Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng phép quy chiếu trong diễn ngôn hội thoại giữa bộ sách giáo khoa tiếng Anh cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015) và bộ giáo trình new interchange

Nhận thức được tầm quan trọng của

tiếng Anh, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020

nhằm đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ đã

được khởi động từ năm 2008 nhằm nâng

cao năng lực tiếng Anh và khả năng tham

gia vào quá trình toàn cầu hóa của đội ngũ

lao động. Trong khuôn khổ đề án này, Bộ

SGK tiếng Anh dành cho học sinh THPT ở

Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt

Nam cùng NXB Pearson phối hợp biên

soạn đã được phát hành dựa trên tâm lý lứa

tuổi học sinh cũng như đặc điểm văn hoá

của Việt Nam và các quốc gia sử dụng

tiếng Anh theo Quyết định số 5209 của Bộ

Giáo Dục – Đào Tạo ngày 23/10/2012 về

việc Ban hành chương trình giáo dục phổ

thông môn tiếng Anh thí điểm cấp THPT.

Do vậy, bộ giáo trình này, ở một mức độ

nhất định, bị ảnh hưởng bởi phong cách của

các nhà biên soạn là những nhà ngôn ngữ

học và nhà giáo không phải là người bản xứ

như Mey (2004, tr. 32) đã nhận định

“Chúng ta không thể tách rời sự ảnh hưởng

của văn hóa khỏi những con người đã từng

sở hữu chúng.”

