Những phương pháp dạy và kiểm tra từ mới
Các phương pháp dạy từ mới
Ô chữ
Có những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa lại có cách cấu tạo từ hơi giống
nhau. Ta lấy ví dụ với những từ refusal, deny, say no, reject, (throw) out.
Đây là những từ cùng có nghĩa là từ chối. Chúng ta có thể hình dung sự
giống nhau trong cách cấu tạo của những từ này qua bảng sau:
Những phương pháp dạy và kiểm tra từ mới Các phương pháp dạy từ mới Ô chữ Có những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa lại có cách cấu tạo từ hơi giống nhau. Ta lấy ví dụ với những từ refusal, deny, say no, reject, (throw) out. Đây là những từ cùng có nghĩa là từ chối. Chúng ta có thể hình dung sự giống nhau trong cách cấu tạo của những từ này qua bảng sau: d o r e f u s a l e n t a j y y e n c o t Giả sử refusal là một từ mới. Hãy vẽ ô chữ này lên bảng, xóa đi tất cả những chữ cái có trong từ này mà không có trong những từ còn lại và bạn có thể kiểm tra học viên có thể nhớ được từ này như thế nào qua ô chữ. Đây là cách giúp học viên có được hình ảnh liên tưởng về cách viết của từ mới so với các từ đã học. d o r e u s e n t a j y y e n c o t Bạn có thể thử một ví dụ khác với essential, important, vital, must have, disastrous hayterrible, awful, very bad. “Vẽ” từ Đây là cách học thực sự hiệu quả với các danh từ và động từ. Với những từ mới bạn muốn kiểm tra học viên, bạn có thể chọn cách này để gợi nhớ cho học viên bằng hình ảnh. Bạn có thể vẽ lên bảng, dùng tranh ảnh minh họa hoặc đối với các động từ, bạn có thể yêu cầu học viên minh họa. Cách học này có hiệu quả hơn đối với các học viên nhỏ tuổi (dưới 14 tuổi). Đoán từ Bạn chọn một từ và đánh số từng chữ cái của từ đó. Bạn cũng có thể cung cấp gợi ý bằng cách giải nghĩa hoặc đưa ra từ gần nghĩa với từ cần đoán. Chia học viên ra làm 2 đội. Yêu cầu lần lượt mỗi đội chọn 1 số và yêu cầu đội còn lại đoán. Đội nào đoán đúng chữ cái sẽ được thêm một lượt chọn số. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có đội đoán được ra từ đó, lượt đoán từ sẽ ưu tiên cho đội đang được chọn số. Trò chơi này sẽ hấp dẫn và thú vị khi có các từ dài và khó. Đánh vần Khi có một từ mới, trước tiên bạn hãy đánh vần thật rõ từ đó để học viên có thể tưởng tượng ra cách viết và cách đọc của từ đó trước khi được nhìn và nghe từ đó một cách hoàn chỉnh. Bạn nên đánh vần từ mới cùng với một từ đã học và có cùng nghĩa. Yêu cầu học viên phát âm hai từ này và đây là lúc để bạn chỉnh cách đọc từ cho học viên. Mỗi buổi học, bạn có thể dạy khoảng 5-10 từ theo cách này. Sau đó, bạn hãy viết các từ mới và cũ lên bảng một cách ngẫu nhiên và yêu cầu học viên nối các từ đồng nghĩa với nhau. Đây là một cách dạy từ mới và hiệu quả vì nó giúp học viên tự có cách tiếp cận về từ vựng. Các phương pháp kiểm tra từ đã học Ghép từ và nghĩa Đầu tiên, bạn đọc 3 từ mà học viên đã học, ví dụ repair, visible, ruin và yêu cầu học viên nhắc lại và đảm bảo rằng họ nhớ 3 từ này. Tiếp theo, bạn đọc nghĩa của 3 từ vừa xong theo một trật tự bất kỳ, khác với trật tự đọc từ lúc trước, ví dụ can be seen, mend, destroy và cũng yêu cầu học viên ghi nhớ. Cuối cùng, yêu cầu từng học viên ghi ra giấy 3 từ với nghĩa tương ứng. Bạn kiểm tra và sẽ nắm được khả năng ghi nhớ từ, chính tả và ý nghĩa của từng học viên. Tráo từ Bạn có từng cặp từ đồng nghĩa và tiến hành tráo 2 chữ cái đầu tiên của chúng với nhau. Ví dụ: marry, wed - warry, med; trust, rely on - trely on, rust; Yêu cầu học viên sắp xếp lại các từ cho đúng rồi nhắc lại cách sử dụng của từng từ. So sánh sự giống và khác nhau của từng cặp đồng nghĩa. Với cách làm này, bạn sẽ giúp học viên ghi nhớ từ theo từng cặp đồng nghĩa và cách sử dụng chúng. Hy vọng với những phương pháp này, bạn sẽ giúp học viên củng cố thêm được vốn từ vựng và các tiết dạy của bạn cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý của các học viên
File đính kèm:
- nhung_phuong_phap_day_va_kiem_tra_tu_moi_936.pdf