Phương pháp biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc tại học viện khoa học quân sự
Trước sự phát triển của lý luận dịch nói cũng như yêu cầu thực tiễn, việc biên soạn giáo trình dịch
nói tiếng Trung Quốc không còn đơn thuần là dựa trên một mô hình giáo trình có sẵn, mà phải xác
định rõ cơ sở lý luận, tìm tòi mô hình, từ đó đưa ra định hướng về phương pháp. Bài viết đi sâu
phân tích lý luận về dịch nói, lấy thuyết Cảm ý và trường phái coi phiên dịch là quá trình động là
nền tảng quan trọng, có tính khả thi cao trong việc chỉ đạo công tác biên soạn giáo trình dịch nói.
Trên cơ sở lý luận đã được chắt lọc và phân tích, bài viết đưa ra các định hướng về phương pháp
cho việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự, bao gồm:
xác định mục tiêu, yêu cầu của việc biên soạn; đưa ra các định hướng về cấu trúc giáo trình, về lựa
chọn và tổ chức ngữ liệu. nhằm đảm bảo chất lượng và tính khoa học của giáo trình.
tiên phải phân tích kỹ trình độ và nhu cầu của người học. Không lựa chọn ngữ liệu ở lĩnh vực quá chuyên sâu có nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hoặc lĩnh vực quá mới mẻ với người học. Một biện pháp nữa để xác định độ khó cho phù hợp và thông qua việc làm đáp án. Trong quá trình làm đáp án, người biên soạn có thể phát hiện ra những điểm khó, thách thức cao với người học. Đối với các điểm khó ngôn ngữ mang tính thách thức với người học trong nguyên văn cần được xuất hiện trong các phần mang tính phụ trợ để người học có thể chuẩn bị trước. Đối với các điểm khó về tư duy song ngữ, tư duy chuyển đổi cần trở thành các điểm trọng tâm giảng giải trên lớp. Ngữ liệu dùng cho dịch nói đa số là các file hình ảnh và âm thanh. Một yêu cầu đặt ra cho việc lựa chọn là chất lượng của âm thanh và hình ảnh, đặc biệt là chất lượng âm thanh. Yêu cầu âm thanh phải rõ ràng, đảm bảo người nghe phải nghe được. Tùy theo yêu cầu của từng nội dung rèn luyện mà người biên soạn phải biên tập lại các file âm thanh và hình ảnh này như điều chỉnh tốc độ nói, cho thêm tạp âm Trong dịch đuổi, với nội dung dịch diễn thuyết, người nói thường nói liền trong một khoảng thời gian khá dài, người biên tập phải tách ra thành các đoạn nhỏ và có khoảng thời gian dừng để cho người học tập dịch. Việc biên tập thành các đoạn nhỏ này phải dựa trên cơ sở mạch ý hoặc lôgic của người nói, cần tách thành những đoạn nhỏ có ý trọn vẹn, phù hợp với tư duy của người nói, đồng thời phải phù hợp với khả năng nghe, ghi nhớ, chuyển đổi ngôn ngữ của đối tượng người học. Ngữ liệu nên mang tính thời sự, nên là các nội dung có liên quan đến các vấn đề “nóng” đang diễn ra, có lợi cho việc thu nhận và phân tích thông tin của người học, đặc biệt là với việc khởi động công năng tri nhận và sử dụng kiến thức ngoài ngôn ngữ để lý giải thông tin. Tính thời sự ở đây không hẳn là thời gian đưa ra thông tin mà chủ yếu chỉ đây là vấn đề nóng thu hút nhiều sự quan tâm, người học ít nhiều cũng đã có những hiểu biết nhất định làm bối cảnh cho việc dịch thông tin. Ngữ liệu cần thể hiện tính hoàn chỉnh của nội dung phát ngôn. Đa số các ngữ liệu sẽ được biên soạn lại tạo độ ngừng cho người dịch, việc ngừng ngắt không được tạo ra trở ngại cho việc lý giải. Do đó nên lựa chọn các ngữ liệu có nội dung mạch lạc, các tầng bậc ý nghĩa có cấu trúc rõ ràng, các đơn vị diễn ngôn trọn vẹn. Ngữ liệu cần phục vụ trực tiếp cho công việc của người học sau khi tốt nghiệp. Học viên Học viện Khoa học Quân sự sau khi ra trường, nếu có làm công việc liên quan đến dịch nói thì chủ yếu là dịch nói cho hoạt động đối ngoại, thăm viếng quốc phòng, các hoạt động tuần tra chung, giao