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng phép quy chiếu trong diễn ngôn hội thoại giữa bộ sách giáo khoa tiếng Anh cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015) và bộ giáo trình new interchange, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 95 
NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG CÁCH SỬ DỤNG 
 PHÉP QUY CHIẾU TRONG DIỄN NGÔN HỘI THOẠI GIỮA BỘ SÁCH 
GIÁO KHOA TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT Ở VIỆT NAM (2015) 
VÀ BỘ GIÁO TRÌNH NEW INTERCHANGE 
Trần Thị Thủy* 
Tóm tắt 
Bài viết này nêu lên những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng phép quy chiếu 
trong diễn ngôn hội thoại giữa Bộ SGK Tiếng Anh cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015) và Bộ 
giáo trình New Interchange. Nghiên cứu được tiến hành theo hướng định tính kết hợp với định 
lượng, với sự hỗ trợ của các phương pháp thống kê và mô tả để tìm ra loại quy chiếu nào được 
sử dụng cũng như sự giống và khác nhau khi sử dụng chúng ở hai bộ giáo trình. 
Từ khoá: phép quy chiếu, công cụ liên kết, SGK Tiếng Anh cho học sinh THPT ở Việt 
Nam (2015), giáo trình New Interchange. 
Abstract 
Some similarities and differences in using references in the conversational discourse 
between the English Textbook Series for Vietnamese High School Students (2015) 
and the New Interchange Series 
This research paper presents the results of our study on some similarities and 
differences of references used in the conversations between the English Textbook Series for 
Vietnamese High School Students (2015) and the New Interchange Series. The qualitative and 
quantitative approaches were employed in combination with the statistic and descriptive 
methods in order to find out what types of reference as well as the similarities and differences in 
references used in the two textbook series. 
Keywords: references, cohesive device, English Textbook Series for Vietnamese High 
School Students (2015), New Interchange Series 
1. Giới thiệu 
 Nhận thức được tầm quan trọng của 
tiếng Anh, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 
nhằm đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ đã 
được khởi động từ năm 2008 nhằm nâng 
cao năng lực tiếng Anh và khả năng tham 
gia vào quá trình toàn cầu hóa của đội ngũ 
lao động. Trong khuôn khổ đề án này, Bộ 
SGK tiếng Anh dành cho học sinh THPT ở 
Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt 
Nam cùng NXB Pearson phối hợp biên 
soạn đã được phát hành dựa trên tâm lý lứa 
___________________________ 
*ThS, Trường THPT Trần Suyền, Phú Yên 
tuổi học sinh cũng như đặc điểm văn hoá 
của Việt Nam và các quốc gia sử dụng 
tiếng Anh theo Quyết định số 5209 của Bộ 
Giáo Dục – Đào Tạo ngày 23/10/2012 về 
việc Ban hành chương trình giáo dục phổ 
thông môn tiếng Anh thí điểm cấp THPT. 
Do vậy, bộ giáo trình này, ở một mức độ 
nhất định, bị ảnh hưởng bởi phong cách của 
các nhà biên soạn là những nhà ngôn ngữ 
học và nhà giáo không phải là người bản xứ 
như Mey (2004, tr. 32) đã nhận định 
“Chúng ta không thể tách rời sự ảnh hưởng 
của văn hóa khỏi những con người đã từng 
sở hữu chúng.” Trong khi đó, New 
Interchange được xuất bản bởi NXB Đại 
96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
học Cambridge là một trong những bộ giáo 
trình tiếng Anh quốc tế thành công và được 
sử dụng rộng rãi cho đối tượng thanh thiếu 
