Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học trên lớp gắn với đổi mới phương pháp day học tiếng Anh ở các trường tiểu học huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình

Công tác quản lí các hoạt động dạy học tiếng Anh trên lớp ở các trường tiểu

học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện khá nề nếp, tuy nhiên còn bộc lộ những

hạn chế nhất định, hiệu quả quản lí giờ dạy trên lớp còn thấp. Trên cơ sở nghiên cứu

thực trạng quản lí họat động dạy học tiếng Anh trên lớp chúng tôi đề xuất một số biện

pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học trên lớp gắn với đổi mới phương

pháp dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học trên lớp gắn với đổi mới phương pháp day học tiếng Anh ở các trường tiểu học huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TRÊN LỚP GẮN VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC 
TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN KIM SƠN, 
TỈNH NINH BÌNH 
Trương Khánh Tiên 
Trường Tiểu học Định Hóa 
Tóm tắt: Công tác quản lí các hoạt động dạy học tiếng Anh trên lớp ở các trường tiểu 
học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện khá nề nếp, tuy nhiên còn bộc lộ những 
hạn chế nhất định, hiệu quả quản lí giờ dạy trên lớp còn thấp. Trên cơ sở nghiên cứu 
thực trạng quản lí họat động dạy học tiếng Anh trên lớp chúng tôi đề xuất một số biện 
pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học trên lớp gắn với đổi mới phương 
pháp dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đáp ứng 
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Từ khóa: Quản lí dạy học tiếng Anh trên lớp; dạy học tiếng Anh. 
Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 
Liên hệ tác giả: Trương Khánh Tiên; Email: khanhtien68@gmail.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Hiện nay, việc quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) tiếng Anh trên lớp đã được các nhà 
trường thực hiện bằng các biện pháp khác nhau. Các biện pháp kiểm soát các HĐDH trên 
lớp theo hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh (HS) trong dạy học tiếng Anh được 
Hiệu trưởng và giáo viên (GV) tiểu học (TH) rất quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, việc 
kiểm soát các hoạt động tổ chức học tập nhằm phát huy năng lực HS còn nhiều hạn chế, 
chủ yếu tùy thuộc vào GV có tích cực, tự giác thực hiện; mức độ kiểm soát, quản lí chưa 
cao. Do vậy việc cần thiết phải có biện pháp hữu hiệu quản lí việc dạy học trên lớp để nâng 
cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học huyện Kim 
Sơn tỉnh Ninh Bình. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Thực trạng việc quản lí dạy học tiếng Anh trên lớp tại các trường tiểu học huyện 
Kim Sơn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 139 
Quản lí dạy học trên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt, nó tác động trực tiếp đến 
kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất 
lượng, hiệu quả của công tác giáo dục thể hiện ở giờ lên lớp. Vì vậy, Hiệu trưởng phải có 
biện pháp quản lí phù hợp để đảm bảo nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Thực tế 
ở các trường tiểu học trên địa bànnghiên cứu cho thấy, các Hiệu trưởng đều chủ động đề ra 
được một số biện pháp quản lí giờ dạy trên lớp của GV. Cụ thể như: 
Bảng 1: Một số biện pháp quản lý giờ dạy của GV trên lớp 
1 Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại từ đầu năm học 
2 Yêu câu GV lập kê hoạch dạy học có ý kiến của tổ chuyên môn (TCM) và Ban Giám hiệu 
3 Phân công chuyên môn, phân công giờ dạy theo tiêu chuân giờ lên lớp để đánh giá quản lí giờ lên lớp của GV. 
4 Xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lí 
5 Xây dựng nền nếp dạy học 
6 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học thường xuyên 
7 Kiểm soát các HĐDH trên lớp theo hướng PTNL HS. 
8 Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp vận dụng tiếng Anh 
Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, đa số các biện pháp quản lí 1,2,3,4 được Hiệu 
trưởng và GV nhận thức đúng tầm quan trọng của các biện pháp quản lí dạy học trên lớp, 
đồng thời được các trường tự đánh giá là thực hiện khá tốt. Cụ thể như sau: 
+ Tổ chức cho GV học tập quy chế tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại từ đầu năm học giúp 
toàn thể GV nắm vững, thực hiện theo quy chế một cách nghiêm chỉnh, không tùy tiện thay 
đổi làm sai lệch chương trình dạy học. Về biện pháp này 100% Hiệu trưởng cho rằng rất 
cần thiết và đã làm tốt. 
