Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong Tiếng Nga và Tiếng Việt

Tiếng Nga và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên, nếu đi sâu nghiên cứu,

chúng ta sẽ thấy, bên cạnh điểm khác biệt, giữa chúng cũng có nhiều điểm tương đồng. Nghiên

cứu ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong hai ngôn ngữ Nga – Việt là một ví dụ điển hình. Bài viết

này trình bày một số vấn đề về lý thuyết trong ngữ pháp học, nhận diện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công

cụ và một số phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong hai ngôn ngữ Nga - Việt,

làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong Tiếng Nga và Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 công 
thức sau: 
VГ + предлог + Сущ.
инстр
trong đó: Г_глагол (động từ)
 предлог_giới từ
 Сущ._существительное (danh từ)
 инстр_инструмент (công cụ)
35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Dưới đây là các ví dụ minh hoạ:
- из và с + cách 2 (sinh cách): стрелять из 
ружья (пулями), стрелять из лука (стрелами), 
плести венок из цветов, поливать цветы из 
лейки (водой), кормить ребенка с ложечки 
(кашей), пить из стакана воду, опрыскивать 
растение химикатами из пульверизатора
- по + cách 3 (cho cách): начертить отрезок по 
линейке, играть пьесу по нотам, разговаривать 
по телефону
- в, на, через, сквозь, о + cách 4 (đối cách): 
ловить рыбу на удочку, набрать петли на спицы, 
закутаться в одеяло, просенять муку через 
сито, налить раствор в колбу через воронку, 
рассматривать местность через бинокль, 
говорить через микрофон, демонстрировать 
слайды через диапроектор, разбить яйцо о 
стол, вытирать руки о полотенце, разорвать 
рукав о гвоздь
- с , под + cách 5 (công cụ cách): рассматривать 
инфузорию под микроскопом, идти под зонтом, 
идти с палкой, петь с микрофоном
- в, на + cách 6 (giới cách): ехать в автобусе, 
взбить белки в миксере, пахать поле на 
тракторе, косить траву на косилке, спускаться 
на парашюте, вязать на спицах, висеть на 
крючке, резать хлеб на доске, шить на швейной 
машинке, мыть посуду в резиновых перчатках, 
читать книгу в очках, плавать в ластах
4. Ý NGHĨA NGỮ PHÁP CHỈ CÔNG CỤ 
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC PHƯƠNG 
THỨC THỂ HIỆN
Các phạm trù ngữ pháp giống, cách, ngôi, thời, 
thức, dạng vốn được phát hiện và nghiên cứu trên 
ngữ liệu các ngôn ngữ Ấn – Âu, cho nên cũng 
không ngạc nhiên khi tiếng Việt – một ngôn ngữ 
khác hẳn các ngôn ngữ Ấn – Âu về nguồn gốc 
cũng như loại hình – lại không có các phạm trù ấy. 
Chính vì vậy, chúng ta sẽ thử tìm hiểu, khảo sát, 
nhận diện ý “nghĩa ngữ pháp công cụ” trong tiếng 
Việt là gì và được thể hiện bằng những phương 
thức nào. 
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, 
từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó 
không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, 
không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua 
hình thái, tất cả các từ dường như không có quan 
hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương 
tự như đứng biệt lập một mình. Quan hệ ngữ pháp 
và ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt được biểu thị 
chủ yếu bằng phương thức sử dụng hư từ và một 
vài phương thức từ vựng khác được ngữ pháp hoá 
với những mức độ khác nhau. 
Hư từ là một lớp từ làm phương tiện biểu hiện 
các quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa khác nhau giữa 
các thực từ. Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, nó 
chỉ có tác dụng gắn kết các đơn vị tham gia cấu tạo 
câu với các quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp khác 
nhau. Trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa ngữ 