niên và người trưởng thành ở nhiều quốc 
gia trên thế giới học tiếng Anh giao tiếp. 
 Nghiên cứu này nhằm điều tra cách 
sử dụng phép quy chiếu trong hội thoại như 
thế nào thông qua hai bộ giáo trình. Mục 
đích thứ hai là so sánh tìm ra các đặc trưng 
riêng của việc sử dụng các loại quy chiếu 
như là công cụ gắn kết trong diễn ngôn hội 
thoại. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo 
này, tác giả chỉ xin trình bày kết quả nghiên 
cứu định tính và định lượng dựa trên kết 
quả phân tích dữ liệu. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 
1. Loại quy chiếu nào được sử dụng trong 
Bộ SGK tiếng Anh cho học sinh THPT ở 
Việt Nam (2015) và Bộ giáo trình New 
Interchange? 
2. Những điểm giống và khác nhau trong 
cách sử dụng quy chiếu giữa hai bộ giáo 
trình này là gì? 
2.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung 
vào phân tích các loại quy chiếu trong 27 
cuộc hội thoại được thu thập từ SGK tiếng 
Anh lớp 10, 11 và 12 ở các chủ đề về cuộc 
sống, xã hội, môi trường và tương lai. Sau 
đó, đặc trưng này sẽ được so sánh với đặc 
trưng quy chiếu trong 35 đoạn hội thoại ở 
các chủ đề tương tự về trường học, công 
việc, đời sống xã hội và giải trí được lựa 
chọn ngẫu nhiên từ bộ sách New 
Interchange 1, 2 và 3. 
2.3. Nguồn dữ liệu và mẫu phân tích 
 Nguồn dữ liệu thứ nhất phục vụ cho 
quá trình nghiên cứu là 27 đoạn hội thoại 
với độ dài là 6371 từ. 27 đoạn hội thoại này 
được thu thập từ Bộ SGK Tiếng Anh Mới 
lớp 10, 11, 12 được biên soạn tương ứng 
với trình độ B1 theo Quyết định số 5209 
của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ngày 
23/10/2012 về việc Ban hành chương trình 
giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm 
cấp THPT. Nguồn dữ liệu thứ hai được thu 
thập từ bộ giáo trình New Interchange, với 
35 bài hội thoại được thu thập bao gồm 3 
bài từ Quyển 1, 30 bài từ Quyển 2 và 2 bài 
từ Quyển 3. Dữ liệu phân tích gồm 6149 từ 
trong 35 bài hội thoại đã thu thập có cùng 
chủ đề với 27 đoạn hội thoại từ bộ SGK 
Việt Nam. 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Nghiên cứu được tiến hành với sự 
kết hợp của các phương pháp định lượng và 
định tính. Phương pháp mô tả và thống kê 
giúp giải đáp các vấn đề đã được đặt ra. 
Các mẫu ngữ liệu được phân loại và phân 
tích dựa trên quan điểm của Halliday and 
Hasan (1976). 
3. Nền tảng lý thuyết 
 Halliday & Hasan (1976) đã nhận 
định phép liên kết là "tổ hợp các khả năng 
tồn tại trong ngôn ngữ để làm cho văn bản 
gắn kết với nhau" (tr. 298). Nunan (1993) 
phân chia công cụ liên kết thành bốn loại, 
trong đó phép thế là một phần của phép 
tỉnh lược. Trong khi đó, GS.TS. Hoàng Văn 
Văn (2006, tr. 87-88) hoàn toàn đồng ý với 
khái niệm, ý nghĩa và năm loại liên kết đã 
được phân loại bởi Halliday và Hasan 
(1976). Ông cho rằng bất kỳ đoạn văn nào 
được xác định như là một văn bản hoặc 
diễn ngôn phải có tính văn bản bởi vì tính 
văn bản này liên kết các bộ phận của văn 
bản với nhau. Hoey (1991, tr. 10-14) lại chỉ 
chia phép liên kết thành bốn loại chính, bao 
gồm quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược và 
phép liên kết từ. Thompson (2014) không 
chỉ kế thừa các lập luận rất thuyết phục từ 
Haliday & Hasan (1976) và Hoey (1991), 
mà còn đưa ra những ý kiến riêng. Ông 
đồng ý rằng phép liên kết là một trong 
những cách thức tạo ra tính văn bản khi cho 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 97 