+ Về biện pháp: Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học, có 80% Hiệu trưởng cho rằng cần 
thiết và 60% Hiệu trưởng khẳng định đã làm tốt, 40% Hiệu trường cho rằng hiện nay mới 
thực hiện, đang làm. Ý kiến của GV cũng đồng nhất với ý kiến của Hiệu trưởng. Kết quả 
điều tra cho thấy 100% GV trường TH Đồng Hướng, 95% GV trường TH Định Hóa, 87 % 
GV trường TH Lưu Phương nhất trí với ý kiến đánh giá nhận xét của nhiều trường. Kết quả 
thăm dò cũng cho thấy trường TH Kim Tân, TH Kim Mỹ A chưa thực hiện tốt như các 
trường trên. 
+ Biện pháp xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để đánh giá quản lí giờ dạy trên lớp của 
GV: Có 80% Hiệu trưởng cho rằng rất cần thiết và 60% hiệu trưởng đánh giá đã làm tốt, 
40% hiệu trưởng tự đánh giá đang làm. Về biện pháp này, qua thăm dò ý kiến của GV các 
trường cho thấy, đa số cho rằng xây dựng tiêu chuẩn của các trường là phù hợp, còn một số 
140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
ít cho rằng chưa phù hợp, cần thay đổi, điều chỉnh một số tiêu chuẩn cho phù hợp với thực 
tế hơn nữa. 
+ Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lí: Thời khóa biểu là phương tiện quản lí 
quan trọng để giám sát, theo dõi việc dạy học của thầy và trò. Để xây dựng thời khóa biểu 
khoa học, hợp lí, phải căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về 
thời gian, số giờ giảng dạy, đồng thời Hiệu trưởng phải quan tâm đến tính chất đặc thù của 
môn học tiếng Anh để sắp xếp sao cho có sự điều hòa trong hoạt động nhằm phù hợp với 
hoạt động học tập của HS ở một buổi học. 
Thực tế cho thấy một số Hiệu trưởng chưa quan tâm đến biện pháp này, mà chỉ cần có 
một thời khóa biểu để GV thực hiện lên lớp, thế là đủ mà không chú ý xem nó ảnh hưởng 
như thế nào trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Qua điều tra cho thấy 
90% Hiệu trưởng cho rằng biện pháp này là cần thiết và 90% hiệu trưởng tự đánh giá đã 
làm tốt, còn 10% đánh giá là làm chưa tốt. 
Qua tìm hiểu ý kiến GV thì thấy các trường TH Đồng Hướng, Lưu Phương, Định Hóa, 
Lai Thành A đã làm tốt. Còn TH Ân Hòa, Cồn Thoi biện pháp này thực hiện chưa tốt. 
Nguyên nhân là do nhà trường có số lớp đông, số phòng học còn thiếu, nên khó tổ chức 
dạy học cho 100% học 2 buổi/ngày, trường có hai khu cách biệt nên việc sắp xếp thời khóa 
biểu dạy môn tiếng Anh rất khó khăn. 
+ Xây dựng nền nếp dạy học: Căn cứ vào Điều lệ trường tiểu học, Hiệu trưởng, Phó 
Hiệu trưởng tổ chức xây dựng các quy định về nếp nếp chuyên môn; hoạt động động giảng 
dạy, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hồ sơ chuyên môn, đánh giá xếp loại chất lượng 
dạy và học. 
