Nâng cao chất lượng dạy-Học kỹ năng đọc hiểu Tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại học viện khoa học quân sự

Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) nhằm đảm bảo mục tiêu

đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết trong dạy-học bộ môn tiếng Pháp. Trên cơ

sở đánh giá thực trạng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học

Quân sự, chỉ ra một số những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp phù hợp với đối tượng học

ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo

ngày càng phát triển của Học viện.

pdf12 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dạy-Học kỹ năng đọc hiểu Tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.); văn bản có văn 
phong không thân mật (ví dụ: tờ quảng cáo, tờ rao 
vặt, thiệp mời dự tiệc khai trương...); các văn bản 
khác (ví dụ: đoạn văn, thư giới thiệu bản thân, 
giới thiệu gia đình...). Số lượng từ trong một bài 
khoảng dưới 100 từ. 
Kết thúc học phần 2 (tiếng Pháp 2), học viên, 
sinh viên phải đạt trình độ trên A1 và hướng tới 
A2. Kỹ năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên 
có khả năng đọc hiểu được những văn bản ngắn 
với lượng từ là 60 - 100 từ, có sử dụng các từ ngữ, 
cấu trúc phức tạp hơn so với trình độ trên như các 
thư điện tử hành chính, thư hoặc bưu thiếp kể về 
hoạt động của bản thân, thông báo (về các khóa 
học, khóa thực tập), áp phích, quảng cáo, tiểu sử 
cá nhân, các đoạn trích của báo chí như: bảng nội 
dung chương trình, bảng phiếu điều tra, đoạn trích 
ngắn của bài báo...).
Kết thúc học phần 3 (tiếng Pháp 3), học viên, 
sinh viên phải đạt trình độ A2 hướng tới B1. Kỹ 
năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên có thể 
đọc được thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản, 
tìm ra được thông tin đặc biệt, có thể hiểu được nội 
dung cơ bản trong các tài liệu thông thường như áp 
phích, chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tờ 
rơi, thực đơn, giờ tàu, các đoạn trích ngắn của bài 
báo với lượng từ 200 - 300 từ, các tiêu đề và các mục 
của tờ báo. 
Hai là, nội dung, chương trình học kỹ năng đọc 
hiểu cần được xây dựng chi tiết đến từng bài học, 
nội dung giảng dạy, đảm bảo tính khoa học, hệ 
thống, có thời lượng cụ thể, phù hợp với phát triển 
các kỹ năng khác. Trên thực tế, giáo trình Initial 
không có nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu và 
kỹ năng viết, do đó Tổ bộ môn cần phải cân nhắc, 
lựa chọn, sắp xếp, nội dung giảng dạy và bổ sung 
vào đó những kỹ năng và bài còn thiếu. Việc lựa 
chọn bài bổ sung cần phải xem xét sao cho phù 
hợp trình độ ngôn ngữ của học viên, sinh viên và 
đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu của chuẩn đầu ra. 
Ba là, thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm 
và điều chỉnh, phân bố nội dung, thời lượng giảng 
dạy kỹ năng đọc sao cho phù hợp trình độ đối tượng 
người học.
Một số đề xuất cụ thể 
Một là, tiến hành thẩm định giáo trình mới, 
chọn lựa giáo trình phù hợp với đối tượng người 
học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) thay thế cho giáo 
trình Initial hiện đang sử dụng tại Học viện, trong 
đó phát triển đồng đều 4 kỹ năng ngôn ngữ : nghe, 
nói, đọc, viết.
Hai là, cần tổ chức đánh giá việc sử dụng Tài 
liệu đọc hiểu tiếng Pháp trong thời gian qua, xây 
dựng kế hoạch nâng cấp, làm mới tài liệu trong 
thời gian tới sao cho phù hợp, tương ứng với giáo 
trình mới. 
Ba là, xây dựng kế hoạch đề bài khoa học, 
hợp lý trong đó xem xét loại bỏ những bài đọc 
chưa phù hợp, đưa vào các bài đọc hiểu cập nhật, 
phù hợp với mối quan tâm của người học với thời 
lượng giảng dạy chi tiết, phù hợp với đối tượng 
người học và mục tiêu giảng dạy. 