rằng nó giúp văn bản "được nhận biết như 
là một văn bản chứ không chỉ là tập hợp 
của các từ hoặc mệnh đề thiếu liên quan", 
nhưng ông chỉ phân chia phép liên kết 
thành ba loại chính: phép quy chiếu, phép 
tỉnh lược và phép liên kết từ. 
 Nhìn chung, quan điểm về các loại 
liên kết có phần nào khác nhau nhưng đều 
có điểm chung là dựa trên nền tảng lý 
thuyết về phép liên kết của Halliday và 
Hasan. Vì vậy, tác giả bài viết chọn quan 
điểm về phép liên kết của Halliday và 
Hasan cho bài nghiên cứu của mình. 
 Theo Halliday và Hasan (1976), 
quy chiếu - một trong các cách thức liên kết 
- là mối liên kết về ngữ nghĩa. Có hai cách 
thức quy chiếu bao gồm ngoại chiếu và nội 
chiếu. Nội chiếu gồm hồi chiếu và khứ 
chiếu. Có ba loại quy chiếu gồm quy chiếu 
đại từ nhân xưng, quy chiếu đại từ chỉ định 
và quy chiếu so sánh. 
 Nhiều học viên đã có những đóng 
góp có ý nghĩa thông qua các nghiên cứu 
thực tiễn, tiêu biểu như "Phân tích diễn 
ngôn về phép liên kết ngữ pháp từ bài viết 
của học sinh" (Azzouz, 2009), "Quy chiếu 
như một phương thức liên kết ngữ pháp 
trong tường thuật bằng tiếng Anh và các 
bản dịch sang tiếng Ả Rập" (Mokrani, 
2009), "Phân tích công cụ liên kết trên 
chuyên mục du lịch và giải trí tháng 9 năm 
2011" (Sukma, 2014), và "Nghiên cứu về 
quy chiếu diễn ngôn trong chương trình đối 
thoại chính sách trên kênh VTV1 và Q & A 
trên ABC" (Lê Thị Thu Thủy, 2016). 
Những nghiên cứu này có cùng điểm chung 
là đã chỉ ra rằng quy chiếu là một trong 
những công cụ liên kết ngữ pháp hiệu quả 
để kết hợp các yếu tố trong các diễn ngôn. 
Tuy nhiên, đối với Bộ SGK tiếng Anh dành 
cho học sinh THPT ở Việt Nam đang trong 
giai đoạn thử nghiệm, chưa có nhiều nghiên 
cứu được thực hiện, đặc biệt là về phép quy 
chiếu trong diễn ngôn hội thoại. Vì vậy, cần 
có nhiều hơn các nghiên cứu về thể loại 
diễn ngôn này để tạo nền tảng vững chắc 
hơn cho việc dạy và học tiếng Anh tại các 
trường THPT theo đường hướng giao tiếp. 
4. Kết quả và bàn luận 
 Số lần sử dụng của các loại quy 
chiếu trong các cuộc đàm thoại từ Bộ SGK 
cho học sinh THPT ở Việt Nam từ 2015 và 
Bộ giáo trình New Interchange được so 
sánh trong bảng tóm tắt sau. 
Bảng tóm tắt: Tần suất của quy chiếu liên kết trong hai bộ giáo trình 
Thuộc tính Loại 
Đặc điểm cấu 
trúc ngôn ngữ 
Bộ SGK tiếng 
Anh (2015) 
Bộ giáo trình 
New Interchange 
Số lần 
Phần 
trăm 
Số lần 
Phần 
trăm 
Nội 
chiếu 
Hồi 
chiếu 
Quy chiếu đại 
từ 
- Danh từ (đại từ 
nhân xưng) 
- Từ hạn định 
791 
995 
32.52 
40.91 
965 
332 
43.04 
14.8 
Quy chiếu chỉ 
định 
- Từ hạn định có lựa 
chọn 
- Từ hạn định không 
có lựa chọn 
47 
432 
1.93 
17.76 
214 
361 
9.54 
16.1 
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Quy chiếu so 
sánh 
- So sánh tổng 
quát 
- So sánh riêng 
biệt 
25 
28 
1.02 
1.15 
27 
52 
1.2 
2.31 
Phần trăm của hồi chiếu 
2318 95.32 1951 87.02 
Phép tỉnh lược 
- Tỉnh lược danh từ 
- Tỉnh lược động từ 
- Tỉnh lược mệnh đề 
10 
11 
60 
0.41 
0.45 
2.46 
36 
54 
143 
1.6 
2.4 
6.38 
Phần trăm của tỉnh lược 81 3.33 233 10.38 
Khứ 
chiếu 
Quy chiếu đại 
từ nhân xýng 
- Danh từ (đại từ 
nhân xưng) 
- Từ hạn định 
6 
0 
0.24 
0 
12 
0 
0.53 
0 
Quy chiếu đại 
từ chỉ ðịnh 
- Từ hạn định có lựa 
chọn 
- Từ hạn định không 
có lựa chọn 
2 
1 
0.08 
0.04 
18 
0 
0.8 
0 
Phần trăm của khứ chiếu 9 0.37 30 1.33 
Ngoại chiếu 
* Danh từ (ngữ) xác định 
* The + danh từ số nhiều 