+ Để quản lí giờ lên lớp có hiệu quả, hầu hết các Hiệu trưởng đều yêu cầu GV phải 
xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy, từng tuần, từng học kì, từng bài. Hiệu 
trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp bằng việc quản lí kế hoạch giảng dạy của GV. Phân công 
tổ trưởng chuyên môn kiểm tra theo dõi việc thực hiện hàng tuần. Hiệu trưởng đề ra các 
quy định thực hiện nền nếp giảng dạy, ra vào lớp, quy định về bài soạn, về dự giờ thăm lớp 
rút kinh nghiệm, về chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy chế của Bộ GD&ĐT, về việc báo 
cáo định kì, về tiến độ thực hiện chương trình,... 
Căn cứ vào các quy định, đối chiếu với thực tế đã thực hiện, hàng tháng Hiệu trưởng 
đánh giá, nhận xét cụ thể từng GV về nền nếp giảng dạy. Hiệu trưởng yêu cầu TCM 
thường xuyên kiểm tra và giúp đỡ GV thực hiện tốt nền nếp dạy học trên lớp và điều chỉnh 
những công việc chưa làm tốt trong kế hoạch đã đề ra. Qua phiếu điều tra, 100% Hiệu 
trưởng đều khẳng định rằng việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thiết và 80% hiệu 
trưởng tự đánh giá đã thực hiện tốt. Ý kiến của GV cơ bản đồng nhất với ý kiến đánh giá 
của Hiệu trưởng. 
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV để có biện pháp 
xử lý kịp thời những thiếu sót. Có 80% Hiệu trưởng có quan điểm là rất cần thực hiện biện 
pháp quản lí này. Có 90% Hiệu trưởng và GV tự đánh giá đã làm tốt. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 141 
+ Biện pháp kiểm soát các HĐDH trên lớp theo hướng PTNL HS trong dạy học tiếng 
Anh trong giờ lên lớp đều được Hiệu trưởng và GV đều cho rằng rất quan trọng, tuy nhiên 
thực tế việc kiểm soát các hoạt động tổ chức học tập nhằm phát huy năng lực HS còn nhiều 
hạn chế, chủ yếu tùy thuộc vào GV có tích cực, tự giác thực hiện. Kết quả ý kiến đánh giá 
mức độ thực hiện đều thấp ở mức X = 1,8 - 2,3; trong đó đánh giá chưa tốt từ 20 - 30%. 
Bảng 2. Thực trang HS tham gia các hoạt động học tập trên lớp theo hướng 
PTNL người học 
Các hoạt động học tập tiếng Anh 
trên lớp của HS 
Mức độ 
Thường 
xuyên 
Khá 
thường 
xuyên 
Thình 
thoảng 
Không 
bao giờ 
ĐTB 
1. Học cá nhân 150 50 0 0 3,75 
2. Thảo luận, trao đổi nhóm 50 50 50 2,25 
3. Tranh luận, hỏi đáp nhau trong lớp 20 65 35 30 1,90 
4. Sắm vai, hát, kể chuyện tiếng Anh 5 60 80 40 2,05 
5. Tham gia thi, giao lưu và các hoạt 
động thực tế bằng tiếng Anh, 10 20 40 130 1,55 
Điều này phản ánh các hoạt động học tập trên lớp của HS chủ yếu là các hoạt động học 
đồng loạt và làm việc cá nhân, còn các hoạt động để PTNL hợp tác, giao tiếp, giải quyết 
vấn đề qua hoạt động học tập nhóm, thảo luận, tranh luận tương tác, các hội thi giao lưu, 
trải nghiệm thực tế chưa thực hiện tốt hoặc chưa thực hiện. 
+ Biện pháp tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp vận dụng tiếng Anh được 
Hiệu trưởng và GV đánh giá là cần thiết (80% ở mức độ cần và rất cần thiết). Tuy nhiên 
trong thực tế thực hiện do những lí do khác nhau mà kết quả thực hiện còn ở mức thấp. Cụ 
thể: mới có 50 % thực hiện nhưng ở mức bình thường, còn lại 50% chưa thực hiện được. 
Khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy, nhiều trường chưa thực hiện biện pháp 
này một phần là do sự chỉ đạo chưa tích cực của Hiệu trưởng, một phần do năng lực của 
GV còn hạn chế và phong trào hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể của nhà trường 
chưa sôi nổi, chưa có sự đầu tư thích đáng, còn phụ thuộc nhiều vào năng lực cá nhân GV 
dạy tiếng Anh tại mỗi đơn vị. 
Để khắc phục những hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo 
hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đề xuất 
biện pháp sau: 
2.2. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học trên lớp gắn với đổi mới phương 
pháp dạy học tiếng Anh ở các trường tiểu học huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 
 a. Mục tiêu của biện pháp: 
Giúp cho Hiệu trưởng, GV dạy tiếng Anh của các trường nhận thức đầy đủ tầm quan 
trọng của công tác đổi mới quản lí HĐDH tiếng Anh trên lớp và công tác đổi mới ứng dụng 
142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
các PPDH tích cực của GV, đổi mới quản lí để theo kịp các yêu cầu, các nhiệm vụ mới của 
HĐDH tiếng Anh theo định hướng PTNL HS. 
b. Nội dung biện pháp 
Bước 1: Nâng cao chất lượng quản lí việc chuẩn bị bài giảng của GV tiếng Anh: 
- Việc chuẩn bị bài giảng (soạn giáo án hay thiết kế bài dạy) là công việc quan trọng 
trước khi lên lớp của GV. Đây là hoạt động quan trọng, có tính định hướng cho toàn bộ các 
hoạt động dạy và học của thầy và trò trên lớp. Theo đánh giá của các nhà sư phạm, việc 
chuẩn bị bài giảng tốt có thể đạt 60 - 70% hiệu quả về chất lượng giờ học. Điều đó đòi hỏi 
người GV, nhất là trong bối cảnh yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cần phải có sự đầu tư 
thỏa đáng để thay đổi các bản thiết kế giờ học, không còn đi theo lối mòn, kinh nghiệm lâu 
năm. Vì vậy quản lí việc chuẩn bị bài giảng và các hoạt động trên lớp đối với GV tiếng 
Anh phải tập trung những nội dung sau: 
+ Điều chỉnh để xác định rõ mục tiêu bài học tiếng Anh không còn là truyền thụ kiến 
thức mà phải trên cơ sở nắm bắt kiến thức, kĩ năng để hình thành, phát triển các năng lực 
cho HS, những mục tiêu đó có thể đo đếm, kiểm chứng mức độ đạt được một cách rõ ràng. 
+ Nội dung bài soạn phải phù hợp với chương trình, có tính khoa học, tính hiện đại, 
tính thực tiễn, phù hợp với trình độ người học và phải đặt ra đích để HS hướng tới. 
+ Thiết kế các hoạt động học tập, hình thức tổ chức dạy học một cách cụ thể, rõ ràng 
trên cơ sở sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, linh hoạt. Phát huy các năng 
lực cá nhân (trong tự học, tự giải quyết vấn đề); năng lực hợp tác, giao tiếp, tự tin (hoạt 
động nhóm, chia sẻ, phản biện tương tác,) cùng với đó là PTNL môn học tiếng Anh. 
+ Cấu trúc của bài giảng phải lôgic, ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu. 
+ Trong bài soạn yêu cầu có các hình thức kiểm tra, kiểm soát mức độ thực hiện các 
yêu cầu hoạt động của HS; đánh giá việc thực hiện mục tiêu tiết học tiếng Anh một cách cụ 
thể. Tương ứng với mỗi nội dung kiến thức, hoạt động học tập có định hướng yêu cầu 
chung cho cả lớp, cần chú ý tới đặc điểm cá nhân HS như khả năng phát âm, ngữ pháp, vận 
dụng giao tiếp, tính tự tin, tự chủ hay khả năng hợp tác. Nghiac là phải thực hiện dạy học 
phân hóa đối tượng, giúp cho mọi HS đều phát huy hết khả năng của mình trong phát triển, 
sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. 
