Nguồn gốc và cấu trúc các thuật ngữ Khí tượng Thủy văn Anh Việt

PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA

HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH

1. Thuật ngữ của ngành Khí tượng Thuỷ văn

1.1 “Khí tượng là ngành khoa học nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng diễn ra trong bầu khí quyển của Trái Đất” [ 69].

Việc nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng diễn ra trong bầu khí quyển là nhiệm vụ của Khí tượng học. Vậy nên các thuật ngữ nói về các hiện tượng khí quyển như storm (bão), hurricane (bão nhiệt đới), squall (gió giật), các thuật ngữ nói về bầu khí quyển như troposphere (tầng đối lưu), stratosphere (tầng bình lưu) và các đặc điểm của các tầng khí quyển như air motion (sự chuyển động của không khí trong các tầng khí quyển) đều là các thuật ngữ thuộc lĩnh vực khí tượng và được nghiên cứu trong luận văn này.

 

docx41 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nguồn gốc và cấu trúc các thuật ngữ Khí tượng Thủy văn Anh Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuật ngữ Ấn Âu là để đảm bảo mức độ chính xác khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề về KTTV. Chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt.
Phiên âm Ấn Âu
Những thuật ngữ KTTV tiếng Việt mô phỏng Ấn Âu thường mượn vỏ ngữ âm của ngôn ngữ Ấn Âu. Những thuật ngữ loại này thường là tên của những chất hoá học, các chất khí trong khí quyển, hoặc các thuật ngữ chuyên sâu. Thí dụ:
Acid: axit
Acidity: độ axit
Argon: agông
Atlas: alat
Brome: brôm
Front: frông
Hydrogen: hiđrô
Oxygen: ôxy
Ozone: ôzôn
synôp: synop
rađa: radar
Theo Hoàng Xuân Hãn [21], hiện nay người ta biết đến hơn 400.000 chất hoá học. Nếu phải tìm kiếm tên riêng thuần Việt hoặc Hán Việt cho tất cả những chất ấy thì không thể nào tìm đủ. Do đó, đối với các chất hoá học và các chất khí trong bầu khí quyển đều dùng lối phiên âm để gọi.
Mượn nguyên dạng âm và chữ viết
Ngoài cách dùng những yếu tố Ấn Âu đặt thuật ngữ, để đảm bảo mức chính xác tuyệt đối trong khoa học, hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt không tránh khỏi việc vay mượn nguyên một số thuật ngữ châu Âu vốn gốc Hi lạp, La tinh đã được nhiều nước trên thế giới dùng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật ngữ giữ nguyên vỏ ngữ âm của thuật ngữ Ấn Âu khi du nhập vào Việt Nam xuất hiện trong hệ thuật ngữ KTTV không nhiều. Những thuật ngữ loại này thường là các hiện tượng được mang tên các nhà bác học tìm ra hoặc các đơn vị đo áp suất, các đơn vị đo kích cỡ... Thí dụ:
Corriolis: corriolis
Entropi: entropi
Krypton: krypton
Atmosphere: atmosphere
Hectopascal: hectopascal:
Newton: newton
Pascal: pascal
Bar: bar
Centimeter: cm
Qua khảo sát chúng tôi thu thập được 122 thuật ngữ KTTV có nguồn gốc Ấn Âu, chiếm 6,00% tổng số thuật ngữ khảo sát.
Bảng số liệu nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt
Thuật ngữ
Số lượng
tỉ lệ
Thuần Việt
114
5,60%
Hán Việt
1799
88,40%
Ấn Âu
122
6,00%
Tổng
2035
100%
BẢNG 11
Nhận xét chung về nguồn gốc thuật ngữ KTTV tiếng Việt
Nhìn vào bảng tổng kết về nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt, chúng ta thấy rõ hệ thuật ngữ này chủ yếu mang yếu tố Hán Việt. Đây cũng là điểm mạnh của hệ thuật ngữ này. Việc mượn yếu tố Hán Việt làm tăng tính chính xác, ngắn gọn của thuật ngữ KTTV. Các thuật ngữ thuần Việt và thuật ngữ gốc Ấn Âu trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt có tỷ lệ tương đương. Điều này không lạ vì Việt Nam đã và đang học hỏi khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới nên việc mượn thuật ngữ từ ngôn ngữ Ấn Âu là chuyện bình thường.
2. So sánh các thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn Anh - Việt
Sau khi đã miêu tả hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và một số các đặc điểm của các thuật ngữ KTTV tiếng Việt, chúng tôi thấy bước đầu có thể so sánh hai hệ thuật ngữ này với nhau và có một số nhận xét như sau:
2.1 Nét trùng
Cả hai hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều có số lượng thuật ngữ bản ngữ ít, đa phần là thuật ngữ vay mượn. Nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh là từ tiếng La tinh và Hi Lạp còn nguồn vay mượn chủ yếu của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt là tiếng Hán. Đây là điều không lạ vì các ngôn ngữ Ấn Âu với tiếng Latinh và Hi Lạp, các ngôn ngữ Đông Á với tiếng Hán, các ngôn ngữ Bắc Phi với tiếng Ảrập có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán với số lượng thuật ngữ rất lớn (gần 90% các thuật ngữ ngành KTTV là từ Hán Việt), các thuật ngữ thuần Việt chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn (5,60%). Với hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, số thuật ngữ ngoại lai là 71,29%, các thuật ngữ gốc Anh chiếm 19,14%, còn lại chưa rõ nguồn gốc.
Một điểm trùng nhau về hiện tượng vay mượn của hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh; hệ phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La tinh và Hi Lạp. Tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố nhưng vay mượn các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Các yếu tố từ vựng tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán để tạo tương đương bao gồm: phi, vô, hoá. lực, bất Trong lĩnh vực thuật ngữ ngành KTTV chúng tôi thấy các yếu tố lực, hạt, hoá, kế thường xuyên xuất hiện. Đây là những yếu tố góp phần tạo hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt mang tính hệ thống. Thí dụ:
lực quay của Trái Đất: corriolis
lực hút: gravity
lực hấp dẫn: gravitational force
lực ma sát: friction
lực li tâm: centrifugal force
lực hướng tâm: centripetal force
oxi hoá: oxidize
công nghiệp hoá: industrialize
nhiệt kế: thermometer
ẩm kế: hydrometer
khí áp kế: barometer
vũ kế: anemometer
2.2 Nét khác biệt
Về hình thức
Do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ giữa Anh và Việt nên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức. Thuật ngữ KTTV tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái còn thuật ngữ KTTV tiếng Việt là thuật ngữ không biến đổi hình thái. Chính do đặc điểm này mà phương thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh ngắn gọn và thuận lợi hơn tiếng Việt. Điều này cũng là đương nhiên vì KTTV là ngành khoa học còn mới ở Việt Nam, hệ thuật ngữ chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt nhiều khi chưa phải là thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ý, có những ngữ đoạn chưa đảm bảo độ thuật ngữ.
Về hệ thống
Hệ thống của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chưa hoàn chỉnh. Như trên đã nêu ngành KTTV là ngành mới ở nước ta nên hệ thuật ngữ mới đang bắt đầu xây dựng. Các thuật ngữ đa số là dịch, trực dịch, dịch ý (giải thích). Có rất nhiều tương đương Việt Anh chưa bảo đảm tính hệ thống ngắn gọn, tính cố định, tính thuật ngữ còn yếu. Đây là điều tất yếu vì phải đảm bảo thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh. Thuật ngữ KTTV tiếng Anh là hệ thuật ngữ có hệ thống và kết cấu chính xác với các đơn vị thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, đảm bảo chính xác về nghĩa.
Về cấu trúc
Hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ đơn KTTV tiếng Anh được cấu tạo bằng phương thức phụ tố, thuật ngữ phức được tạo lập chủ yếu bằng cách kết hợp phái sinh và ghép từ. Thuật ngữ KTTV tiếng Việt cũng gồm hai loại, thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ đơn được cấu tạo bằng phương thức dùng một từ đơn, thuật ngữ phức được cấu tạo bằng phương thức ghép các từ đơn lại. Nét khác biệt chủ yếu là ở chỗ tỷ lệ số lượng thuật ngữ đơn trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt ít hơn hẳn so với cũng tỷ lệ ấy trong hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, vì hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt có số lượng thuật ngữ là ngữ chiếm ưu thế (94,98%).