- Quốc gia hợp nhất 
- Nhóm dân tộc thiểu số 
* The + danh từ ngữ) số ít 
 - Vật duy nhất 
 - Nơi chốn không đến thường xuyên 
 - Nhóm người, động vật, đồ vật có 
cùng thuộc tính 
* Khác 
- Các chương trình 
- Điều đặc biệt 
- Tiền tệ 
- The + từ viết tắt 
- Nghề nghiệp 
- Tờ báo 
1 
0 
1 
4 
3 
 5 
9 
0 
1 
0 
0 
0.04 
0 
0.04 
0.16 
0.12 
0.2 
0.37 
0 
0.04 
0 
0 
1 
1 
0 
18 
0 
0 
6 
1 
0 
1 
1 
0.04 
0.04 
0 
0.8 
0 
0 
0.26 
0.04 
0 
0.04 
0.04 
Phần trăm của ngoại chiếu 24 0.98 28 1.26 
Tổng số 2432 100 2242 100 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 99 
4.1. Các loại quy chiếu trong hai bộ giáo 
trình 
 Dựa trên bảng tóm tắt, tất cả bốn 
loại quy chiếu gồm hồi chiếu, khứ chiếu, 
tỉnh lược và ngoại chiếu được sử dụng 
trong các cuộc hội thoại trong cả hai bộ 
giáo trình. 
 Trong Bộ SGK Tiếng Anh dành 
cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015), hồi 
chiếu được sử dụng nhiều nhất (95,32%), 
sau đó là tỉnh lược (3,33%). Tiếp theo là 
ngoại chiếu (0,98%) và khứ chiếu (0,37%). 
Trong hồi chiếu, liên hệ ngược bằng đại từ 
nhân xưng được sử dụng nhiều hơn bằng 
đại từ chỉ định. Quy chiếu so sánh được sử 
dụng ít nhất trong ba loại của hồi chiếu. 
Trong phép tỉnh lược, tỉnh lược mệnh đề 
được dùng nhiều hơn tỉnh lược danh từ và 
động từ. Ngoại chiếu được sử dụng nhiều 
hơn khứ chiếu trong các đoạn đàm thoại đã 
được nghiên cứu. Trong Bộ Giáo Trình 
New Interchange, có một số điểm khác biệt 
so với Bộ SGK Tiếng Anh dành cho học 
sinh THPT ở Việt Nam (2015). Thứ tự 
giảm dần của các loại quy chiếu được sử 
dụng trong các cuộc đàm thoại là hồi chiếu 
(87,02%), tỉnh lược (10,38%), khứ chiếu 
(1,33%), và ngoại chiếu (1,26%). Trong 
khứ chiếu, loại khứ chiếu so sánh không 
được đề cập đến trong bất kỳ tình huống 
nào. Quy chiếu đại từ nhân xưng trong 
chức năng hạn định và quy chiếu chỉ định 
không chọn lựa không được sử dụng trong 
Bộ giáo trình New Interchange. 
4.2. Những điểm giống nhau trong việc sử 
dụng phép quy chiếu của hai bộ giáo trình 
 Trong các cuộc đàm thoại của cả 
hai bộ sách, quy chiếu là một trong những 
phương tiện hữu ích cho người nói và 
người nghe kết nối các ý tưởng để làm cho 
cuộc hội thoại hợp lý và có ý nghĩa trong 
các ngữ cảnh tình huống và văn hoá. Trong 
cả hai bộ sách, hồi chiếu, khứ chiếu, tỉnh 
lược và ngoại chiếu đều được sử dụng. 
 Trước tiên, cả hai bộ sách đều ưu 
tiên sử dụng hồi chiếu. Trong các loại hồi 
chiếu, hồi chiếu bằng đại từ nhân xưng 
được sử dụng với tần suất cao nhất. Đặc 
biệt, cả hai không sử dụng hồi chiếu là các 
từ hạn định như “mine, yours, his, hers, its, 
ours, theirs” với chức năng ngữ pháp là 
yếu tố chính để biểu thị nghĩa sở hữu. Thật 
vậy, những từ này không dễ cho người 
nghe hiểu được ngay và có thể làm cho 
người nghe bối rối trong lúc trò chuyện. Vì 
vậy, người nói thường chọn các từ hạn định 
với chức năng ngữ pháp bổ nghĩa, như 
“my, your, his, her, its, our, one’s” để thể 
hiện nghĩa sở hữu. Bên cạnh đó, hồi chiếu 
chỉ định cũng được sử dụng nhiều, chỉ xếp 
sau hồi chiếu đại từ. Cả hai bộ giáo trình, từ 
hạn định trung tính “the” với hàm ý không 
có lựa chọn của người nói có chức năng 
ngữ pháp là bổ nghĩa được sử dụng nhiều 
để nói một cái gì, điều gì hay ai đó. Chúng 
được sử dụng nhiều hơn các từ hạn định và 
trạng từ có hàm ý lựa chọn của người nói. 
Hơn nữa, trong các cấu trúc so sánh, cả hai 
bộ sách đều sử dụng với tính từ nhiều hơn 