- Tăng cường các biện pháp quản lí HĐDH tiếng Anh trên lớp của GV: Dạy học trên 
lớp của GV có vai trò quyết định đến hiệu quả tiết học. Do đó Hiệu trưởng các nhà trường 
cần tăng cường các biện pháp quản lí để đảm báo GV dạy học trên lớp đã thực hiện một 
cách tốt nhất các thiết kế bài dạy, thực hiện đúng chương trình kế hoạch dạy học, khai thác, 
sử dụng hiệu quả các đồ dùng TBDH; các hoạt động học tập của HS diễn ra một cách tích 
cực, Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra, kiểm soát các HĐDH trên lớp một cách thường 
xuyên, có tác động lớn đến sự cố gắng phấn đấu vươn lên, sự nỗ lực, tự giác, tích cực của 
GV, từ đó chất lượng dạy học tiếng Anh được đảm bảo và ngày một nâng cao. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 143 
Việc kiểm soát hoạt động trên lớp có thể trực tiếp, gián tiếp của Hiệu trưởng, Phó Hiệu 
trưởng, Tổ trưởng chuyên môn thông qua việc dự giờ, thăm lớp, phỏng vấn trao đổi, lắng 
nghe ý kiến phản ánh của HS. Khuyến khích sử dụng thiết bị, công nghệ trong giám sát, 
kiểm tra giờ học trên lớp bằng việc lắp đặt camera tại phòng học tiếng Anh, ghi lại các clíp 
tiết học,... 
Bước 2: Quản lí HĐDH tiếng Anh trên lớp gắn với đổi mới PPDH tiếng Anh của GV: 
PPDH của GV quyết định phương pháp học của HS. Phương pháp dạy phải quan hệ 
chặt chẽ với chương trình, SGK giảng dạy; mọi phương pháp đều phải nhằm tích cực hoá 
hoạt động học tập của HS, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên 
cứu của họ, đó là PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm, GV với vai trò hướng dẫn, tổ chức 
để HS tự học, tự tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề học tập. 
Đổi mới PPDH là một vấn đề quan trọng trong giảng dạy tiếng Anh hiện nay, cách dạy 
ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm không tách rời nhau mà luôn gắn liền với ngữ cảnh, GV phải 
quan tâm phối hợp các kĩ năng ngay từ đầu, không biến các bài học thành bài dạy đọc hay 
dạy ngữ pháp thuần tuý. 
Hiệu trưởng cần khuyến khích GV sử dụng PPDH theo các tình huống, thúc đẩy động 
cơ học tập của HS. Động cơ học tập được hình thành khi HS cảm thấy hứng thú với môn 
học và sự tiến bộ của chính mình, do vậy GV cần sử dụng những tình huống hấp dẫn, lôi 
cuốn HS vào các hoạt động trong lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình trong học tập. 
Yêu cầu GV cần đề ra mục tiêu học tập vừa sức với HS, chấp nhận sự mắc lỗi của HS 
trong quá trình thực hành tiếng, tạo nên không khí học tập tốt, không sợ mắc lỗi của HS 
trong thực hành giao tiếp, góp phàn vào việc học tập tiếng Anh hiệu quả hơn. Ngoài ra GV 
càn giúp đỡ HS tìm ra phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, hướng dẫn HS cách tự học và 
thực hành giao tiếp để tạo điều kiện cho mọi HS được tham gia quá trình học tập ở trên lớp 
nhiều nhất. 
