Nghiên cứu về cảm nhận của sinh viên học tiếng Trung Quốc về hoạt động theo nhóm nhỏ, cặp đôi theo đường hướng giao tiếp tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu về cảm nhận của sinh viên tiếng Trung về các hoạt động
theo cặp hoặc nhóm nhỏ theo đường hướng dạy học giao tiếp và sự so sánh giữa dạy học theo
đường hướng lấy người học làm trung tâm với lấy giáo viên làm trung tâm. Cho đến nay, chưa có
nhiều nghiên cứu về cảm nhận của người học về các hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ đối
với sinh viên Việt Nam học tiếng Trung Quốc. Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này gồm
44 sinh viên năm thứ nhất đang học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên. Kết quả sau kỳ thi cho thấy 70,7% sinh viên chọn phương pháp học tập theo nhóm so với
35,3% chọn phương pháp Ngữ pháp - Đọc - Dịch. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra hầu hết sinh viên
cho rằng, các hoạt động theo cặp, nhóm cần được tiến hành sớm hơn, thậm chí ở những năm đầu
đời khi mới học ngoại ngữ.
Từ khoá: đường hướng dạy học; đường hướng giao tiếp; hoạt động nhóm; hoạt động theo cặp;
lấy người học làm trung tâm.
tiếp tục, vậy nên chỉ có 44 sinh viên tham gia đến cuối cùng (N = 44). Tất cả các sinh viên này đều đã học tiếng Trung Quốc tại trường phổ thông. 3.2 Công cụ nghiên cứu Đầu năm học, một bảng câu hỏi điều tra gồm 12 câu được phát cho sinh viên. Nội dung của bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu (a) đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của tiếng Trung Quốc đối với công việc sau này của họ, (b) cảm nhận của sinh viên về đường hướng lấy giáo viên làm trung tâm và dạy học hợp tác. Cuối năm học, một bản câu hỏi tương tự được phát cho các sinh viên tham gia vào nghiên cứu. Tất cả các sinh viên tham gia trong nghiên cứu đều được thông báo rằng, việc tham gia trả lời câu hỏi trong bản điều tra không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến kết quả học tập của họ. Thông tin thu được từ bảng câu hỏi điều tra chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu. Các phương án trả lời được thiết kế theo thang đo của Likert đo từ “Hoàn toàn đồng ý” đến “Hoàn toàn không đồng ý”. 4. Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, 42/48 sinh viên (87,4%) đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng tiếng Trung Quốc là cần thiết cho công việc sau này của họ. Điều này có nghĩa là, hầu hết sinh viên nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Trung quốc với công việc sau này của họ. Chỉ có 3 sinh viên (6,25%) không đồng ý và 3 sinh viên (6,26) không biết. Kết quả khảo sát bằng câu hỏi gồm 8 câu được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với các hoạt động theo cặp, theo nhóm TT Nhận định 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 1 Tôi cho rằng học tiếng Trung Quốc sẽ giúp ích cho công việc sau này của tôi. 23 (47,9) 19 (39,5) 3 (6,5) 3 (6,5) 0 (0) 2 Làm việc theo cặp, theo nhóm là một phương pháp tốt trong việc luyện tập khả năng khẩu ngữ (đầu năm học). 9 (18,7) 25 (52) 12 (25) 2 (4,1) 0 (0) 3 Làm việc theo cặp, theo nhóm là một phương pháp tốt trong việc luyện tập khả năng khẩu ngữ (cuối năm học). 17 (38,6) 24 (54,4) 2 (4,1) 1 (2,2) 0 (0) Lưu Thị Lan Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 3 - 8 Email: jst@tnu.edu.vn 7 TT Nhận định 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 4 Làm việc độc lập, theo hướng dẫn của giáo viên là cách học tốt nhất (đầu năm học) 2 (4,1) 15 (31,2) 17 (35,4) 14 (29,1) 0 (0) 5 Làm việc độc lập, theo hướng dẫn của giáo viên là cách học tốt nhất (cuối năm học). 