Về nguồn gốc
Xét về nguồn gốc thấy rằng hệ thuật ngữ KTTV Anh và Việt cũng bao gồm những thuật ngữ bản địa và thuật ngữ ngoại lai. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La tinh, Hi Lạp sau đó là Pháp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt chủ yếu mang yếu tố Hán Việt và một số mang yếu tố Ấn Âu.
Về độ dài
Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ nên hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh có tính hệ thống cao. Các thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, nghĩa ổn định, mang tính khoa học và đạt tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ KTTV tiếng Việt là hệ thuật ngữ của ngành mới, chưa hoàn chỉnh nên có những đơn vị thuật ngữ chưa phải là thuật ngữ, có những ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo nghĩa nên chưa đạt độ thuật ngữ. Nhìn chung thuật ngữ KTTV tiếng Việt dài vì phải ưu tiên nội dung thuật ngữ, có những đơn vị chưa được gọi là thuật ngữ nhưng chúng ta vẫn chấp nhận sự tồn tại này, vì nếu không chấp nhận thuật ngữ dài sẽ không diễn đạt hết ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh; nếu diễn đạt được đủ ý thì thuật ngữ lại không đạt hình thức.
Sau đây là bảng so sánh đặc điểm hệ thuật ngữ KTTV Anh Việt
Các đặc điểm của thuật ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Nét trùng
Chủ yếu là từ vay mượn
La tinh, Hi Lạp
Tiếng Hán
Vay mượn yếu tố cấu tạo từ
Vay mượn phụ tố
Vay mượn từ vựng
Nét khác biệt
Hình thức
Biến hình
Không biến hình
Hệ thống
Có tính hệ thống về hình thức cao
Tính hệ thống về hình thức yếu
Cấu trúc
-Thuật ngữ đơn-Thuật ngữ phức (nhiều)
-Thuật ngữ đơn (ít)-Thuật ngữ phức là từ ghép-Thuật ngữ phức là ngữ (tuyệt đại đa số)
Nguồn gốc chủ yếu
La tinh, Hi Lạp
Hán Việt
Độ dài
Ngắn gọn
Chưa ngắn gọn
BẢNG 12
Nhận xét: Từ những điểm so sánh cụ thể nêu trên, chúng tôi thấy rằng hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt cần được xây dựng và chuẩn hoá để đạt được tính thuật ngữ và tính hệ thống. Để làm được điều này, các nhà chuyên môn và các nhà thuật ngữ cần phải cộng tác để tìm phương án giải quyết.
Tiểu kết
Hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt có số lượng thuật ngữ là ngữ chiếm tỷ lệ áp đảo (94,99%), số lượng thuật ngữ đơn và thuật ngữ là từ ghép rất ít. Nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chủ yếu là từ Hán Việt, rất ít gặp các thuật ngữ là từ thuần Việt.
Từ đặc điểm hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi thấy hai thuật ngữ này đều có điểm tương đồng là số lượng thuật ngữ đơn ít, thuật ngữ phức (ngữ) nhiều. Hai hệ thuật ngữ này đều vay mượn nhiều, chủ yếu là từ ngoại lai, từ bản địa chiếm số lượng ít.
Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa các hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có hiện tượng vay mượn nhưng hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh vay từ tiếng La tinh và Hi Lạp là chủ yếu còn hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt lại vay mượn từ tiếng Hán. Do đặc trưng loại hình nên hình thức của thuật ngữ KTTV tiếng Anh dễ cấu tạo, mang tính hệ thống cao, còn hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt là các thuật ngữ đơn lập nên cấu trúc thuật ngữ dài và tính hệ thống chưa đảm bảo.
Qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, có so sánh đối chiếu với tiếng Việt, chúng tôi đưa ra đề xuất ý kiến góp phần biên soạn chương trình tiếng Anh chuyên ngành KTTV ở chương 4. Chương 4 sẽ nêu cụ thể những đề xuất và chương trình định hướng với mục tiêu dạy sinh viên đọc được tài liệu chuyên ngành. Chính vì thế, vấn đề xây dựng hệ thuật ngữ chuẩn và cách chiếm lĩnh thuật ngữ là vấn đề được chúng tôi quan tâm.

File đính kèm:

  • docxnguon_goc_va_cau_truc_cac_thuat_ngu_khi_tuong_thuy_van_anh_viet_0895.docx