Để thực hiện đổi mới quản lí PPDH tiếng Anh theo định hướng PTNL, Hiệu trưởng 
phải biết vận dụng các chức năng, phương pháp quản lí vào việc chỉ đạo, tổ chức quá trình 
đổi mới phương pháp ở từmg giờ lên lớp, ở từng GV cụ thể. Đưa vào nội dung sinh hoạt 
TCM, nâng cao nhận thức của từng GV trong việc áp dụng PPDH tích cực là rất quan 
trọng, khi họ đã có nhận thức đúng đắn, đày đủ, họ sẽ nhiệt tình, tự giác, tích cực thực hiện 
việc thay đổi để phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình mới, yêu càu mới. 
c. Cách tiến hành 
Thông qua các lớp bồi dưỡng lí luận về quản lí và HĐDH qua các đợt tập huấn chuyên 
môn để bồi dưỡng lí luận quản lí, quản lí HĐDH tiếng Anh cho Hiệu trưởng, Tổ trưởng bộ 
môn tiếng Anh. Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, những quy định hướng dẫn của cấp trên 
về quản lí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐDH tiếng Anh ở các trường tiểu học. Để nâng cao 
nhận thức, năng lực và trình độ quản lí của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về đổi mới quản 
lí HĐDH tiếng Anh của GV đòi hỏi những nhà quản lí phải nắm vững phương pháp quản lí 
144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
để có thể điều hành HĐDH tiếng Anh theo chương trình mới mang lại hiệu quả tốt, đảm 
bảo thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy tiếng Anh nói riêng. 
Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lí HĐDH tiếng Anh 
theo định hướng đổi mới với các trường trong huyện cũng như trong tỉnh và cả nước, vận 
dụng sáng tạo vào điều kiệ,n hoàn cảnh thực tế của trường mình quản lí. Có nhận thức sâu 
sắc về đổi mới PPDH tiếng Anh (PPDH đặc trưng của môn học), nắm vững nội dung 
chương trình mới môn Anh văn, từ đó có phương pháp quản lí phù hợp, hiệu quả. Đổi mới 
sinh họat TCM, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy 
tiếng Anh tích cực, phương pháp soạn bài, khuyến khích GV khai thác, sử dụng tối đa 
trang thiết bị vào giảng dạy. 
3. KẾT LUẬN 
Để thực hiện tốt công tác quản lí dạy học môn Tiếng Anh đòi hỏi Hiệu trưởng phải 
nắm vững mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học trong dạy học môn Tiếng Anh 
như: Không ngừng học tập nhằm nâng cao trình độ quản lí HĐDH tiếng Anh, trên cơ sở 
nhận thức về môn Tiếng Anh theo định hướng PTNL HS một cách sâu sắc. Động viên GV 
đổi mới PPDH phù hợp với xu hướng đổi mới và chương trình GDPT năm 2018. Đầu tư 
thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt đổi mới chương trình dạy học môn Tiếng Anh. Tạo 
điểu kiện để GV học tập, chuẩn hóa nâng cao năng lực tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới 
hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2012), Lí luận dạy học hiện đại, Nxb. Đại học Sư phạm. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình Tiếng Anh tiểu học, Hà Nội. 
3. Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Sỹ Thư (2012), QLGD một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. 
ĐHQG Hà Nội. 
4. Tài liệu tập huấn (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng PTNL 
HS môn Tiếng Anh, Chương trình phát triển GDPT. 
ENHANCING THE EFFICIENCY OF MANAGING TEACHING 
ACTIVITIES ASSOCIATED WITH THE INNOVATION OF 
ENGLISH TEACHING METHODS IN KIM SON, NINH BINH 
Abstract: Although the teaching activities in primary schools in Kim Son, Ninh Binh have 
been well managed but still have some problems. Therefore, this article addresses the 
current status of these activities and proposes some solution to enhancing the efficiency 
of managing the teaching activities associated with the innovation of English teaching 
methods in Kim Son, Ninh Binh. 
Keywords: Teaching activities management, teaching English. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_quan_li_hoat_dong_day_hoc_tren_lop_gan_voi.pdf
Tài liệu liên quan