 
cảm hứng trong học tập là một phương pháp cần 
thiết đối với việc giảng dạy tiếng Thái Lan, nhất 
là dạy từ vựng và ngữ pháp. Phương pháp này 
giúp người học có thể hiểu và tiếp thu kiến thức 
được sâu rộng hơn, góp phần tạo cho buổi học sinh 
động và tinh thần sinh viên cũng sẽ thấy thoải mái 
hơn, có hứng thú hơn và muốn chủ động tiếp nhận 
những kiến thức mới, giúp thay đổi suy nghĩ và 
tâm lý dè dặt của mình khi phải tiếp xúc với ngôn 
ngữ tượng hình. Bên cạnh việc tạo hứng thú cho 
người học, việc áp dụng trò chơi trong các tiết học 
còn giúp sinh viên có cơ hội được thể hiện khả 
năng của bản thân, phát triển khả năng làm việc 
nhóm, rèn luyện tính kỷ luật, tuân thủ các nguyên 
tắc đề ra. Hơn thế nữa, việc áp dụng trò chơi trong 
giảng dạy còn là phương pháp giúp tăng khả năng 
truyền đạt, kỹ năng dạy cho giảng viên và giúp 
giảng viên có thể kiểm tra đánh giá trình độ của 
sinh viên một cách chính xác nhất./.
Tài liệu tham khảo:
Trần Cẩm Tú (2014), “Tình hình dạy tiếng Thái 
Lan tại các trường đại học Việt Nam” (Situation 
of thai language teaching in Vietnamese 
universities). Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc 
tế chiến lược ngoại ngữ trong xu thế hội nhập, 
Trường Đại học Hà Nội, tr.267- 276.
Stewick, Earl W. (1972), Language Learning 
Teaching and Learning English. London: 
Longman Group Limited.
Steven J. Brams (1998), Game Theory and 
Politics: Encyclopaedia Britannica, Inc
อัจฉารา ชวิพันธ์ (2008), พัฒนาทักษะภาษาพัฒนา
ความคิด ด้วย กิจกรรมการ เล่นประกอบการ
สอนภาษาไทย. สำานักพิมพิแห่งจุฬาลงกรณ์
มหาวิทยาลัย.
ระวิวรรณ ศรีคร้ามครัน (1998), เทคนิคการสอน. 
มหาวิทยาลัยรามคำาแหง.
อัจฉารา ชวิพันธ์ (2009), ภาษาพาสอนเรื่องน่ารู้
สำาหรับครูภาษาไทย. สำานักพิมพิแห่งจุฬาลงกรณ์
มหาวิทยาลัย.
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
CREATING LEARNING MOTIVATION IN TEACHING BASIC THAI VOCABULARY 
AND GRAMMAR THROUGH GAMES
PHUNG THI HUONG GIANG
Abstract: Thai is one of the Southeast Asian languages, which is taught formally at the Universities 
of Vietnam for many years, however the research document on the teaching and training programs 
Thai, especially documents related to Thai teaching methods in Vietnam is still limited. 
This article presents the importance of creating inspiration and motivation in basic Thai grammar 
and lexicology classes and the characteristics of games applied, with the aim of inspiring students as 
well as introducing some applicable games in classes. By means of applying games in the lesson on 
vocabulary and grammar, students will feel comfortable and interested in receiving new knowledge 
and can apply the knowledge gained into the practice through active games. This method not only helps 
teachers develop their teaching skill but also helps evaluate effectively the ability of their students.
Keywords: teaching methods through the games, vocabulary, grammar, Thai 
Received: 21/5/2018; Revised: 18/6/2018; Accepted for publication: 20/6/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_14_7_2018_54_60_phung_t_huong_giang_2843_2136234.pdf