pháp công cụ, người ta thường sử dụng các hư từ: 
bằng, với, cùng, nhờ, nhờ vào, qua, bởi, dựa vào, 
thông qua, , trong đó, hư từ bằng được sử dụng 
với tần suất cao nhất.
Ví dụ:
Tôi đi làm bằng xe máy.
Trưởng thôn thông báo tin tức qua loa.
Dựa vào những cứ liệu thu thập được, công an 
đã có những kết luận ban đầu về vụ án này.
Hàng ngày anh ấy đi làm với cái xe đạp cũ kĩ.
Anh ấy đến trường nhờ xe của bạn.
Bố mẹ tôi đang sống nhờ vào lương hưu.
Anh ấy hoàn thành suất xắc công việc bởi lòng 
đam mê.
Chúng tôi làm việc với nhau thông qua phiên dịch.
Trong các ví dụ trên, các hư từ được đánh dấu 
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, làm dấu cho 
các quan hệ ngữ pháp của các thực từ ở trong câu. 
Các hư từ bằng, qua, dựa vào, với, nhờ, nhờ vào, 
bởi, thông qua có chức năng biểu hiện ý nghĩa ngữ 
pháp chỉ công cụ giữa các động từ đi làm, thông 
báo, kết luận, đến trường, sống, hoàn thành, làm 
việc, với các danh từ xe máy, loa, cứ liệu, xe đạp, 
xe, lương hưu, lòng đam mê, phiên dịch. Các hư 
từ mang ý nghĩa chỉ công cụ này giúp làm nổi rõ 
36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
nghĩa trong câu, phân biệt với các cấu trúc câu 
khác về ý nghĩa ngữ pháp và các quan hệ ngữ 
pháp. Nếu không có các hư từ chỉ ý nghĩa công cụ 
thì các câu trên hoàn toàn không có giá trị về mặt 
nghĩa và ngữ pháp.
Ngoài phương thức sử dụng hư từ để thể hiện 
ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, trong tiếng Việt còn 
một phương thức khác nữa cũng thường được sử 
dụng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ, đó 
là sử dụng một số thực từ. Khi hư từ vắng mặt, ý 
nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng phương tiện 
zero. Để cải biến, ta thay hoặc thêm hư từ bằng 
vào. Nếu được, cấu trúc đó có thể hiện ý nghĩa 
ngữ pháp chỉ công cụ được biểu thị bằng zero (tức 
là không phải phương thức hư từ). Xét một số ví 
dụ sau:
- Nó lấy dao thái thịt. (1)
- Nó dùng gậy đánh chó. (2)
- Nó sử dụng máy tính viết báo cáo. (3)
Trong cả ba ví dụ trên, chúng ta thấy, vị từ lấy, 
dùng, sử dụng đòi hỏi bổ ngữ trực tiếp dao, gậy, 
máy tính để thể hiện ý nghĩa chỉ công cụ thực hiện 
hành động thái, đánh, viết. Xét theo dấu hiệu nhận 
biết như đã phân tích ở phần 2: một ý nghĩa ngữ 
pháp phải có một phương thức ngữ pháp thể hiện, 
với cấu trúc: 
Lấy A + động từ + B (a)
Dùng A + động từ + B (b)
Sử dụng A + động từ + B (c)
Ta có thể khẳng định, những cấu trúc câu dạng 
này là một phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp 
chỉ công cụ trong tiếng Việt. Để chứng minh, ta thử 
tiến hành kiểm định bằng cách sử dụng hư từ bằng và 
đảo vị trí các thực từ trong câu theo cấu trúc: 
Động từ + B + bằng + A
Nó thái thịt bằng dao. (1’)
Nó đánh chó bằng gậy. (2’)
Nó viết báo cáo bằng máy tính. (3’)
Các câu cải biến kiểm định này hoàn toàn có 
giá trị về nghĩa và ngữ pháp, nên ta khẳng định: 
(a), (b), (c) là 1 phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ 
pháp chỉ công cụ trong tiếng Việt, đó là phương 
thức sử dụng trực tiếp vị từ trung tâm mà không 
cần sử dụng các hư từ chỉ công cụ như đã trình bày 
ở phần trên. Làm tương tự, ta cũng thấy xuất hiện 
nhiều trường hợp tương tự khác như: ăn đũa => 
ăn bằng đũa (+); đi nạng => đi bằng nạng (+); tô 
son => tô bằng son (+)
Như vậy, trong cả hai ngôn ngữ Nga và Việt, ý 
nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ đều là ý nghĩa mang 
tính đơn thể và được diễn đạt bằng những hình 
thức chung có tính đồng loạt. Phương thức thể 
hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga 
chủ yếu là phương thức phụ tố, do đây là loại hình 
ngôn ngữ có biến đổi hình thái. Tuy nhiên, trong cả 
tiếng Nga lẫn tiếng Việt còn có chung một phương 
thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, đó là 
phương thức hư từ: tiếng Nga chủ yếu sử dụng các 
giới từ ở các cách, tiếng Việt là các hư từ mang ý 
nghĩa chỉ công cụ của hành động. Ngoài ra, tiếng 
Việt còn sử dụng cả thực từ để thể hiện ý nghĩa 
ngữ pháp chỉ công cụ.
5. KẾT LUẬN
Tóm lại, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ là sự 
phản ánh những kết quả của nhận thức và tư duy 
vào ngôn ngữ, ở đây là hai ngôn ngữ khác loại 
hình là tiếng Nga và tiếng Việt. Nghiên cứu ý 
nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ và các phương thức 
thể hiện trong tiếng Nga và tiếng Việt là để rút ra 
những sự giống nhau và khác nhau, các điểm khác 
biệt và tương đồng, làm cơ sở nghiên cứu các lỗi 
thường gặp trong việc dạy và học ngoại ngữ và bản 
ngữ, trong công tác phiên biên dịch hai ngôn ngữ 
Nga và Việt, trong công tác xây dựng từ điển.../.
Tài liệu tham khảo:
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2012), 
Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), NXB Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2011), Đại 
cương ngôn ngữ học (tập 1), NXB Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội.
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng 
Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng 
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ 
Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2011), Nhập môn ngôn 
ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại 
cương - Những nội dung quan yếu, NXB Giáo dục 
Việt Nam, Hà Nội.
6. Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính, Đinh 
Kiều Châu (2016), Ngôn ngữ học ứng dụng, NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn 
ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, 
Nguyễn Minh Thuyết (2014), Dẫn luận Ngôn ngữ 
học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. I.M.Punkina (Bùi Hiền dịch) (1983), Tóm 
lược ngữ pháp tiếng Nga, NXB Tiếng Nga, Mát-
xcơ-va.
10. Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư 
từ tiếng Việt, NXB Nghệ An, Nghệ An.
11. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối 
chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội, Hà Nội.
12. Lê Quang Thiêm (2013), Ngữ nghĩa học, 
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Бужинский Сергей Вячеславович 
(2013), Семантика инструментальности в 
явной и скрытой грамматике (на материале 
русского и английского языков), Диссертация 
на соискание учёной степени кандидата 
филологических наук, Курск.
14 В.А. Белошапова, Е. В. Муравенко, 
Способы выражения инструментального 
значения в русском языке, Навстречу VI 
конгрессу МАПРЯЛ.
15. Е. В. Муравенко (1990), Виды 
орудийного значения и способы их выражения 
в современном русском языке, Диссертация 
на соискание ученое степени кандидата 
филологиических наук, Москсва.
DEMONSTRATION OF GRAMMATICAL MEANING OF INSTRUMENTS
IN RUSSIAN AND VIETNAMESE
DOAN HUU DUNG
Abstract: Russian and Vietnamese are two different types of languages. However, if you study them 
in depth, you will find that these two languages are not completely different. They share a number of 
similarities, one of which is the grammatical meaning denoting instruments in Russian and Vietnamese. 
This article presents several theoretical review in grammar, grammatical meaning identification of 
instruments and some methods of expressing grammatical meaning in their languages.
Keywords: instruments, grammatical category, grammatical means, grammatical meaning
Received: 28/01/2018; Revised: 20/02/2018; Accepted for publication: 20/4/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_13_5_2018_32_37_doan_huu_dung_2896_2136270.pdf