Những câu hỏi “Tại sao” hóc búa
Có một giáo viên tâm sự với chúng tôi rằng “Trong giờ học ngữ
pháp, học sinh của tôi rất hay đặt câu hỏi “Tại sao”, ví dụ như:
“Tại sao lại là a big red car (cái ô tô to màu đỏ) mà không phải
là a red big car?”, khiến tôi rất lúng túng, không biết trả lời sao
cho các em cảm thấy hài lòng. Nhiều lúc nghĩ ngợi tôi cũng lại
tự hỏi mình chính các câu mà các em đã hỏi. Tôi nên giải đáp
thắc mắc của học sinh như thế nào?”
Những câu hỏi “Tại sao” hóc búa Có một giáo viên tâm sự với chúng tôi rằng “Trong giờ học ngữ pháp, học sinh của tôi rất hay đặt câu hỏi “Tại sao”, ví dụ như: “Tại sao lại là a big red car (cái ô tô to màu đỏ) mà không phải là a red big car?”, khiến tôi rất lúng túng, không biết trả lời sao cho các em cảm thấy hài lòng. Nhiều lúc nghĩ ngợi tôi cũng lại tự hỏi mình chính các câu mà các em đã hỏi. Tôi nên giải đáp thắc mắc của học sinh như thế nào?” Chúng tôi rất thông cảm với khó khăn này bởi nhiều người học có thói quen rất lạ. Khi giáo viên (hay bất cứ ai khác) nói cho họ cách đúng để diễn đạt cái gì đó bằng tiếng Anh – Ví dụ: “We say big red car” (Chúng ta nói big red car), hoặc sửa lỗi cho họ – Ví dụ: “We can’t say red big car” (Chúng ta không được nói red big car), họ rất thích hỏi lại “Why?” (Tại sao lại thế?). Tuy nhiên, câu hỏi “Why” đó không có câu trả lời thực sự. Khi đặt câu hỏi, người học muốn nghe một quy tắc ngữ pháp, ví dụ như: “We say big red car because adjectives of size come before adjectives of color.” (Chúng ta nóibig red car bởi vì tính từ chỉ kích cỡ luôn đứng trước tính từ chỉ màu sắc.) Nhưng quy tắc thực ra không phải là lý do tại sao chúng ta không nói “red big car”. Quy tắc chỉ là sự miêu tả lại thói quen của người nói bản xứ. Một nhà ngôn ngữ học nào đó đã nhận thấy người bản xứ không bao giờ nói “red big car” hay “white small house” nên đã ghi lại thành quy tắc. Nói cách khác, không phải người bản xứ nói “big red car” bởi vì họ biết và tuân theo quy tắc, thực tế thì ngược lại. Quy tắc size- colour (kích cỡ - màu sắc) tồn tại bởi vì người bản xứ nói là “big red car”. Người bản xứ là những người sáng tạo ra ngôn ngữ của họ, còn quy tắc ngữ pháp chỉ tuân theo thói quen của người bản xứ mà thôi.
File đính kèm:
- nhung_cau_hoi_9223.pdf