Bốn là, xây dựng khung chương trình chi tiết 
bộ môn tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) trong đó cần 
miêu tả chi tiết từng kỹ năng cần đạt theo đúng 
chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra (A2 hướng tới 
B1) theo Khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc của Việt 
Nam hoặc Khung tham chiếu Châu Âu (CECR).
3.3. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, 
đánh giá 
Trong quá trình giảng dạy kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) giảng viên cần sử dụng 
nhiều phương pháp khác nhau trong kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập kỹ năng đọc của học viên, sinh 
48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
viên hướng tới phát triển năng lực đọc của họ, thúc 
đẩy động cơ học tập kỹ năng đọc thay vì học vì 
điểm số, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung 
chương trình học và phương pháp dạy đọc hiểu. 
Về kiểm tra, đánh giá định kỳ, Tổ bộ môn tiến 
hành kiểm tra, đánh giá thông qua 02 bài kiểm tra 
giữa học phần, 01 đọc hiểu và 01 bài diễn đạt viết; 
01 điểm quá trình còn lại được giáo viên tiến hành 
kiểm tra bằng các bài tập nhỏ thông qua các kỹ 
năng hoặc về kiến thức ngôn ngữ ở trên lớp trong 
quá trình giảng dạy. Kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp 
được nhiều giáo viên lựa chọn để kiểm tra, đánh giá 
quá trình học của học viên, sinh viên do sự thuận 
tiện về thời gian tiến hành kiểm tra và số lượng học 
viên, sinh viên cần kiểm tra. Sau mỗi bài kiểm tra 
giữa học phần, việc chấm bài, trả bài công khai tại 
lớp cần tiếp tục được duy trì nhằm giúp học viên, 
sinh viên đúc rút kinh nghiệm làm bài đọc hiểu, tự 
điều chỉnh phương pháp học và làm bài đọc hiểu.
Về kiểm tra đánh giá thường xuyên, giảng viên 
cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ 
động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: quan sát, vấn 
đáp, chấm hồ sơ... để chấm điểm chuyên cần qua 
các giờ học đọc hiểu. Chuyển từ đánh giá theo từng 
thời điểm sang đánh giá quá trình tập trung vào 
phát triển năng lực ngôn ngữ của người học, cụ thể 
là việc chú trọng đến việc vận dụng kiến thức, kỹ 
năng vào đời sống thực tế. Ví dụ, ở trên lớp, giảng 
viên có thể đánh giá kết quả học tập đọc hiểu bằng 
cách cho điểm chuyên cần hoặc điểm quá trình bộ 
môn tiếng Pháp bằng phương pháp quan sát và vấn 
đáp. Cụ thể, giảng viên có thể cho điểm, đánh giá 
học viên, sinh viên thông qua cách đặt câu hỏi bằng 
lời và quan sát biểu hiện, hành vi, cách trình bày 
ý tưởng và thông tin trong bài bằng ngôn ngữ của 
chính học viên, sinh viên chứ không phải là câu 
trích dẫn trong bài đọc. Giảng viên có thể đặt ra các 
câu hỏi mang tính tình huống liên quan đến thực tế 
của học viên, sinh viên. Ví dụ như đối với bài đọc 
liên quan đến hoạt động hàng ngày, giảng viên có 
thể đặt câu hỏi liên quan đến hoạt động hàng ngày 
của học viên, sinh viên: Et vous, qu’est-ce que vous 
faites le matin (l’après-midi, le soir)? Hoặc bài đọc 
hiểu liên quan đến cuộc sống nông thôn và thành 
thị, giảng viên có thể đặt câu hỏi: Et vous, aimez-
vous la vie en ville ou à la campagne?
Dưới hình thức viết, giảng viên có thể sử dụng 
các công cụ kiểm tra, đánh giá bằng các loại câu 
hỏi khác nhau trong một bài thi (kiểm tra) nhằm 
đảm bảo được độ tin cậy, tính hiệu lực và khách 
quan. Nhìn chung, có hai loại công cụ chính được 
sử dụng trong kiểm tra đánh giá, tùy theo độ đóng 
hay độ mở của câu trả lời: Các câu hỏi đóng, hay 
trắc nghiệm khách quan (người làm bài chọn giữa 
những câu trả lời được đề xuất câu đúng nhất, hoặc 
trả lời chỉ bằng một từ, một câu ngắn): QCM, Vrai 
/ Faux, exercices d’appariement, QROC Câu hỏi 
mở, hay trắc nghiệm tự luận (cho phép có những 
câu trả lời khác nhau mang tính chủ quan của người 