11 (25) 18 (40,9) 13 (29,5) 1 (2,7) 1 (2,7) 6 Tôi thích các hoạt động theo cặp, theo nhóm hơn (đầu năm học). 2 (4,1) 19 (39,5) 24 (50) 3 (6,2) 0 (0) 7 Tôi thích các hoạt động theo cặp, theo nhóm hơn (cuối năm học). 13 (29,5) 18 (40,9) 11 (25) 3 (6,8) 0 (0) 8 Tôi thích làm việc độc lập theo hướng dẫn của giảng viên hơn (đầu năm học). 7 (14,5) 10 (20,8) 20 (41,6) 8 (16,6) 3 (6,2) 9 Tôi thích làm việc độc lập theo hướng dẫn của giảng viên hơn (cuối năm học). 2 (4,5) 11 (25) 24 (54,5) 6 (13,6) 1 (2,2) 10 Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm là cách học hiệu quả hơn làm việc độc lập theo hướng dẫn của giáo viên. 7 (15,9) 25 (56,9) 10 (22,7) 2 (4,5) 0 (0) 11 Làm việc độc lập theo hướng dẫn của giáo viên là cách học hiệu quả hơn làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. 2 (4,5) 8 (18,1) 24 (54,5) 9 (20) 1 (2) 12 Sinh viên nên bắt đầu làm việc theo cặp và theo nhóm ngay từ những năm đầu tiên học ngoại ngữ ở cấp phổ thông. 18 (40,9) 19 (43,1) 6 (13,6) 1 (2,2) 0 (0) Ghi chú: 1. Hoàn toàn đồng ý; 2. Đồng ý; 3. Không biết; 4. Không đồng ý; 5. Hoàn toàn không đồng ý. Bảng 3. Kết quả khảo sát tần suất sử dụng các hoạt động theo cặp, theo nhóm TT Nhận định 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 1 Tôi học ngoại ngữ qua các hoạt động theo cặp, theo nhóm (đầu năm học). 0 (0) 5 (10,4) 16 (33,3) 15 (31,2) 12 (25) 2 Tôi học ngoại ngữ qua các hoạt động theo cặp, theo nhóm (cuối năm học). 18 (40,9) 20 (45,5) 4 (9) 2 (4,5) 0 (0) 3 Tôi làm việc độc lập và nghe theo hướng dẫn của giáo viên khi học ngoại ngữ (đầu năm học). 3 (6,2) 12 (25) 19 (39,5) 8 (16,6) 6 (12,5) 4 Tôi làm việc độc lập và nghe theo hướng dẫn của giáo viên khi học ngoại ngữ (cuối năm học). 1 (2,2) 8 (18) 11 (25) 20 (45) 4 (10) Ghi chú: 1. Luôn luôn; 2. Thường xuyên; 3. Đôi khi; 4. Hiếm khi; 5. Không bao giờ Khảo sát về tần suất sử dụng các hoạt động theo cặp và theo nhóm cho thấy, hầu hết sinh viên (56%) nói rằng, họ ít khi làm việc theo cặp và theo nhóm. Một số lượng nhỏ sinh viên cho rằng, họ đôi khi hoạt động theo cặp và nhóm (21 sinh viên, chiếm 43,7 %). Không có sinh viên nào nói rằng, họ luôn luôn sử dụng các hoạt động theo cặp, theo nhóm. Có 5 sinh viên (10,4%) nói rằng họ thường sử dụng phương pháp học này. Nunan, Brown, Larson-Freeman và Lightbrown and Spade nhận xét rằng, các hoạt động dạy và học hợp tác thường được tiến hành theo nhóm nhỏ cho những năm đầu học ngoại ngữ. Trong những năm đầu khi học ngoại ngữ, các sinh viên thường được học theo cách thức lấy giáo viên làm trung tâm, vậy nên họ quen với cách học này. Sau một năm học, có sự khác biệt tương đối lớn về cách thức học tập của sinh viên. Đầu năm học, chỉ có 10% sinh viên nói rằng, họ học ngoại ngữ thông qua các hoạt động cặp và nhóm. Trong khi đó, có đến 27 sinh viên (56%) nói rằng, họ hiếm khi hoặc không bao giờ hoạt động theo nhóm. Tuy nhiên, đến cuối năm có 38 sinh viên (85%) nói rằng, họ thường xuyên học ngoại ngữ thông qua các hoạt động cặp và nhóm. Bản điều tra cũng chỉ ra, đầu năm học có 15 sinh viên (26%) làm việc độc lập, đến cuối năm con số này chỉ còn 9 sinh viên (21%). Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng các hoạt động theo cặp, theo nhóm được thể hiện ở bảng 3. Lưu Thị Lan Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 3 - 8 Email: jst@tnu.edu.vn 8 5. So sánh kết quả khảo sát giữa đầu năm học và cuối năm học Đầu năm học, 70,7% số sinh viên chọn hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý với nhận định cho rằng: “Làm việc theo cặp, theo nhóm là một phương pháp tốt trong việc luyện tập khả năng khẩu ngữ” (nhận định 2). Chỉ có 2 sinh viên (4%) chọn phương án không đồng ý. Khảo sát cuối năm cho thấy, 41/44 sinh viên (93%) chọn phương án hoàn toàn đồng ý. Tương tự với khảo sát về tần suất sử dụng các hoạt động theo cặp, theo nhóm, đầu năm học chỉ có 5 sinh viên (10,4%) chọn phương án đã học theo cặp và nhóm. Khảo sát cuối năm cho thấy, 38 sinh viên (86,4%) chọn phương án luôn luôn và thường xuyên sử dụng. Đối với nhận định 12: “Sinh viên nên bắt đầu làm việc theo cặp và theo nhóm ngay từ những năm đầu tiên học ngoại ngữ ở cấp phổ thông”, có 37/44 sinh viên (84%). Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động theo cặp, theo nhóm là hoạt động hiệu quả cho việc phát triển năng lực giao tiếp cho sinh viên học ngoại ngữ nói chung và sinh viên học tiếng Trung Quốc nói riêng. 6. Kết luận Nghiên cứu trên phạm vi hẹp này cho thấy, sinh viên Việt Nam học tiếng Trung Quốc cảm nhận rằng, hoạt động theo cặp và theo nhóm là một phương pháp hiệu quả trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ. Cụ thể là: (a) 70,7% so với 35,3% cho rằng làm việc đọc lập theo hướng dẫn của giáo viên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sinh viên hài lòng với việc hoạt động hợp tác hơn là phương pháp lấy người dạy làm trung tâm (b) làm việc theo cặp, theo nhóm chiếm 72,8% so với 22,6% làm việc độc lập, (c) đại đa số sinh viên cho rằng, họ nên học cách làm việc theo cặp, theo nhóm từ những năm đầu tiên học ngoại ngữ. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây về hiệu quả của phương pháp dạy và học theo cặp, theo nhóm so với phương pháp Ngữ pháp - Đọc - Dịch (GRT) trong việc nâng cao năng lực ngôn ngữ của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lightbown, P., & Spada, N., How languages are learned (3rd ed.). Oxford, UK: Oxford University Press, 2009. [2]. Nunan, D., Second language teaching and learning. Boston, MA: Heinle Language Learning, 1999. [3]. Liu, N. F., & Littlewood, W., Why do many students appear reluctant to participate in classroom learning discourse? System, 25(3), pp. 371-384, 1997. [4]. Hwang, M. J., Factors affecting Japanese, Korean, and Taiwanese learners’ passiveness in oral interaction in the intermediate ESL spoken classroom, Buffalo, NY: State University of New York at Buffalo, 1993. [5]. H. Y. Lim, & W. I. Griffith, “Successful classroom discussions with adult Korean ESL/EFL learners”, The Internet TESL Journal, 9(5), pp. 1-4, 2003. [6]. McClintock, K., “Korean students’ perception of communicative language teaching”, TESOL Review [Daegu Haany University], 4, pp. 143-157, 2012. [7]. M. Long, L. Adams, & Castanos F., “Doing things with words: Verbal interaction in lockstep and small group situations. In R. Crymes & J. Fanselow (Eds.)”, On TESOL ’76. Washington DC: TESOL, 1976. [8]. Porter, P., Variations in the conversations of adult learners of English as a function of the proficiency level of the participants (Unpublished doctoral dissertation). Stanford University, Stanford, California, USA, 1983. [9]. M. Long, “Native speaker/non-native speaker conversation and the role of comprehensible input”, Applied Linguistics, 4(2), pp. 126-141, 1983. [10]. T. Pica, “Research on negotiation: What does it reveal about second language acquisition? Conditions, processes, and outcomes”, Language Learning, 44(3), pp. 493-527, 1994. [11]. H. D. Brown, Teaching by principles: An interactive approach to pedagogy (3rd ed.). Boston, MA: Pearson-Longman, 2007. [12]. C. T. Tai, “An analysis of Chineses majors’ needs at a Vietnamese university”, The Asian Linguistic, 9(1), pp. 109-134, 2017.
File đính kèm:
- 1330_1634_2_pb_2026_2135449.pdf