trạng từ. 
 Sau hồi chiếu, phép tỉnh lược được 
sử dụng nhiều hơn khứ chiếu và ngoại 
chiếu. Phép tỉnh lược là một sự lựa chọn 
khôn ngoan khi người nói muốn rút ngắn từ 
cần nói nhưng người nghe vẫn có thể hiểu 
được ý định của người nói cũng như nội 
dung của các cuộc trò chuyện. Lựa chọn 
thứ ba là ngoại chiếu, xảy ra khi người nói 
dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chung 
về văn hoá. Lựa chọn cuối cùng là khứ 
chiếu. Khứ chiếu được sử dụng ít nhất vì 
việc chuyển tiếp này có thể gây khó khăn, 
mất nhiều thời gian hơn để người nghe nắm 
bắt được nội dung. Tuy nhiên, ở khía cạnh 
kể chuyện hoặc nhấn mạnh, phép quy chiếu 
này có thể đem lại hiệu quả tốt. 
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
4.3. Những điểm khác nhau trong cách sử 
dụng phép quy chiếu của hai bộ giáo trình 
 Về sự khác nhau, có một số điểm 
khác nhau chính về cách sử dụng phép quy 
chiếu giữa hai bộ giáo trình. 
 Kết quả cho thấy Bộ SGK Tiếng 
Anh dành cho học sinh THPT ở Việt Nam 
(2015) sử dụng nhiều hồi chiếu hơn so với 
Bộ Giáo trình New Interchange (95,32 % 
so với 87, 02 %). Cụ thể, tần suất hồi chiếu 
đại từ, hồi chiếu chỉ định và hồi chiếu so 
sánh đạt trung bình 73,43%, 19,69% và 
2,17% ở bộ SGK Tiếng Anh dành cho học 
sinh THPT ở Việt Nam (2015), trong khi đó 
các tần suất này đạt mức 57,12%, 25,64% 
và 3,51% ở bộ Giáo trình New Interchange. 
Trong bộ SGK Tiếng Anh dành cho học 
sinh THPT ở Việt Nam (2015), hồi chiếu 
đại từ được sử dùng nhiều hơn nhưng hồi 
chiếu chỉ định và hồi chiếu so sánh được 
dùng ít hơn trong Bộ Giáo trình New 
Interchange. Điều này gợi ý rằng việc sử 
dụng hồi chiếu đại từ dễ thực hiện hơn là sử 
dụng hồi chiếu chỉ định và hồi chiếu so 
sánh trong các cuộc hội thoại. Hồi chiếu đại 
từ liên kết các yếu tố trong câu hoặc văn 
bản tạo thành diễn ngôn hợp lý. Tuy nhiên, 
điều này dẫn đến lối nói dài dòng. Thêm 
nữa, nó cũng ảnh hưởng đến mức độ sử 
dụng phép tỉnh lược. Tỷ lệ sử dụng phép 
tỉnh lược trong Bộ SGK Tiếng Anh dành 
cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015) chỉ 
đạt 3,33%, trong khi tỷ lệ phần trăm của 
phép tỉnh lược trong Bộ Giáo trình New 
Interchange ở mức 10,38%. Kết quả này 
cho thấy rằng tần suất sử dụng phép tỉnh 
lược trong giao tiếp hoặc tạo hiệu ứng hài 
hước trong Bộ SGK Tiếng Anh dành cho 
học sinh THPT ở Việt Nam (2015) ít hơn 
nhiều so với Bộ Giáo Trình New 
Interchange. Điều này phải chăng bị ảnh 
hưởng bởi kiến thức về văn hoá và ngôn 
ngữ Việt Nam, nơi mà việc viết và nói nên 
đầy đủ và lịch sự. Ngoài ra, Bộ SGK Tiếng 
Anh dành cho học sinh THPT ở Việt Nam 
(2015) hiếm khi sử dụng khứ chiếu, chỉ 
chiếm 0,37%. Hầu hết các trường hợp là 
của đại từ giả "It" được sử dụng trong các 
chức năng ngữ pháp như chủ ngữ để nhấn 
mạnh đến ai đó, một cái gì đó hoặc thậm 
chí là một phần của văn bản. Bộ Giáo Trình 
New Interchange sử dụng nhiều khứ chiếu 
hơn hơn so với Bộ SGK Tiếng Anh dành 
cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015), đạt 
mức 1,33%. 
 Về ngoại chiếu, kết quả phân tích 
cho thấy Bộ Giáo Trình New Interchange 
sử dụng ngoại chiếu nhiều gấp gần 1,5 lần 
so với bộ SGK Tiếng Anh dành cho học 
sinh THPT ở Việt Nam (2015). Trong bộ 
Giáo Trình New Interchange, ngoại chiếu 
có khuynh hướng diễn ra bất cứ khi nào 
người nói tin rằng họ đang chia sẻ ngữ cảnh 
văn hóa nào đó với người nghe. Người 