trả lời) bằng diễn đạt viết.
Bên cạnh đó, Tổ bộ môn và Khoa cần phải 
phối hợp với Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng 
giáo dục đào tạo trong việc xây dựng, thẩm định 
và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi, đề thi, đáp án cho 
các kiến thức, kỹ năng đọc hiểu. Tăng cường hình 
thức thi trắc nghiệm khách quan dưới dạng viết và 
thi trắc nghiệm khách quan kỹ năng đọc hiểu tiếng 
Pháp trên máy tính; coi thi, chấm thi nghiêm túc. 
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể 
xây dựng đề cương hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc 
hiểu trước mỗi kì thi kết thúc học phần; thiết kế 
các bài test có cấu trúc và thang điểm cụ thể, tương 
ứng với bài kiểm tra kết thúc học phần để học viên, 
sinh viên tự luyện tập và làm quen với các dạng bài 
kiểm tra, tự đánh giá kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp 
của bản thân. 
Sau kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, Tổ 
bộ môn cần phải tổng kết, rút kinh nghiệm, điều 
chỉnh phù hợp với chuẩn kiến thức cần đạt được 
đối với từng học phần của bộ môn và của kỹ năng 
đọc hiểu.
4. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
THE IMPROVEMENT OF TEACHING AND LEARNING READING COMPREHENSION 
SKILLS FOR FRENCH (AS A 2ND FOREIGN LANGUAGE)
AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
CHU THI HONG NHUNG, NGUYEN TRI DUNG
Abstract: Improving the quality of teaching and learning reading comprehension skills to ensure 
standard competence for French (as a 2nd foreign language) for learners is a critical requirement in 
teaching and learning French at Military Science Academy. On the basis of assessing the reality of 
teaching and learning French (as a 2nd foreign language) at Military Science Academy, indicating 
some shortcomings and main reasons, this article is expected to propose some solutions to improve the 
quality of teaching and learning reading comprehension skills for French (as a 2nd foreign language), 
which helps to promote the quality of teaching French and fulfill educational and training tasks at 
Military Science Academy.
Keywords: teaching, reading comprehension skills, 2nd language, French 
Received: 18/4/2018; Revised: 09/5/2018; Accepted for publication: 20/5/2018
Quân sự là cần thiết và phù hợp với yêu cầu và 
mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ 2 theo hướng đảm 
bảo đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra cho các 
đối tượng người học chuyên ngữ tại Học viện. Một 
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng 
dạy-học kỹ năng đọc hiểu tập trung chủ yếu ở đối 
tượng người dạy. Phương pháp giảng dạy đọc hiểu 
của giảng viên, nội dung giảng dạy và phương 
pháp kiểm tra, đánh giá đối với kỹ năng đọc hiểu 
tiếng Pháp cần được đổi mới và đa dạng hóa sẽ góp 
phần nâng cao chất lượng dạy-học đọc hiểu tiếng 
Pháp (ngoại ngữ 2). Những đề xuất của chúng tôi 
trong bài báo sẽ tiếp tục được kiểm chứng, mở ra 
hướng nghiên cứu sâu hơn cho đề tài khoa học./.
Tài liệu tham khảo :
1. Nguyễn Thị Thu Hòa (2017), Xây dựng môi 
trường tiếng trong dạy-học tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2) 
tại Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Khoa học 
Quân sự, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Thuấn (2015), Lý luận và 
phương pháp dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Williams, E. (1996), Reading in the language 
classroom, Phoenix ELT Edition, London. 
4. Beacco J.-C. (2007), L’approche par 
compétences dans l’enseignement des langues, 
Les Éditions Didier, Paris.

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_13_5_2018_38_49_chu_thi_hong_nhung_497_2136271.pdf
Tài liệu liên quan