lưu biên phòng, các buổi hội thảo, hội đàm, bồi dưỡng nghiệp vụ Do đó cần ưu tiên lựa chọn ngữ liệu về các nội dung này. 77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 3.3.2. Nguyên tắc tổ chức ngữ liệu Có thể phân ngữ liệu thành bốn hình thức chính là ngữ liệu phục vụ cho việc minh họa các kỹ năng, ngữ liệu phục vụ cho thiết kế bài tập, ngữ liệu phục vụ cho việc cung cấp bối cảnh và kiến thức ngôn ngữ liên quan đến bài dịch chính, ngữ liệu phục vụ cho việc biên soạn bài dịch chính. Ngữ liệu còn có thể phân thành ngữ liệu dưới dạng băng hình, ngữ liệu dạng viết và ngữ liệu “sống”. Ngữ liệu dưới dạng băng hình cần được tổ chức trước các ngữ liệu dạng viết, ngữ liệu dạng viết cần đưa vào giai đoạn cuối cùng. Lý do là vì các kỹ năng nghe, hiểu và biểu đạt là kỹ năng cơ bản nhất của dịch nói, người học khi bắt đầu vào học dịch nói, khi còn chưa nhận thức được đầy đủ quy trình dịch nói cũng như các bước nghe lấy thông tin, phân tích để hiểu thông tin, biểu đạt lại thông tin sang ngôn ngữ đích mà đã tiếp xúc với hình thức dịch nói văn bản sẽ hình thành nên thói quen ỷ lại vào văn bản, dẫn đến kiểu dịch từng câu từng chữ hoàn toàn khác với bản chất của dịch nói. Ngữ liệu dạng viết lại được chia thành hai dạng, dạng thứ nhất là công cụ phụ trợ, người dịch vẫn phải theo sát lời nói của người nói, bởi rất có thể người nói sẽ đi sâu phân tích một ý nào đó, thậm chí bỏ qua một vài chỗ nào đó, hoặc nói không theo bài đã được chuẩn bị. Còn một hình thức nữa đó là nói lại văn bản, tức không có người nói, người dịch dịch trực tiếp các nội dung đọc được từ văn bản. Ngữ liệu phục vụ cho hình thức dịch này cũng được tổ chức vào dạng ngữ liệu dịch dạng viết. Ngữ liệu băng hình là chủ yếu song cũng không nên chiếm toàn bộ dung lượng giáo trình, chỉ nên để ở mức khoảng 60%, ngữ liệu dạng viết khoảng 20%, số còn lại là ngữ liệu “sống” khoảng 20%. Ngữ liệu “sống” còn được gọi là ngữ liệu mở, là phần ngữ liệu đảm bảo cho tính chất giao tiếp của dịch nói được thể hiện rõ nhất. Bản chất của dịch nói là hoạt động giao tiếp, mà “giao tiếp là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối tượng có thể hiểu những thông điệp được truyền đi, nó không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ ý muốn nói mà còn bao hàm cả việc hiểu được những ý đó nữa” (Bùi Anh Tuấn, 2009). Như vậy, có ba điểm cần lưu ý trong khái niệm về giao tiếp: thứ nhất, đó là sự trao đổi hai chiều; thứ hai, có ít nhất hai đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp; thứ ba, thông tin phải được hai bên hiểu rõ. Nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì việc giao tiếp chưa hoàn chỉnh. Để người học trên vai trò người dịch có thể chủ động điều hành giao tiếp với tư cách là nhân vật trung gian, ngữ liệu đưa ra cần có đầy đủ các yếu tố người nói, người nghe và quá trình truyền đạt thông tin. Ngữ liệu này có thể là một bài phát biểu hay một kịch bản đàm phán được thể hiện ngay trên lớp. Ngữ liệu này có thể giao cho người học sưu tầm và chuẩn bị trước trong vai trò người phát ngôn, cũng có thể giao cho người học viết kịch bản. Trong giáo trình, dạng ngữ liệu này sẽ được trình bày dưới các nội dung mang tính chất hướng dẫn về chủ đề và các nội dung liên quan, như kịch bản buổi đàm phán về hợp tác giáo dục giữa một trường đại học của Việt Nam và một trường đại học của Trung Quốc thì đầu tiên phải là các nội dung chào mời, giới thiệu đại biểu, tiếp đến là các nội dung giới thiệu về trường, đặc biệt là các thế mạnh của từng trường, tiếp đến đi tới bàn bạc về một vài lĩnh vực có thể hợp tác, bàn bạc về phương án hợp tác và cuối cùng là