nghe được kỳ vọng sẽ hiểu và nắm bắt nội 
dung dựa trên kiến thức chung về văn hoá 
và trải nghiệm của bản thân. Trong các 
cuộc hội thoại từ Bộ Giáo Trình New 
Interchange, có 31 trường hợp khứ chiếu, 
chiếm 1,26%. Trong khi đó, chỉ có 24 
trường hợp này, chiếm 0,98 % được tìm 
thấy trong Bộ SGK Tiếng Anh dành cho 
học sinh THPT ở Việt Nam (2015). Bằng 
cách sử dụng các danh từ hoặc cụm từ xác 
định trong các cấu trúc ngôn ngữ "The + 
một danh từ số ít / một danh từ số nhiều / 
một tính từ / viết tắt / vv.", Bộ Giáo Trình 
New Interchange hướng người nghe suy ra 
các thực thể bên ngoài ngữ cảnh. Với kinh 
nghiệm của người nghe, họ tham chiếu 
chính xác đến các thực thể theo ý định của 
người nói. Vì vậy, họ có thể giao tiếp thoải 
mái mà không có bất kỳ trở ngại nào. 
Ngoài ra, với cách quy chiếu chỉ định có 
chọn lọc đề cập đến "cái này, cái kia, 
những cái này, những cái kia, ở đây, ở kia, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 101 
bây giờ, sau đó ", ngôn ngữ biểu đạt được 
khoảng cách gần, xa hay trung tính từ 
người nói đến người nghe trong các cuộc 
hội thoại. 
5. Kết luận 
 Công trình nghiên cứu này đã đem 
lại cái nhìn chi tiết hơn về quy chiếu, một 
trong những phương tiện liên kết trong các 
diễn ngôn hiệu quả. Kết luận chỉ ra rằng cả 
hai bộ giáo trình đều sử dụng cả bốn loại 
quy chiếu trong các cuộc hội thoại. Tuy 
nhiên, trong Bộ Giáo Trình New 
Interchange quy chiếu được sử dụng đa 
dạng hơn. Bên cạnh hồi chiếu đại từ, hồi 
chiếu chỉ định và hồi chiếu so sánh, nhiều 
loại quy chiếu khác cũng được sử dụng. 
Mặt khác, Bộ SGK Tiếng Anh dành cho 
học sinh THPT ở Việt Nam (2015) có xu 
hướng sử dụng rất nhiều hồi chiếu. Mặc dù 
có sử dụng nhiều hồi chiếu chỉ định và so 
sánh, nhưng ưu tiên hơn hết vẫn là quy 
chiếu đại từ. Khứ chiếu đôi khi được sử 
dụng để nhấn mạnh về ai đó hay một điều 
gì đó, trong khi đó ngoại chiếu không 
thường được sử dụng trong các cuộc hội 
thoại. 
6. Đề xuất 
 Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả 
hy vọng sẽ góp phần củng cố kiến thức về 
phép quy chiếu nói chung và việc học và 
giảng dạy tiếng Anh trong Bộ SGK tiếng 
Anh dành cho học sinh THPT ở Việt Nam 
(2015) tại các trường trung học nói riêng. 
 Về phương diện học tiếng Anh, 
phép quy chiếu được coi là một trong 
những công cụ gắn kết quan trọng nhất 
trong diễn ngôn. Với ba loại quy chiếu 
chính gồm quy chiếu đại từ, quy chiếu chỉ 
định và quy chiếu so sánh khá quen thuộc 
với người học, học sinh cần sử dụng chúng 
càng nhiều càng tốt. Hơn nữa, học sinh nên 
mở rộng khả năng của mình trong việc sử 
dụng phép tỉnh lược trong ngôn ngữ nói, 
điều này giúp cuộc hội thoại trở nên cô 
đọng và lôi cuốn hơn. Ngoại chiếu cũng là 
một sự lựa chọn khôn ngoan cho người nói. 
Với trải nghiệm và kiến thức về văn hoá, 
người nói có thể tạo ra các cuộc hội thoại 
một cách thú vị. 
 Về phương diện giảng dạy tiếng 
Anh, dựa trên kết quả nghiên cứu, giáo viên 
có thể giúp người học xây dựng sự tự tin 
trong giao tiếp thông qua việc thực hành 
với phép quy chiếu. Giáo viên có thể hướng 
dẫn học sinh tránh cách nói hoặc giải thích 
dài dòng bằng cách sử dụng phép quy 
chiếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoang Van Van (Ed.) (2015). Tiếng Anh Lớp 10, Textbooks 1, 2. Hanoi: Nxb Giáo 
dục Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_diem_giong_va_khac_nhau_trong_cach_su_dung_phep_quy_ch.pdf
Tài liệu liên quan