thống nhất để đi đến ký kết văn bản hợp tác... Trên thực tế rất khó có thể tìm được một kịch bản đã viết bằng hai thứ tiếng nên việc chỉ đạo cho người học tự viết là khâu vô cùng quan trọng. Việc sử dụng ngữ liệu “sống” này có vai trò rất lớn trong việc kéo gần hoạt động “kiểu dịch học đường” với hoạt động dịch trong thực tiễn, do đó nên đưa vào các bài rèn luyện tổng hợp. 4. KẾT LUẬN Cơ sở lý luận cho việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc được xây dựng trên 3 nền tảng: lý luận về dịch nói, lý luận giảng dạy dịch nói và lý luận biên soạn giáo trình ngoại ngữ. Bài viết đi sâu nghiên cứu lý luận về dịch nói, lấy thuyết Cảm ý và trường phái coi phiên dịch là quá trình động là nền tảng quan trọng, có tính khả thi cao trong việc chỉ đạo công tác biên soạn giáo trình dịch nói. Trên cơ sở lý luận đã được chắt lọc và phân tích, bài viết đã đưa ra các định hướng 78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI cho việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự, bao gồm: xác định mục tiêu, yêu cầu của việc biên soạn; đưa ra các định hướng về cấu trúc giáo trình, về lựa chọn và tổ chức ngữ liệu... Việc xác định phương pháp biên soạn hợp lý không chỉ có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của giáo trình, phù hợp với đối tượng dạy học, mà còn góp phần bảo đảm tính khoa học, hiện đại và bắt kịp xu thế phát triển của giáo trình./. Ghi chú: 1. Thuyết Cảm ý (Theory of Sense) còn được gọi là thuyết Dịch thuật diễn giải (Interpretive Theory of Translation, hay La theorie interpretative de la traduction, nguyên văn trong Pháp ngữ, 释意 理论 trong tiếng Trung Quốc) 2. Bell, R. T (1991), Translation and translating theory and practice, London and New York: Longman. Dẫn theo 吴爱俊(2011),从过程 化视角探索口译教材新编写模式,北京第二外 国语学院。 Tài liệu tham khảo: 1. Phan Vũ Tuấn Anh (2013), Giáo trình Phiên dịch Trung - Việt đối ngoại, Học viện Ngoại giao, Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Hùng (2007), Hướng dẫn kỹ năng phiên dịch Anh – Việt & Việt – Anh, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 3. Hồ Đắc Túc (2012), Dịch thuật và tự do, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 4. Bùi Anh Tuấn (2009), Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 5. 刘和平(2003),口译技巧—思维科学 与口译推理教学法,中国对外翻译出版公司, 北京。 6.吕俊(2002),翻译学应该从解构主义 那里学些什么,外国语,第5期。 7.赛莱丝科维奇著,黄为沂,钱慧杰译 (1992),口译技艺:即席口译与同声传译经 验谈,上海翻译出版公司,上海。 8. 王瑞昀(2004),口译的认知与口译教 材的编写—跨学科口译理论在《英语口译教 程》编写中的应用,中国翻译,第7期。 METHODS FOR COMPILING CHINESE INTERPRETING TEXTBOOKS AT MILITARY SCIENCE ACADEMY TONG VAN TRUONG Abstract: Developments in interpreting theories and requirements of reality have proved that the work of compiling Chinese interpreting textbooks cannot any longer result from existing models but should be based on convincing theories, new models and directing methods. For that reason, this article focuses on analyzing interpreting theories and claims that the Theory of Sense and the school considering interpreting as an active process are important basis for compiling interpreting textbooks. The article then suggests method directions for compiling Chinese interpreting textbooks at Military Science Academy including: defining aims and requirements of the compilation; specifying strutures of textbooks; collecting and collocating linguistic data to make sure that completed textbooks are well scientific and qualified. Keywords: Chinese interpreting textbooks, compiling method(s), direct Received: 04/01/2018; Revised: 06/02/2018; Accepted for publication: 28/02/2018
File đính kèm:
- khnnqs_12_3_2018_70_78_tong_van_truong_4596_2136225.pdf